1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NHA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

130 683 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

-

Nguyễn Thị Phong Lê

TÌM HIỂU VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG

TRÌNH VĂN HỌC NGA Ở TRƯỜNG PHỔ

THÔNG THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn

Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010

Trang 2

LỜI TRI ÂN

Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình quý báu của các thầy cô, gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp

Tôi xin gửi nơi đây lòng tri ân sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Văn, các thầy cô đã giảng dạy, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Ban giám hiệu và tổ bộ môn văn trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Nha Trang Tôi xin đặc biệt tri ân Tiến sĩ Trần Thị Quỳnh Nga – người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn Xin cám ơn các thầy cô, cám ơn gia đình và tất cả bạn bè, đồng nghiệp…

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2010 Nguyễn Thị Phong Lê

Trang 4

Từ thời cổ - trung đại, văn học đã chiếm giữ vị trí trung tâm, trở thành tiếng nói đầy quyền uy trong sân chơi văn hóa Không giống như các ngành nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng nên hình tượng nghệ thuật - “văn học là nghệ thuật của ngôn từ” [61, tr.183] Vì thế, hình tượng ngôn từ trong sáng tác văn học trở thành chỉnh thể thống nhất của hai mặt đối lập thống nhất với nhau, không thể tách rời Một mặt, đó là loại hình tượng rất giàu giá trị tạo hình Mặt khác,

từ trong bản chất sâu xa, thế giới nghệ thuật được mở ra từ hình tượng ngôn từ chỉ là thế giới của lời

và của ý niệm Do đó, người đọc muốn hiểu được thế giới đầy hình tượng của văn học cần có trí tưởng tượng mãnh liệt và khả năng liên tưởng phong phú mới chạm tay vào được lớp vỏ bên trong của văn học nghệ thuật

Chỉnh thể thống nhất của hai mặt đối lập đó đã biến hình tượng ngôn từ văn học thành hình thức biểu đạt và kiểu tư duy tổng hợp độc đáo Đó là “kiểu tư duy của vô thức lập thể (giống như trong huyền thoại, tôn giáo, văn hóa dân gian, hoặc âm nhạc và nghệ thuật sân khấu trong hoạt động chuyên nghiệp), của tình cảm mãnh liệt và những xúc động trực tiếp trước hiện thực (giống như trong các hoạt động văn nghệ - thẩm mĩ), lại vừa là kiểu tư duy đầy thông tuệ của lí trí con người (giống như trong các công trình nghiên cứu khoa học)” [67, tr.5]

Không phải ngẫu nhiên mà văn học được xem là “cuốn sách giáo khoa về cuộc sống” [67, tr.5] bởi trong nó luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó với tiếng nói của lĩnh vực hoạt động nhận thức chân lí, khám phá bản chất, quy luật của thế giới khách quan Để hiểu cuộc sống, để hiểu con người,

để có thể hình dung một cách sinh động thời đại đã qua, có ý kiến cho rằng chỉ cần đọc tác phẩm văn chương Điều này có lí khi xem văn học như “chiếc gương soi” của cuộc sống Do vậy, đối tượng nhận thức và nội dung của văn học là cuộc sống muôn màu muôn vẻ, trong đó chủ yếu là cuộc sống của con người, là tư tưởng, tình cảm, tâm hồn con người

Lã Nguyên trong bài viết “Vị thế của văn học trên sân chơi văn hóa trong tiến trình lịch sử”

đã viết rằng: “Văn học sở dĩ luôn chiếm vị trí trung tâm của đời sống văn hóa - xã hội còn bởi vì nó

là một dạng hoạt động tác động Nó tác động tích cực tới thế giới quan của người đọc, góp phần hình thành ở họ những tín niệm đạo đức, thị hiếu thẩm mỹ, quan điểm tôn giáo, chính trị và cả

Trang 5

những tri thức triết học, khoa học…[67, tr.6]” Để làm được điều này, văn học phải tác động đến người đọc thông qua “thi pháp nghệ thuật và ngôn ngữ hình tượng” [67, tr.6] Hai yếu tố này sẽ giúp người đọc đọc được những lớp nghĩa hàm ngôn ẩn trong mỗi văn bản văn học cùng những điều không tồn tại bên trong tác phẩm Đó chính là thế giới của văn học mà người đọc cần khai phá, cần thấu hiểu về thế giới cuộc sống bên ngoài tác phẩm văn học

Mỗi nhà văn, nhà thơ mang trong mình một sứ mệnh lịch sử quan trọng là truyền bá nền văn hóa dân tộc của mình ra ngoài thế giới Sứ mệnh lịch sử ấy được kết tinh trong từng tác phẩm văn học, từng hình tượng nghệ thuật tiêu biểu để làm nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

Xét trên tổng thể, văn học trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người lại càng không thể thiếu trong môi trường giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông Đây là nơi các em học những bài học đầu tiên về cuộc sống, về những mối quan hệ giữa văn học với đời sống xã hội

Với các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, học văn học là cách tiếp cận gần hơn với thế giới con người phong phú, đa dạng, là cách tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau, với những sắc tộc và ngôn ngữ khác nhau để từ đó hiểu thêm về sắc thái đa dạng của sự đa văn hóa nhân loại

