Trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử dân tộc mỗi quốc gia, thì yêu cầu cần có một chính quyền vững mạnh ổn định để duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế văn hoá đóng vai trò quan trọng hàng đầu
Bước đầu tìm hiểu chính quyền ở Thái Nguyên thời kì Pháp thuộc (1884- 1945) LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử dân tộc mỗi quốc gia, thì yêu cầu cần có một chính quyền vững mạnh ổn định để duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế văn hoá đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Chính quyền có vững mạnh, thống nhất mới tạo điều kiện cho việc phát triển mọi mặt của đất nước. Và ngược lại, nếu nền kinh tế, chính trị, văn hoá mà phát triển tốt nó sẽ tác động trở lại, củng cố thêm hệ thống chính quyền nhà nước trung ương. Tháng 8-1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam. Sau sự đầu hàng từng bước của triều đình nhà Nguyễn, đặc biệt sau khi kí hiệp ước Harmand, thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc thiết lập nên một hệ thống chính quyền khá chặt chẽ từ trung ương tới địa phương. Chúng chia nước ta thành ba xứ: Nam kì thuộc địa, Trung kì bảo hộ và Bắc kì nửa bảo hộ. Mỗi xứ có hình thức tổ chức chính quyền riêng, với những mức độ không giống nhau để phục vụ cho công cuộc bình định và khai thác thuộc địa của chúng. Thái Nguyên với tư cách là một đơn vị hành chính cấp tỉnh được hình thành từ cải cách Minh Mệnh 1831 1 . Giống như nhiều địa phương khác Pháp đã thiết lập ở Thái Nguyên nói riêng một bộ máy chính quyền thực dân bên cạnh việc tiếp tục duy trì bộ máy quan lại địa phương làm công cụ, tay sai cho chúng. Tuy nhiên, Thái Nguyên với đặc điểm là một tỉnh miền núi, có nhiều dân tộc cư trú, lại là tỉnh vùng đệm giữa trung du và thượng du, có nguồn tài nguyên phong phú, đã trở thành một địa bàn quan trọng về các mặt, đặc biệt là về mặt quân sự, là một vị trí chiến lược mà thực dân Pháp cần nắm giữ. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc đó cũng có những nét riêng khác so với một số những địa phương trên những khía cạnh nhất định. Đồng thời nó cũng thực hiện những chức năng không nhỏ trong việc duy trì và ổn định trật tự xã hội với tư cách là một hệ thống chính quyền. 1 Nguyễn Minh Tường, Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh, tr 125 Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 1 Xuất phát từ nhận thức trên đây, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên trong thời kì Pháp thuộc (1884- 1945)” làm đề tài niên luận. Nội dung của niên luận tập trung vào việc trình bày tổ chức chính quyền Thái Nguyên thời Pháp thuộc. Trong đó chúng tôi trình bày vị trí chiến lược của Thái Nguyên, sự thay đổi về cương vực hành chính của Thái Nguyên dưới thời Pháp thuộc và nhấn mạnh bộ máy cai trị của thực dân ở Thái Nguyên với hai ngạch quan là Viên chức Pháp và quan lại người Việt. Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu tài liệu chính thống và tài liệu địa phương chúng tôi cũng đưa ra một vài nhận xét về tổ chức chính quyền này, mối quan hệ giữa hệ thống quan lại người Pháp và hệ thống quan lại người Việt và vai trò nhất định của chính quyền Thái Nguyên trong việc giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá. Cho đến nay, tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu: Tiểu chí Thái Nguyên của Echinard (Bản dịch lưu tại ban tuyên giáo tỉnh Thái Nguyên), Khởi nghĩa Thái Nguyên 80 năm nhìn lại của Sở văn hoá tỉnh Thái Nguyên- 1997, Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng tháng 8 của Dương Kinh Quốc, Lịch sử quân sự chính trị tỉnh Thái Nguyên cũng của Echinard, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (tập 1) của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên…ngoài ra còn có một số sách chuyên khảo, bài viết trên tạp chí khoa học, những luận văn, luận án cũng đề cập đến vấn đề này. Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp logic, hệ thống hoá tư liệu, phân tích tổng hợp…Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, báo cáo được chia làm ba phần: PhầnI. Chính quyền Thái Nguyên trước 1884 Phần II: Chính quyền Thái Nguyên thời Pháp thuộc Phần III: Một vài nhận xét về tổ chức chính quyền Thái Nguyên thời Pháp thuộc. Trong quá trình thực hiện niên luận này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của thầy cô giáo, bạn bè, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 2 quá trình học tập. Nhân đây tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ quý báu đó. Báo cáo cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của một số tổ chức, cơ quan địa phương, ban nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Thái Nguyên, Sở Văn hoá thông tin tỉnh Thái Nguyên, Bảo tàng và thư viện tỉnh Thái Nguyên. Là sinh viên tập sự nghiên cứu, chúng tôi còn hạn chế về mặt nhận thức và phương pháp, hơn nữa đây lại là vấn đề lớn đòi hỏi sự dày công nghiên cứu và hệ thống hoá tư liệu từ nhiều phía. Do vậy báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ dẫn của thầy cô và bạn bè để niên luận được hoàn thiện và chúng tôi cũng có thêm những kinh nghiệm trong nghiên cứu và học tập. Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 3 PHẦN I: CHÍNH QUYỀN THÁI NGUYÊN TRƯỚC 1884 1. Đôi nét về quá trình hình thành, phát triển của tỉnh Thái Nguyên đến trước 1884 Thái Nguyên được nhắc đến trong sử sách là mảnh đất có vị trí quan trọng về mặt địa lý: Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi đã nhận xét “Đấy là nơi phên dậu thứ 2 về phương bắc vậy” 2 . Năm 981, khi nhà Tống xâm lược nước ta. Vua Lê Đại Hành đã tổ chức các đạo quân đánh tan quan xâm lược do Hầu Nhân Bảo cầm đầu, trực tiếp cầm quân truy quét, tiêu diệt tàn quân Tống, bắt sống tướng giặc Quách Quân Biện trên đất Vạn Nhai (Võ Nhai ngày nay). Kể từ khi nhà Lý định đô ở Thăng Long, Thái Nguyên trở thành bức tường thành trực tiếp che chở phía bắc kinh thành. Trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1076-1077, phần phía nam đất Thái Nguyên từng là địa đầu phòng tuyến sông Cầu, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quân nhà Lý với giặc Tống. Đến đầu thế kỉ XV, giặc Minh xâm chiếm nước ta, nhân dân Thái Nguyên liên tiếp đứng dậy chống giặc. Có thể nói, các triều đình phong kiến đã chọn Thái Nguyên là một trong những vị trí phòng ngự để chống lại triều đình phương bắc, bảo vệ kinh thành Thăng Long. Thái