1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở thái lan (1997 - 1998)

97 992 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Làn sóng khủng hoảng đã nhanh chóng nhấn chìm nền kinh tế của những “con hổ kinh tế Châu Á” , làm chao đảo bước nhảy của những con rồng.Và không nơi nào khác nơi khởi phát của cuộc khủng

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA LỊCH SỬ - -

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA LỊCH SỬ - -

HOÀNG THỊ HOA

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Ở

THÁI LAN (1997 - 1998)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐÔNG PHƯƠNG HỌC Cán bộ hướng dẫn: ThS Nguyễn Hoàng Linh

Trang 3

Huế, 05/2014

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và trình bày 6

5.1 Nội dung nghiên cứu 6

5.2 Phương pháp nghiên cứu và trình bày 6

6 Đóng góp của đề tài 7

7 Cấu trúc đề tài 7

Chương 1 8

TÌNH HÌNH THÁI LAN TRƯỚC KHỦNG HOẢNG 8

1.1 Tình hình kinh tế 8

1.1.1 Nông nghiệp 9

1.1.2 Về công nghiệp 12

1.1.3 Ngoại thương 13

1.1.4 Du lịch 14

1.2 Tình hình chính trị - xã hội 15

Chương 2 25

DIỄN BIẾN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở THÁI LAN 1997-1998 25

2.1 Diễn biến khủng hoảng tài chính –tiền tệ ở Thái Lan 25

2.2 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan 27

2.2.1 Nguyên nhân khách quan 27

Trang 5

2.2.1.1 Thị trường toàn cầu giảm sút 27

2.2.1.2 Các hoạt động đầu cơ từ bên ngoài 30

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 31

2.2.2.1 Về kinh tế 31

2.2.2.2 Về chính trị -xã hội 41

2.3 Tác động của khủng hoảng đối với Thái Lan và khu vực 43

2.3.1 Tác động của khủng hoảng tài chính – tiền tệ đối với Thái Lan 43

2.3.1.1 Đối với kinh tế 43

2.3.2 Đối với chính trị -xã hội 49

2.3.3 Tác động của cuộc khủng hoảng đối với các nước châu Á 52

2.4 Những biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng của chính phủ Thái Lan 56

2.4.1 Về kinh tế 56

2.4.1.1 Thái Lan chấp nhận thực hiện kế hoạch cứu vãn của quỹ tiền tệ quốc tế 56

2.4.1.2 Tăng cường phát triển thương mại quốc tế 60

2.4.1.3 Điều chỉnh chính sách khuyến khích đầu tư 61

2.4.1.4 Tiến hành cơ cấu lại công nghiệp 63

2.4.1.5 Thúc đẩy phát triển nông nghiệp 65

2.4.2 Về chính trị -xã hội 67

2.4.3 Kết quả đạt được 71

CHƯƠNG 3 74

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ Ở THÁI LAN 1997-1998 VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA 74

3.1 Một số nhận xét về cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ ở Thái Lan 1997-1998 74

3.1.1 Tính chất của cuộc khủng hoảng 74

3.1.2 Đặc điểm của khủng hoảng 75

3.2 Bài học kinh nghiệm 76

3.2.1 Đối với Thái Lan 76

Trang 6

3.2.1 Đối với Việt Nam 78

3.3.2 Đối với nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng và hiện nay 81

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

PHỤ LỤC v

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADN : Asian Development Bank ( Ngân hàng phát triển châu Á)

AFTA: Asean Free Are ( Thương mại tự do khu vực Asean)

ASEAN : Association of Southest Asian Nations ( Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)

BAAC : Bank for Agriculture And Agricultural Cooperative of Thailand ( Ngân hàng nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan )

BIBF : Bangkok International Banking Facility ( Ngân hàng trung ương Thái Lan)

BOI : Board of Investment of Thailand ( Ủy ban đầu tư Thái Lan)

EU : Europe Union ( Liên minh châu Âu)

FDI : Foreign Direct Investment ( Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài)

FIDF : Financial Intitutions Development Fund ( Qũy phát triển các tổ chức tài chính)

FRA : Financial sector Restructuring Authority ( Cơ quan cải cách tài chính)

GDP : Gross Domestic Product ( Tổng sản phẩm quốc nội)

ICOR : Incremental Capital – Output Ratio ( Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư)IMF : International Monetary Fund ( Qũy tiền tệ quốc tế)

ISO : International for Standardization Organization ( Tổ chức quốc tế

về tiêu chuẩn hóa)

NPL : Non Profitable Loans ( Tổng số các khoản cho vay không sinh lãi)Nic : New Industrialized Country ( Các nước mới công nghiệp hóa)ODA : Official Development Assistant (Viện trợ phát triển chính thức)OECD : Organization for Economic Cooperation and Development ( Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế)

ROA : Return On Total Assets ( Tỷ số lợi nhuận trên tài sản)

SET : Stock Exchange of Thailand ( Thị trường chứng khoán Thái Lan)

Trang 8

SNG : sodruzhe Stvo Nezavisimykh Gosudarstv ( Cộng đồng các quốc gia độc lập)

WTO : World Trade Organization ( Tổ chức thương mại thế giới)

NHTW : Ngân hàng trung ương

TKVL : Tài khoản vãng lai

TTCK : Thị trường chứng khoán

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nếu như ta nhìn nhận lịch sử hình thành và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi đất nước cũng giống như một cuốn sổ ghi chép đồng hành cùng với thời gian thì có thể nói chắc chắn rằng cuốn sổ ghi chép của Thái Lan - một đất nước nằm ở khu vực Đông Nam Á lục địa , đã có số lượng nhiều trang giấy lớn Trong suốt một quá trình dài từ khi hình thành để có được một đất nước “Áo cà sa vàng” phát triển năng động như hôm nay, Thái Lan đã trải qua nhiều biến động ,thăng trầm , khi lên khi xuống,

có những giai đoạn đánh dấu những mốc son chói lói trong lịch sử Vương Quốc Thái, cũng có những khi mây đen u ám bao trùm khắp bầu trời nước Thái Tưởng chừng như Thái Lan khó vượt qua được , nhưng rồi người Thái cũng đã vượt qua hết tất cả, đưa đất nước mình vượt qua khó khăn, để hòa nhịp phát triển với thế giới

Thái lan hiện nay đang được đánh giá là một nền kinh tế đang phát triển mạnh

mẽ ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, trong suốt quá trình phát triển nền kinh tế cũng giống như các nước khác Thái Lan không thể tránh khỏi những lúc thất bại, khó khăn Tuy nhiên những khó khăn đó đều được người Thái vượt qua và đó như là những bài học kinh nghiệm đắt giá cho Thái Lan áp dụng và ghi nhớ trên con đường làm giàu của mình

Nhìn về thập niên 90 của thế kỉ XX có lẽ không ai trong chúng ta quên được cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ đã đổ bộ vào nền kinh tế Châu Á ngay trong thời

kỳ phát triển mà thế giới gọi là “thần kỳ” của khu vực Làn sóng khủng hoảng đã nhanh chóng nhấn chìm nền kinh tế của những “con hổ kinh tế Châu Á” , làm chao đảo bước nhảy của những con rồng.Và không nơi nào khác nơi khởi phát của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ Đông á 1997-1998 đó chính là Thái Lan , vào ngày 2-7-1997 khủng hoảng đã chính thức bùng nổ tại Thái Lan khi chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng bạt, sau đó cuộc khủng hoảng đã lan rộng ra một số nước trong khu vực đã làm cho nền kinh tế khu vực nói chung và đặc biệt là kinh tế Thái Lan nói riêng thụt lùi về tăng trưởng trong một thời gian khá dài Có lẽ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 - 1998 mà Thái Lan phải gánh chịu sẽ là một bài học đắt giá mà người Thái không bao giờ quên Cái giá mà Thái Lan phải trả là rất lớn, cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ đã làm cho Thái Lan lâm vào một tình trạng khó khăn kinh tế chưa từng có trong lịch sử hàng thập kỷ phát triển của mình Đứng

Trang 10

trước những khó khó khăn thách thức to lớn đó, việc thực thi các chính sách kinh tế

vĩ mô hiệu quả nhằm phục hồi lại toàn bộ nền kinh tế quốc dân có ý nghĩa sống còn đối với Thái Lan Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách để vực dậy đất nước mình sau cuộc khủng hoảng trên tất cả mọi mặt

Hiện nay nền kinh tế thế giới đang thực sự phát triển với một tốc độ mạnh mẽ,

đã thực sự toàn cầu hóa, khu vực hóa với sự hội nhập mạnh của kinh tế các nước trong cộng đồng kinh tế thế giới Sự phát triển mạnh và có hiệu quả ngày càng cao, chi phối mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế thế giới của các tổ chức mang tầm quốc

tế và khu vực, sự hiện đại hóa kinh tế, sự đa dạng hóa hợp tác, đa dạng hóa nguồn vốn cũng như sư phát triển mạnh mẽ của các dòng tư bản phát triển đem đến nhiều thuận lợi tuy nhiên cũng không ít những hiểm họa khó lướng đối với sự phát triển kinh tế chung của toàn cầu Đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, các quốc gia trong khối ASEAN ngày càng vươn lên phát triển để khẳng định vị thế về kinh tế của mình trong khu vực và ra tầm thế giới, trong đó Thái Lan là một đất nước được đánh giá cao ở Đông Nam Á.Thái Lan luôn được xem là một nơi thu hút các nhà đầu tư , một nơi mà nền kinh tế có tốc độ phát triển qua từng giai đoạn khá vững chắc và có những bước tiến mạnh trong tiến trình phát triển để khẳng định mình, để không bị tụt lại so với nền kinh tế thế giới, cũng như để tránh những sai làm đáng tiếc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước Và để không một lần nữa lặp lại lịch sử của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ ở Đông Á 1997 - 1998, Thái Lan cần phải thận trọng trong những bước đi của mình, hướng đến tương lai nhưng không thể bỏ qua quá khứ, vì quá khứ là tiền đề của tương lai Vì vậy nghiên cứu lại, xem xét lại, đánh giá lại Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ 1997-1998 là điều cần thiết không chỉ đến tận bây giờ mà còn trong tương lai lâu dài, bài học rút ra được sau cuộc khủng hoảng này sẽ theo Thái Lan đi suốt tiến trình phát triển ,và điều đó không chỉ hữu ích đối với riêng mình đất nước Thái Lan

mà điều đó còn có ý nghĩa đối với tất cả các quốc gia đang trong quá trình xây dựng

và phát triển kinh tế ở Châu Á, mà đặc biệt trong đó có Việt Nam Là một đất nước

có mối liên hệ khá mật thiết với Thái Lan trong khu vực Đông Nam Á từ trước cho tới nay, Việt Nam là một nước đi sau Thái Lan trong quá trình phát triển kinh tế, vì thế có thể chắc chắn được rằng những kinh nghiệm cũng như những bài học quý báu trong sự phát triển kinh tế mà Thái Lan trải qua cũng có một vai trò vô cùng quan trọng đối với Việt Nam Từ việc học hỏi những điều Thái Lan đã Làm được cũng như nhìn nhận đánh giá được những hạn chế thiếu sót mà Thái Lan chưa làm

Trang 11

được Việt Nam sẽ có những chính sách ,đường lối phát triển cho riêng quốc gia mình, đặc biệt là trong nền kinh tế phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến động như hiện nay Những nguy cơ đó có thể tích tụ lại để trở thành một cuộc khủng hoảng có tính chất và quy mô như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ

1997 - 1998 hay không là điều không thể nói trước được Chính vì thế trong quá trình lựa chọn đề tài làm khóa luận tốt nghiệp tôi đã lựa chọn đề tài này, với mong muốn rằng có thể đóng góp một chút công sức nhỏ bé của bản thân vào việc nghiên cứu lại cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan 1997 - 1998 về nguyên nhân, diễn biến, tác động cũng như những biện pháp mà Thái Lan đã đưa ra để đối phó với khủng hoảng Cũng như từ cuộc khủng hoảng đó thì Thái Lan đã không chỉ mất

mà được những gì , và là một nước nằm trong cùng một khu vực địa lí với Thái Lan với nhiều điểm tương đồng (đặc biệt là về phát triển kinh tế) thì Việt Nam sẽ rút ra được những gì và những điều rút ra được có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Việt Nam

và hạn chế những mặt trái của sự phát triển một cách đầy đủ, nền tảng tất yếu cho sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 -

1998 ở Đông Á xảy ra đã có rất nhiều bài viết, các công trình khoa học nghiên cứu đến vấn đề này Và có thể nói cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Á

1997 - 1998 và những tác động của nó là một chủ đề nóng cho nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu trong giai đoạn từ 1997 trở về sau, đã có nhiều tác giả viết về vấn đề này và mỗi tác giả lại đi vào một khía cạnh khác nhau của vấn đề này

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của các nước Đông Á với việc đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu sự thần kỳ Đông Á, nguyên nhân của sự phát triển thần kỳ đó và những bài học kinh nghiệm rút ra Như tác giả Josephe

Stiglitz và Shahid Yusf với công trình “ Suy nghĩ lại sự thần kỳ Đông Á”, Minxin Pei có công trình “ Suy nghĩ lại về sự trỗi dậy Đông Á” , đăng trên tạp chí thông tin khoa học xã hội 9/2009, Tasuku Noguchi có công trình “ Sự phát triển của châu Á

và những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp vừa và nhỏ”, tạp chí nghiên cứu kinh tế

Trang 12

số 250 (3 – 1999) và còn rất nhiều tác giả nước ngoài khác Ở Việt Nam , tác giả

Nguyễn Thị Luyến có công trình nghiên cứu về vấn đề này đó là “Hiện tượng thần

kỳ Đông Á các quan điểm khác nhau” , Phạm Đức Thanh có bài viết “ Vai trò của Khổng giáo trong sự phát triển ở Đông Nam Á” Bên cạnh đó có bài viết đáng chú

ý đó là “ Phát triển thiếu bền vững trường hợp của Thái Lan” in trên tạp chí nghiên

cứu Đông Nam Á số 4/2001

Nhiều tác giả đã nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng khi mà các nền kinh tế Đông Á đang trong giai đoạn phát triển thần kỳ bao gồm các

công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài như cuốn “Mặt trái của

những con rồng” của trung tâm nghiên cứu tư vấn về phát triển dịch của 2 tác giả

nước ngoài là Bello và Walden , cuốn “Suy nghĩ lại sự thần kỳ Đông Á” của hai tác giả Josephe Stiglitz và shahid yusf (2002) Ngân hàng thế giới cũng có cuốn “Đông

Á con đường dẫn đến phục hồi” do nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản vào

năm 1999 với những nghiên cứu rất sâu sắc và ý nghĩa về khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Á , và là nguồn tài liệu hữu ích cho các tác giả trong nước và ngoài nước khi nghiên cứu về khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Á 1997 - 1998 với các chỉ số đặc trưng Cũng đi sâu vào nghiên cứu nội dung này ở Việt Nam có các công

trình nghiên cứu của Viện thông tin khoa học xã hội đó là “ Khủng hoảng tài chính

tiền tệ: Đặc trưng và các chỉ số báo động” và “ Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á và những vấn đề đặt ra hiện nay”

Nhiều tác giả lại đi sâu vào nghiên cứu những biện pháp mà Thái Lan đã đưa

ra để phục hồi đất nước sau khủng hoảng , từ đó nêu lên bài học kinh nghiệm cho không chỉ riêng đối với Thái Lan mà còn đối với nhiều nước trên thế giới cụ thể có

cuốn “châu Á từ khủng hoảng nhìn về thế kỷ 21” của Trung tâm kinh tế châu Thái Bình Dương do nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh xuất bản Trong cuốn “Khủng

Á-hoảng kinh tế tài chính ở Châu Á 1997 - 1999 “của Nguyễn Thiện Nhân xuất bản

năm 2002 đã phân tích cụ thể quá trình hình thành các nguy cơ khủng hoảng và diễn tiến của khủng hoảng ở nước Đông Á trong đó có Thái Lan, trên cơ sở phân tích đó tác giả đã đưa ra những nhận xét về đặc điểm và nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng , từ đó cũng đề xuất những bài học đối với quản lý kinh tế ở Việt Nam.Tác giả

Trần Quốc Hùng đã có bài viết “Châu Á sau khủng hoảng : Bài học kinh nghiệm

trong nền kinh tế toàn cầu hóa” , trong cuốn “Đánh thức những con rồng ngủ quên”

do Phạm Đỗ Chí chủ biên đã khái quát sự phát triển kinh tê của các nước Đông Á thông qua việc đưa ra những bài học kinh nghiệm trong ba giai đoạn đó là kinh

Trang 13

nghiệm trong giai đoạn xây dựng , kinh nghiệm trong khủng hoảng 1997 - 1998 và bài học sau khủng hoảng từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá chung.

Ngoài ra còn rất nhiều bài viết , công trình nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á 1997 - 1998 trong đó có các công trình đóng góp của các

tạp chí trong nước như Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí nghiên cứu kinh

tế châu Á-Thái Bình Dương, các Chuyên đề thông tin khoa học xã hội của viện thông tin khoa học xã hội đã đóng góp rất quan trọng vào việc nghiên cứu cuộc

khủng hoảng ở châu Á nói chung và Thái Lan nói riêng

việc nghiên cứu vấn đề “Khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan” vẫn còn nhiều “khoảng trống” cần phải nghiên cứu :

- Thứ nhất: Hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ phản ánh một cách chung nhất về cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu á, chưa có một công trình lớn nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống về cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ tại Thái Lan Chưa có nhiều tác giả nghiên cứu riêng biệt về cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Thái Lan, mới chỉ có các bài viết ngắn mang tính chất chuyên khảo về tài chính, kinh tế, một số khác là các tin tức báo chí chưa thực sự sâu sắc trong nhận xét, đánh giá

- Thứ hai: Trong quá trình nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan, những người đi trước hầu như chỉ chú trọng đến lĩnh vực kinh tế, tài chính thuần túy mà ít đề cập, phân tích một cách đầy đủ về hệ quả chính trị, xã hội của nó Nói cách khác vấn đề này chưa được nghiên cứu đúng mức từ phương diện

sử học

- Thứ ba: Nhiều vấn đề về cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan vẫn còn tranh luận, chưa đi đến thống nhất như: nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến cuộc khủng hoảng ở Thái Lan? Tại sao cuộc khủng hoảng lại bùng nổ đầu tiên ở Thái Lan? Thời điểm nào Thái Lan thoát ra khỏi khủng hoảng? Đặc điểm, tính chất của cuộc khủng hoảng này như thế nào?

Những kết quả nghiên cứu trên đây sẽ là nguồn tư liệu quan trọng để tôi tiếp tục nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan một cách toàn diện hơn

3 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan 1997 - 1998 giúp nhận thức đầy đủ và đánh giá khách quan về nguyên nhân, diễn biến , tác động của cuộc khủng hoảng đối với Thái Lan cũng như những biện pháp mà Thái Lan

Trang 14

đưa ra để đối phó với cuộc khủng hoảng Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm đắt giá trong quá trình phát triển kinh tế của Thái Lan để áp dụng vào Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là ở giai đoạn hiện nay.

5 Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và trình bày

5.1 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính tiên tệ xảy ra ở Thái Lan, làm rõ nguyên nhân , tiền đề dẫn đến cuộc khủng hoảng , hậu quả của cuộc khủng hoảng tác động đến Thái Lan Trên cơ sở đó làm rõ những biện pháp để đối phó với cuộc khủng hoảng của Thái Lan , từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Thái Lan và Việt Nam những năm sau khủng hoảng cũng như trong giai đoạn hiện nay

5.2 Phương pháp nghiên cứu và trình bày

Đề tài nghiên cứu dựa trên các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài

là phương pháp logic kết hợp với phương pháp tổng hợp, đồng thời bài nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp… nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện, xuyên suốt về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 - 1998 ở Thái Lan Trên cơ sở của sự phân tích, tổ hợp những thông tin, những tài liệu có được người viết rút ra những đánh giá, kết luận về vấn

đề nghiên cứu Ngoài ra công tác xác minh, xử lý, đánh giá tư liệu cũng được quan tâm chú trọng để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu

Về phương pháp trình bày, người viết trình bày theo thứ tự thời gian các biến

cố lịch sử, từ quá khứ đến với hiện tại gần để người đọc dễ theo dơi Mặc dù không thể ghi chú tất cả xuất xứ của các dữ kiện lịch sử hay số liệu, người viết xin chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung các dữ kiện hay số liệu đó Tất cả những

dữ kiện hay số liệu trình bày đều đã được kiểm chứng, đối chiếu với rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau, người viết có thể xác định tính khách quan tương đối của nó

Trang 15

6 Đóng góp của đề tài

tập hợp một cách đầy đủ về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan , từ

đó cung cấp một nguồn tài liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính tiền- tệ ở Đông Á nói chung và thế giới nói riêng cho những ai cùng quan tâm về vấn đề này, đồng thời đi vào tìm hiểu sâu sắc hơn thông qua việc

kế thừa các nguồn tư liệu có sẵn của các tác giả đi trước

Đóng góp vào việc nghiên cứu những bài học, biện pháp có thể áp dụng được vào nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh phát triển nhanh và mạnh của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, với tốc độ phát triển nhanh ngoạn mục nhưng cũng tiềm tàng nhiều nguy cơ đổ vỡ nặng nề khi nó xảy ra

7 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài được chia làm 3 chương :

Chương 1: Tình hình đất nước Thái Lan trước khủng hoảng

Chương 2 : Diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan 1997 - 1998

Chương 3 : Một số nhận xét về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan

và những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng

Cuối cùng là phần phụ lục và tài liệu tham khảo

Trang 16

Chương 1 TÌNH HÌNH THÁI LAN TRƯỚC KHỦNG HOẢNG

1.1 Tình hình kinh tế

Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Ngân hàng thế giới , Thái Lan đã hoạch định được chiến lược phát triển của đất nước Chiến lược đó được triển khai qua ba giai đoạn , với bảy kế hoạch kinh tế -xã hội dài hạn