Hơn nữa, văn học là nhịp cầu nối các loại hình nghệ thuật không gian với nghệ thuật thời gian, nghệ thuật tạo hình với nghệ thuật biểu hiện [67, tr.5] Văn học không chỉ tồn tại trong môi trường văn học dân tộc mà còn tỏa sáng trong các nền văn học khác của nhân loại Học văn học nước ngoài là một trong những cách để so sánh vị thế “lấp lánh” của văn học dân tộc trên văn đàn thế giới, từ đó, tìm ra chính xác chỗ đứng của văn học dân tộc trong lòng công chúng yêu văn học

và cũng là một trong những lí do giúp chúng ta nhận ra sự tiếp biến văn hóa nói chung và văn học nói riêng giữa các vùng miền trên thế giới Đây không chỉ là cơ hội giúp văn hóa, văn học Việt Nam tiến gần hơn với văn hóa, văn học thế giới mà còn là cách giúp các nhà nghiên cứu định hình rõ những nét giao thoa giữa các nền văn học nghệ thuật trên thế giới với văn học nghệ thuật dân tộc Việt Nam

Song nếu chỉ có văn học dân tộc thì chưa thể là “tấm gương soi” phản chiếu đầy đủ cuộc sống vốn phong phú và phức tạp Những tri thức về đời sống xã hội, lịch sử văn hóa… không chỉ tồn tại trong văn học Việt Nam mà cả trong văn học nước ngoài Những phương diện văn hóa dân tộc, cuộc sống lịch sử, xã hội, triết học, tôn giáo, tính cách con người, chân dung tinh thần của dân tộc chỉ tồn tại trong các tác phẩm văn học của dân tộc ấy Học văn học nước ngoài là cách giúp các

em mở một cánh cửa vào thế giới, vào cuộc đời và tâm hồn con người trên toàn nhân loại Thông qua những tác phẩm văn học nước ngoài, các em có thể so sánh, đối chiếu mối quan hệ gần gũi về thể loại, đề tài… giữa văn học Việt Nam với văn học nước ngoài, giữa các nền văn học với nhau, đồng thời tiếp nhận sự giao thoa, những quan hệ ảnh hưởng giữa các nền văn hóa, văn học với nhau

Trang 6

Vì vậy, việc xây dựng và ngày càng hoàn thiện một chương trình văn học nước ngoài đáp ứng nhu cầu của xã hội, bạn đọc giáo viên và học sinh là quy luật tất yếu của sự phát triển giáo dục 1.2 Thực trạng dạy học văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay

Hiện nay, qua các kênh thông tin đại chúng, các kì thi Đại học, Cao đẳng, các kết quả điều tra, khảo sát xã hội học, chúng ta nhận thấy rằng thực trạng dạy học văn chưa thỏa mãn mục tiêu giáo dục môn học đề ra, trong đó có phần văn học nước ngoài

Không những thế, việc xây dựng chương trình văn học nước ngoài, chọn lựa các tác giả, tác phẩm đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông đang là câu hỏi lớn của không ít nhà giáo dục quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh Công việc này phải dựa trên những kết quả của nghiên cứu khoa học Việc xây dựng chương trình sao cho có sự hấp dẫn, khơi niềm hứng thú, say

mê các em học sinh và cả giáo viên khi đến với các tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài là điều không đơn giản Đặc biệt, văn học Nga lâu nay vẫn được xem là mảng văn học có nhiều thế hệ bạn đọc học sinh đón đợi nhiều nhất cũng ở trong tình trạng tương tự Thực tế cho thấy, giáo viên và học sinh chưa thực sự thỏa mãn khi tiếp xúc với một khối lượng tác giả, tác phẩm của nền văn học Nga

đa dạng và phong phú xuất hiện trong chương trình Ngữ văn hiện hành

Xuất phát từ thực trạng dạy học văn nói chung, văn học nước ngoài và văn học Nga nói riêng, theo định hướng của những phân tích ở trên cùng những băn khoăn trăn trở trong quá trình trực tiếp giảng dạy và tìm hiểu chương trình văn học Nga ở trường phổ thông, chúng tôi chọn đề tài

“Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục” như một thể nghiệm góp phần nâng cao chất lượng của việc xây dựng, biên soạn chương trình Ngữ văn Từ một góc độ khác, đề tài cũng mong muốn trên cơ sở của những nội dung đã triển khai hình thành một hệ thống bài đọc ngoại khóa văn học Nga phục vụ trực tiếp cho việc dạy học văn học Nga theo chương trình hiện hành

Thứ hai, là những công trình nghiên cứu việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Nga trong nhà trường phổ thông

Trong hướng nghiên cứu thứ nhất, có thể kể ra đây một số công trình tiêu biểu như:

+ Lịch sử văn học Nga - Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên - NXB Giáo dục - 1999

Trang 7

+ Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX - Hoàng Xuân Nhị - NXB Giáo dục - 1962

+ Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỉ XIX - Trần Thị Phương Phương - NXB Khoa học xã hội, Hội nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP HCM - 2006

+ Thi pháp tiểu thuyết L Tônxtôi - Nguyễn Hải Hà - NXB Giáo dục - 1992

+ Thi pháp nhân vật trong sông Đông êm đềm của Sôlôkhôp - Nguyễn Thị Vượng - NXB Giáo dục

- 2007

+ Thơ ca Nga - Tiến trình và giá trị - Trần Thị Phương Phương - Đề tài cấp Bộ - 2009

+ Tiếp nhận văn xuôi Nga thế kỉ XIX ở Việt Nam - NXB Giáo dục - 2010

Vấn đề giảng dạy văn học Nga trong nhà trường phổ thông cũng được nhiều tác giả đề cập

