Vai trò của chính quyền Thái Nguyên trong việc giải quyết các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hoá

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu chính quyền ở Thái Nguyên thời kì Pháp thuộc (1884- 1945) (Trang 29 - 31)

30 Phan Khoang, Việt Nam Pháp thuộc sử,

3.2. Vai trò của chính quyền Thái Nguyên trong việc giải quyết các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hoá

đề về chính trị, kinh tế, văn hoá

Chính quyền ở Thái Nguyên cũng như chính quyền ở các địa phương khác dưới thời Pháp thuộc, là chính quyền mang bản chất thực dân, vì thế chức năng chủ yếu của nó là đàn áp, bóc lột và vơ vét. Trong thời kì đầu bộ máy chính quyền này hoạt động chủ yếu trong việc đàn áp những cuộc nổi dậy của nhân dân như: khởi nghĩa Yên Thế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, khởi nghĩa của A Cốc Thượng, khởi nghĩa của Mã Mang, sau này là khởi nghĩa Binh lính Thái Nguyên (1917) và những cuộc khởi nghĩa khác trong và ngoài tỉnh. Chính quyền ấy thông qua hệ thống chính quyền tay sai đã tiến hành những hoạt động vơ vét, bóc lột nhân dân như cướp đất, mở đồn điền, khai thác triệt để những tài nguyên của địa phương, đặc biệt là hoạt động khai thác mỏ với quy mô tốc độ ngày càng lớn và đi với nó là nạn thuế má nặng nề…Song chính quyền này vẫn có những giá trị, vai trò nhất định đối với một số hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội ở địa phương.

Trước hết, trong lĩnh vực kinh tế: Những chính sách của chính quyền thực dân từ các bộ phận như Hội đồng hàng tỉnh, Hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính Bắc kì cũng đã tác động đến nền kinh tế, tài chính trong tỉnh làm cho nền kinh tế trong tỉnh có sự biến đổi lớn. Chính sách “Tiểu đồn điền”31đã được viên Công sứ 31Andrew Hardy- Chính sách tiểu đồn điền của Pháp ở trung du bắc Việt Nam, Tìm hiểu kết quả của việc cấp đất

Thái Nguyên Echinard đặc biệt chú trọng và phát triển ở Thái Nguyên. Trong công nghiệp là những hoạt động khai mỏ, về khách quan thì hoạt động khai mỏ đã có tác động đến đời sống kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Sự ra đời của các hầm mỏ đã từng bước phá vỡ cơ cấu kinh tế xã hội truyền thống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Cùng với quá trình đó là sự ra đời của đội ngũ công nhân mỏ Thái Nguyên, một đội ngũ ngày càng trưởng thành về ý thức chính trị giai cấp.

Về chính trị: Nổi bật nhất là những chính sách của chính quyền thực dân về vấn đề dân tộc thiểu số. Ở Thái Nguyên, bên cạnh việc tiếp tục duy trì bộ máy quan lại người Việt mà chủ yếu là của người kinh, thì Pháp có cho xây dựng hệ thống chính quyền riêng của một vài dân tộc thiểu số, theo đó người Dao có đồng trưởng, Chánh Mán ở cơ sở, quản chiều, phó quản chiều ở cấp châu…Bọn thực dân ra sức tuyên truyền bộ máy này, coi như là quyền tự trị của dân tộc. Thực chất là Pháp muốn lừa bịp nhằm khơi dậy mâu thuẫn dân tộc để chúng dễ bề cai trị và bóc lột.

Trong xã hội vai trò của chính quyền ở Thái Nguyên là thực hiện chức năng quản lý, do vậy nó vẫn giữ vai trò bình ổn và duy trì trật tự xã hội. Và có một lợi ích mà người dân dễ nhận thấy dưới chế độ này là nhờ sự có mặt của quân đội Pháp mà sự an ninh ở các làng mạc, thôn xóm được bảo đảm hơn, người dân cũng được yên ổn, hạn chế phần nào sợ cướp bóc giặc giã là nạn xảy ra thường xuyên trước đây. Đặc biệt như đã trình bày, chính sách của chính quyền thực dân đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp đã khiến cho Thái Nguyên trở thành tỉnh có đội ngũ đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam: đó là đội ngũ công nhân ngành mỏ. Đội ngũ này cũng có sự đóng góp cho truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam bởi cuộc đấu tranh của hơn 450 công nhân mỏ Lang Hit (6.1913).

Mặc dù nằm ngoài mục tiêu của chủ nghĩa thực dân, trên lĩnh vực văn hoá ở Thái Nguyên vẫn diễn ra quá trình phát triển giáo dục và mở mang văn hoá với những kết quả nhất định. Đầu những năm 30 trong toàn tỉnh có 2 trường tiểu học kiêm bị, giành cho nam học sinh tại thị xã Thái Nguyên và Chợ Chu, 1

trường kiêm bị giành cho nữ học sinh ở thị xã, 16 trường sơ học ở các địa

phương32…cơ sở vật chất bước đầu cũng được xây dựng ở mức độ nhất định.

Tóm lại, chính quyền Thái Nguyên mặc dù là chính quyền thực dân nhưng cũng có những vai trò nhất định trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị và xã hội của địa phương. Nó vừa thực hiện chức năng đàn áp, bóc lột và mức độ nào đó là khủng bố những phong trào yêu nước của nhân dân nhưng trên những khía cạnh nhất định vẫn có giá trị và ý nghĩa trong đối với việc duy trì trật tự an ninh xã hội và điều khiển những hoạt động kinh tế ở địa phương.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu chính quyền ở Thái Nguyên thời kì Pháp thuộc (1884- 1945) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w