Do đó em xin mạnh dạn tìm hiểu đề tài: “ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế ” Thông qua đó nhằm góp phần nhỏ giải quyết vấn đề nguồ
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 3KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 5Lời Cảm Ơn
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Huế, Khoa Quản trị kinh doanh đã tận tình dạy dỗ em trong 4 năm học vừa qua
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến giáo viên hướng dẫn Trần Hoàng
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập cuối khóa của mình
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các Cô, các Chú, các Anh chị đặc biệt
là các Chị ở phòng kế toán công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế
Cuối cung tôi xin cảm ơn sự động viên, ủng hộ nhiệt tình của các bạn sinh viên cùng khóa K44 – QTKD đã giúp tôi hoàn thành bài báo cáo này
Xin chân thành cảm ơn !!!!
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN MỘT ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
4.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 2
5 Ý nghĩa nghiên cứu 2
PHẦN HAI NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 4
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 4
1.1.2 Khái niệm hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 4
1.1.3 Vai trò của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp 5
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 5
1.2.1 Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân 5
1.2.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương 5
1.2.3 Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương 6
1.2.4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của một nhân viên 6
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 6
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động trong công ty 7
1.4.1 Vấn đề tuyển dụng trong lao động 7
1.4.2 Vấn đề phân công và hiệp tác lao động 7
1.4.3 Định mức lao động 8
Trang 71.4.4 Trả công cho người lao động 9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ DỊCH VỤ THỪA THIÊN HUẾ 10
2.1 Sơ lược về công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế 10
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 10
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 11
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức 11
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 12
2.1.3 Các nguồn lực 13
2.1.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 13
2.1.3.2 Nguồn vốn 13
2.1.3.3 Lao động 13
2.1.4 Môi trường kinh doanh 14
2.1.4.1 Môi trường vĩ mô 14
2.1.4.2 Môi trường vi mô 15
2.2 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế 16
2.2.1 Tình hình sử dụng lao động của công ty qua 3 năm 2011 – 2013 16
2.2.2 Phân tích quy mô, cơ cấu lao động 18
2.2.2.1 Theo tổng lao động trong công ty 18
2.2.2.2 Theo giới tính 18
2.2.2.3 Theo tính chất công việc 18
2.2.2.4 Theo trình độ chuyên môn 19
2.2.2.5 Theo thâm niên làm việc 19
2.2.2.6 Theo độ tuổi lao động 20
2.2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế 20
2.2.3.1 Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động trong công ty 20
2.2.3.2 Công tác đãi ngộ người lao động 21
2.2.3.3 Công tác đánh giá kết quả làm việc của nhân viên 22
Trang 82.2.3.4 Kỷ luật lao động 22
2.2.3.5 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động 23
2.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế 24
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ DỊCH VỤ THỪA THIÊN HUẾ 27
3.1 Định hướng và mục tiêu hoạt động 27
3.1.1 Đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi, đội ngũ công nhân lành nghề 28
3.1.2 Đầu tư máy móc thiết bị mới hiện đại cho phù hợp với quy trình sản xuất 28
3.1.3 Liên tục mở rộng mạng lưới khách hàng 28
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty 29 3.2.1 Biện pháp chung 29
