1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu vua mongkut ở thái lan

37 755 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 227 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, châu Âu và Bắc Mỹ đã tiến hành công cuộc cách mạng tư sản, các ngành công nghiệp không ngừng phát triển, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng, khoa học kỹ thuật đạt đến mức độ tiên tiến của thế giới lúc bấy giờ. Với sự lớn mạnh đó, các nước Âu – Mỹ đẩy nhanh chiến tranh xâm lược, chiếm đoạt thị trường và thuộc địa trên thế giới. Trong khi đó ở châu Á và một số nơi khác trên thế giới vẫn nằm dưới ách thống trị của chế độ phong kiến và trong tình trạng lạc hậu, trì trệ. Làn sóng văn minh công nghiệp và họa xâm lăng của các nước tư bản Âu – Mỹ đã đặt các nước châu Á phải đối mặt với nhiều co hội và thách thức: mở cửa, giao lưu, hội nhập với thế giới và nguy cơ bành trướng, xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi hầu hết các dân tộc khác ở châu Á bị rơi vào ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân tư bản phương Tây, thì Siam (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á bảo vệ được nền độc lập chính trị của mình. Để có được điều đó, không thể không kể đến vai trò của các vị vua nước Siam lúc bấy giờ, đặc biệt là dưới thời Mongkut và Chulalongkorn với chủ trương là đẩy mạnh canh tân đất nước theo hướng mở cửa khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, văn hóa giáo dục… Nếu Chulalongkorn được đánh giá là nhà canh tân đất nước lỗi lạc, một vị vua vĩ đại của vương quốc Siam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thì Mongkut là vị vua đầu tiên của vương triều Chakri có cách nhìn cấp tiến, có tư tưởng hướng ngoại. Ông là cha đẻ của nền “ngoại giao xoay chiều” và cũng là người đặt nền móng cho tư tưởng canh tân của Siam vào thời kỳ cận đại. Bài nghiên cứu sau đây tập trung tìm hiểu về cuộc đời của vua Mongkut cũng như những chính sách, cải cách của ông trong suốt thời gian trị vì vương quốc này. 1 Để hiểu thêm về cuộc đời và những chính sách, cải cách của ông trong suốt thời gian trị vì tôi đã chọn vấn đề “Tìm hiểu vua Mongkut ở Thái Lan” làm đề tài Báo cáo tốt nghiệp cử nhân ngành Đông phương học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của vua Mongkut tập trung chủ yếu vào lịch sử vương quốc Thái Lan giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Một số công trình liên quan đến đề tà i như: - Thái Lan truyền thống và hiện đại của Viện nghiên cứu Đông Nam Á - Lịch sử vương quốc Thái Lan của Lê Văn Quang, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1995 - Lịch sử vương quốc Thái Lan của Vũ Dương Ninh, Nxb Giáo dục 1994 Ngoài ra, còn nhiều tác phẩm, tạp chí đề cập đến cuộc đời và sự nghiệp của vua Mongkut. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Cuộc đời và sự nghiệp của vua Mongkut. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian, niên luận tập trung nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của vua Mongkut cũng như những chính sách của ông trong 17 năm trị vì (1851 - 1868). Về nội dung, đề tài đi sâu nghiên cứu về tiểu sử, về tư tưởng cấp tiến và các chính sách của vua Mongkut trong thời gian trị vì trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội, quân sự, đường lối đối ngoại. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài là một vấn đề thuộc chuyên ngành lịch sử, vì vậy bài viết tuân thủ phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, tôi còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, so sánh…nhằm đưa ra những nhận định 2 chân thực và khách quan về vấn đề cần giải quyết. 5. Bố cục đề tài Đề tài chia làm 3 phần: - Phần mở đầu: giới thiệu sơ lược về đề tài, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. - Phần nội dung: gồm 2 chương Chương 1: Khái quát về tiểu sử vua Mongkut Chương 2: Công cuộc cải cách và chính sách đối ngoại của vua Mongkut - Phần kết luận: Khái quát lại vấn đề 3 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TIỂU SỬ VUA MONGKUT 1.1. Sự hình thành triều đại Chakri ở Thái Lan Lịch sử hình thành nhà nước Trung ương ở Siam cuối thế kỷ XVIII (triều đại Chakri 1782) là một quá trình lịch sử lâu dài nhằm chống lại các thế lực xâm lược từ bên ngoài. Vương quốc Thái chủ yếu đầu tiên – Sukhothay được thành lập vào khoảng năm 1219. Nhưng nền tảng chính trị và văn hóa của Sukkhothay được các vị vua nổi tiếng từ Ram Khamhaeng (1275 – 1318) đến Lu Thai, thiết lập vào khoảng từ cuối thế kỷ XIII đến giữa thế kỷ XIV. Đó là quá trình nhằm xác lập vị thế của người Thái, nhằm chống lại các đế chế Ấn hóa ở Đông Nam Á lục địa, đặc biệt là các đế chế Angkor của người Khmer. Sau khi Ram Khamhaeng qua đời, vương quốc Sukhothay suy yếu, nhường chỗ cho sự ra đời của vương quốc Ayutthaya vào năm 1350. Với sự ra đời của Nhà nước Ayutthaya, lịch sử Thái lan thời trung đại bước sang một thời kỳ biến chuyển mới. Chính là bắt đầu từ đây, sự phát triển tiếp tục của hệ thống Nhà nước với tư cách là bộ máy lãnh đạo một lãnh thổ chung, cũng như bộ máy cưỡng bức, đã tạo nên yêu cầu phải soạn thảo các đạo luật và văn bản pháp quyền cần thiết. Cùng với các cuộc viễn chinh xuống phía Nam, chính quyền phong kiến Ayutthaya cũng tiến hành nhiều cuộc chiến tranh ở phía Đông với Campuchia. Vào thời kỳ này có ít nhất ba cuộc chiến tranh lớn (không kể tới rất nhiều các cuộc chiến hoặc xung đột nhỏ khác). Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI, Ayutthaya còn tiến hành nhiều cuộc chiến tranh ác liệt với vương quốc láng giềng Chiangmai cùng dòng máu của người Thái. Nguyên nhân chủ yếu của các cuộc chiến tranh này là sự tranh chấp quyền lực và lãnh thổ. Chiến tranh đã có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình của cả Ayutthay và Chiangmai tạo nên thời kỳ hỗn loạn trong lịch sử Thái Lan khi đó giữa những người cùng dòng máu Thái. 4 Sau khi vương triều Ayutthaya bị quân Miến Điện xâm chiếm và tàn phá vào năm 1767, nhân dân Siam đã không ngừng đứng lên tiến hành cuộc đấu tranh tự giải phóng. Đứng đầu cuộc đấu tranh này là tướng Taksin (một người có nguồn gốc Trung Hoa). Khi thủ đô Ayutthaya bị bao vây, mùa thu năm 1766 ông cùng với 500 quân của mình phá vỡ vòng vây của quân Miến Điện. Tháng 6/1767 Taksin đã đánh chiếm được Chantaburi, diệt được tên Tỉnh trưởng phản động