Nguyên giữ vị trí trung tâm của vùng chiến lược phía bắc sông Hồng. Xung quanh Thái Nguyên là các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ…cũng nằm trong vùng chiến lược đó. Từ Thái Nguyên có thể kiểm soát cả những vị trí có tính chất chiến lược quyết định sự thành bại của chiến cuộc. Phía Bắc của Thái Nguyên là Cao Bằng, Hà Giang với địa hình hiểm trở là chỗ dựa vững chắc, thuận tiện cho việc ẩn náu, tổ chức địa bàn hoạt động của nghĩa quân. Còn phía nam là đồng bằng sông Hồng mầu mỡ- vựa lúa lớn của cả nước. Thái Nguyên có 3 vùng khác biệt nhau: Vùng phía nam với các phủ Phú Bình, Phổ Yên là một bộ phận của Trung châu. Thị trấn, huyện Đồng Hỷ và một nửa Phú Lương thuộc vùng Trung du. Vùng phía bắc, nghĩa là Định Hoá, nửa bắc của huyện Phú Lương và cả huyện Vũ Nhai thuộc miền thượng du 3 . Tỉnh lỵ Thái Nguyên đặt ở vị trí trung tâm tỉnh, then chốt của tất cả 2 Nguyễn Trãi, Ức trai thi tập- Dư địa chí, NXB. Văn sử học, HN 1960, tr48 3 A. Echinard, Tiểu chí Thái Nguyên, sđd tr 4 Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 4 con đường thượng du, nơi đây cũng được coi là chìa khoá mở cửa ngõ thượng du thông với trung du và trung châu, là bàn đạp để tràn về trung châu Bắc Bộ và là yết hầu để về Hà Nội. Vì vậy, Thái Nguyên là một tỉnh có quá khứ lịch sử phong phú về sự kiện và biên niên, không những về chiến tranh với kẻ địch bên ngoài mà về những biến cố lịch sử trong nước. Trong quá trình xâm lược nước ta, thực dân Pháp cũng đã nhận thấy vị trí chiến lược của Thái Nguyên, chiếm được Thái Nguyên là có thể khống chế được các tỉnh Bắc Kì. Do vậy, sau khi giành thắng lợi về mặt quân sự, Pháp đã thiết lập ở đây một bộ máy cai trị từ trên xuống dưới, đặc biệt là số lượng đồn bốt mà Pháp đặt ở Thái Nguyên đã chứng tỏ tầm quan trọng về vị trí của tỉnh này. Thái Nguyên cũng có thể coi là một vùng giàu có tài nguyên. Qua các thời đại trước, tỉnh này vẫn được người Trung Hoa cũng như người Việt coi đây là nơi giàu khoáng sản các loại. Những người Trung Hoa trước đây đã khai thác nhiều mỏ ở nơi này. Bước vào những năm đầu thế kỉ XX khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, nơi đây đã trở thành trung tâm thăm dò, khai thác của Pháp, đặc biệt là các mỏ than, sắt để cung cấp cho nền công nghiệp của chính quốc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Cánh đồng lớn nằm ở phía nam tỉnh thuộc hai phủ Phú Bình và Phổ Yên, chủ yếu là ruộng bậc thang bị cắt xẻ ngắt quãng nằm trong từng vùng của huyện miền núi cho nên mang lại sản lượng không đáng kể. Về thành phần dân tộc thì đây là tỉnh gồm nhiều dân tộc khác nhau. Ở đồng bằng có người Kinh và người Nùng, người Thổ ở những vùng cao trung bình, người Mán chiếm các vùng cao. Trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa của các dân tộc thiểu số chống lại triều đình. Chính từ yếu tố đa tộc ngưòi này, Pháp cũng đã có những chính sách cai trị riêng, thể hiện sự khôn ngoan của mình trong việc bình định các tỉnh miền núi, nhất là ở những nơi vùng sâu vùng xa, những địa bàn trọng yếu mà Pháp không thể không quan tâm. Về cơ sở vật chất của tỉnh thời kì này phải kể đến hệ thống giao thông Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 