3.2.1.1 Tổ chức và quản lý tốt quá trình kinh doanh 29
3.2.1.2 Thực hiện các chính sách đãi ngộ người lao động 29
3.2.1.3 Cơ chế tuyển lao động và biện pháp khuyến khích người lao động 30
3.2.2 Các biện pháp cụ thể 30
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng tuyển dụng tại công ty 30
3.2.2.2 Phân công và bố trí lao động hợp lý 31
3.2.2.3 Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo hợp lý 32
3.2.2.4 Định mức hợp lý, khoa học 33
3.2.3.5 Các biện pháp tạo động lực và khuyến khích lao động 34
3.2.3.6 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đánh giá thành tích nhân viên 36
3.2.3.7 Tăng cường kỷ luật lao động 37
PHẦN III: KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 9PHẦN MỘT ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thế kỷ XXI , với xu hướng toàn cầu hóa và khu vực đang diễn ra sôiđộng trên toàn thế giới, kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽcùng với sự phát triển đa dạng của nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau Tốc độ và xuhướng vận động của khoa học và công nghệ trong nền kinh tế thế giới đã tác độngmạnh mẽ đến sự biến đổi đó, sự cạnh tranh trong các doanh nghiệp cùng ngành ngàycàng khốc liệt hơn Để tồn tại, phát triển và đứng vững đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải
tự hoàn thiện mình Đây là vấn đề khó khăn, phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố nhưvốn, dây chuyền công nghệ, nguồn lực con người…Tuy nhiên các yếu tố về vốn vàcông nghệ đều bị hạn chế và do đó con người được ưu tiên hàng đầu Vấn đề này đượcthể hiện trong các văn kiện, chủ trương, chính sách của Đảng thông qua các ky đại hộiTrong phạm vi doanh nghiệp thì vai trò của con người hết sức quan trọng., vì đây
là thành viên của tập thể lao động có quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp Nhưng làmthế nào để có tập thể lao động có quan hệ chặt chẽ và đồng lòng với doanh nghiệp suycho cùng thì căn nguyên vấn đề liên quan tới lợi ích vật chất của người lao động.Trong nền kinh tế thị trường với đặc tính cạnh tranh luôn đòi hỏi các doanh nghiệpphải kinh doanh có hiệu quả nếu muốn tồn tại và phát triển Vấn đề phải sử dung cóhiệu quả nguồn lao động được đặt ra cho mọi tổ chức kinh doanh bất luận thuộc thànhphần kinh tế nào
Đứng trước bối cảnh đó,vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng khả năng và pháthuy được nguồn lực lao động tại doanh nghiệp Đặc biệt trong thời đại hiện nay giải
quyết vấn đề này không phải là dễ dàng Do đó em xin mạnh dạn tìm hiểu đề tài: “
Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế ” Thông qua đó nhằm góp phần nhỏ giải quyết vấn đề nguồn lực lao động
trong doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội và thúc đẩy sự phát triểncủa công ty
Trang 102 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Dựa trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề về lý luận, tực tiễn, đánh giá tình hình
sử dụng lao động , từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng laođộng tại công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế
- Nhận thức rõ những kết quả đạt được và những yếu kém còn tồn tại của công ty
- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình sử dụng lao động của công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế
- Phạm vi thời gian: Từ ngày 24/02/2014 đến ngày 18/5/2014
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Dữ liệu thứ cấp: Là các dữ liệu thông tin có được qua các tài liệu sẵn có từ cácnghiên cứu trước, internet
Dữ liệu thứ cấp: Là các thông tin có được từ điều tra,phỏng vấn người lao độngtại công ty
4.2 Phương pháp so sánh: Đánh giá sự biến động nguồn lao động giữa thực tế
năm trước so với thực tế năm sau, kết quả hoạt động sản xất kinh doanh, doanh thuqua các năm và thu nhập của người lao động
5 Ý nghĩa nghiên cứu