đến Một số công trình đáng chú ý như: Văn học Nga trong nhà trường [47], Tác giả , tác phẩm: A Puskin và Tôi yêu em [48], A Puskin - Mặt trời thi ca Nga [77] v.v…

Trong cuốn Văn học Nga trong nhà trường tác giả Hà Thị Hòa đã tập hợp những bài viết, bài

nghiên cứu có liên quan đến chương trình văn học Nga trong nhà trường như một tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trường phổ thông Cuốn sách đi sâu vào giới thiệu những bài viết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của một số nhà văn như: A Puskin, L Tônxtôi, A Sêkhôp, X Êxênin, M Gorki, M Sôlôkhôp cùng những bài phân tích, bình giảng một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà thơ, nhà văn Nga đã nêu Đồng thời, cuốn sách cũng tập hợp một số bài thơ, trích giảng trong chương trình văn học Nga nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc những tư liệu cụ thể về nền văn học Nga vốn đa dạng và phong phú

Qua những cuốn sách như Tác giả , tác phẩm: A Puskin và Tôi yêu em [48], A Puskin - Mặt trời thi ca Nga [77] …v.v… có thể thấy: nhìn chung, tất cả các tác giả từ góc độ nghiên cứu của

mình, đều góp phần vào việc cung cấp tư liệu giúp giáo viên và học sinh bổ túc thêm những kiến thức về tác giả, tác phẩm đó

Song hành cùng những cuốn sách trên còn có một số bài báo cũng đề cập đến các tác giả văn

học Nga trong nhà trường như: Đào Tuấn Ảnh với Sêkhôp và Nam Cao - một sáng tác hiện thực

kiểu mới [2], Cách tân nghệ thuật của A Sêkhôp [3], Phong Lê với Sêkhôp và Nam Cao - nhìn từ hai nền văn học [55], và Phạm Vĩnh Cư với Sêkhôp - nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch [26]…v.v…

Để giúp giáo viên và học sinh dạy và học tốt tác giả, tác phẩm văn học Nga trong chương trình phổ thông, một số bài viết tiệm cần gần với các tác giả, tác phẩm cụ thể như: Ngô Tự Lập có

bài Tôi yêu em, bài thơ không hình ảnh [54], Lê Nguyễn Cẩn có bài Dạy tác phẩm Sêkhôp trong nhà

trường [25], Nguyễn Văn Đường có bài Tổ chức hướng dẫn học sinh lớp 11 THPT học truyện ngắn Người trong bao của A Sêkhôp [31], Lê Thị Thu Hiền có bài Người trong bao - một truyện ngắn đặc sắc của A P Sêkhôp [45], Trần Thị Quỳnh Nga - Tiếp cận tác phẩm “Người trong bao” của Sêkhôp trong nhà trường [65], Nguyễn Hải Hà có bài Về giá trị của bài thơ Thư gửi mẹ của Êxênin

Trang 8

[40]…v.v… Tựu trung lại, các bài viết trên đã chỉ ra những vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận và giảng dạy các tác phẩm trên sao cho đúng với tinh thần và giá trị của tác phẩm

Trong sự quan tâm của chúng tôi, vấn đề xây dựng chương trình mới là trọng tâm đáng chú ý của luận văn Liên quan trực tiếp đến việc xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ

thông, chúng tôi thấy có các công trình tiêu biểu như: Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài [91] của tác giả Phùng Văn Tửu, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể [29] của

Nguyễn Viết Chữ…v.v…

Trong cuốn sách Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài [91] tác giả Phùng Văn Tửu chỉ

rõ quan điểm là “nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp đang trực tiếp giảng dạy phần văn học này” [91, tr.3] mà chưa “bàn đến nội dung chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông” [91, tr.3] Vì thế, cuốn sách chỉ giới hạn trong ba vấn đề, tập trung vào các tác phẩm văn học Pháp:

Thứ nhất: Văn học dịch và phương hướng tiếp cận;

Thứ hai: Luận bàn về một số áng văn hay (chủ yếu là văn học Pháp);

Thứ ba: Để cảm thụ và giảng dạy tốt hơn

Gần đây trong sách Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể [29] tác giả

Nguyễn Viết Chữ đề cập đến vấn đề cấu trúc, nguyên tắc xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông Tác giả dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn để đề ra những nguyên tắc căn bản cho việc lựa chọn và giảng dạy văn học nước ngoài Theo tác giả, việc chọn lựa kiến thức đưa vào chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông “chưa được nghiên cứu một cách

hệ thống” và còn “nhiều hạn chế” [29, tr.158] Vì thế, việc đề ra những yêu cầu có tính nguyên tắc khi chọn lựa tác phẩm văn học nước ngoài cũng là một cách để “chấn hưng” nền giáo dục hiện nay

Ngoài ra, còn có một số bài viết nhỏ lẻ, đăng trên các tạp chí chuyên ngành Trong bài viết

Về chỗ đứng của môn văn học nước ngoài trong nhà trường [90] tác giả Phùng Văn Tửu chỉ ra

rằng: “Từ sau cách mạng tháng Tám, chương trình văn học nước ngoài trong nhà trường từng bước được mở rộng, khắc phục dần những chỗ hổng về kiến thức phổ thông của các thế hệ học sinh trước kia Tuy nhiên, cho đến nay, cách bao quát văn học thế giới chia thành ba mảng chưa thật hợp lí - văn học châu Á, văn học phương Tây, văn học Nga - xô viết - nên nhiều mảng văn học thế giới còn trống vắng trong chương trình” [90, tr.53] Theo tác giả, việc học văn học nước ngoài trong trường phổ thông là “dịp để học sinh tiếp xúc với đỉnh cao của tinh thần văn hóa nhân loại một cách có hệ thống và có bài bản, hướng dẫn, tránh được sự mò mẫm cũng như các phiến diện lệch lạc” [90,

tr.53] Vì thế, chỗ đứng của môn văn học trong nhà trường [90] trở nên đáng quan tâm hơn bao giờ

hết Không những thế, “chỗ đứng” còn thể hiện ở việc “giảng dạy môn văn học nước ngoài bằng