Giai đoạn I mở đầu bằng kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 6 năm lần thứ nhất 1961- 1966 và kết thúc bằng kế hoạch 5 năm 1967-1972 Ở giai đoạn này , Thái Lan áp dụng chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu trong khi đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hướng ra xuất khẩu Chính phủ ban hành Luật Khuyến khích đầu tư , các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích thành phần kinh tế tư bản

tư nhân phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài Đồng thời , Chính phủ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng : đường sá , cầu cống , thông tin liên lạc , hệ thống thủy lợi cho sự phát triển kinh tế Khoảng 79% ngân sách dành cho sự phát triển của nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng Trong thời kỳ này , đầu tư nước ngoài và viện trợ của Mỹ đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế Thái Lan Trong khoảng 20 năm (1956-1975) , Mỹ đã viện trợ và cấp tín dụng cho Thái Lan trên 1,7 tỉ USD Đồng thời ,Thái Lan còn thu được nguồn ngoại tệ thông qua các dịch vụ cho quân đội Mỹ đóng trên đất Thái trong thời gian chiến tranh Đông Dương (1954-1975) Sau khi thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất , Thái Lan bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội 5 năm lần thứ hai (1967-1971 ) , nhằm chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp Chính phủ tập trung vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng , các ngành công nghiệp khai thác , chế biến nông phẩm , công nghiệp chế tạo Cùng với sự gia tăng của các khoản vốn đầu tư cho công nghiệp , sản xuất công nghiệp phát triển rất nhanh và chiếm tỷ lệ ngày một cao trong nền kinh tế Thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhanh chóng cùng với sự phát triển của kinh tế, từ 1743 baht (1951) lên 3239 Baht ( 1969)[33;462] Những thành tựu to lớn về kinh tế đã khiến cho thời kỳ 1961-1971 được đánh giá là “thời

kỳ vàng” trong sự phát triển kinh tế của Thái Lan Tuy nhiên những năm đầu thập niên 70 , chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu cũng bắt đầu bộc lộ nhiều

Trang 17

vấn đế như sức cạnh tranh về giá cả , sản phẩm trong nước , các nguồn vốn hạn chế,

sự chênh lệch khá lớn về sự phát triển giữa các vùng , miền trong nước Từ năm

1972 , Thái Lan chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu và cũng từ đây bắt đầu một thời kỳ phát triển với nhiều thằng trầm của nền kinh tế Thái Lan Kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1982-1986) khởi đầu cho giai doạn phục hồi và phát triển của nền kinh tế Thái lan sau khi trải qua giai đoạn khó khăn keo dài từ 1972 tới đầu những năm 80 của thế kỷ XX Ở giai đoạn này nhờ môi trường quốc tế thuận lợi , sự giúp đỡ của Mỹ , Nhật, NIEs và những nỗ lực vượt bậc của chính phủ và nhân dân Thái Lan , nền kinh tế Thái Lan đã ra khỏi cuộc khủng hoảng và phục hồi hoàn toàn vào cuối kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (10-1986) Trong không khí lạc quan do những thành tựu kinh tế đưa lại , từ cuối 1986 , Thái Lan bắt đầu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 6 , nhằm tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc biến Thái Lan thành một nước công nghiệp mới vào cuối thế kỷ

XX Được triển khai trong hoàn cảnh quốc tế và khu vực khá thuận lợi , kinh tế Thái Lan đã phát triển với nhịp độ cao chưa từng thấy trong suốt 5 năm thực hiện kế hoạch này , đặc biệt trong các năm 1987, 1988, 1989 Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình trong suốt 5 năm đạt mức 10 % , gấp hai lần so với dự tính, Dự trữ ngoại tệ vào giữa năm 1991 đạt 17 tỷ đôla Nợ nước ngoài đối với tổng sản phẩm trong nước giảm từ 34% thể hiện qua việc buôn bán quốc tế trong GDP đã tăng 60% (1986) lên 80% (1991) Thu nhập bình quân tính theo đầu người từ 21.000 baht vào năm 1986 đã lên tới 41.000 baht vào năm 1991 Cùng với việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số xuống tới 1,4% vào năm 1991 , mức sống của nhân dân Thái Lan đã được cải thiện đáng kể Tuy nhiên tình trạng chênh lệch về thu nhập giữa thành thị

và nông thôn ngày càng tăng lên , sự phát triển “vàng” của nền kinh tế Thái Lan cũng để lại những hậu quả hết sức nặng nề đối với xã hội và môi trường sinh thái của nước này

Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1991- 1995) của Thái Lan đã đặt ra mục tiêu khắc phục những hậu quả trên nhằm tạo điều kiện cho kinh tế Thái Lan tiếp tục phát triển trong những năm sắp tới , đảm bảo cho nước này có thể đứng vào hàng ngũ các Nics vào cuối thế kỷ XX Cụ thể có thấy trên từng mỗi lĩnh vực như sau:

1.1.1 Nông nghiệp

Thái Lan là nước có tiềm năng nông nghiệp tương đối lớn , tuy nhiên vị trí của nông nghiệp(bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) ngày một thu hẹp dần trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân Tỷ trọng của khu vực này trong tổng sản phẩm trong

Trang 18

nước đã giảm từ 40% năm 1960 xuống còn 26,7% năm 1976 ; 23,2% năm 1980 , 15,8% năm 1985, 12,7% năm 1990 và chỉ còn 10% năm 1993[45; 265].Sản xuất nông nghiệp nhìn chung chưa được mở rộng về diện tích gieo trồng và trình độ thâm canh thấp Những năm 1950 - 1975 , diện tích các loại cây trồng chỉ tăng bình quân mỗi năm 2,7% ; những năm cuối thập kỷ 70 lại giảm xuống còn tăng 1,2% mỗi năm Việc sử dụng phân bón và cơ giới hóa nông nghiệp có tăng lên nhưng việc tưới tiêu rất hạn chế và đất đang bị xói mòn nghiêm trọng Diện tích canh tác được tưới tiêu năm 1981 chỉ có gần 3,2 triệu ha , chiếm 17% tổng diện tích đất nông nghiệp Năm 1991 tuy có tăng lên nhưng cũng chỉ mới tưới tiêu được cho 4,4 triệu

ha , chiếm 19% [45; 266] Do vậy năng suất các cây trồng hầu như không tăng nhiều và được xếp vào loại thấp trong khu vực , thậm chí năng suất một số cây trồng còn có xu hướng giảm sút, có thể thấy rõ tình hình này qua bảng số liệu năng suất một số loại cây trồng chủ yếu của nông nghiệp Thái Lan dưới đây:

Bảng 1.1 Năng suất một số loại cây trồng chủ yếu của nông nghiệp Thái Lan

Trang 19

thóc năm 1971 đã đạt 13,8 triệu tấn nhưng đến năm 1994 cũng chỉ đạt 19,8 triệu tấn Như vậy trong những năm 19s71-1994 sản lượng thóc chỉ tăng bình quân mỗi năm có gần 1,6% Nhưng nhờ đa dạng hóa các loại cây lương thực nên năm 1982 Thái Lan đã xuất khẩu được 3,7 triệu tấn gạo.Năm 1989 đạt sản lượng thóc cao nhất với mức trên 21,8 triệu tấn nên xuất khẩu gạo cũng đạt con số kỷ lục là 6,1 triệu tấn Từ năm 1990 trở đi sản lượng thóc có xu hướng giảm sút , chỉ ở mức trên dưới 20 triệu tấn mỗi năm nhưng mà Thái Lan vẫn là nước đúng đầu thế giới về xuất khẩu gạo với mức 4-5 triệu tấn / năm Gạo Thái Lan đã cạnh tranh được trên thị trường quốc tế với Mỹ nhờ giá bán rẻ hơn và cạnh tranh được với Việt Nam nhờ chất lượng gạo tốt hơn.

Sản lượng sắn của Thái Lan đã tăng từ trên 10,2 triệu tấn năm 1976 lên gần 24,3 triệu tấn năm 1988 và những năm tiếp đó ở mức trên dưới 20 triệu tấn mỗi năm Sở dĩ cây sắn phát triển mạnh được như vậy là do tìm được thị trường xuất khẩu Sắn Thái Lan đã có mặt ở nhiều thị trường khác nhau như : Pháp , Bỉ , Đức , Israel , Bồ Đào Nha , Đài Loan, Hần Quốc Năm 1986 Thái Lan đã xuất khẩu 8,1 triệu tấn sắn chế biến ; năm 1989 xuất khẩu tới 9,8 triệu tấn

Ngô cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Thái Lan Từ năm 1959 đến những năm cuối thập kỉ 60 , ngô là loại nông sản xuất khẩu có giá trị ở Thái Lan , chỉ đứng sau gạo và cao su, tuy nhiên trong những năm 1991-1996 sản lượng ngô của Thái Lan đã giảm xuống và gần như Thái Lan không có ngô xuất khẩu do nhu cầu ngô co chăn nuôi trong nước tăng nhanh và một phần cũng không cạnh tranh được về giá bán trên thị trường quốc tế với một số nước xuất khẩu ngô khác Bên cạnh lúa, ngô, sắn thì cao su cũng là một thế mạnh trong xuất khẩu của Thái Lan Thái Lan đã xuất khẩu mũ cao su và các sản phẩm nông nghiệp khác sang thị trường Đức ,Trung Quốc , Hàn Quốc , Mỹ , Xingapore Ngoài các loại cây trồng chủ yếu trên , nông nghiệp Thái Lan cũng đã mở rộng được diện tích các loại cây trồng khác để lấy sản phẩm xuất khẩu , trong đó có dưa, thuốc lá, đậu tương và các loại cây ăn quả khác Thái Lan cũng đã đẩy mạnh việc xuất khẩu một số loại hoa quả tươi và đóng hộp khác như: Nhãn, vải thiều , sầu riêng, chôm chôm, xoài Hoa quả tươi xuất khẩu đẫ tăng từ 54,2 nghìn tấn năm 1988 lên 74,7 nghìn tấn năm

1992, trong đó chủ yếu là nhã và vải thiều Từ năm 1987 , Thái Lan đã có thêm các mặt hàng rau hộp và nước hoa quả hộp xuất khẩu Năm 1992 có 37 cơ sở chế biến nước hoa quả xuất khẩu với công suất 0.34 triệu tấn/ năm [45; 267-270]

Trang 20

Về mặt chăn nuôi, chăn nuôi gia súc ở Thái Lan không phát triển , một phần

do súc vật kéo đã được thay thế bằng cơ giới và mặt khác phương thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là các hộ gia đình Không như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi gia cầm ở Thái Lan phát triển mạnh hơn, sở dĩ chăn nuôi gia cầm phát triển được là nhờ tìm được thị trường xuất khẩu Năm 1986 Thái Lan đã xuất khẩu được 64,8 nghìn tấn thịt gà đông lạnh và năm 1993 tăng lên đạt 180 nghìn tấn , trong đó 95% là xuất khẩu sang Nhật Bản [45;270]

Thái Lan là nước có ngư trường lớn thứ ba ở châu Á ( Sau Nhật Bản và Trung Quốc), sản lượng cá biển đã tăng nhanh trong giai đoạn từ những năm 80 Từ đầu những năm 80 Thái Lan đã trở thành nước xuất khẩu cá ngừ lớn nhất thế giới , chiếm khoảng 80% sản lượng cá ngừ xuất khẩu trên thị trường thế giới Riêng xuất khẩu sang Mỹ chiếm tới 60% sản lượng cá ngừ xuất khẩu của Thái Lan Ngoài ra Thái Lan còn xuất khẩu một khối lượng các loại hải sản đông lạnh khác như cua , tôm , mực [45; 271]