Trang 11Quá trình điều tra giúp sinh viên củng cố và vận dụng các kiến thức vào thực tiễnsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Những kết luận từ đề tài sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp sinh viên hiểu rõ hơn
về quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và vận dụng các kiến thức đã học
để khắc phục khó khó khăn đó
Trang 12PHẦN HAI NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Hiện nay nguồn nhân lực là nguồn lực qua trọng nhất, quyết định sự tồn tại vàphát triển của một quốc gia cũng như mỗi doanh nghiệp Đứng trên các góc độ khácnhau, khi nghiên cứu nguồn nhân lực các học giả đã đưa ra các quan niệm khác nhau
về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực hay nguồn lực lao động bao gồm số người trong độ tuổi lao động
có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế đang làmviệc (Viện nghiên cứu khoa học và phát triển )
Nguồn nhân lực là nguồn lực của mỗi con người gồm thể lực và trí lực Nguồnnhân lực trong doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ số lao động mà doanh nghiệp có và
có thể huy động toàn bộ thực hiện sản xuất kinh doanh
Nguồn nhân ực của một tổ chức được hình thành trên cơ sở các cá nhân với vai tròkhác và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định Nguồn nhân lực khác vớicác nguồn lực khác của doanh nghiệp ở bản chất con người (Trần Kim Dung, 2007)
1.1.2 Khái niệm hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Có 2 cách hiểu về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực:
- Theo nghĩa hẹp thì hiệu quả sử dụng nhân lực là kết quả mang lại từ các môhình , các chính sách quản lý và sử dụng nguồn nhân lực Kết quả lao động đạt được làdoanh thu, lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt từ kinh doanh và việc tổ chức, quản
lý nguồn nhân lực , có thể là khả năng tạo việc làm của mỗi doanh nghiệp
- Theo nghĩa rộng thì hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực còn bao hàm thêm khảnăng sử dụng nguồn nhân lực đúng ngành, đúng nghề, đảm sức khỏe, an toàn chonguồn nhân lực, là mức độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả năng sángkiến cải tạo kỹ thuật ở mỗi người lao động, đó là khả năng đảm bảo công bằng chongười lao động
Trang 13Muốn sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực thì người quản lý phải biết tự đánh giáthực trạng tại doanh nghiệp mình , từ đó có những chính sách, biện pháp đối với nguồnnhân lực thì mới nâng cao năng suất lao động , việc sử dụng nhân lực mới thực sựmang lại hiệu quả
1.1.3 Vai trò của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp
Việc nghiên cứu quản trị nhân lực nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
- Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng cường năng suất lao động vànâng cao tính hiệu quả của tổ chức
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên pháthuy tối đa các năng lực cá nhân và trung thành với doanh nghiệp
Do đó quản trị nhân lực có vai trò là một bộ phận không thể thiếu trong công tácquản lý của các doanh nghiệp Nó tìm kiếm và phát triển những phương pháp để mọithành viên có thể đóng góp nhiều nhất cho doanh nghiệp và cũng là điều kiện để giúpngười lao động phát triển
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
1.2.1 Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân
Năng suất lao động bình quân là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích của mỗi
cá nhân người lao động Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của mỗi cánhân người lao động trong một đơn vị thời gian nhất định
Chỉ tiêu này được tính theo công thức
W= Q/TTrong đó: W – Năng suất lao động bình quân của một nhân viên
Q – Doanh thu thuần đạt trong kỳ
T - Tổng số công nhânChỉ tiêu năng suất lao động bình quân là chỉ tiêu chất lượng quan trọng cơ bảntrong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời chỉ tiêu này cũngđánh giá khả năng trình độ lao động trong quá trình hoạt động