Trang 9

tiếng Việt và thông qua bản dịch” [90, tr.52] Đây là vấn đề mang tính “bất đắc dĩ nhưng tất yếu” [90, tr.55], và cần thiết nhất khi tiến hành xây dựng chương trình văn học nước ngoài

Cùng quan điểm với Giáo sư Phùng Văn Tửu, Vũ Quốc Anh trong bài viết Văn học nước

ngoài trong chương trình văn học phổ thông trung học [1] cũng nhận định: “Để chuyển tải những

giá trị của các tác phẩm văn học nước ngoài đến học sinh có vô vàn khó khăn… những bản dịch có chất lượng dịch thuật tốt nhất cũng không thể nào lột tả hết những tư tưởng và phong cách nghệ thuật của tác giả cũng như đặc sắc riêng của từng nền văn học, từng ngôn ngữ văn học” [1]

Tác giả Phương Thanh trong bài viết Sự chênh lệch về kiến thức: biên soạn phần văn học

nước ngoài trong sách văn học [83] cho rằng: “Phần văn học nước ngoài trong chương trình của lớp

10 và lớp 11 được cả người dạy và người học đánh giá là có sự biên soạn công phu nhất Sự công phu này được thể hiện ở phần trình bày có hệ thống, tranh ảnh, minh họa…” [83].Song, việc người biên soạn chú trọng quá vào những tác giả, tác phẩm nổi tiếng mà quên mất một việc, đó là “sự chênh lệch về kiến thức văn học giữa các thầy cô giáo và ngay cả bản thân học sinh (…) càng không thể đồng nhất trình độ thẩm thấu tác phẩm văn học giữa họ” [83] Theo tác giả, “để việc giảng dạy văn học nước ngoài có hiệu quả hơn, thiết nghĩ các nhà biên soạn sách giáo khoa nên chọn lựa kỹ càng hơn nữa, cũng như để tâm đến xuất xứ của tác giả, tác phẩm hoặc nếu đưa phần trích dịch cũng nên kèm đôi dòng tóm tắt tác phẩm cho cả người học và người dạy cảm thấy thoải mái hơn trong việc tiếp cận tác phẩm” [83].

Trong những năm gần đây, việc triển khai nghiên cứu vấn đề xây dựng chương trình văn học Nga từ góc độ cụ thể tuy có được tiến hành nhưng nhìn chung vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, số lượng các công trình, bài viết về vấn đề này còn quá ít, mới dừng lại ở những gợi ý Theo nguồn tư liệu của chúng tôi, năm 2010 Tiến sĩ Trần Thị Quỳnh Nga đã xuất bản

cuốn Văn học Nga xô viết ở trường Trung học phổ thông [66] Theo tác giả, chương trình văn học

nước ngoài và văn học Nga nên “ưu tiên giới thiệu càng nhiều càng tốt những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ để tạo hứng thú, nâng cao năng lực đọc thẩm mĩ cho học sinh, hướng học sinh đến việc phát hiện và rung động trước vẻ đẹp của tác phẩm” [66, tr.42]

Trước đây, vấn đề chương trình văn học Nga trong nhà trường phổ thông cũng được một số

nhà nghiên cứu đề cập đến ở cấp độ bài báo như: Giáo sư Nguyễn Hải Hà có bài viết Văn học Xô

viết trong trường trung học phổ thông (Tạp chí văn học số 6 năm 2001) bày tỏ quan điểm về sự lựa

chọn ba tác giả văn học Xô viết trong sách Văn 12 là Gorki, Êxênin và Sôlôkhôp “chứng tỏ chúng ta

trân trọng và đánh giá cao thành tựu của văn học Nga - Xô viết” [38] Theo tác giả, trong bối cảnh còn nhiều tranh luận nóng bỏng về chính trị, việc “lựa chọn những gì đã tương đối ổn định” [38] là việc nên làm

Trang 10

Tiến sĩ Trần Thanh Bình trong bài viết Mấy ý kiến về nguyên tắc xây dựng chương trình văn

học nước ngoài đăng trên Tạp chí Giáo dục, 2009, số 211 cũng bày tỏ quan điểm về những khiếm

khuyết trong quá trình xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông Việc xây dựng chương trình theo nguyên tắc đồng tâm như hiện nay đem lại hiệu quả không cao cho quá trình tiếp nhận văn học nước ngoài của bạn đọc học sinh, đồng thời làm giảm khả năng tiếp nhận các văn bản mới của học sinh về nền văn học đó Nên chăng, thay vì xây dựng theo nguyên tắc này, chúng ta nên thay bằng nguyên tắc tuyến tính, như thế, sự bao quát về một nền văn học nước ngoài

sẽ được giới thiệu đầy đủ hơn, tránh sự lặp lại không cần thiết Hơn nữa, khi xây dựng theo nguyên tắc này chúng ta sẽ có cơ hội giới thiệu đến giáo viên và học sinh nhiều tác giả, tác phẩm có giá trị hơn, tạo cho chương trình sự đa dạng, phong phú và mang tính hấp dẫn hơn