người Siam ở đây. Tới tháng 10/1767, Taksin có đạo quân 5000 người chứ không phải 500 người như trước đây nữa, Taksin đã giành lại chính quyền và lên ngôi vua tháng 12/1767. Vua Miến Điện Hsinbyshin lúc này đang mắc vào việc đối phó với người Trung Quốc tràn vào Miến Điện từ phía Bắc, đã không thể huy động những lực lượng lớn ngay lập tức để chống lại Taksin. Vì vậy thời gian hai năm từ khi giải phóng thủ đô Ayutthaya, Taksin đã có thể tập trung vào việc đấu tranh cho sự thống nhất đất nước đang bị chia sẻ bởi các thế lực phong kiến khác nhau. Tuy nhiên, triều đại của Taksin tồn tại không lâu, cuộc khởi nghĩa tháng 3/1782 đã đưa Chao Phya Chakri lên ngôi vua. Sau khi lên ngai vàng, Chao Phya Chakri cầm quyền đất nước dưới vương hiệu Rama I (1782 – 1809), trở thành người sáng lập ra các vương triều dòng Rama ở Siam và Thái Lan sau này. Vào thời kỳ này, nhà nước phong kiến cũ trên thực tế đã bị suy yếu nhiều do những năm 60, 70 của thế kỷ XVIII. Trong thời gian thủ đô Ayutthaya bị đốt cháy vào tháng 4/1767, nhiều bộ luật, tài liệu của nhà nước đã bị thiêu hủy. Lật đổ được Taksin, Rama I và những người kế tục ông phải xây dựng một bộ máy hành chính, luật pháp, đẳng cấp xã hội hầu như hoàn toàn mới. Dưới thời Rama I (1782 – 1809) và Rama II (1809 – 1824) đã diễn ra quá trình xác lập và tập trung hóa cao độ nhà nước Trung ương tập quyền phong kiến. Hệ thống các quan hệ họ hàng huyết thống được củng cố, hình thành lên một nhóm các gia đình hùng mạnh nắm trong tay các đòn bẫy quan 5 trọng nhất của quyền lực nhà nước phong kiến. Đó là hệ thống các bộ do các hoàng tử, hoàng thân đứng đầu. Một hệ thống chính quyền phong kiến trung ương tập quyền như vậy đã đóng vai trò không nhỏ trong sự phục hưng của chế độ quân chủ Siam khi đó. Nhìn chung trong thời gian trị vì của Rama I đến Rama V, tình hình chính trị ở Siam tương đối ổn định, chủ yếu vì mối quan hệ tốt đẹp giữa vua và tầng lớp quý tộc. Tầng lớp quý tộc Siam là những yếu tố mang tính tiếp diễn trong lịch sử Siam. Các gia đình quý tộc này thường có đại diện bảy đời trong các vị trí của các bộ. Họ bảo vệ nhà vua trên ngai vàng và nhà vua kiểm soát quyền lực bằng cách cân bằng thế lực giữa các gia đình. Trong quá trình phát triển của mình, các vương triều Thái thường tiếp thu có chọn lọc và áp dụng một cách từ từ, uyển chuyển những yếu tố bên ngoài nhằm phục vụ cho hệ thống chính trị của mình. Vương triều Chakri được thiết lập vào năm 1782, có vị trí địa lý rất thuận lợi, thông ra biển bằng một nhánh của sông Chaophraya. Kinh đô Bangkok của vương quốc là một thành phố quốc tế có hoạt động thương mại tấp nập và cở mở. Các thương gia Trung Quốc, Trung Đông và nhiều vùng khác đã đến đây buôn bán. Với việc mở cửa nền kinh tế vào năm 1855, Bangkok đã trở thành trung tâm buôn bán của khu vực. Sự phát triển của các yếu tố bên ngoài như thị trường đường thế giới và dòng người Hoa nhập cư ngày một tăng đã làm cho lao động làm thuê, dịch vụ bán buôn và bán lẻ phát triển một cách tự nhiên và dễ dàng. Dưới triều đại Chakri, nhà vua vừa là chủ sở hữu, mọi người đều được quyền canh tác, không hình thành quan hệ sở hữu ruộng đất kiểu phong kiến. Mặc