5 đường thuỷ với hai hệ thống sông- sông Cầu và sông Công. Hệ thống đường bộ với các tuyến đường thuộc địa số 3, các con đường hàng tỉnh nối các huyện, châu trong tỉnh và giữa tỉnh Thái Nguyên với các tỉnh giáp gianh. Ngoài ra phải kể đến hệ thống đường sắt và những phương tiện vận tải khác. Hệ thống giao thông này được Pháp sử dụng một cách có hiệu quả trong việc bình định và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Như vậy, Thái Nguyên hội tụ nhiều điều kiện đặc biệt hơn so với các địa phương khác trong cả nước. Là tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự cũng như chính trị của Bắc Kì, là vị trí chiến lược mà cả triều đình phong kiến trước đây và thực dân Pháp sau này cần nắm chắc. 1. Chính quyền ở Thái Nguyên trước 1884 Dưới thời Gia Long, Thái Nguyên là một trong 6 ngoại trấn (cùng với Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, An Quảng và Hưng Hoá) thuộc trấn Bắc Thành 4 .Trấn Thái Nguyên gồm 2 phủ là Phú Bình, Thông Hoá, 9 huyện là Tư Nông, Bình Tuyền, Phổ Yên, Động Hỉ, Phú Lương, Đại Từ, Văn Lãng, Võ Nhai, Cảm Hoá, 2 châu là Định Hoá, Bạch Thông. Đứng đầu mỗi trấn thời kì này là một viên quan võ, chức Trấn thủ, có hai viên quan văn, chức Hiệp trấn và Tham hiệp phụ tá. Trấn thủ đầu tiên của Thái Nguyên là Lê Văn Niệm, hiệp trấn Nguyễn Đức Tư và tham hiệp là Hoàng Đường. Thời Minh Mệnh, tổ chức hành chính các cấp cũng như xếp đặt quan chức ở Thái Nguyên có một số thay đổi đáng kể. Năm 1821, Minh Mệnh cho đổi châu Định Hoá thành Định Châu 5 . Việc tuyển lựa quan lại trị nhậm các địa phương rất được triều Nguyễn quan tâm, trước hết phải là những người có kinh nghiệm vỗ về, phủ dụ dân chúng, đặc biệt ở những địa phương xa Kinh đô. Năm 1821, triều thần tâu cử Trương Hảo Hợp làm Tham hiệp trấn Thái Nguyên nhưng Minh Mệnh cho là trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm nên không chọn. Năm 1828, Trấn thủ Thái Nguyên là Phan Văn Hài can vào án tham tang của người quan võ thuộc quyền, phải giải chức đợi xét. Hoặc như trường hợp Tham trấn Thái Nguyên là Tô Danh Hoảng, trước ở Thái Nguyên, xét hình tra tấn chết người 4 Nguyễn Minh Tường, Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh, sđd tr 31 5 Đại Nam hội điển sự lệ Chính biên, tập III, NXB Thuận Hoá 2004, sđd tr 38 Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 6 đến khi vụ việc bị phát giác, Minh Mệnh giao cho Bắc Thành tra nghị, đều phải cách chức 6 . Địa bàn Thái Nguyên được chính thức gọi là tỉnh Thái Nguyên kể từ năm 1831 dưới triều vua Minh Mạng. Từ tháng 10.1831, trên toàn quốc, trừ Thừa Thiên phủ ra, cả nước có 30 tỉnh. Bỏ các chức Tổng trấn, Trấn thủ, Tham trấn, thay bằng các chức Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh. Thái Nguyên nằm trong liên tỉnh Ninh- Thái (Bắc Ninh- Thái Nguyên), Tổng đốc Ninh- Thái là Thống chế Nguyễn Đình Phổ đặt tại Từ Sơn- Bắc Ninh. Thự lí Tuần phủ Thái Nguyên là Hiệp trấn Trần Thiên Tải, Án sát là Tham hiệp Nguyễn Dư và Lãnh binh Thái Nguyên là Vệ uý Nguyễn Văn Các 7 . Chức nhiệm cuả quan đầu tỉnh Thái Nguyên được quy định cụ thể: Bố chính sứ giữ việc thuế khoá, tài chính toàn hạt. Triều đình có ân trạch, chính lệnh gì ban xuống thì truyền