1.1.2 Về công nghiệp

Khu vực công nghiệp ( bao gồm cả xây dựng cơ bản) của Thái Lan đến năm

1993 chiếm 39,2% tổng sản phẩm trong nước so với 10% của khu vực nông nghiệp

và 50,8% của khu vực dịch vụ Trong khu vực công nghiệp thì công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất Trong những năm 1980-1993 , bình quân mỗi năm công nghiệp chế biến tăng 10,3% Do vậy tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến trong tổng sản phẩm trong nước đã tăng từ trên dưới 20% vào những năm cuối thập

kỷ 70 lên 21-22% trong những năm đầu thập kỷ 80 , 24-26% những năm cuối thập

kỷ 80, 28% những năm đầu thập kỷ 90

Công nghiệp chế biến của Thái Lan có bốn ngành mũi nhọn là: Công nghiệp chế biến nông sản , lâm sản và hải sản ; công nghiệp dệt ; công nghiệp điện tử và điện dân dụng ; công nghiệp sản xuất xi măng Từ những năm 60 , ngành dệt đã là ngành công nghiệp mũi nhọn của Thái Lan , không những đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà đã có sản phẩm xuất khẩu Từ những năm cuối thập kỷ 80 và nhất là những năm đầu thập kỷ 90 công nghiệp dệt Thái Lan đã phát triển mạnh nhờ

có được thị trường xuất khẩu rộng lớn, bao gồm : Trung Đông , Đông Âu , Nhật Bản Hàng dệt xuất khẩu đã tăng từ 84,5 tỷ baht năm 1990 lên 132,8 tỷ Baht năm

1994 Công nghiệp dệt đã mang lại 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan năm 1994 Từ giữa những năm 1980, Thái Lan đã đạt được sự thành công lớn trong việc phát triển công nghiệp điện tử và điện dân dụng mà một phần là nhờ vào kết

Trang 21

quả đầu tư của nước ngoài và liên doanh với nước ngoài Đến năm 1989 ở Thái Lan đã có 13 nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử và điện dân dụng , trong đó có cả những nhà máy do các công ty nổi tiếng của Nhật Bản , Hàn Quốc và Xingapore đầu tư Để thúc đẩy ngành này phát triển hơn nữa , năm 1991 chính phủ Thái Lan

đã giảm thuế nhập khẩu linh kiện điện tử và điện dân dụng từ 20-40% trước đó xuống còn 5% Mặc dù mới phát triển nhưng năm 1992 sản phẩm xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử và điện dân dụng đã chiếm 13,9 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan , không thua kém gì ngành công nghiệp dệt truyền thống Công nghiệp sản xuất xi măng chỉ cho sản lượng 5 triệu tấn mỗi năm vào những năm cuối thập kỷ 70 và 6-8 triệu tấn những năm đầu thập kỷ 80 nhưng sau đó bước vào giai đoạn phát triển mạnh Sản lượng xi măng đã tăng từ 7,9 triệu tấn năm 1986 lên 9,8 triệu tấn năm 1987 ; 11,5 triệu tấn năm 1988 lên trên 24 triệu tấn năm 1994 [45; 272-274]

1.1.3 Ngoại thương

Sự thâm hụt trong cán cân thương mại của Thái Lan xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1953 Trong hơn 4 thập kỷ qua cán cân thương mại của Thái Lan chỉ đạt được mức thặng dư trong ba năm 1955;1956 và 1986 Năm 1986 cán cân thương mại thặng dư 387 triệu USD chủ yếu nhờ vào sự tăng giá trên thị trường quốc tế của một

số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan như đường , sắn chế biến, và cao su Mặc dù kin ngạch xuất khẩu bình quân năm 1993 đã gấp 12,5 lần năm 1976 ,nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu nên cán cân thương mại ngày càng thâm hụt lớn , đặc biệt là những năm trước khủng hoảng từ 1990-1996 Tuy nhiên trong cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu đã có sự thay đổi lớn Năm 1980 , xuất khẩu hàng công nghiệp chỉ chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng đến

1994 đã tăng lên chiếm 80% Trong cùng thời gian này, giá trị hàng nông sản xuất khẩu đã giảm từ tỷ trọng 68,4% xuống còn 12,2% Trong kim ngạch xuất khẩu những năm trước đây có tỷ lệ đáng kể là hàng tiêu dùng nhưng tới nay chủ yếu là thiết bị , máy móc , linh kiện và các loại nguyên liệu thô Tỷ lệ của các loại hàng nhập khẩu này chiếm trong tổng trị giá nhập khẩu tăng từ 48,6% năm 1980 lên 73,3% năm 1993 Thị trường nhập khẩu chính của Thái Lan những năm gần đây vẫn là Mỹ ,Nhật Bản và Xingapore Năm 1990 Thái Lan xuất khẩu sang Mỹ trên 5,2 tỷ USD , chiếm 22,7 % tổng giá trị xuất khẩu ; năm 1993 tăng lên đạt trên 8 tỷ USD , chiếm 21,5% Tiếp đến là xuất khẩu sang Nhật Bản , năm 1990 là 4 tỷ

Trang 22

USD , chiếm 17,2% ; năm 1993 là 6,3 tỷ USD ,chiếm 17% Xuất khẩu sang Xingapore năm 1990 là 1,7 tỷ USD , chiếm 7,3% ;năm 1993 là 4,4 tỷ USD , chiếm

12 % Về nhập khẩu thì vẫn ba thị trường trên là chủ yếu Ba thị trường này đã chiếm tới 48,4 % tổng kim ngạch nhập khẩu của Thái Lan vào năm 1993 với 22,4

tỷ USD , trong đó Nhật Bản 14 tỷ USD , chiếm 30,3 % ; Mỹ 5,4 tỷ USD chiếm 11,7

% ; Xingapore 3 tỷ USD ,chiếm 6,4% [45; 275-276]

1.1.4 Du lịch

Ngoài việc tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa , Thái Lan còn tăng cường xuất khẩu lao động và phát triển du lịch để thu ngoại tệ Xuất khẩu lao động hàng năm đã góp cho chính phủ mỗi năm khoảng 1 tỷ USD vào cán cân thanh toán quốc tế Ngành du lịch Thái Lan mỗi năm đã đón trên 5 triệu lượt khách nước ngoài

du lịch ( 1990 : 5,3 triệu lượt khách ; năm 1991 và 1992 mỗi năm 5,1 triệu lượt khách ; 1993: 5,8 triệu lượt khách) trong đó , 60% là khách du lịch thuộc các nước trong khu vực châu Á và châu Đại Dương ; 25% thuộc châu Âu và trên 6% thuộc châu Mỹ Năm 1990 Thái Lan đã thu trên 4,3 tỷ USD từ khách du lịch nước ngoài ; năm 1991 thu 6,9 tỷ USD và năm 1992 thu 4,8 tỷ USD Tuy nhiên ngành du lịch của Thái Lan cũng đứng trước hai khó khăn lớn Trước hết là, môi trường du lịch Thái Lan đang xuất hiện những mặt tiêu cực như: giá cả sinh hoạt ở các địa phương

có điểm tham quan du lịch tăng lên nhanh chóng, thậm chí nhiều loại hàng hóa dịch

vụ ở các điểm này trở nên đắt đỏ nhất trong khu vực Đông Nam Á Giao thông luôn bị tắc nghẽn , ô nhiễm ngày càng tăng cùng với các tệ nạn xã hội ngày càng tăng cùng với sự phát triển, hiện đại hóa xã hội Mặt khác đang xuất hiện ngày càng nhiều các trung tâm du lịch khác ở châu Á –Thái Bình Dương có thể cạnh tranh được với ngành du lịch Thái Lan , trong đó có các nước Đông Dương Cụ thể dưới đây là bảng số lượng thể hiện sự phát triển của ngàng du lịch Thái Lan ở thập kỷ 80

và những năm đầu thập kỷ 90 [45; 276-277]

Trang 23

Bảng 1.2 Du lịch Thái Lan

Du lịch từ nước ngoài đến Thái Lan Số tiền dân cư

Thái Lan chi đi

Số người du lịch –nghìn người Số tiền

thu được (Triệu USD)

Tổng

số

Trong đóChâu Á và châu Đại Dương

Châu Mỹ

Châu Âu

327,7366,0381,9326,8354,9

1082,91225,61343,62207,71310,1

8679831038108931213753432669234829

34360275085412661590Nguồn [45; 315]Qua những phân tích cụ thể về kinh tế Thái Lan ở trên có thể thấy được rằng trước khi khủng hoảng xảy ra Thái Lan là một nền kinh tế phát triển khá mạnh, với những thành tựu rất lớn trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà đất nước này đạt được Là những tiền đề rất lớn cho phép Thái Lan nuôi giấc mộng hóa rồng giống như Xingapore, Hàn Quốc , Đài Loan hay Hồng Kông

1.2 Tình hình chính trị - xã hội

Từ tháng 12-1963 Thanom kitchicatron lên làm thủ tướng và tiếp tục duy trì chế độ độc tài quân sự ở Thái Lan Chính phủ Thanom tiếp tục tăng cường chính sách đối nội phản dân chủ và liên minh với Mỹ trong chiến tranh Đông Dương Các sân bay quân sự , quân cảng của Thái Lan được dành riêng cho việc phục vụ quân đội Mỹ , quân đội Thái Lan đã trực tiếp tham chiến ở chiến trường Việt Nam Trước sức ép đấu tranh của các lực lượng tiến bộ ở Thái Lan và thất bại quân sự của

Mỹ ở Việt Nam , Chính phủ Thái Lan rút quân về nước vào năm 1972 Năm 1973 , phong trào đấu tranh chống chế độ đọc tài quân sự của các lực lượng dân chủ , tiến

Trang 24

bộ ở Thái Lan dâng cao mạnh mẽ Đi đầu trong phong trào là lực lượng sinh viên trong các trường đại học ở thủ đô Bangkok Phong trào đưa ra các khẩu hiệu đấu tranh phản đối chính sách theo đuôi Mỹ và bóp nghẹt dân chủ của bộ máy nhà nước trong tay “bộ ba độc tài” đứng đầu là chính phủ Thanom-Praphat –Narong , đòi cải

tổ hệ thống chính trị , thiết lập nghị viện và ban hành hiến pháp mới Phong trào nhanh chóng lan rộng ra phạm vi cả nước và phát triển thành những cuộc xung đột đẫm máu ở thủ đô Bangkok Trước tình thế đó , nhà vua Thái Lan Bumiphon (Bhumiphol-Rama IX ) đã buộc Thanom phải từ chức thủ tướng Sau đó chính phủ độc tài quân sự sụp đổ , chấm dứt sự tồn tại chế độ độc tài quân sự kéo dài 26 năm 9/1947-1973) ở Thái Lan Sau khi chế độ độc tài quân sự sụp đổ , một chính phủ do nhà vua chỉ định được thành lập , đứng đầu là giáo sư Sania Thamasac , tuy nhiên những bất ổn chính trị tiếp tục xảy ra trong những năm tiếp theo, các chính phủ dân

sự liên tiếp thay nhau sụp đổ sau thời gian cầm quyền ngắn ngủi Tình trạng này kéo dài đến tháng 10-1976 khi thủ tướng Tha-nin Crâyvixien cầm quyền [33; 462].Dưới đây là danh sách các Thủ tướng cầm quyền ở Thái Lan từ năm 1963 - 1997 :

Bảng 1.3 Các thủ tướng cầm quyền ở Thái Lan từ 1963 đến 1997.

