Ngôn ngữ và giọng điệu

Một phần của tài liệu phạm thế ngũ – nhà lịch sử văn học (Trang 51 - 54)

5. Bố cục đề tài

3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu

Ngôn ngữ và giọng điệu là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến việc thành bại của một công trình nghiên cứu văn học, góp phần vào việc tạo nên cá tính sáng tạo và phong cách nghiên cứu của tác giả.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu được hiểu như là: “Thái độ,

tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhân vật đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc…Giọng điệu là phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học, nó đòi hỏi người trần thuật, kể chuyện hay nhà thơ trữ tình phải có khẩu khí, có giọng điệu…” [4, tr.134 – 135].

Ngôn ngữ là một thuật ngữ chỉ hệ thống các phương tiện ngữ âm từ vựng và ngữ pháp, giúp cho việc khách thể hóa hành động tư duy và làm công cụ giao tiếp, trao đổi suy nghĩ, hiểu biết lẫn nhau giữa người và người trong xã hội. Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản cho văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. M. Gorki khẳng định: “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [4, tr.215]. Văn chương là nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn là nhà sáng tạo ngôn từ. Nó được cá thể hóa đến mức trở thành quy luật ngữ pháp riêng, giọng điệu riêng của từng người chứ không phải chỉ tuân theo ngữ pháp chung

của ngôn từ. Đối với văn chương, nếu chỉ bám vào những kí hiệu trực tiếp, chỉ là cuộc tìm kiếm vô bổ trong nghĩa địa của ngôn từ. Do đó, giọng điệu văn chương, cũng xuất phát từ ngôn ngữ, song nó có nghĩa rộng hơn nhiều, nó bao hàm cả ngữ cảnh, thái độ, quan niệm, cách ứng xử… và cả cá thể hóa đến mức trở thành tài sản riêng của người ấy trong cuộc.

Ngôn ngữ là bộ phận của cấu trúc tác phẩm. Ngôn ngữ cấu trúc tác phẩm xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ tự nhiên nhưng nó không chỉ phục tùng quy luật ngôn ngữ mà còn phục vụ quy luật cấu trúc tác phẩm với tư cách là hệ thống năng lượng, ngôn ngữ không chỉ là chất liệu mà còn là phương tiện kết hợp với hệ thi pháp – cũng là một dạng năng lượng vật chất tạo nên giá trị tác phẩm.

Trong nghiên cứu văn học, ngôn ngữ và giọng điệu là yếu tố quan trọng để nhà nghiên cứu gửi gắm tư duy của mình. Giọng điệu phụ thuộc vào ngôn ngữ, nó là một dạng tồn tại khác của ngôn ngữ, nó bao hàm cả khẩu khí, cách ứng xử, cách biểu hiện của chủ thể thông qua hệ thống ngôn từ. Hay nói cách khác, giọng điệu do chính ngôn ngữ tạo nên, lấy ngôn ngữ làm phương tiện để biểu hiện thành giọng điệu nghệ thuật. Giọng điệu chính là sự sống của ngôn ngữ. Bởi vậy ngôn ngữ và giọng điệu có tác dụng bổ trợ cho nhau trong tác phẩm văn học nghệ thuật.

Ngôn ngữ, giọng điệu mang sắc thái riêng của mỗi cá nhân, tùy thuộc vào mục đích sáng tác mà nhà văn lựa chọn ngôn ngữ và giọng điệu cho phù hợp. Đối với những nhà nghiên cứu văn học cũng vậy, ngôn ngữ và giọng điệu là yếu tố quan trọng giúp họ truyền tải tri thức đến cho người tiếp nhận.

Như ta đã biết, đối tượng của nghiên cứu văn học là nghệ thuật ngôn từ, đối với nhà văn học sử Phạm Thế Ngũ, ngôn ngữ và giọng điệu giữ một vai trò quan trọng trong nghiên cứu văn học. Đối với một công trình nghiên cứu văn học thì luôn đòi hỏi tính khách quan để làm cho người đọc tiếp thu một cách rõ ràng. Vì vậy, việc sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu trong nghiên cứu là một điều cần cân nhắc, tránh những tiếp thu trái lệch.

Trong đời sống, ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, còn trong văn học ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Nếu nhà văn là người sáng tạo ngôn từ, thì nhà nghiên cứu văn học không chỉ có sáng tạo ngôn từ mà còn sắp xếp nó thành một hệ thống, có những định hướng nhất định cho người đọc. Một nhà văn học sử là người đi tìm những thành tựu của nền văn học quá khứ, những tác giả tác phẩm đáng được ghi nhận. Muốn làm được như vậy, nhà nghiên cứu văn học hay nhà văn học sử phải là người hiểu rõ ngôn từ, phải là “từ điển sống”, để xây dựng cho mình hệ thống ngôn ngữ, với tâm huyết ghi lại và truyền đạt đến cho bạn đọc những gì tìm hiểu và nghiên cứu được. Để cho người đọc, người tiếp nhận dễ hiểu và có cái nhìn đúng đắn nhất thì bản thân người nghiên cứu phải viết những câu rõ ràng, ngắn gọn, đầy đủ và chuẩn xác. Chính vì vậy, ngôn ngữ nghiên cứu có tính chất trực tiếp, không mơ hồ và dài dòng. Với những luận điểm nghiên cứu chắc chắn nhất, lí lẽ và cách phân tích sắc sảo nhà nghiên cứu mới có thể thuyết phục được độc giả của mình.

Một nhà văn, một nhà nghiên cứu, nhà lí luận, nhà phê bình khi đã lựa chọn cho mình một con đường riêng, điều mà họ quan tâm tiếp theo là làm sao để đạt hiệu quả cao nhất khi đi trên con đường ấy. Và trong quá trình sáng tạo ấy, họ thể hiện cá tính của mình vào trong việc sử dụng ngôn ngữ. Đối với nhà nghiên cứu văn học sử Phạm Thế Ngũ, ông đã sử dụng ngôn từ của mình trong các công trình nghiên cứu một cách rất đặc sắc. Ngôn ngữ mà ông sử dụng rõ ràng, rành mạch, chi tiết, đó là ngôn ngữ của một nhà nghiên cứu đầy kinh nghiệm và tài năng. Ngôn ngữ mà ông sử dụng có sự kết hợp với vốn văn hóa phương Tây và vốn văn hóa dân tộc nên nó vừa có sự sang trọng, uyên bác vừa mang tính cổ kính của ngôn ngữ dân tộc. Khi nói đến một số khái niệm hay lí thuyết… ta gặp Phạm Thế Ngũ như một nhà khoa học đầy uyên bác, nhưng đến với những kiệt tác văn học lớn ta lại bắt gặp một Phạm Thế Ngũ như một nhà phê bình trầm lắng và thiết tha.

Phạm Thế Ngũ đã sử dụng ngôn ngữ phổ thông làm phương tiện truyền đạt tri thức. Ngoài ra văn phong, cú pháp được Phạm Thế Ngũ rất chú trọng, ông tuân thủ nghiêm ngặt các loại văn nghiên cứu mạch lạc, rõ ràng, khúc chiết, cụ thể mà vẫn giữ được lời văn giản dị, mực thước, khiến cuốn hút người đọc.

Một phần của tài liệu phạm thế ngũ – nhà lịch sử văn học (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w