đạt lại cho các người phần việc. Án sát giữ việc kiện tụng hình án trong toàn hạt, chấn hưng phong hoá, kỉ cương, trừng thanh các quan lại, kiêm coi công việc chạy trạm trong hạt, khi có những việc trọng đại, hai ty (Bố chánh và Án sát) hội đồng bàn bạc rồi trình với Tổng đốc hoặc Tuần phủ mà làm 8 . Năm 1835 nhà Nguyễn bắt đầu đặt chức Lưu quan ở Thái Nguyên thay cho Thổ quan địa phương. Chính thức bổ nhiệm quan lại của triều đình lên cai trị trực tiếp các châu, huyện xa xôi. Đây là chính sách đặc biệt mà Minh Mệnh thi hành ở “địa thế xa vắng, thổ ty không tốt, dễ hay nổi loạn”, ở địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số ở phía Bắc, trong đó có Thái Nguyên. Thái Nguyên là tỉnh mà có đồng bào dân tộc thiểu số tập trung đông, đặc biệt là người Tày, Nùng, Mán…và vì Thổ trưởng ở vùng này có thế lực rất mạnh, luôn có xu hướng nổi dậy tách khỏi chính quyền trung ương, nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn ra do vậy, Minh Mệnh đã cho bổ nhiệm lưu quan ở hầu hết các châu, huyện thuộc Thái Nguyên 9 . Thái Nguyên không có quan Đốc học, đến đầu thời Tự Đức (1848), nhà 6 Đại Nam thực lục, tập II, sđd tr 926 7 Nguyễn Minh Tường, Cải cách hành chính dưới triểu Minh Mệnh, sđd tr 131 8 Đại Nam thực lục, tập III, sdd tr 234 9 Xem phần phụ lục 2 Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 7 Nguyễn mới đặt chức Huấn đạo ở hai huyện Bình Xuyên và Phổ Yên để dạy học trò. Điều này được lý giải do Thái Nguyên hay trấn Lạng Sơn, Cao Bằng là những ngoại trấn xa, là vùng biên viễn xa nơi giáo hoá triều đình Nguyễn, học trò ít nên Gia Long đã không đặt chức Đốc học mà lấy Đốc học Kinh Bắc kiêm nhiệm. Mãi cho đến năm 1930 Minh Mệnh mới cho đặt chức Đốc học Thái Nguyên, nhưng sau đó lại bãi bỏ do Thái Nguyên hoc trò ít và chỉ cho đặt chức Giáo thụ ở phủ Thông Hoá để cho học trò theo học ở đó. PHẦN II: CHÍNH QUYỀN THÁI NGUYÊN THỜI PHÁP THUỘC (1984 – 1945) Tháng 8-1858 liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam. Ngày 25-8-1883 Triều đình Huế và cao Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 8 uỷ Pháp kí hiệp ước Hardmand chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp. Đạt được thắng lợi quan trọng này, Pháp bắt tay vào việc bình định các tỉnh Bắc Kì, trong đó ưu tiên hàng đầu là xây dựng hệ thống chính quyền thực dân trên cả 3 vùng, bao gồm cả Thái Nguyên. 2.1. Sự thay đổi về cương vực hành chính của Thái Nguyên dưới thời Pháp thuộc Từ năm 1835 tỉnh Thái Nguyên gồm 3 phủ, 2 châu 9 huyện, được phân bố như sau: + Phủ Phú Bình có 5 huyện: Tư Nông, Phổ Yên, Đồng Hỉ, Vũ Nhai, Bình Xuyên + Phủ Tòng Hoá có 3 huyện và 1 châu: huyện Đại Từ, Văn Lãng, Phú Lương và châu Định (sau đổi là Định Hoá) + Phủ Thông Hoá có 1 huyện và 1 châu: huyện Cảm Hoá và châu Bạch Thông. Ở Thái Nguyên, thời kì Pháp thuộc, chính quyền thực dân đã có những điều chỉnh về mặt hành chính cùng với một số những tỉnh khác ở Bắc Kì để phục vụ cho chính sách vừa bình định, vừa thống trị và khai thác của chúng. 