Tên Thủ tướng Thời gian cầm quyền

Trang 25

Banharn Silpa-Archa 13 / 7/ 1995 - 1 / 12/1996

Chavalit Yongchaiyudh 1 / 12/1996 - 9 /11/ 1997

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7_t%C6%B0%E1%BB%9 ng_ h

%C3%A1i_LanQua bảng 1.3 ta có thể thấy rằng tình hình chính trị Thái Lan không ổn định trong suốt quá trình công nghiệp hóa đất nước, việc thay đổi thủ tướng diễn ra liên miên trong suốt từ năm 1958 cho tới khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra khủng hoảng chính trị,mâu thuẫn chính trị xảy ra nhiều ở Thái Lan việc này đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của Thái Lan giai đoạn trước khủng hoảng, tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò của chính phủ Thái Lan trong việc tạo nên sự phát triển một quá trình lâu dài , đưa Thái Lan lên thành một “con hổ” trong sự phát triển thần kỳ của khu vực Đông Á

Về mặt xã hội, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Thái Lan thì đời sống của nhân dânThái Lan cũng được nâng lên rõ rệt qua từng năm trên tất cả các mặt giáo dục, y tế, văn hóa Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà sự phát triển kinh tế mang lại cho xã hội Thái Lan , thì những mặt tiêu cực của quá trình phát triển cũng ngày càng tác động mạnh vào xã hội Thái Lan với những điểm nhức nhối nếu mà không giải quyết kịp thời nó có thể gây ra những hậu quả nặng

nề đối với Thái Lan , mà khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997-1998 ở Thái Lan là minh chứng điển hình cho điều này

1.3 Nguyên nhân của sự phát triển

Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới(1993) và một số nghiên cứu sau đó ( campos và Root 1997 , hay Ito 1997) đã cho thế giới thấy làm thế nào mà những nền kinh tế Đông Á có thể tạo ra được được bước đột phá của mình về sự phát triển kinh tế mang tính chất “thần kỳ” , để lý giải cho sự phát triển này, theo các nghiên cứu này thì sự phát triển của châu Á nói chung và đặc biệt Đông Á nói riêng bao gồm Thái Lan là do những nhân tố sau:

Thứ nhất , đó là môi trường kinh tế vĩ mô ổn định Việc quản lý kinh tế vĩ mô của các cơ quan chức năng tiền tệ ở các nước châu Á nhìn chung là hợp lý Không một quốc gia nào-trừ Indonexia –phải trai qua lạm phát dữ dội trong vòng hơn 40 năm qua Đối với nhiều quốc gia tỉ lệ lạm phát từ 25-30% thường gắn liền với cuộc khủng hoảng dầu mỏ Tỉ lệ lạm phát ở khu vực châu Á ngang bằng với các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế(OECD) Các chính sách tiền tệ khá thận

Trang 26

trọng , thâm hụt ngân sách đươc kiềm chế Trên thực tế nhiều quốc gia Đông Á , sau khi đạt tới giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao , đã có thặng dư ngân sách Chính thành tích hoạt động kinh tế vĩ mô ổn định là nét khác biệt giữa các nước Đông Á

và nhiều quốc gia đang phát triển khác ở châu Mỹ Latinh và châu Phi

Thứ hai, đó là tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư cao.Tỉ lệ tiết kiệm cao là một đặc điểm nổi bật của các nước châu Á Tỉ số giữa tiết kiệm trong nước ( tiết kiệm hộ gia đình, doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ) so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Ở Hàn Quốc , Thái Lan , Indonexia là từ 30 đến 40% Bảng 1.4 dưới đây so sánh tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư cụ thể như sau:

Bảng 1.4 Tổng tiết kiệm và đầu tư trong nước, 1996

Nền kinh tế Tổng tiết kiệm trong nước Tổng đầu tư trong nướcHồng Kông( Trung Quốc) 30,7 32,1

Thứ ba đó chính là nguồn nhân lực có chất lượng cao Các nền kinh tế châu Á nhìn chung có hệ thống giáo dục khá tốt , với tỉ lệ biết chữ cao so với mức thu nhập bình quân tương ứng So với nhiều quốc gia khác trong những giai đoạn phát triển tương tự thì các quốc gia châu Á có một dân số có học vấn tốt hơn ( nếu đo bằng tỉ lệ nhập học trung học cơ sở và tỉ lệ biết chữ) Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các

Trang 27

nước châu Á có thể đẩy mạnh công nghiệp hóa mà không vấp phải khó khăn do thiếu lao động chuyên môn Rất nhiều nước ở châu Á đang tiến dần trên bậc thang công nghiệp , từ chỗ phát triển công nghiệp dệt sang những ngành công nghiệp lắp máy giản đơn , tới công nghiệp hàng điện tử và những ngành công nghệ cao khác

Thứ tư đó là bộ máy hành chính đãi ngộ theo năng lực Một số nước Đông Á

có những hệ thống hành chính sự nghiệp đãi ngộ theo năng lực , trong đó có sự đề bạt thành tích làm việc chứ không phải vì một sự ưu đãi chính trị nào khác Mặc dù mức độ có khác nhau nhiều giữa các nước , nhưng nhìn chung , các quốc gia châu Á

có bộ máy hành chính tương đối hiệu quả so với trình độ phát triển tương ứng của đất nước Một vài nước đã có thể tạo dựng được bộ máy hành chính chuyên nghiệp.Thứ năm là sự bất bình đẳng thu nhập thấp và giảm đói nghèo Một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển ở châu Á là tầng lớp trung lưu tăng lên về số lượng , diện nghèo tuyệt đối đã giảm xuống nhanh chóng, điều này đã được ngân hàng thế giới nhấn mạnh

Thứ sáu là sự đẩy mạnh xuất khẩu trong nền kinh tế Đẩy mạnh xuất khẩu chính là một chìa khóa dẫn đến sự phát triển kinh tế ở châu Á Nó mang lại thu nhập bằng ngoại tệ , vốn rất cần thiết để có thể nhập khẩu tài nguyên (trừ trường hợp Indonexia là nước xuất khẩu tài nguyên) , tư liệu sản xuất và các phụ tùng láp ráp Do một số nước , trừ Trung Quốc và Indonexia , có thị trường nội địa tương đối bé nhỏ nên thị trường nước ngoài là rất quan trọng để có được quy mô sản xuất tối thiểu có hiệu quả Nhiều quốc gia đã thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu, bắt đầu từ những thập niên 50,60 , nhưng họ đã chuyển hướng sang đẩy mạnh xuất khẩu để có thể nâng cao trình độ phát triển kinh tế Chiến lược phát triển bảo hộ thị trường trong nước, nuôi dưỡng các doanh nghiệp trong nước đã tạo nên một số những doanh nghiệp nội địa không thể sản xuất những mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thé giới Mặt khác , việc xúc tiến xuất khẩu có thể thẩm định khả năng của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế

Thứ bảy đó là các nước Châu Á đã công nghiệp hóa thành công Bất kể nước nào đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều thập kỉ , đều trải qua một thời kỳ biến đổi nhanh chóng cơ cấu công nghiệp Thái Lan bắt đầu quá trình công nghiệp hóa từ một số ngành nhất định tương tự như Malaixia và Indonexia , tân dụng lợi thế

từ những nguồn vốn vật chất cũng như vốn con người , thông qua sự kết hợp giữa các lực lượng thị trường với định hướng của nhà nước Có thể thấy rõ rằng hình thái công nghiệp hóa là chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp , rồi đến dịch vụ

Trang 28

Thứ tám đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ Trừ Nhật Bản và Hàn Quốc , quá trình công nghiệp hóa của phần lớn những nước châu

Á đều thành công trong việc thu hút các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài , Thái Lan cũng đi theo con đường đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài Những quốc gia này thường có xu hướng kiểm soát việc lựa chọn những ngành nào cần thúc đẩy Họ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài không chi thiết lập những cơ sở lắp ráp mà còn mang cả những dây chuyền sản xuất đi theo Mặc dù việc thiết lập những cơ sơ công nghiệp là khá dễ dàng với nguồn đầu

tư trực tiếp nước ngoài , nhưng thành công của hoạt động này phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ chuyển giao công nghệ ,điều này lại phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng đầu

tư của các doanh nghiệp cũng như năng lực quản lý và trình độ công nhân trong việc tiếp thu công nghệ của nước chủ nhà

Thành công của các nước châu Á trong việc đạt được tốc độ tăng trưởng kinh

tế cao chủ yếu dựa trên quá trình công nghiệp hóa thành công Điều mà người ta quan sát được ở châu Á và rất nhiều nước khác là quá trình công nghiệp hóa diễn ra tuần tự từ khu vực nông nghiệp đến khu vực công nghiệp , từ công nghiệp nhẹ đòi hỏi

ít vốn sang những ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hóa dầu, rối đến công nghiệp điện tử và công nghiệp chính xác Những thay đổi cơ cấu ngành này chính là điều kiện để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Nếu nền kinh tế chỉ trông chờ vào một ngành công nghiệp thì sẽ có rất ít khả năng duy trì được tăng trưởng cao Qúa trình công nghiệp hóa cũng tạo nên những hiệu ứng lan tỏa nội vùng châu Á Sự “lan tỏa” này xuất phát trực tiếp từ việc chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp

từ Nhật Bản , và gián tiếp do quá trình “phát triển chiều sâu” công nghệ của các nước công nghiệp Người ta có thể diễn dãi quá trình phát triển theo chiều sâu đó như sau : mỗi một sự chuyển dịch trọng tâm công nghiệp của nền kinh tế Nhật Bản, từ công nghiệp nhẹ tới công nghiệp năng, công nghiệp điện tử và các ngành công nghệ cao khác là một lần nước này mở ra một cơ hội thị trường mới cho các nền kinh tế khác như Hàn Quốc, Đài Loan Ngay trong ngành công nghiệp điện tử , Hàn Quốc ,Đài Loan , Xingapo và Malaixia đã trở thành những nhà xuất khẩu các sản phẩm hạng trung , chỉ những sản phẩm cực kỳ tinh xảo mới cần đến vai trò của Nhật Bản Mới đây, đến lượt Hàn Quốc , Đài Loan , và Xingapo chú tâm vào phát triển công nghiệp nặng và hàng công nghệ cao ,khiến một số nước như Thái Lan, Philippin, Indonexia lại có những cơ hội kế thừa ngành công nghiệp nhẹ từ những nền kinh tế này.Chúng

ta có thể nhìn hiện tượng này theo hai cách Các quốc gia đang tiến dần lên bậc thang

Trang 29

phát triển công nghệ và sử dụng nhiều vốn trong quá trình công nghiệp hóa Trọng tâm công nghiệp đang chuyển dịch từ những nước công nghiệp hóa đầu tiên tới những nước thứ hai , và sau đó sẽ là các nước thuộc hàng thứ ba Trình tự này được

gọi là mô hình đàn nhạn bay [11; 78-79].