Tuy vậy, những cuốn sách, bài báo trên chỉ dừng lại ở những gợi ý, phác thảo mà chưa mang tính chuyên sâu Chúng ta còn rất thiếu những công trình nghiên cứu cụ thể về chương trình văn học Nga trong nhà trường phổ thông Việt Nam Thực hiện luận văn, theo chúng tôi là việc tiếp tục phát triển các ý tưởng về chương trình văn học nước ngoài và văn học Nga của các nhà nghiên cứu trước, đồng thời hiện thực hóa ý tưởng đó bằng một chương trình cụ thể tuy là một gợi ý nhỏ nhưng lại đặt

ra vấn đề lớn làm bước đệm cho việc xây dựng lại chương trình sách giáo khoa phổ thông những năm sau 2010

3 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu

Luận văn thực hiện việc tìm hiểu văn học Nga trong chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông để đưa ra những nhận xét cơ bản về văn học Nga trong chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay

Bước đầu thực hiện việc tìm hiểu văn học Nga trong chương trình văn học nước ngoài hiện hành nhằm phác thảo mảng văn học Nga ở trường phổ thông như một thử nghiệm, đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh theo định hướng đổi mới giáo dục toàn diện hiện nay

Trên cơ sở đó đề xuất phương án xây dựng một hệ thống các bài đọc ngoại khóa văn học Nga như một phụ lục nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho việc dạy và học văn học Nga theo chương trình hiện hành

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trước hết, chúng tôi tìm hiểu những tri thức lí luận đã được công bố qua các tài liệu, công trình nghiên cứu và các chuyên luận, qua đó, chọn lọc và tìm ra những điểm thích hợp để nghiên cứu, làm cơ sở cho việc tìm ra hướng đi đúng đắn khi xây dựng mảng văn học Nga trong chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay

Trang 11

Sau đó, chúng tôi nghiên cứu các tác giả, tác phẩm chọn lọc của nền văn học Nga để lựa chọn tác phẩm điển hình phù hợp với lí luận văn học, tâm lí giáo dục và văn hoá nhằm kiến nghị đưa vào khung chương trình nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát tình hình dạy và học Văn học nước ngoài nói chung và văn học Nga nói riêng ở một số trường phổ thông tại Nha Trang - Khánh Hoà, chúng tôi phác thảo chương trình văn học Nga phù hợp với nhu cầu tiếp cận của giáo viên và học sinh trong sự phát triển của xã hội

Luận văn là một trong rất nhiều những đề xuất xây dựng chương trình văn học Nga Vì thế, giới hạn của luận văn chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu mang tính thử nghiệm

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu vấn đề luận văn đặt ra, trong quá trình thực hiện, người viết đã kết hợp, vận dụng linh hoạt phương pháp nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm một cách linh hoạt, cụ thể là:

+ phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn đề, phát hiện và rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lí luận thông qua việc tìm hiểu các tư liệu, giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực: Giáo dục học, Tâm lí học, Lí luận văn học, Lí luận và phương pháp dạy học văn… có liên quan trực tiếp đến phạm vi đề tài

+ Phương pháp điều tra, khảo sát: được sử dụng để thu thập tư liệu thực tế về những tác giả, tác phẩm phù hợp và được giáo viên, học sinh yêu thích trong chương trình văn học Nga ở trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

+ Phương pháp thống kê: Thống kê, phân tích các số liệu trong quá trình điều tra, thâm nhập thực

tế ở một số trường phổ thông bổ trợ cho phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đạt được những kết quả chính xác, khách quan

+ Phương pháp quan sát tự nhiên: tham gia dự giờ một số tiết giảng văn học nước ngoài ở trường phổ thông để tìm hiểu nhu cầu hứng thú và thái độ của người dạy và học chương trình văn học Nga

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài “Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục” đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

Một là, tạo sự giao thoa giữa giáo viên - học sinh - tác phẩm, khơi nguồn hứng thú học tập từ giáo viên đến học sinh thông qua những tác giả, tác phẩm có trong chương trình vẫn chưa đem lại hiệu quả cao

Hai là, giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn lạc quan, sự say mê hứng thú hơn khi đến với chương trình văn học Nga

Ba là, thông qua việc điều tra và những thống kê sơ bộ của giáo viên và học sinh phổ thông, luận văn cũng phần nào giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn về việc xây dựng chương trình văn học nước ngoài nói chung và văn học Nga nói riêng

Trang 12

Bốn là, với hệ thống cấu trúc văn học Nga được lựa chọn đây có thể là một trong những tư liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học những tiết ngoại khóa văn học Nga theo chương trình hiện hành

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Trình bày những cơ sở lí luận liên quan đến việc xây dựng chương trình văn học nước ngoài theo tinh thần đổi mới giáo dục như: quan điểm đổi mới, mục tiêu và những nguyên tắc xây dựng chương trình văn học nước ngoài trong trường phổ thông hiện nay

Chương 2: Đề cập đến những vấn đề liên quan đến văn học Nga trong trường phổ thông như: vị trí, vai trò, cấu trúc và xu hướng đổi mới văn học Nga theo tinh thần đổi mới giáo dục Trong chương này chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu lấy ý kiến giáo viên và học sinh làm cơ

sở cho việc đánh giá cấu trúc, nội dung chương trình văn học Nga trong chương trình Ngữ văn hiện hành làm cơ sở thực tế để tiến hành xây dựng thử nghiệm chương trình văn học Nga theo định hướng mới