dù có các thành phần khác nhau, nhưng chủ sở hữu đất đai không có tính chất tuyệt đối, nên không có quan hệ lệ thuộc về nhân cách giữa địa chủ và tá điền như thường thấy dưới chế độ phong kiến. 6 Để củng cố cơ sở xã hội của mình, các triều đại Rama đầu tiên đã rất khuyến khích người Hoa tới cư trú ở Siam. Người Hoa ở đây nhận được sự ưu đãi lớn của Nhà nước phong kiến Siam. Ví dụ, nếu như người Siam bản địa phải nộp cho nhà nước qua việc lao dịch 3 tháng/năm một khoản tương đương là 18 bath, thì người Hoa phải trả tiền thuế thân có 1,5 bath mà thôi. Các vua Siam cũng rất chú ý tới việc thu hút nguồn vốn của người Hoa, và người Hoa cũng chú ý đầu tư vào thị trường Siam. Vào thời kỳ này, theo những tính toán khác nhau, trong việc đóng tàu, thuyền, cứ giá trị của một tấn trọng tải của tàu, thuyền đóng ở Siam, người Hoa có thể lời tới 18 đô la Tây Ban Nha so với đóng ở Trung Quốc. Kết quả là người Hoa ở Siam tăng lên rất nhanh. Những tài liệu mà người ta biết được về số lượng dân cư đầu tiên ở Bangkok cho biết rằng ½ dân số của thành phố này là người Hoa. [5. tr. 119]. Về phương diện đối ngoại, dưới thời Rama I (1782 – 1809) Siam đã trở thành một cường quốc lớn ở Đông Nam Á. Lãnh thổ của Siam lớn gấp hai lần vương quốc Ayutthaya trước khi bị Miến Điện xâm lược. Phần căn bản của lãnh thổ Siam thời kỳ này còn được bổ sung thêm bởi các tiểu quốc Chiangmai, Viêng Chăn, Luang Phabang và các tiểu quốc nhỏ hơn khác của Lào. Đối với Campuchia, vào giữa những năm 90 của thế kỷ XVIII, Siam không chỉ chiếm nốt những vùng ở Nam Lào đang phụ thuộc vào Campuchia, mà năm 1795 còn chiếm lấy hai tỉnh giàu có nhất của Campuchia là Battambang và Siam Reap. Ở phía Nam, một loạt các tiểu quốc Mã Lai đã buộc phải thần phục Siam. Tuy nhiên, ở phía Tây, Rama I và những người kế tục ông đã giữ quan điểm phòng thủ đối với Miến Điện. Sự cường thịnh của Siam diễn ra trong bối cảnh quốc tế khá thuận lợi, khi Miến Điện đã bị kiệt quệ bởi những cuộc phiêu lưu quân sự hàng chục năm trước đó và Việt Nam đang bùng nổ chiến tranh nông dân Tây Sơn (1771 – 1802). Còn chủ nghĩa tư bản phương Tây, thì Hà Lan với thuộc địa lớn ở Indonesia đã mất đi sức mạnh một thời, mất đi độc quyền thương mại trên 7 biển Nam do những cuộc chiến tranh không kết quả với Anh. Thuộc địa Tây Ban Nha ở Philippine thì đang trong hồi thê thảm sau cuộc tấn công của Anh và khởi nghĩa quyết liệt của nông dân. Bản thân nước Anh cũng chưa kịp củng cố những thắng lợi của mình ở Đông Nam Á. Nước Pháp thì vướng vào cách mạng 1789 – 1794, và sau đó thì toàn châu Âu phải giành ưu tiên cho cuộc chiến tranh chống Napoleon. Tóm lại, trong thời kỳ này, Siam lợi dụng được sự yếu ớt, khủng hoảng của một số nước láng giềng Đông Nam Á, mặt khác, có được một thời kỳ “nghỉ ngơi” trước khi áp lực của chủ nghĩa tư bản châu Âu lại đè nặng lên Đông Nam Á. Nền ngoại thương của Siam trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX đã có được một quy mô đáng kể, mang lại không ít nguồn lợi cho nhà nước. Buôn bán với Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngoại thương của Siam với hai sản phẩm chủ yếu là lúa gạo và đường. Ngay từ năm 1722, Trung