Ito và Orii( 2000) đã khảo sát sự biến đổi giữa các tiểu ngành của châu Á Trước hết, họ chia các tiểu ngành ché tác thành ba nhóm: ngành sử dụng nhiều lao động (ngành L) , ngành sử dụng nhiều vốn ( ngành C) , ngành sử dụng nhiều công nghệ ( ngành T) cụ thể hơn , các ngày này bao gồm :

- Ngành L ( Mã phân loại Ngành Chuẩn Quốc Tế ISIC , LÀ 311-332) bao gồm các ngành sản xuất thực phẩm , đồ uống , thuốc lá , dệt may , các sản phẩm từ da, giầy , gỗ, và đồ gia dụng

- Ngành C ( Mã ISIC 341-381) bao gồm các ngành sản xuất giấy , xuất bản và

in ấn, hóa dầu, cao su , chất dẻo, phi kim loại ( gốm sứ , thủy tinh, xi măng ) , thép kim màu

- Ngành T ( Mã ISIC 382-390) gồm các ngành chế tạo máy ( dân dụng, điện tử , vận tải và công nghiệp chính xác )

Ito và Orii nhận thấy , tỉ trọng của ngành L trong giá trị gia tăng giảm dần theo thời gian ở hầu hết các nước , trong khi của ngành C thì ban đầu tăng lên nhưng sau

đó giảm xuống khi thu nhập của nước nào đó đạt đến mức cao Còn ngành T, khi thu nhập thấp thì chiếm một tỉ lệ khiêm tốn nhưng nó sẽ mở rộng khi đạt đến một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định.Các nước châu Á dường như thành công trong việc chuyển giao những lợi thế so sánh trong lĩnh vực chế tác từ những nước đi trước đến những nước theo sau , vàtới cả những nước bước tiếp

Nói thêm về chính sách công nghiệp của các nước châu Á Việc sử dụng chính sách công nghiệp ở Đông Á là vấn đề làm nảy sinh không biết bao nhiêu cuộc tranh luận mà ngay cả hiện tượng thần kỳ Đông Á cũng không thể dập tắt được Những người ủng hộ chính sách công nghiệp, nhất là ở Nhật Bản , cho rằng , đối với những nước đang nỗ lực đuổi kịp các nước tiên tiến thì việc nhận biết những ngành công nghiệp nào cần thúc đẩy là tương đối dễ dàng , vì họ có thể xác định được những lợi thế so sánh và có thể nhập khẩu công nghệ , thường là thông qua đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Mô hình đàn nhạn bay có thể chỉ ra những ngành công nghiệp “chính xác” cần thúc đẩy trong từng giai đoạn phát triển kinh tế nhất định Thí dụ Hàn Quốc và Đài Loan đã theo mô hình công nghiệp hóa của Nhật

Trang 30

Bản, bắt đầu từ công nghiệp nhẹ , tiến sang công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất rồi công nghiệp điện tử và đến công nghệ cao Hàn quốc đã thúc đẩy công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất , những ngành tạo cơ sở hạ tầng công nghiệp , bằng cách tài trợ theo chính sách Thành công trong ngành công nghiệp điện tử của Malaixia cũng thường được coi là nhờ có những chính sách rõ ràng của nước này nhằm kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành điện tử Tuy nhiên trở ngại đối với chính sách công nghiệp ở các nền kinh tế thị trường mới nổi không phải là vấn

đề xác định xem những ngành công nghiệp nào cần thúc đẩy, mà là vấn đề xây dựng một hệ thống khuyến khích sao cho ít gây tâm lí lợi dụng bảo lãnh, cố ý làm liều Theo nghĩa này , việc thúc đẩy xuất khẩu bằng chính sách công nghiệp , nghĩa

là khác hẳn với việc thay thế hàng nhập khẩu bằng chính sách bảo hộ thị trường trong nước , đã thành công Những người bảo vệ chính sách công nghiệp chỉ ra rằng , có những nhân tố”thân quen” luôn luôn tồn tại ngay cả trong thời kỳ tăng trưởng cao cũng như khủng hoảng , và nó cũng luôn có ở cả những nước khác Do

đó, các nhân tố thân quen tuy là có hại và không công bằng từ góc nhìn của xã hội , nhưng lại không thể giải thích được cho những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Những người phản đối ý tưởng về chính sách công nghiệp thường chỉ ra những khó khăn mà các ngành công nghiệp mới nổi hay gặp Đó là các dự án thường được chọn vì những lí do chính trị hay vì nó là nguồn mang lại đặc lợi cho một số người ủng hộ chính sách công nghiệp Những khoản bảo lãnh công khai hay ngấm ngầm của chính phủ đều làm nảy sinh tâm lý lợi dụng bảo lãnh , cố ý làm liều trong hoạt động vay và cho vay (của các nhà đầu tư và ngân hàng nước ngoài) Những hoài nghi liên quan đến việc sử dụng các chính sách công nghiệp đã có sức thuyết phục hơn , khi người ta thấy rằng ,”chủ nghĩa tư bản thân quen” thường góp phần gây ra khủng hoảng tiền tệ ở nhiều nước châu Á

Cho đến lúc này , chúng ta cũng chưa hoàn toàn chắc chắn rằng , nhìn chung các chính sách công nghiệp đã tạo nên những ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn nhiều hơn hay có hiệu ứng tiêu cực nhiều hơn , vì nó là nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa năng lực , phân bổ sai nguồn lực , một hiện tượng đã trở nên rõ ràng thời kỳ 1997-1998 Tuy nhiên, nếu cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ được đổ cho những nhân tố tài chính chứ không phải từ khu vực sản xuất vật chất , thì vai trò của chủ nghĩa tư bản thân quen ở châu Á có lẽ không gê gớm như người ta tưởng Nếu chủ nghĩa tư bản thân quen đã gây ra sự cạn kiệt lớn

về nguồn lực thì các nền kinh tế châu Á không thể có những bước tăng trưởng

Trang 31

nhanh ngay từ đầu như thế Ngoài những nhân tố đã kể trên đối với sự phát triển thần kỳ của Thái Lan , có thể thấy được vai trò của một số nhân tố khác đối với Thái Lan như:

Vai trò của bối cảnh quốc tế, cũng như bối cảnh khu vực : Thái Lan thực hiện

sự phát triển hiện đại trong một bối cảnh đặc biệt, đó là được sự hậu thuẫn đặc biệt của nước Mỹ Trong chiến tranh thế giới thứ hai , nước Mỹ ít chịu tổn thất so với các cường quốc khác , do đó sau chiến tranh , Mỹ là quốc gia hùng mạnh nhất về kinh tế và quân sự Dưới sự bảo trợ của Mỹ , Thái Lan cũng như các nước Đông Á

khác được hưởng lợi về hai phương diện :về an ninh, Thái Lan được hưởng một sự

an ninh vững chắc , đồng thời giảm được đáng kể về chi tiêu cho quân sự; thực

chất, nền kinh tế Mỹ là trụ cột hình thành nên cái trục của sự phát triển hiện đại

củanền kinh tế toàn cầu Bởi vậy, gắn được với nước Mỹ , các nước Đông Á nói chung và Thái Lan nói riêng đã được đặt vào trung tâm của sự phát triển hiện đại, nhờ vậy khi bước vào quá trình phát triển , các nước Đông Á đã tiếp cận được với thị trường ,vốn và công nghệ của tiến trình phát triển hiện đại để từ đó có thể sử dụng vào con đường phát triển của mình Tiếp đến đó là trong một số lĩnh vực , tiêu biểu là công nghệ điện tử, bán dẫn và chip máy tính , Thái Lan cũng như các nước Đông Á khác đã thành công trong việc kết hợp chính sách khuyến khích và ưu đãi của chính phủ ( đầu tư, giảm thuế , tài trợ với lãi suất nhẹ ) với việc hình thành một

số doanh nhân và doanh nghiệp có bản lĩnh và khả năng học hỏi và hấp thụ khoa học và công nghệ phương Tây để xây dựng ngành công nghiệp trong nước.Điểm này quan trọng bởi vì từ trước đến nay nhiều nhà nghiên cứu chỉ chú ý đến chính sách hướng dẫn và khuyến khích của chính phủ , mà quên rằng đó chỉ là điều kiện cần , chứ chưa phải điều kiện đủ , để xây dựng thành công một ngành công nghiệp hiện đại Để hình thành các doanh nhân và doanh nghiệp có bản lĩnh cần có nhiều yếu tố thuận lợi khác , thuộc về phạm trù truyền thống văn hóa và môi trường kinh doanh Điều cuối cùng góp phần làm nên sự phát triển của Đông Á nói chung và Thái Lan nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam nói tới

đó chính là “các giá trị Đông Á” Cụ thể các giá trị ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển kinh tế đó là :

•Những người Đông Á tán thành mọi cá nhân đều là quan trọng và hiểu rằng , mỗi cá nhân không phải là một con người đơn độc mà là một thành viên của một hạt nhân gia đình được mở rộng , của một thị tộc, xóm giềng , cộng đồng ,dân tộc, quốc gia Những người Đông Á cho rằng , bất kể họ làm điều gì hay nghĩ đến lợi

Trang 32

ích của người khác và của bản thân , họ đều cố gắng đặt lợi ích của gia đình và của

cả cộng đồng xã hội cân đối với lợi ích cá nhân ( Mặc dù lối sống phương Tây đã ảnh hưởng không ít đến lối sống của nhiều bộ phận cư dân Đông Á , nhưng nhìn chung Đông Á vẫn giữ được những nền tảng nhất định của xã hội )

•Người Đông Á coi trọng việc học hành , khác với phương Tây , đây là một giá trị chẳng những được giới thượng lưu mà cả xã hội tôn trọng Các sinh viên châu Á luôn vượt trội hơn sinh viên các nước phương Tây về toán và khoa học Điều này là một ưu thế trong cuộc cạnh tranh trên thị trường , một thị trường của nền kinh tế tri thức và của nền văn minh trí tuệ

•Người Đông Á tin vào những đứac tính cần kiệm và thanh đạm , không phải ngẫu nhiên mà tỉ lệ tiền tiết kiệm ở các nước Đông Á lại cao như thế ( bảng 1.4)

Dù là với tư cách cá nhân , gia đình hay chính quyền , người Đông Á cho rằng họ phải sinh hoạt giản dị và sinh sống trong khả năng của mình , không giống như người phương Tây

•Người Đông Á coi lao động vất vả là một đức tính

•Người Đông Á thực thi làm việc trên quy mô cả nước Các công đoàn và chủ doanh nghiệp coi nhau như những đối tác chứ không phải là kẻ thù giai cấp Chính phủ, giới kinh doanh và người làm công cùng nhau hợp tác vì lợi ích chung: cá nhân, xã hội và quốc gia

Và còn rất nhiều những giá trị khác đã có một thời kỳ góp phần làm nên sự phát triển thần kỳ của Đông Á Tuy nhiên với sự phát triển mạnh của nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì nhiều giá trị đã vị suy giảm, đảo lộn đó cũng là một trong những nguyên nhân góp phần đưa Thái Lan cũng như khu vực Đông Á rơi vào cuộc khủng kinh tế trầm trọng 19917-1998 [28; 73-76]

Trang 33

Chương 2 DIỄN BIẾN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG

TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở THÁI LAN 1997-1998

2.1 Diễn biến khủng hoảng tài chính –tiền tệ ở Thái Lan

Tại Thái Lan vào cuối năm 1996 đầu năm 1997 , những dự tính về sự phá giá của đồng Baht trong giới kinh doanh và đầu cơ đã được hình thành Hậu quả của nó

là thị trường chứng khoán suy sụp , khách hàng đua nhau rút khỏi các công ty tài chính và đồng Baht liên tục mất giá Vào đầu năm 1997 chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan (SET) vốn đã giảm 40% trong năm 1996 lại tiếp tục suy giảm : 3,4

% vào ngày 2-1-1997 và 2,9 % vào ngày 3-1-1997 Đặc biệt, ngày 2-3-1997 và ngày 3-3-1997 thị trường chứng khoán Bangkok đã phải đóng của một ngày và tạm ngừng mua bán chứng khoán của các ngân hàng và công ty tài chínhtừ đầu năm 1997 đến tháng 3-1997 , người dân và các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn của mình ở dạng tiền mặt

ra khỏi các ngân hàng và công ty Tài chính và yêu cầu mọi tổ chức tài chính phải tăng thêm dự trữ tiền mặt , công bố 10 công ty Tài chính đang ở trạng thái không bình thường ( Unico Housing Co.Ltd; Thai-Fuji; Royal International; Sri Dhana; Eastern Finance; Country, ) Lo sợ trước khả năng trả nợ của các công ty này , các nhà đầu tư đã rút khỏi họ 30,3 tỷ Baht ( tương đương 1,2 tỷ USD ) chỉ trong vòng tháng 3-1997 Cuộc khủng hoảng tài chính ở Thái Lan đã thực sự bắt đầu và ngày càng lan rộng từ tháng 7-1997 [49; 42] Ngày 4 và 5-3-1997 , hơn 21,4 tỷ Baht đã được rút ra khỏi các ngân hàng và công ty tài chính Sau đó một tháng , ngày 9-4-