Chương 3: Chương này mô tả những phác thảo cụ thể về cấu trúc chương trình cũng như giá trị của tác phẩm, đoạn trích đưa vào trong chương trình Ngữ văn Trong chương này chúng tôi cũng tiến hành điều tra bằng phiếu lấy ý kiến giáo viên và học sinh về cấu trúc, nội dung chương trình văn học Nga mới xây dựng làm cơ sở thực tế để đánh giá khách quan vấn đề đã đặt ra

Trang 13

CHƯƠNG 1 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI THEO

TINH THẦN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1.1 Cơ sở xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay

Trong xu thế phát triển của xã hội, Nghị quyết số 40/2000/NQ - QH10 của Quốc hội (ban hành ngày 09 tháng 12 năm 2000) về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là “xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” [10, tr.9] Mục tiêu trên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và thích ứng với thực tiễn xã hội theo xu thế phát triển của giáo dục thế giới, đồng thời đáp ứng bốn trụ cột giáo dục thế kỉ XXI mà Ủy ban giáo dục thế kỉ XXI của UNESSCO đã đúc kết: “học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình” [88, tr.8]

Không những thế, Luật Giáo dục mới ban hành cũng đã thể hiện quan điểm đổi mới giáo dục phổ thông khác với các lần cải cách trước: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông” (Điều 29 - Mục II - Luật giáo dục - 2005) [10, tr.23]

Theo mục tiêu đó, chương trình môn Ngữ văn phổ thông đã có sự thay đổi đáng kể Ba phân môn: Văn học - Tiếng Việt - Làm văn, nay tích hợp lại thành môn Ngữ văn và gộp chung ba cuốn sách thành một cuốn duy nhất cho phép người học tiếp cận gần hơn với khái niệm “môn Văn vừa là môn công cụ vừa là môn học nghệ thuật” [60, tr.105] vì tính tư tưởng, tính tri thức, tính nhân văn, tính thẩm mĩ và tính công cụ là một thể thống nhất không thể tách rời Chương trình Ngữ văn biên soạn theo tinh thần mới không còn là sự kết hợp lỏng lẻo giữa ba phân môn mà là sự tích hợp, tức là

có sự kết hợp chặt chẽ giữa “các lĩnh vực tri thức gần nhau của các phân môn Văn, Tiếng Việt và Làm văn nhằm hình thành và rèn luyện tốt các kĩ năng đọc, nói, nghe, viết cho học sinh” [88, tr.10]

Ngoài ra, Chương trình giáo dục phổ thông (ban hành kèm theo Quyết định số BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã xác định mục tiêu của “môn Ngữ văn ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh:

16/2006/QĐ-1 Có những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, hệ thống về văn học và tiếng Việt, bao gồm: kiến thức về những tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại cơ bản của văn học Việt Nam và một

Trang 14

số tác phẩm, đoạn trích của văn học nước ngoài; những hiểu biết về lịch sử văn học và một số kiến thức lí luận văn học cần thiết; những kiến thức khái quát về giao tiếp, lịch sử tiếng Việt và các phong cách ngôn ngữ; những kiến thức về các kiểu văn bản, đặc biệt là văn bản nghị luận (đặc điểm, cách tiếp nhận và tạo lập)

2 Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành ứng dụng

3 Có tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; nâng cao

ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại” [59, tr.12]

Hướng đến mục tiêu này, phần Văn trong chương trình Ngữ văn bao gồm hai bộ phận: văn học Việt Nam và văn học nước ngoài Dạy và học văn học nước ngoài ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển tri thức toàn diện, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh Đặc biệt, văn học nước ngoài càng có ý nghĩa hơn trong đời sống hôm nay khi mà văn hóa Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang trong thời kì bước vào giai đoạn hội nhập giữa nền văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại Lênin cho rằng: Văn hóa hiện đại phải thâu tóm tinh hoa của mọi nền văn minh trước nó Sự hợp lưu này diễn ra trong quá trình hình thành nhân cách của con người theo một quy luật mang tính định hướng mà Aimatôp gọi là “gam màu riêng trong bảng

pha màu kì diệu” Vì vậy, để hội nhập với xu thế toàn cầu hóa, có thể hiểu biết các nền văn học, văn

hóa nước ngoài, “học để biết mình”, đánh giá đúng bản sắc giá trị văn học dân tộc, học sinh cần biết đến những phối cảnh rộng lớn hơn của văn học thế giới

Ở phổ thông, chương trình văn học nước ngoài trước hết nhằm phục vụ mục tiêu chung của môn Ngữ văn, sau đó là cung cấp một hệ thống tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại có tính hệ thống

về văn học, văn hóa thế giới cùng những tác giả, tác phẩm ưu tú nhất, vĩ đại nhất mà “văn học dân tộc chỉ là một bộ phận”, góp phần phát triển năng lực tư duy, năng lực đọc - hiểu, cảm thụ văn học của học sinh [10, tr.59] Bên cạnh đó, văn học nước ngoài còn bồi dưỡng cho học sinh tình yêu văn học, văn hóa thế giới, ý thức khám phá, tìm hiểu các nền văn học, văn hóa trên thế giới, từ đó có sự

so sánh, đối chiếu với những nét tương đồng của văn học dân tộc; giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại

Phù hợp với cơ sở xây dựng chương trình Ngữ văn phổ thông nói chung, chương trình văn học nước ngoài phải xây dựng trên cơ sở “kết hợp trục lịch sử văn học và trục thể loại” [10, tr.58] giúp học sinh định hình phương pháp đọc tác phẩm thông qua thể loại Muốn vậy, văn bản tác phẩm phải được lựa chọn theo thể loại và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại (khác với chương trình

Trang 15

cũ, theo lịch sử, nặng về văn học sử) Mỗi thể loại tiêu biểu cho mỗi nền văn học dân tộc sẽ được lựa chọn nhằm giới thiệu tinh hoa văn hoá thế giới, đồng thời trang bị công cụ đọc - hiểu giúp học sinh nắm bắt tri thức dễ dàng, thuận tiện hơn Những tri thức về Lí luận văn học, Lịch sử văn học trở thành công cụ tiếp nhận văn bản của học sinh trong quá trình đọc - hiểu

Những thể loại văn học truyền thống như sử thi, truyện, thơ, tiểu thuyết và kịch trong chương trình hiện hành nay được bổ sung thêm thể loại nghị luận giúp học sinh có cái nhìn so sánh, đối chiếu với các thể loại vốn có của văn học dân tộc

Tóm lại, quan điểm đổi mới chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay là một cách giúp học sinh có được “nhãn quan rộng lớn về văn học thế giới” [10, tr.59] Thông qua đó, học sinh có cái nhìn so sánh, đối chiếu những “tác phẩm có quan hệ gần gũi về thể loại, đề tài (…) giữa văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, giữa các nền văn học nước ngoài với nhau” [10, tr.59]

1.2 Nguyên tắc xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay

“Chương trình giáo dục là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức học tập, các cách đánh giá kết quả học tập (…) nhằm đạt được mục tiêu học tập đã đề ra” [27, tr.34]

Như vậy, khi xây dựng chương trình giáo dục, các nhà làm chương trình cần hoạch định công việc theo các thành tố sau:

+ Cái mà người học cần (nội dung giáo dục)

+ Cách thức dạy và học (phương pháp giáo dục)

+ Thời điểm trình bày các nội dung (trình tự quá trình giáo dục)

Để hoàn thiện ba thành tố nêu trên, chương trình giáo dục phải được xây dựng dựa trên một

số nguyên tắc tiêu biểu, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và nhu cầu thích ứng cùng sự hiểu biết của người học trong thời đại hiện nay

Đối với môn Ngữ văn nói chung và văn học nước ngoài nói riêng, hoàn thiện ba thành tố trên cũng là một trong những yêu cầu mang tính bắt buộc Chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông phụ thuộc rất nhiều vào các nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng chương trình Ngữ văn phổ thông

Thứ nhất, chương trình phải được xây dựng “từ những tiền đề cơ bản quyết định nội dung, mục đích, mức độ (…) của bản thân chương trình” [57, tr.48] Đó là những “căn cứ về bản thân học sinh, về chế độ hoàn cảnh xã hội, về thực trạng thẩm mỹ từ những dự đoán có căn cứ và bước tiến của xã hội…” [57, tr.48]

Trang 16

Hơn nữa, chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông không đơn thuần là bản thống kê tất cả các tác giả, tác phẩm hay những sự kiện văn học “Chương trình phải thể hiện một cách có ý thức, một cách toàn diện, một cách nhất quán (…) những mục tiêu đào tạo cụ thể của từng cấp, từng lớp… bằng công cụ văn học và Tiếng Việt” [57, tr.49] và những tác động của xã hội đến quá trình đào tạo này

Thứ hai, việc xây dựng chương trình môn Ngữ văn không thể không gắn liền với các ngành khoa học có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc dạy và học văn trong nhà trường phổ thông

Đó là cách giúp quá trình dạy học văn tiến lên ngang tầm với khoa học sư phạm hiện đại

Thứ ba, trong quá trình xây dựng chương trình cần xác định đúng đắn “một quan niệm mới

về kiến thức” [57, tr.50] Theo Giáo sư Phan Trọng Luận, “kiến thức chỉ thực sự trở thành kiến thức sống một khi nó được chuyển hóa vào bên trong bằng chính những hoạt động nhận thức của bản thân chủ thể tiếp nhận” [57, tr.50] Hơn nữa, bản thân kiến thức không phải là mục đích để phát triển người học sinh mà chỉ trở thành phương tiện giúp học sinh tự phát triển và hoạt động một cách sáng tạo

Thứ tư, “hệ thống kĩ năng gắn liền với kiến thức” [57, tr.51] cần được chú ý khi tiến hành xây dựng chương trình môn Ngữ văn Đây là yêu cầu mang tính bắt buộc nhằm phát huy tối đa hiệu lực phát triển của học sinh Kiến thức và kĩ năng trong chương trình phải được “sắp xếp một cách có

hệ thống, phù hợp với hệ thống khái niệm của các ngành khoa học Tiếng Việt, Văn học và Làm văn, phù hợp với tâm lí của học sinh” [9, tr.6]

Thứ năm, “sự kết hợp hữu cơ giữa kiến thức khái quát và kiến thức tư liệu theo tỉ lệ hợp lí nhất” [57, tr.52] là “chìa khóa giúp cho học sinh độc lập vận dụng và phát triển những hiểu biết đã

có một cách sáng tạo” và “phù hợp với đặc trưng cảm thụ hình tượng văn chương và phương pháp giảng dạy văn học” [57, tr.53]