Quốc đã mua của Siam 18 000 tấn gạo, bởi giá gạo ở Siam rất rẻ. Nhưng việc xuất khẩu gạo có hệ thống của Siam sang Trung Quốc và các nước khác chỉ bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII. Theo một vài nghiên cứu thì vào đầu những năm 20 của thế kỷ XIX xuất khẩu gạo của Siam đứng thứ hai ở châu Á, chỉ sau Bengan. Có tổng cộng 140 tàu lớn tham gia vào việc buôn bán giữa Siam và Trung Quốc. Lợi nhuận trung bình của việc buôn bán này lên tới 300%. Chiếm vị trí thứ hai trong buôn bán với Siam là các tiểu vương quốc trên bán đảo Malacca và quần đảo Indonesia. Vào năm 1825, có từ 30 đến 40 tàu Siam tới các cảng của người Mã Lai, 26 tàu đến Singapore… Siam cũng có quan hệ buôn bán rộng rãi với Campuchia, Lào và Việt Nam. Các cảng Sài Gòn, Huế của Việt Nam đều có các tàu của Siam vào buôn bán khá đông. [5. tr. 121 – 122]. 1.2. Tiểu sử vua Mongkut (1804-1868) Vua Mongkut (Rama IV), đế hiệu là Phra Chom Klao Chaoyouhua, là vị vua thứ tư của vương triều Chakri và là con trai của Rama II. Ông trị vì từ 8 năm 1851 đến 1868, qua đời vào tháng 10 năm 1868. Các nhà sử học đều coi ông là một trong những vị quốc vương tài ba của triều Chakri. Ông đã có vai trò du nhập phương pháp luận khoa học và nền khoa học phương Tây vào nước Siam. Rama IV sinh ngày 8/10/1804, là con trai của vua Rama II và hoàng hậu Srisuriyendra. Lúc nhỏ ông được gọi là Mongkut. Lúc cha ông lên ngôi năm 1809 thì hoàng tử Mongkut mới năm tuổi. Năm 1816 ông được phong là Phrabat Somdet Phra Poramen Maha Mongkut. Năm 20 tuổi, ông đi tu theo truyền thống của Siam. Khi phụ vương qua đời, theo luật kế vị, đáng lẽ ông được xếp vào vị trí kế vị thứ nhất. Tuy nhiên, vì ông đang đi tu và vì người em cùng cha khác mẹ của ông là Nangklao là một người có kinh nghiệm chính trị và có ảnh hưởng đã được các quan ủng hộ lên ngôi. Trong thời gian tu hành, ông đã thành lập phong trào cải cách Thamayut Nikaya, một phong trào sau này đã trở thành một trong hai phân phái của Phật giáo Siam. Ông tu hành liên tục cho đến khi vua Rama III qua đời và ông trở thành vị vua kế ngôi. Mongkut lên ngôi năm 1851, lấy tên là Phra Chom Klao, dù người nước ngoài vẫn tiếp tục gọi ông là vua Mongkut. Năm 47 tuổi lên ngôi vua, nhưng lúc ấy ông đã trải qua 27 năm tu hành. Mongkut sống đạm bạc theo lối sống của các nhà sư. Ông thường đi bộ về khắp các tỉnh và nhờ thế đã biết rất rõ về đất nước mình, về đời sống của dân chúng. Ông nghiên cứu đạo Phật, đặc biệt nghiên cứu bộ Kinh Tam Tạng một cách sâu rộng. Là một nhà sư, các cuộc hành hương và các buổi thuyết giáo đã cho ông tiếp xúc với mọi loại người và mọi hoàn cảnh của nhân dân, còn các thầy giáo và sách vở châu Âu đã cung cấp cho ông những thông tin về nước ngoài và quan hệ quốc tế, những điều đó rất có giá trị đối với ông và đất nước ông. Bên cạnh học và nghiên cứu đạo Phật, với lòng ham muốn hiểu biết thế giới, khám phá ra những gì mới mẻ, tiến bộ của nhân loại, ông đã học tiếng 9 Anh, tiếng Pháp, tiếng Latinh, tiếp xúc với nhiều người phương Tây một cách thông thạo. Mongkut nhiệt thành học tiếng Anh, và tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thứ hai của ông. Đức vua Mongkut