1.2.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương
Chỉ tiêu này được xác định theo công thức
HQtl= M/QL
Trang 14Trong đó: HQtl – Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương
M – Doanh thuQL- Quỹ lươngChỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu bán hàng cần chi baonhiêu đồng lương Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tiền lương càng cao
1.2.3 Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương
Chỉ tiêu này được xác định theo công thức
H = LN/QLTrong đó: H – Hiệu suất tiền lương
LN – Lợi nhuận
QL – Quỹ lươngChỉ tiêu này cho biết một đồng tiền lương bỏ ra thì đem lại bao nhiêu đồng lợinhuận Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tang với nhịp độ tăng củatiền lương
1.2.4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của một nhân viên
Lợi nhuận bình quân của một người lao động trong doanh nghiệp là một trongnhững chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực Một doanhnghiệp làm ăn có hiệu quả khi doanh nghiệp đó tạo ra nhiều doanh thu, lợi nhuậnChỉ tiêu này được xác định bằng công thức
H = LN/NVTrong đó: H – Khả năng sinh lời của một nhân viên
LN – Lợi nhuận của doanh nghiệp
NV – Số nhân viên bình quân của doanh nghiệpChỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Dưới sức ép của khoa học kĩ thuật thì nguồn lao động sẽ phải chịu một sự cạnhtranh không nhỏ từ các thiết bị công nghiệp Các doanh nghiệp sẽ sử dụng máy mócnhiều hơn để thay thể những công nhân sản xuất thủ công, năng suất kém Điều này đãtạo nên sự thất nghiệp không mong đợi đối với người lao động, nhất là lao động ởnước ta
Trang 15Nguồn nhân lực trong nước sẽ phải chịu một sự cạnh tranh gay gắt từ các nướcxung quanh có dân số đông, có nguồn lao động rẻ và tay nghề ở mức cao hơn Khi mởcửa hội nhập, việc lao động nước ngoài du nhập vào là điều không thể tránh khỏi, vớitrình độ tay nghề cao hơn thì các lao động nước ngoài dễ dàng được tuyển dụng hơncác lao động trong nước
Bên cạnh đó, cạnh tranh trong môi trường hội nhập là không thể tránh khỏi.Muốn cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những sự thay đổi về nguồnnhân lực, cách thức quản lý, máy móc công nghệ…Trong khi các yếu tố khác đều cógiới hạn về nguồn lực thì nguồn nhân lực là một lợi thế cạnh tranh quan trọng mà cácdoanh nghiệp có thể có nếu sử dụng một cách hiệu quả Vì vậy các cấp quản trị cầnphải coi trọng vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, và sử dụng nguồnnhân lực là vấn đề quan trọng và cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp nếu muốn tồntại và phát triển
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động trong công ty 1.4.1 Vấn đề tuyển dụng trong lao động
Tuyển dụng trong lao động là một vấn đề thu hút, nghiên cứu, lựa chọn và quyếtđịnh một cá nhân vào một tổ chức Mỗi công ty đều có những ngành nghề sản xuấtkinh doanh riêng nên ở mỗi công ty sẽ có những đòi hỏi và yêu cầu khác nhau nhằmtìm một trong số những người đăng ký phù hợp nhất với các tiêu chuẩn và yêu cầu của
vị trí cần tuyển Tuyển dụng lao động có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lýnhân sự bởi lẽ có tuyển dụng đúng người, đúng việc, đúng yêu cầu tuyển dụng thìtuyển dụng mới thực sự mang lại hiệu quả cao Đặc biệt tính khách quan trong tuyểndụng nhân sự mới mang lại hiệu quả cao nhất
1.4.2 Vấn đề phân công và hiệp tác lao động
Phân công lao động là một quá trình tách riêng các loại lao động khác nhau theomột tiêu thức nhất định trong một điều kiện nhất định Kết quả của quá trình phâncông lao động là chia quá trình lao động ở trình độ chuyên môn hóa nhất định thànhnhiều công việc bộ phận cụ thể và giao cho mỗi cá nhân đảm nhận, sao cho phù hợpvới năng lực và tay nghề họ được đào tạo