1997 , tỉ giá hối đoái tăng lên 26,08 Baht/USD , mức cao nhất từ năm 1991

Sự ổn định của đồng Baht vào tháng 5-1997 chỉ là sự yên tĩnh trước cơn bão

tố Bởi vì , những biện pháp mà Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã thực hiện đều không nhằm vào việc giải quyết nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng mà nhằm mục đích duy trì sự ổn định của đồng Baht trong khi từ lâu nó không còn phù hợp với những điều kiện cơ bản của nền kinh tế thị trường Những biện pháp đã được đưa ra như can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối, kiểm soát vốn, bảo lãnh cho các ngân hàng không còn khả năng trả nợ đã gây tác động phụ giáng thêm những đòn liên tiếp lên thị trường chứng khoán đang ốm yếu của Thái Lan trong những tháng tiếp theo [49; 42]

Trang 34

Ngày 18-6-1997 , sau khi có tin về việc Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Amnuay Viravan từ chức , chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã giảm tới mức thấp nhất trong quá trình phát triển dài của Thái Lan la 482,97 điểm , giảm 14,75 điểm hay 3% so với ngày 17-6-1997 , nghiêm trọng hơn là xu hướng sụt giảm ngày càng gia tăng [49; 43] Ngày 25-6-1997 , Chính phủ đã ra lệnh đóng cửa 16 Công

ty Tài chính , nâng tổng số công ty Tài chính bị đóng cửa lên 58/91(64%) toàn quốc Để giữ tỉ giá hối đoái trong điều kiện số lượng ngoại tệ được đặt mua tăng vọt, Chính phủ đã phải bán ngoại tệ , làm dự trữ ngoại tẹ giảm mạnh từ 38,78 tỉ USD tháng 6 -1996 còn 37,7 tỉ USD vào tháng 12-1996 và còn 31,4 tỉ USD vào ngày 30-6-1997 [32; 84-85] Nếu mức độ giảm sút dự trữ quốc gia của quý 2-1997 kéo dài thêm 2-3 quý nữa thì lúc đó dự trữ ngoại tệ quốc gia chỉ còn khoảng 10 tỉ USD , bằng 1/3 mức dự trữ ngoại tệ năm 1996 , và chính phủ sẽ buộc phải thả nổi tỉ giá hối đoái vì hoàn toàn không còn khả năng bán ngoại tệ để duy trì tỉ giá hối đoái

Có lẽ thấy trước nguy cơ này , ngày 2-7-1997 , Chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Baht , kết quả tỉ giá tăng từ 25 Baht /USD vào tháng 6-1997 lên 53 Baht /USD vào tháng 1 -1998 tức là tăng 112% trong vòng 6 tháng Sau khi đồng Baht bị thả nổi , lo ngại trước nguy cơ rủi ro đầu tư và mất khả năng thanh toán ngoại hối quá lớn , nhiều nhà đầu tư nước ngoài và một số chủ nợ của Thái Lan đã đình hoãn , thu hồi vốn đầu tư trước hạn và rút bớt tồn quỹ ngoại tệ ra nước ngoài

Dự trữ ngoại tệ của Thái Lan giảm liên tục xuống dưới 30% GDP Điều này càng làm tăng mức độ rủi ro của đồng Baht vào lúc đang bị mất giá Tỷ lệ nợ nước ngoài của Thái Lan tăng cao trên tổng các khoản nợ ở mức đỉnh điểm gần 90 tỷ USD ( gấp 3 lần dự trữ ngoại hối) và cán cân vãng lai thâm hụt nặng gần 8 % GDP do xuất khẩu và dịch vụ phi mậu dịch lâm vào khó khăn lớn.Như vậy , vào giữa năm

1997 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan đã lên đến mức đỉnh điểm của

nó Thị trường chứng khoán suy sụp đã làm cho giá trị tài sản của các ngân hàng và công ty tài chính giảm sút ; thiếu tiền mặt và cạn vốn vì các nhà đầu tư rút tiền ; nợ khó đòi ở mức cao vì thị trường bất động sản bị sụp đổ ; đồng Baht giảm giá làm cho nợ nước ngoài ngày một gia tăng Tất cả những điều đó đã đẩy các ngân hàng

và công ty tài chính Thái Lan – vốn đã bị rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng – đến bên bờ vực thẳm , 10 trong số 40 công ty tài chính đang đứng trước nguy cơ vỡ

nợ ( tuy chỉ có 10 công ty nhưng lại là những công ty lớn trong hệ thống tài chính Thái Lan) [49; 43]

Trang 35

2.2 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan

2.2.1 Nguyên nhân khách quan

2.2.1.1 Thị trường toàn cầu giảm sút

Từ năm 1995 trở lại , tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước công nghiệp phát triển giảm sút dẫn đến lượng cầu cũng suy giảm Đặc biệt , những nước này là những bạn hàng chủ yếu, là đối tác kích thích quá trình tăng trưởng nóng hướng về xuất khẩu của các nước Đông Nam Á Những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của khu vực ( điện tử , sợi, dệt ) đang đứng trước nguy cơ bão hòa của thị trường thế giới Năm 1996 , thị trường bán dẫn quốc tế suy thoái mạnh , giá vi mạch giảm hơn 80% Trong khi đó các sản phẩm điện tử dân dụng của Nhật Bản , các nước Nics Đông Á giảm lượng bán hơn 40% trên thị trường thế giới Mặt khác , tính hấp dẫn của thị trường Đông Nam Á trước các đối tác Mỹ và Tây Âu đã giảm sút trước những khu vực năng động và hấp dẫn hơn ở thị trường Trung Quốc , SNG-Đông Âu

và thị trường Mỹ latinh Thậm chí ngay cả đối với Nhật Bản , bạn hàng chí cốt của Đông Nam Á cũng đang lúng túng về những đồng vốn vay quá lớn trước những diễn biến xấu của thị trường tài chính tiền tệ khu vực

Theo báo cáo của ngân hàng Deutsch Morgan Greeb Fell thì hơn một nửa số

70 tỷ USD Thái Lan nợ ngân hàng là của Nhật Bản và chủ yếu là vay nóng Do vậy, nếu lãi suất của Nhật Bản tăng thì không chỉ phí vay nợ của Thái Lan tăng mà đồng vốn vào nước này cũng sẽ giảm đi hoặc đổi chiều và dẫn đến khủng hoảng về thanh khoản của Thái Lan đồng thời gây áp lực đối với các đồng Peso Philippines

và đồng Rupiah Indonesia

Sự suy giảm tăng trưởng xuất khẩu phản ánh những yếu tố có tính chu kỳ trong nền kinh tế thế giới và cả trong phạm vi nền kinh tế khu vực , đó là :

- Tăng trưởng thương mại thế giới giảm mạnh

- Đồng yên xuống giá tại Nhật Bản

- Sự lên giá của tỷ giá thực ở một số nước Đông Á

- Gía một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở một số nước trong khu vực giảm đáng kể

Từ mức cao kỷ lục có tính chu kỳ trong năm 1995 , tăng trưởng xuất khẩu thế giới giảm mạnh một cách báo động , từ khoảng 20% xuống còn khoảng 4% tính theo giá trị đồng đôla Mỹ trong vòng một năm Ở khu vực Đông Á , tăng trưởng xuất khẩu giảm đều, dù mức độ giảm khác nhau ở mỗi nước ( bảng 2.1) Riêng ở năm

Trang 36

nước Đông Á, Thái Lan là nước bị tác động nghiêm trọng nhất , có mức tăng xuất khẩu danh nghĩa âm trong năm 1996 , sau đó đến Hàn Quốc Kể từ năm 1996 trở đi , mức tăng xuất khẩu khu vực vẫn đạt mức thấp , ngoại trừ Philippin và Trung Quốc.

Bảng 2.1 Xuất khẩu từ 1994-1997 của Đông Á

(Tính % theo giá USD)

1992 đến 1994 , đồng yên lên giá đã đẩy nhập khẩu tăng nhanh , nhưng ngay sau đó đồng yên đột ngột giảm giá đã đẩy giá trị thực tế của hàng hóa nhập khẩu tụt dốc Mặc dù tình hình tỉ giá của khu vực tỏng năm 1990 là ổn dịnh , song một số nước Đông Á đã bắt đầu có tình trạng tỷ giá thực tế lên giá từ giữa năm 1995 cho đến quý

II -1997 , Thái Lan (12%) [26; 23] Việc lên giá này đã gây tác hại đến tình hình xuất khẩu của Thái Lan

•Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và các nước xuất khẩu có chi phí thấp khác

Trang 37

Sự tham gia nhanh của Trung Quốc vào các thị trường thế giới đã thúc đẩy các quốc gia châu Á có thu nhập thấp hơn sớm thoát nhanh ra khỏi tình trạng xuất khẩu những mặt hàng được sản xuất với tỷ lệ lao động cao Cải tổ cơ cấu - điều mà Trung Quốc đã thực hiện trong những năm này - cùng với những tác động của đầu

tư trực tiếp của nước ngoài và xuất khẩu , đã cải thiện đáng kể khả năng cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc, biểu đồ 2.1 cho thấy thị phấn của Trung Quốc trên thị trường thế giới đối với nhóm sản phẩm từng là những hàng hóa xuất khẩu thuộc 10 mặt hàng dẫn đầu của Thái Lan trong những năm 1988-1990 , qua biểu đồ có thể thấy Thái Lan tiếp tục tăng thị phần của thế giới đối với 10 mặt hàng xuất khẩu đứng đầu của họ , nhưng với tốc độ thấp hơn nhiều so với Tung Quốc , đặc biệt Thái Lan đang mất dần tính cạnh tranh đối với các mặt hàng xuất khẩu có chi phí sản xuất thấp Hơn 35% hàng xuất khẩu của Thái Lan vẫn là những sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ thấp như hàng dệt, may và đồ chơi Điều này buộc Thái Lan phải chia sẻ phần lớn thị phần xuất khẩu trước sự cạnh tranh ngày càng tăng với giá nhân công thấp của Trung Quốc , nơi mà hơn 50% sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm công nghệ thấp Chi phí tính theo đơn vị thuê nhân công ở Thái Lan cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh láng giềng , đó là còn chưa tính đến sự gia tăng năng suất tương ứng ( ví dụ như : trong ngành sản xuất quần áo chi phí giờ công ở Trung Quốc năm 1995 là 0,25 USD , trong khi đó ở Thái Lan là 1,11 USD ) [26]

Biểu đồ 2.1 Xuất khẩu của Thái Lan và Trung Quốc về hàng hóa là 10 mặt

hàng lớn nhất của Indonesia (1988-1990)

(Thị phần hàng xuất khẩu trên thế giới của những sản phẩm này

Nguồn [26; 27]