20-10-1890, huyện Bình Xuyên thuộc phủ Phú Bình bị tách khỏi Thái Nguyên để nhập vào đạo Vĩnh Yên 9-9-1981 toàn bộ phủ Tòng Hoá và 4 huyện còn lại của phủ Phú Bình tách khỏi tỉnh Thái Nguyên để sát nhập vào Tiểu khu Thái Nguyên là một trong 3 tiểu quân khu thuộc Đạo Quan binh I Phả Lại. Cùng ngày, châu Bạch Thông (thuộc phủ Thông Hoá) bị tách khỏi tỉnh Thái Nguyên để sát nhập vàp tiểu Quân khu Lạng Sơn, đồng thời huyện Cảm Hoá bị sát nhập vào Tiểu Quân khu Cao Bằng. Cả hai tiểu quân khu này đều thuộc Đạo Quan binh II Lạng Sơn. Tổ chức Đạo quan binh là hình thức kết hợp chặt chẽ chính quyền quân sự với chính quyền dân sự. Nó cho phép người đứng đầu có toàn quyền huy động mọi khả năng của địa phương mình vào việc bình định, chống lại hành động nổi dậy của mọi lực lượng nổi dậy. Việc sát nhập nhiều vùng của Thái Nguyên vào các Đạo quan binh khiến cho việc bình định Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 9 các vùng này trở nên dễ dàng hơn. 10-10-1892, chính quyền thực dân lấy lại phủ Tòng Hoá, cả phủ Phú Bình từ Đạo Quan binh I Phả Lại cùng châu Bạch Thông và huyện Cảm Hoá từ Đạo quan binh II trả cho tỉnh Thái Nguyên. Kết quả là 1-11-1892 tỉnh Thái Nguyên được lập lại như cũ và dưới quyền một Công sứ như các tỉnh đồng bằng. 11-4-1900, toàn bộ phủ Thông Hoá bị tách khỏi Thái Nguyên để góp phần tạo nên tỉnh Bắc Kạn. 25-6-1901 tổng Yên Bình thuộc huyện Phú Lương bị sát nhập vào châu Bạch Thông của Bắc Kạn Vào cuối 1904-1905, tỉnh Thái Nguyên gồm 7 huyện, 1 châu với 51 tổng và 199 làng bản: Huyện, Châu Số tổng Số làng bản 1. huyện Tư Nông 8 45 2. huyện Phổ Yên 6 24 3. huyện Đồng Hỷ 5 28 4. huyện Vũ Nhai 5 15 5. huyện Đại Từ 5 21 6. huyện Văn Lãng 6 12 7. huyện Phú Lương 7 21 8. châu Định Hoá 9 33 Ngoài tỉnh lỵ là Thái Nguyên, và các huyện lỵ, châu lỵ ra, giới cầm quyền thực dân còn đặt thêm 3 trung tâm hành chính là Chợ Chu, Phương Độ và Hùng Sơn để dễ bề thống trị 10 . Cho tới đầu năm 20 của thế kỉ trước, tỉnh Thái Nguyên được chia thành 2 phủ, 3 huyện, 3 châu, với 51 tổng, gồm 227 làng như sau: Phủ, Huyện, Châu Số tổng Số làng bản 1. phủ Phú Bình 7 44 2. phủ Phổ Yên 8 36 3. huyện Đồng Hỷ 6 34 4. huyện Đại Từ 5 23 5. huyện Phú Lương 7 21 10 Sở văn hoá thông tin tỉnh Thái Nguyên, Khởi nghĩa Thái Nguyên 80 năm nhìn lại, sđd tr 37 Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 10 [...]... hội và điều khiển những hoạt động kinh tế ở địa phương 3.2 Chính quyền Thái Nguyên trong toàn bộ hệ thống chính trị Pháp ở Bắc Kì So với toàn bộ hệ thống chính trị của Pháp thiết lập ở các tỉnh Bắc Kì, tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc về cơ bản là giống với những tỉnh khác Đứng đầu tỉnh là một viên Công sứ Pháp, bên dưới là hệ thống chính quyền tay sai người Việt phục vụ đắc lực cho... chức chính quyền của các địa phương thời Pháp Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 34 thuộc nói chung và chính quyền Thái Nguyên nói riêng sẽ mang lại nhiều giá trị thông tin lịch sử, chính trị, quân sự quan trọng trên các lĩnh vực: Chính quyền thuộc điạ của Pháp ở Bắc Kì mà cụ thể là ở Thái Nguyên, vị trí chiến lược của Thái Nguyên, cách thức tổ chức bộ máy chính quyền ở một... quan lại người Việt ở tỉnh Thái Nguyên trên danh nghĩa vẫn là cấp dưới của triều đình trung ương song về mối quan hệ lệ thuộc- chi phối với trung ương thì hầu như không tồn tại 3.2 Vai trò của chính quyền Thái