ký tất cả giấy tờ của nhà nước bằng chữ Latinh và lối hành văn trôi chảy, không ngữ pháp đã làm cho các bức thư của vua trở nên rất thú vị. Ông còn nghiên cứu chủ thuyết, triết học và mỹ học Phật giáo, đặc biệt thông qua các thương nhân, các nhà ngoại giao và nhà truyền giáo châu Âu, ông đã đọc những sách viết về những thành tựu khoa học mà họ đưa vào Siam. Hơn thế nữa, để đào tạo thế hệ con cháu, Mongkut còn mời chuyên gia ngôn ngữ và sư phạm vào cung dạy con em trong hoàng tộc để mở mang kiếm thức, sự hiểu biết về con người, văn hóa, văn minh phương Tây. Có thể nói, Mongkut là một vị sư bước lên ngai vàng để cải cách tôn giáo và lãnh đạo quốc gia theo hướng cải cách của mình. Mục đích tối thượng của ông là trang bị cho người Thái một tư tưởng tôn giáo khả dĩ làm đòn bẫy đưa nền kinh tế và xã hội Thái tiến lên những bước mới ở hiện tại và trong tương lai. Nhận thức được tình hình khu vực và thế giới cũng như nhìn thấy trò chơi chính trị của người phương Tây, Mongkut đã sáng suốt nhận ra rằng, nếu Trung Quốc đã thất bại trong chính sách đóng cửa của mình trước áp lực của châu Âu thì Siam phải thỏa hiệp với các lực lượng bên ngoài đang đe dọa mình và bắt đầu thích nghi với thế giới mới. Không những thế, ở vua Mongkut còn hình thành nên quan điểm về con đường bảo vệ độc lập chủ quyền của Siam. Ông cho rằng để bảo vệ nền độc lập chủ quyền của Siam trước áp lực của người phương Tây, một mặt vừa thực hiện chính sách ngoại giao linh hoạt, mềm dẻo, cân bằng lực lượng, mặt khác phải tiến hành công cuộc cải cách đất nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…nhằm tạo nội lực, sức đề kháng cho Siam trước các thế lực lớn mạnh. 10 [...]... của vua Mongkut Cũng như nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á, từ sớm người châu Âu đã xâm nhập vào thị trường Siam Trước sự tranh chấp về quyền lực của các nước thực dân phương Tây, chính phủ Thái Lan mà đại diện lúc đó là Rama IV đã buông lỏng “khí giới” của mình để sử dụng lợi thế các nước tư bản kiềm chế lẫn nhau ngõ hầu giúp Thái Lan bảo đảm an ninh và “chủ quyền dân tộc” Mongkut chủ trương mở cửa,... bên ngoài [1 tr 967 – 968] 2.5 Vai trò, vị trí của vua Mongkut trong lịch sử Thái Lan Mặc dù lên ngôi vua vào tuổi ngoại tứ tuần (47 tuổi), nhưng với quá trình học tập, nghiên cứu ở trường chùa đã cho phép ông tìm ra được con đường trị quốc, an dân một cách sáng tạo, táo bạo nhưng thận trọng Mongkut đã có một tầm nhìn tiến bộ, tài tình so với các vị vua đương thời Cùng chung một điều kiện, hoàn cảnh... nhà vua, việc các tư tưởng tiến bộ của châu Âu va chạm với chủ nghĩa bảo thủ phương Đông đã gây cho ông rất nhiều mâu thuẫn Nền giáo dục của Siam trước đây hoàn toàn được tổ chức trong các chùa và các tu viện Phật giáo Song, với những tư tưởng tiến bộ của vua Mongkut đã chủ trương không chỉ xây dựng, mở mang hệ thống trường học 19 mà còn cải cách, đào tạo theo mô hình phương Tây Mongkut chủ động tìm. .. VUA MONGKUT 4 1.1 Sự hình thành triều đại Chakri ở Thái Lan 4 1.2 Tiểu sử vua Mongkut (1804-1868) 8 CHƯƠNG 2 CÔNG CUỘC CẢI CÁCH VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VUA MONGKUT .11 2.1 Bối cảnh Thái