Trang 16Hiệp tác lao động là một quá trình thiết lập mối lien hệ mật thiết, chặt chẽ giữanhững người lao động đã được phân công đảm nhận những công việc nhất định nhằmphối hợp ăn ý giữa họ để nâng cao hiệu quả hoạt động chung của công ty
Phân công lao động tất yếu dẫn đến sự hiệp tác lao động Phân coogn và hiệp táclao động là 2 mặt của quá trình sử dụng lao động Phân công trên cơ sở tính đến khảnăng hợp tác và hợp tác dựa trên cơ sở phân công Phân công càng sâu bao nhiêu thìhiệp tác lao động càng tỉ mỉ, cụ thể bấy nhiêu do quá trình sản xuất của doanh nghiệpphải trải qua rất nhiều công đoạn mới hoàn thiện được sản phẩm
Phân công và hiệp tác lao động trong công ty phải đảm bảo được các yêu cầu:phù hợp với trình độ tay nghề, kỹ năng và đảm bảo tính chuyên môn hóa cao nhất cóthể; phát huy được năng lực, sở trường của người lao động; đảm bảo cho người laođộng có đủ việc làm trên cơ sở định mức lao động khoa học, sử dụng có hiệu quả caonhất các nguồn lực lao động cũng như các nguồn lực khác trong doanh nghiệp
Phân công lao động cho phép mỗi cá nhân và mỗi bộ phận có điều kiện thực hiệnchuyên môn hóa sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động
và hiệu quả kinh doanh Nhờ có chuyên môn hóa mà doanh nghiệp giảm được chi phíđào tạo, người lao động nhanh chóng tích lũy được kinh nghiệm trong sản xuất, doanhnghiệp có điều kiện sử dụng máy móc chuyên dùng vừa góp phần nâng cao năng suấtlao động vừa bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao
1.4.3 Định mức lao động
Định mức lao động là lượng lao động hao phí lớn nhất, hao phí lớn nhất đượcquy định để chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nào đó đúng tiêuchuẩn chất lượng trong các điều kiện tổ chức, kỹ thuật, kinh tế và xã hội
Định mức lao động khoa học là định mức được nghiên cứu và xây dựng thỏamãn các điều kiện sau:
- Thứ nhất về mặt công nghệ: Định mức lao động khoa học phải đảm bảo sửdụng có hiệu quả máy móc thiết bị sản xuất trên cơ sở trình độ tổ chức sản xuất và tổchức lao động tiên tiến, khai thác được tiềm năng vốn có của người lao động
- Thứ hai về mặt kinh tế: Định mức lao động khoa học phải đảm bảo sử dụng hợp
lý lực lượng lao động cũng như các nguồn lực khác với chi phí kinh doanh và giáthành hạ nhất
Trang 17- Thứ ba về mặt xã hội: Định mức lao động khoa học phải đảm bảo tính hấp dẫncủa công việc, góp phần phát triển người lao động một cách toàn diện
Định mức lao động khoa học, sát thực tế hoạt động của từng bộ phận trong doanhnghiệp đóng vai trò quan trọng trong công tác tổ chức lao động nói riêng và quản trịdoanh nghiệp nói chung Vai trò quan trọng của định mức lao động được biểu hiện ởcác mặt sau
Định mức lao động là căn cứ để xác định số lượng lao động cần thiết ở mỗi bộ pận
và toàn doanh nghiệp Đây chính là một trong những cơ sở để xác định cầu về lao độngĐịnh mức lao động là cơ sở để thực hiện phân công, hiệp tác lao động ở từng bộphận và trong phạm vi toàn doanh nghiệp
Định mức lao động là cơ sở để xây dựng kế hoạch lao động cũng như các bộphận kế hoạch khác của doanh nghiệp
Định mức lao động là cơ sở để đánh giá kết quả lao động, thực hiện khuyếnkhích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất đối với từng cá nhân, bộ phận vàtoàn doanh nghiệp
1.4.4 Trả công cho người lao động
Trả công lao động là một hoạt động quản lý nhân sự có ý nghĩa giúp cho tổ chứcđạt được hiệu suất cao cũng như tác động một cách tích cực tới đạo đức lao động củangười lao động Tuy nhiên tác dụng của trả công còn phụ thuộc vào khả năng chi trả và
ý muốn trả công của công ty cho người lao động trong tương quan với sự đóng góp của
họ Một cơ cấu tiền công hợp lý sẽ là cơ sở để xác định lượng tiền công công bằng nhấtcho từng người lao động cũng như là cơ sở để thuyết phục họ về lượng tiền công đóViệc trả công được tổ chức công bằng và hợp lý sẽ tạo ra không khí cởi mở trongtập thể lao động, khuyến khích người lao động hăng say lao động, nhiệt tình và cótrách nhiệm cao trong công việc
Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với ngườilao động trong quá trình làm việc Qua đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chấtlượng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc
Đãi ngộ tinh thần là một vấn đề quan trọng để động viên, khuyến khích người laođộng làm việc tốt hơn Nó được hiểu là sự thỏa mãn một số nhu cầu tinh thần cả ngườilao động, được kính trọng và được đối xử bình đẳng
Trang 18CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ DỊCH VỤ THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Sơ lược về công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế tiền thân là xí nghệp in Hai BàTrưng Sau khi tỉnh Bình Trị Thiên tách thành 3 tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị vàThừa Thiên Huế, ngày 22/2 /1990 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có quyết định số 157/QĐUB về việc củng cố và phát triển xí nghiệp in Hai Bà Trưng và chịu sự quản lýthông tin của sở giáo dục Thừa Thiên Huế
Theo Nghị Định số 388/HĐBT ngày 02/11/1990 của chủ tịch Hội Đồng BộTrưởng ( nay là Thủ tướng chính phủ ) về thành lập lại doanh nghiệp nhà nước Ngày09/11/1990 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định số 1210/QĐUBND cho phépthành lập lại xí nghiệp in Hai Bà Trưng và đổi tên thành xí nghiệp in chuyên dùngThừa Thiên Huế
Đứng trước chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đồng thời nâng caohiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ngày 31/12/2004 xí nghiệp in chuyên dùngThừa Thiên Huế đã được UBND Thừa Thiên Huế ra quyết định số 4596/QĐ – UBND
về việc thành lập công ty cổ phần, chuyển công ty in chuyên dùng thành công ty cổphần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế với các thông tin :
- Tên giao dịch: Công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế
- Tên giao dịch quốc tế: Thua Thuen Hue printing and service joint stock company
- Trụ sở giao dịch: 57 Bà Triệu – phường Phú Xuân – thành phố Huế
- Điện thoại: 054.3823790 – 054.3815942
- Fax: 054.3810127
- Số hiệu tài khoản: 102010000395663 tại ngân hàng công thương Thừa Thiên Huế
- Số đăng ký kinh doanh: 3103000108 cấp ngày 25/02/2005
- Email: ctcpintth@gmail.com
Trang 19Công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế là một công ty in chuyên ngành,đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của nền kinh tế trong việc in ấn các loại sách giáo khoa,các tài liệu phục vụ ngành giáo dục, các ấn phẩm khác theo nhu cầu của xã hội và kinhdoanh các loại văn hóa phẩm, đồ dùng văn phòng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức
Là một đơn vị kinh doanh, việc thực hiện quản lý công ty phải được tổ chức gọnnhẹ, năng động, mang tính khoa học cao, tạo điều kiện tốt cho việc ra quyết định vàđiều hành hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có hiệu quả, linh hoạt và thíchứng nhanh trước những biến động của thị trường Công ty có cơ cấu tổ chức quản lýtheo mô hình trực tuyến chức năng Đây là mô hình cơ cấu tổ chức quản lý có nhiều
ưu điểm phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng và bảo đảmquyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến
Theo cơ cấu này người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp sức của người lãnhđạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyếtđịnh Người lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc vàtoàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp Cơ cấu này có ưu điểm của cả 2kiểu cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng nhưng vẫn có nhược điểm là người lãnhđạo doanh nghiệp phải giải quyết thường xuyên mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến
và bộ phận chức năng Ngoài ra có quá nhiều ý kiến được đưa ra cho lãnh đạo, dẫn đếnnhiều cuộc họp căng thẳng nhưng không đưa đến được quyết định có hiệu quả nhưmong muốn Vì vậy người lãnh đạo sử dụng bộ phận tham mưu giúp việc là nhómchuyên gia Nhờ đó người lãnh đạo sử dụng được tài năng chuyên môn của một sốchuyên gia, có thể tiếp cận với họ thường xuyên, không cần hình thành một cơ cấu tổchức phức tạp mà vẫn đảm bảo được các quyết định kinh doanh hiệu quả
Trang 20Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế 2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
- Chức năng: Là đơn vị chuyên ngành thực hiện các chức năng
+ In sách báo, tạp chí văn hóa phẩm, bao bì…kinh doanh các vật tư ngành in,văn phòng phẩm và văn hóa phẩm các loại
+ Dịch vụ tạo mẫu, chế bản phim ảnh, vẽ quảng cáo, photocopy
- Nhiệm vụ :
+ Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển và sản xuấtkinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tạo công
ăn việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp ngân sách cho nhà nước
+ Tận dụng năng lực sản xuất, bảo vệ và phát triển tài sản hiện có Đẩy mạnh,đổi mới trang thiết bị về kỹ thuật, áp dụng tiến bộ về khoa học kỹ thuật để nâng caochất lượng và hiệu quả in
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG KT-VT
PHÒNG TC-LĐ-TL
PHÒNG VT-TB
Tổ điện
cơ
Phân xưởng chế bản
Phân xưởng in
Phân xưởng thành phẩm
Ban KCS Tổ bảo vệ
Trang 21+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên công ty.Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, chấp hành đúng luật sử dụng người laođộng, bảo vệ tài sản công ty, bảo vệ người sản xuất, bảo vệ môi trường, an toàn xã hội+ Tuân thủ các chính sách về quản lý kinh tế
2.1.3 Các nguồn lực
2.1.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Với diện tích 2112 m2, có trụ sở nằm ở trung tâm nên việc giao dịch của kháchhàng đối với công ty tương đối thuận lợi Bên cạnh đó hệ thống nhà xưởng đã đượcxây dựng và sắp xếp hợp lý nên tạo điều kiện trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động
và sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản lý của công ty
Xác định tầm quan trọng của vốn và sản xuất trong hoạt động kinh doanh củamình công ty đã quán triệt những nguyên tắc sau:
- Cơ sở vật chất trang bị phải phù hợp với phương hướng sản xuất và quy mô sảnxuất kinh doanh
- Phù hợp với điều kiện kinh tế tự nhiên của cơ sở sản xuất kinh doanh
2.1.3.2 Nguồn vốn
Vốn điều lệ của công ty là 2400 triệu đồng với cơ cấu như sau:
- Cổ đông sang lập nhà nước: 200 triệu đồng chiếm 8,33%
- Cổ đông trong công ty: 1246,5 triệu đồng chiếm 51,94%
- Cổ đông ngoài công ty: 953,5 triệu đồng chiếm 39,73%
( tại thời điểm công ty mới chuyển đổi thành công ty cổ phần )
2.1.3.3 Lao động
Là một cơ sở sản xuất kinh doanh nên lao động chủ yếu của công ty là lao độngtrực tiếp Số lượng lao động của công ty trong thời gian qua có sự biến động, nguyênnhân do tính chất hoạt động sản xuất của công ty mang tính thời vụ, phần lớn phụthuộc vào số lượng danh sách in ấn và đấu thầu hàng năm Nhìn chung tình hình laođộng của công ty có sự thay đổi không lớn Tỷ lệ cơ cấu lao động và số lao động hằngnăm tương đối ổn định Mô hình quản lý lao động có hiệu quả, đã có sự phân bố hợp
lý nhưng đồng thời cũng luôn tìm kiếm, bồi dưỡng và tuyển chọn nguồn lao động phùhợp với nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Trang 222.1.4 Môi trường kinh doanh
2.1.4.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có tác động rất lớn và ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty Đó có thể là cơ hội nhưng cũng có thể là những nguy
cơ, thách thức cho các công ty
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế có tốc độ tăngtrưởng đều và khá toàn diện, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, du lịch và dịch