Trang 38

2.2.1.2 Các hoạt động đầu cơ từ bên ngoài

Khi phát hiện thấy những dấu hiệu suy thoái của hệ thống ngân hàng-tài chính khu vực , nhiều nhà đầu cơ nước ngoài đã tăng cường các hoạt động đầu cơ tiền tệ ( còn được ví von là những con diều hâu) Theo các nguồn tin nước ngoài cho biết ,

có rất nhiều nhà đầu cơ trong tổng số 2300 quỹ tín dụng tư nhân ở Mỹ , với số tài sản tổng cộng 100 tỷ USD đã nhảy vào đầu cơ tiền tệ ở khu vực này trong 2 tháng 7-8/1997 vừa qua Ngoài các quỹ do G.Soros kiểm soát còn có các tín dụng lớn khác như Tiger , Orbis , Pumar, Panther và Juguar Họ mua đồng baht sau đố lần lượt mua các đồng Peso , Ringgit, Rupiah kể cả đồng SGD, theo ước tính các quỹ nói trên đã bán ra một số lượng đồng bạc Đông Nam Á trị giá từ 10-15 tỷ USD Các quỹ tín dụng này thường tổ chức lỏng lẻo và có thể đầu tư vào bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào Chúng phải trả lãi suất tiền gửi khá cao, do đó có xu hướng lao vào các hoạt động mạo hiểm và mang tính chất đầu cơ

Các quỹ đầu cơ này giống như những con “diều hâu” sống nhờ vào xác chết của những con mồi , một khi đã nhắm đầu cơ vào vật nào rồi thì “diều hâu” không những cầu mong mà còn làm đủ cách cho vật ấy xuống giá để kiếm lời Lực lượng “diều hâu” này ngày càng hoạt động tinh vi hơn Họ dùng đủ mọi kỹ thuật cao cấp để nghiên cứu và dự đoán khả năng tự vệ của các “con mồi” và tùy từng thị trường mà áp dụng những đòn phép tinh xảo khác nhau Nhìn vào các nước Đông Nam Á( đặc biệt là Thái Lan) “diều hâu” từ lâu đã thấy một nhược điểm rất lớn là vấn đề cán cân thương mại suy thoái Năm nào cũng nhập nhiều hơn xuất , nghĩa là

đô la Mỹ thu vào thì ít mà chi ra thì nhiều ; nhu cầu mua đô la Mỹ cứ gia tăng mãi thì nội tệ rồi phải mất giá Tuy nhiên cơ hội tấn công chưa đến được vì hàng năm nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư , mang nhiều đô la Mỹ đổ vào, hoặc nếu có thiếu ngoại tệ thì chính phủ trong vùng vẫn còn vay được trên thị trường quốc tế.Các đồng tiền đầu tư quý báu ấy thay vì đổ vào những công trình phát triển nông nghiệp, công kỹ nghệ ,để sản xuất ra những sản phẩm có ích cho đất nước , thì lại nướng vào bất động sản và cổ phiếu ( “bong bóng kinh tế”) Sau khi mất tiền vào những cơn sốt nhà đất và cổ phiếu thì giới đầu tư nước ngoài hốt hoảng rút lui , đồng thời cái đà “nhập nhiều hơn xuất” cứ tiếp tục , lại cộng thêm nợ ngắn hạn phải trả Cứ thế mà đô la Mỹ trở nên cực kỳ khan hiếm “Diều hâu” chỉ chờ đợi có thế và sà xuống tấn công [44; 51-52]

Ở Thái Lan , sau sáu tháng chiến đấu với lực lượng “diều hâu” , ngày

19-6-1997 Bộ trưởng Tài chính Amunay Virvan đệ đơn từ chức , sau khi chính phủ đã

Trang 39

mất 6 tỉ USD để cố gắng cứu đồng Baht một cách vô hiệu Tân Bộ trưởng Thanon Bidaya năm hôm sau đích thân đến Ngân hàng trung ương và khám phá ra rằng hầu hết số lượng ngoại tệ dự trữ khoảng 30 tỉ USD đều được đổ vào bất động sản và cổ phiếu , và quỹ ngoại tệ Thái Lan lúc ấy chỉ còn hơn 1 tỉ USD , đồng ý với việc Thái Lan đã mất hết sức chiến đấu Đúng một tuần lễ sau, chính phủ Thái Lan đã đầu hàng bọn “ diều hâu” , tuyên bố thả nổi đồng Baht [44; 56].

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan

2.2.2.1 Về kinh tế

•Chính sách tỷ giá hối đoái bất hợp lí

Sau 3 lần phá giá nhằm kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu ( lần 1 và tháng 5/1981 , lần 2 vào tháng 7/1981, lần 3 vào tháng 11/1984 ) , kể từ ngày 2/11/1984 đồng baht được xác định dựa trên cơ sở một tập hợp các đồng tiền của các nước là bạn hàng chủ chốt của Thái Lan Trong đó đồng USD chiếm vai trò chủ đạo với 80% giá trị Do đó , về thực chất đồng Baht đã được cố định so với đồng USD [49; 34-35]

Nếu như chế độ tỷ giá hối đoái cố định dưới hệ thống Bretton Woods ( trong

đó đồng USD đóng vai trò thống trị ) đã giúp cho các nước Tây Âu và Nhật Bản khôi phục lại và phát triển mạnh nền kinh tế của họ sau Thế Chiến II , thì chế độ tỷ giá hối đoái cố định của Thái Lan cũng đã giúp cho đồng Baht trở thành một đồng tiền ổn định nhất trên thế giới và hỗ trợ nhiều cho quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước Tuy nhiên , chế độ tỷ giá hối đoái cố định cũng có những điểm yếu cố hữu của nó :

Thứ nhất , dưới chế độ tỷ giá hối đoái này chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô đối với nền kinh tế của chính sách tiền tệ bị tê liệt do phải kìm giữ tỷ giá Ở Thái Lan do được cố định với đồng USD và để ngăn chặn tình trạng lên giá của đồng nội

tệ khi vốn nước ngoài đổ vào nhiều , chính phủ đã buộc phải thực hiện chính sách nội tệ thả nổi –một nguyên nhân quan trọng làm cho nền kinh tế phát triển quá nóng

và rơi vào trạng thái mất cân đối bên trong và bên ngoài

Chính sách tiền tệ thả lỏng không những đã thổi phồng một cách giả tạo nhu cầu trong nước , thúc đẩy tiền lương tăng lên mà còn khuyến khích đầu tư quá nhiều vào một số khu vực công nghiệp như bán dẫn , điện tử tiêu dùng , hóa dầu và đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản Trong năm 1996 lượng tiền mà ngân hàng cho các khu vực sản xuất vay chỉ chiếm 10% , trong khi đó lượng tiền chi cho lĩnh vực

Trang 40

kinh doanh bất động sản chiếm tới 25% ( khoảng 359 tỷ Baht) Việc xây dựng quá nhiều tòa nhà và văn phòng đã gây ra tình trạng ế thừa Một nửa trong số 600.000 m² diện tích và phòng làm việc không có người thuê mua riêng Bangkok số nhà thừa trị giá 50 tỷ USD [25; 5].

Thứ hai, nếu như chế độ tỷ giá hối đoái cố định đã góp phần giúp cho sản xuất của Thái Lan tăng trong những năm 1994-1995 do đồng USD giảm giá , thì việc mua đồng Yên Nhật Bản và Mark Đức đã gây ra tác động ngược lại

Tỷ giá hối đoái cố định cùng với sự gia tăng lạm phát đồng nghĩa với việc đồng Baht lê giá thực tế Điều này kết hợp với việc suy giảm của nhu cầu thị trường quốc tế và khu vực đã làm cho xuất khẩu Thái Lan bị giảm sút , kim ngạch xuất khẩu năm 1996 chỉ tăng 0,2% so với mức tăng 25% năm 1995-một sự thụt lùi mạnh mẽ và đáng lo ngại Hơn thế nữa, sự gia tăng thực tế của đồng nội tệ cũng đã khuyến khích nhập khẩu và hậu quả là thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn , nợ nước ngoài gia tăng Xuất khẩu giảm đã làm cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hướng ngoại Thái Lan chậm lại vào năm 1996 đạt 6,4% so với mức tăng 8% năm

1995 [49; 36]

Như vậy , trong những năm 1995-1996 chế độ tỷ giá hối đoái cố định của Thái Lan đã không còn hợp lí với những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường Điều này thể hiện ở chỗ , khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ ở Mexico cuối năm 1994 đầu năm 1995 , đồng Baht đã phải đương đầu với những sức ép giảm giá mạnh Tuy chưa biến thành bão tố nhưng đó chính là dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ sự cần thiết phải có một chính sách tỷ giá hối đoái mềm dẻo hơn Về nguyên tắc , để lập lại thế cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh tế lẽ ra Thái Lan phải áp dụng một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn kèm với một chính sách tiền tệ và tài chính thắt chặt hơn

Thế nhưng thay vì được quản lý một cách mềm dẻo hơn , đồng Baht đã bị kìm giữ giả tạo ở mức cao hơn giá trị thực của nó để thu hút vốn nước ngoài nhằm bù đắp lỗ hống của tài khoản vãng lai và chống lạm phát Kết quả của chính sách này

là , lãi suất trong nước luôn được duy trì ở mức cao( thậm chí trong những giai đoạn khá ổn định thì lãi suất tín dụng ngắn hạn của các ngân hàng cũng cao hơn 3% so với các khoản tín dụng tính bằng USD , đã khuyến khích các ngân hàng và các công

ty tài chính đua nhau vay tiền ngoại quốc thông qua thị trường chứng khoán Điều này đã tạo ra một thực trạng khá nguy hiểm đối với nền kinh tế là , hầu như toàn bộ

sự thâm hụt của tài khoản vãng lai đã được tài trợ bằng nguồn vốn vay ngắn hạn

Ngày đăng: 10/11/2014, 09:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 . Năng suất một số loại cây trồng chủ yếu của nông nghiệp Thái Lan - khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở thái lan (1997 - 1998)
Bảng 1.1 Năng suất một số loại cây trồng chủ yếu của nông nghiệp Thái Lan (Trang 18)
Bảng 1.2. Du lịch Thái Lan - khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở thái lan (1997 - 1998)
Bảng 1.2. Du lịch Thái Lan (Trang 23)
Bảng 1.3. Các thủ tướng cầm quyền ở Thái Lan từ 1963 đến 1997. - khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở thái lan (1997 - 1998)
Bảng 1.3. Các thủ tướng cầm quyền ở Thái Lan từ 1963 đến 1997 (Trang 24)
Bảng 1.4. Tổng tiết kiệm và đầu tư trong nước, 1996 - khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở thái lan (1997 - 1998)
Bảng 1.4. Tổng tiết kiệm và đầu tư trong nước, 1996 (Trang 26)
Bảng 2.1. Xuất khẩu từ 1994-1997 của Đông Á - khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở thái lan (1997 - 1998)
Bảng 2.1. Xuất khẩu từ 1994-1997 của Đông Á (Trang 36)
Bảng 2.2: Tình hình phá giá của các đồng tiền ĐNA - khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở thái lan (1997 - 1998)
Bảng 2.2 Tình hình phá giá của các đồng tiền ĐNA (Trang 52)
Bảng 2.3. Chương trình mạng lưới an sinh xã hội ở Đông Á trong thời kỳ khủng hoảng - khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở thái lan (1997 - 1998)
Bảng 2.3. Chương trình mạng lưới an sinh xã hội ở Đông Á trong thời kỳ khủng hoảng (Trang 77)
Bảng 3.1. Lượng FDI vào Trung Quốc và ASEAN-5 - khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở thái lan (1997 - 1998)
Bảng 3.1. Lượng FDI vào Trung Quốc và ASEAN-5 (Trang 90)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w