Lan thế kỷ XIX .11 2.2 Công cuộc cải cách 14 2.2.1 Tình hình kinh tế, xã hội Thái Lan trước công cuộc cải cách .14 2.2.1.1 Về chính trị, xã hội .14 2.2.1.2... thái độ cởi mở Ngay từ đầu, giới cầm uyền Siam đã vượt qua những khác biệt về dân tộc và tôn giáo, đối xử cởi mở và thân thiện với các giáo sĩ Pháp nhằm vươn tới thiết lập quan hệ chính trị, ngoại giao, quân sự với Pháp Mongkut đã trực tiếp ký lệnh ân xá cho 5 tu sĩ bị bắt Nhiều nhà truyền giáo nước ngoài lại là bạn thân, dạy ngoại ngữ cho ông Ngoài ra, nhà vua còn cho phép mở trường dòng ở Bangkok vào...CHƯƠNG 2 CÔNG CUỘC CẢI CÁCH VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VUA MONGKUT 2.1 Bối cảnh Thái Lan thế kỷ XIX Từ thế kỷ XV trở đi, thương nhân châu Âu đã đến buôn bán lẻ tẻ ở Siam và tìm cách xâm nhập vào đất nước này Trước hiểm họa xâm lăng, Siam đã thi hành chính sách “đóng cửa”, mặc dù không hề có một lệnh cấm nào đối với... 11/6/1863 chính thức công nhận sự phụ thuộc của Campuchia vào Siam Sở dĩ Siam dễ dàng đạt được điều này là vì tuy Nodorom đã lên ngôi khi Ang Dương qua đời năm 1860 nhưng nhà vua vẫn chưa chịu lễ tấn phong của Bangkok, đồng thời những nghị trượng biểu trưng cho quyền hành của nhà vua vẫn còn nằm ở Bangkok Trên cơ sở của hiệp ước 1863, vua Mongkut mời Nodorom sang Bangkok để làm lễ tấn phong Tin về Siam... Pháp ở phương Đông Đô đốc Lagrandie đe dọa rằng, việc Norodom chịu lễ tấn phong ở Bangkok sẽ là một điều sỉ nhục cho nước Pháp Trước tình hình đó, vua Mongkut đã đề nghị một biện pháp thỏa hiệp: Norodom chỉ đi Bangkok để nhận vương miện của nhà vua đang nằm ở đây mà thôi Nhưng điều này vẫn không thỏa mãn người Pháp, Norodom buộc phải phê chuẩn hiệp ước 17/4/1864 Liên tục trong ba năm liền dưới thời vua. .. biệt là viết sử biên niên mà nhà vua đầu tiên của triều đại Bangkok đã làm Mongkut còn viết nhiều sách về phong tục, tập quán của người Thái nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa Thái, nó có gí trị không những về văn học mà còn có giá trị về dân tộc học, sử học Nhà vua cũng bảo trợ việc in ấn mà các Hội Cơ đốc giáo đưa vào Mongkut đã bắt vợ con và các cung phi học tiếng Anh để mở mang kiến thức và để tiện giao... Thailand 35 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1.Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu .2 5 Bố cục đề tài 3 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TIỂU SỬ VUA MONGKUT 4 1.1 Sự hình thành triều đại Chakri ở Thái Lan . trị vì vương quốc này. 1 Để hiểu thêm về cuộc đời và những chính sách, cải cách của ông trong suốt thời gian trị vì tôi đã chọn vấn đề Tìm hiểu vua Mongkut ở Thái Lan làm đề tài Báo cáo tốt. ngoại của vua Mongkut - Phần kết luận: Khái quát lại vấn đề 3 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TIỂU SỬ VUA MONGKUT 1.1. Sự hình thành triều đại Chakri ở Thái Lan Lịch sử hình thành nhà nước Trung ương ở Siam. khi vua Rama III qua đời và ông trở thành vị vua kế ngôi. Mongkut lên ngôi năm 1851, lấy tên là Phra Chom Klao, dù người nước ngoài vẫn tiếp tục gọi ông là vua Mongkut. Năm 47 tuổi lên ngôi vua, nhưng

Ngày đăng: 10/11/2014, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w