vụ cũng đang trên đà phát triển Công tác tài chính tiền tệ ngày một lành mạnh, kinh tếđối ngoại ngày càng phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày một tăng Mặtkhác Thừa Thiên Huế được xác định là bộ phận của vùng kinh tế trọng điểm miềntrung , thành phố Huế được quy hoạch xây dựng thành một trong năm trung tâm đô thịlớn…nên đã và đang được đầu tư xây dựng Những yếu tố này đã tạo điều kiện chocông ty phát triển
Môi trường chính trị, pháp luật
Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuân lợi cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam được công nhận là mộttrong những quốc gia có nền chính trị ổn định và là điểm đến an toàn thế kỷ XXI Tuynhiên công ty vẫn gặp nhiều khó khăn sự biến động của tình hình kinh tế, ảnh hưởngtới quá trình sản xuất kinh doanh
Môi trường tự nhiên
Nằm ở trung tâm của vùng duyên hải miền trung, có trục đường bộ chạy dọc theotoàn tỉnh nên Huế có vị trí thuận lợi trong việc phát triển và kinh doanh các ngành dịch
vụ Song bên cạnh đó, sự khắc nghiệt của khí hậu đã gây ra những ảnh hưởng tới quátrình hoạt động và sản xuất của công ty
Môi trường công nghệ
Hiện nay khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, có nhiều đóng góp tích cực
và chuyển biến trong nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và kinh doanh Hầuhết các doanh nghiệp đều nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đổi mới công nghệgóp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Công ty đã ứng dụng
Trang 23sự phát triển của khoa học công nghệ vào quá trình hoạt động sản xuất của mình đápứng nhu cầu sản xuất và cung ứng
Môi trường văn hóa – xã hội
Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nền kinh tế phát triển tương đối cao và bền vững,đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện với một nguồn nhân lực dồi dào có trình
độ ngày càng cao…là những thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty Bêncạnh đó, Huế đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, là thành phốFestival đặc trưng của Việt Nam nên thu hút một lượng khách du lịch lớn hằng năm.Điều đó cũng đồng nghĩa văn hóa phẩm và các dịch vụ liên quan đén van hóa phẩmngày càng được phát triển và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất củacông ty
2.1.4.2 Môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh
Nhận biết các đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triểncủa doanh nghiệp Kinh doanh trên lĩnh vực in ấn và văn phòng phẩm nên công tycũng chịu không ít những áp lực từ thị trường Hiện nay môi trường kinh doanh ngàycàng được mở rộng và tự do hóa với mọi đối tượng đã gây khó khăn cho công ty Cáctrung tâm, cơ sở in ấn tự do, các công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty tư nhânkinh doanh văn phòng phẩm ngày càng nhiều làm giảm đi nguồn nhu cầu của thịtrường đối với công ty Mặc dù có lợi thế về quy mô nhưng thị trường của công tycũng bị chia nhỏ thị phần cho các đối thủ cạnh tranh này Song song với vấn đề đó làdoanh nghiệp vẫn chưa tạo được uy tín vững chắc trên thị trường, nhiều đơn hàng lớnvẫn còn chịu nhiều bất lợi về tính cạnh tranh, nhất là loại hình thiết kế và quảng cáonhư công ty thiết kế dịch vụ và quảng cáo Thành Công, Hải Vân…
Nhà cung cấp
Nguồn cung cấp chủ yếu là các công ty cung cấp giấy và mực in như:
+ Công ty giấy Bãi Bằng Hà Nội chi nhánh Đà Nẵng
+ Công ty mực Tân Bình
+ Công ty mực Bạch Mai
+ Nhà máy giấy Tân Mai
Trang 242.2.1 Tình hình sử dụng lao động của công ty qua 3 năm 2011 – 2013
Bảng 1 Tình hình lao động của công ty qua các năm 2011 – 2013
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm2012
Năm2013
So sánh2012/2011 2013/2012Số
lượng
Tỷ lệ(%)
Sốlượng
Tỷ lệ(%)
- Lao động gián tiếp 33 29 24 ( 4 ) (12,1) ( 5 ) (17,2)
4.Theo chuyên môn
- Đại học 20 15 13 ( 5 ) ( 25 ) ( 2 ) (13,3)
- Cao đẳng và trung cấp 17 14 13 ( 3 ) (17,6) ( 1 ) (7,1)
- Lao động phổ thông 88 88 84 0 0 ( 4 ) (4,5)
5.Vị trí làm việc
- Nhân viên văn phòng 22 17 13 ( 5 ) (22,7) ( 4 ) (23,5)
- Công nhân sản xuất 89 88 86 ( 1 ) (1,1) ( 2 ) (2,3)