Nguyên trong việc giải quyết các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hoá Chính quyền ở Thái Nguyên cũng như chính quyền ở các địa phương khác dưới thời Pháp thuộc, là chính quyền mang bản chất... lượng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên (1917) Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 32 KẾT LUẬN Trên cơ sở việc tìm hiểu bước đầu tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc giai đoạn 1884- 1945 có thể nêu lên mấy kết luận sau đây: 1 Sau những hoạt động đánh chiếm, tổ chức chính quyền là công việc đầu tiên của thực dân trước khi bước vào công... Pháp mới chính thức đưa quân tới đóng tại thành Thái Nguyên và bắt đầu thiết lập tổ chức chính quyền thực dân tại đây 3 Tổ chức chính quyền thực dân ở Thái Nguyên thực chất là việc xây dựng và thiết lập hệ thống quan lại thực dân Pháp trùm lên trên hệ thống quan lại vốn có từ trước của người Việt ở Thái Nguyên, chính quyền nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…để chính quyền ấy... VÀI NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN THÁI NGUYÊN THỜI PHÁP THUỘC 3.1 Mối quan hệ giữa hệ thống quan lại người Pháp và hệ thống quan lại người Việt trong hệ thống chính quyền Thái Nguyên Như đã nói, hệ thống chính quyền ở Thái Nguyên gồm hai bộ phận: hệ thống quan lại người Việt và hệ thống quan lại người Pháp Đứng đầu hệ thống quan lại người Pháp là Công sứ và phó Công sứ nắm quyền giám sát và kiểm soát... khai thác và bóc lột thuộc địa, phục vụ cho lợi ích kinh tế của chúng 5 Trong quá trình nghiên cứu về tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời kì Pháp thuộc (1884- 1945) chúng tôi nhận thấy, so với tổng thể hệ thống chính trị của Pháp thiết lập ở các tỉnh Bắc Kì thì tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên về cơ bản là giống với những tỉnh khác Nhưng bên cạnh đó cũng có những nét riêng khác xuất phát từ vị trí... bóc lột và vơ vét Trong thời kì đầu bộ máy chính quyền này hoạt động chủ yếu trong việc đàn áp những cuộc nổi dậy của nhân dân như: khởi nghĩa Yên Thế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, khởi nghĩa của A Cốc Thượng, khởi nghĩa của Mã Mang, sau này là khởi nghĩa Binh lính Thái Nguyên (1917) và những cuộc khởi nghĩa khác trong và ngoài tỉnh Chính quyền ấy thông qua hệ thống chính quyền tay sai đã tiến hành... tỉnh giáp danh biên giới với Thái Nguyên, các tỉnh trong đạo quan binh Phả Lại, Đạo quan binh Lạng Sơn… thì chính quyền Thái Nguyên đều có mối liên hệ mật thiết Điều này thể hiện trong việc phối hợp giữa chính quyền Thái Nguyên với chính quyền của các tỉnh trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, đặc biệt là sự phối hợp qua lại giữa chính quyền thực dân ở Thái Nguyên với hai hai tỉnh Bắc... xử khôn ngoan của thực dân Pháp trong việc giải quyết và lợi dụng vấn đề dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 6 Chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc là sự kết hợp của hệ thống quan lại người Pháp và hệ thống quan lại người Việt nhằm mục đích phục vụ cho công cuộc khai thác và bóc lột của thực dân Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bộ máy chính quyền Thái Nguyên không còn vai trò gì