Bên cạnh đó, “liên kết các phân môn và liên môn” [57, tr.55] là xu hướng tất yếu trên con đường tối ưu hóa việc giảng dạy văn học trong nhà trường

Bên cạnh những yêu cầu mang tính chỉ đạo trên, chương trình môn Ngữ văn biên soạn theo tinh thần đổi mới giáo dục phổ thông cũng đã đề ra những yêu cầu cụ thể nhằm hướng đến việc xây dựng một chương trình Ngữ văn hoàn thiện cả về chất lẫn lượng

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn - Bộ Giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản

Giáo dục - 2006, các yêu cầu về xây dựng chương trình Ngữ văn được thể hiện như sau:

Thứ nhất: Bám sát mục tiêu đào tạo

Chương trình môn Ngữ văn xây dựng theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông đã xác định đây là môn học vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật Hơn nữa, nó là môn học phản ánh thành tựu ổn định của các ngành khoa học Tiếng Việt, văn học, làm văn những năm đầu thế kỉ XXI

Trang 17

về hệ thống cấu trúc và hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt, về lí luận, lịch sử và phê bình văn học

Vì thế, có thể nói chương trình môn Ngữ văn được xây dựng phù hợp với yêu cầu thống nhất và phát triển trên cơ sở bám sát mục tiêu dạy học của từng cấp Với cấp tiểu học, môn Ngữ văn tập trung vào việc rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói nhằm trang bị cho học sinh công cụ ngôn ngữ tối thiểu để thực hiện các hoạt động học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi Ở cấp trung học

cơ sở và trung học phổ thông, việc hoàn thiện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt gắn liền với nhiệm vụ trang bị những kiến thức nền tảng về tiếng Việt, văn học, làm văn Các kĩ năng này một mặt được phát triển trên cơ sở kiến thức lí luận, mặt khác trở thành công cụ đắc lực để chiếm lĩnh kiến thức và hình thành những kĩ năng, phẩm chất mới của người lao động mới

Ngoài ra, chương trình môn Ngữ văn còn đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời

kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức Chương trình cũng trang bị cho học sinh những hiểu biết xã hội về con người, cái đẹp và phát triển năng lực giao tiếp, tư duy, góp phần hình thành năng lực hoạt động thực tiễn cho những chủ nhân tương lai của đất nước

Thứ hai: Tính kế thừa và phát triển

Một trong những nguyên tắc xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung, việc sắp xếp những chuẩn kiến thức và kĩ năng trong chương trình phải đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với khái niệm của các ngành khoa học tiếng Việt, Văn học, Làm văn và phù hợp với tâm sinh lí của học sinh

Chương trình môn Ngữ văn của các cấp học phân chia theo từng giai đoạn phát triển của tâm sinh lí học sinh Với học sinh tiểu học, việc nhận biết tri thức được chú ý nhiều hơn, từ đó hình thành cho học sinh kĩ năng tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả Sang các giai đoạn tiếp theo, học sinh cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông cần thông tin tri thức theo hướng tuyến tính nhằm góp phần củng cố nội dung giáo dục của các cấp, bậc học trước đó, đồng thời bổ sung, phát triển và nâng cao tri thức hơn nhằm hoàn thiện học vấn phổ thông Hệ thống kiến thức bao gồm các kiến thức chuẩn bị cho việc đào tạo tiếp tục sau khi tốt nghiệp phổ thông, các kiến thức trực tiếp phục vụ cho cuộc sống hiện tại của người học; kiến thức định hướng cho nghề nghiệp trong tương lai, trong đó, loại kiến thức mang tính phương pháp, giàu tính ứng dụng được chú ý

Bên cạnh đó, chương trình môn Ngữ văn một mặt tiếp thu những ưu điểm của chương trình Ngữ văn trước đây, một mặt tiếp thu những kinh nghiệm tiên tiến về giáo dục Ngữ văn của các nước

có nền giáo dục phát triển trên thế giới Do đó, chương trình môn Ngữ văn biên soạn theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phù hợp hơn với điều kiện dạy học của nước ta hiện nay

và có khả năng cải thiện đáng kể những thiếu sót trong tương lai

Thứ ba: Tính tích hợp

Trang 18

Chương trình môn Văn học và Tiếng Việt hiện nay của nước ta được xây dựng trên quan điểm tích hợp ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn thành một môn học có tên gọi là Tiếng Việt đối với tiểu học và Ngữ văn đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông

Có hai hướng tích hợp chủ yếu trong chương trình môn Ngữ văn: tích hợp theo chiều ngang

và tích hợp theo chiều dọc Tích hợp theo chiều ngang là cách “gắn kết nội dung dạy kiến thức với nội dung rèn kĩ năng, nội dung của các phần Tiếng Việt, Làm văn với nội dung của phần Văn học” [9, tr.7] Thông qua các hình tượng văn học và tình huống giao tiếp môn Ngữ văn có khả năng kết hợp với giáo dục công dân củng cố và mở rộng hiểu biết về văn hóa xã hội cho học sinh Tích hợp theo chiều dọc là cách “thiết kế những đơn vị kiến thức, kĩ năng học sau bao hàm những kĩ năng, kiến thức đã học trước ở mức độ cao hơn và sâu hơn theo nguyên tắc đồng tâm và phát triển” [9, tr.7]

Ngoài những vấn đề mang tính bắt buộc đối với tất cả các phân môn khi xây dựng chương trình, văn học nước ngoài trong trường phổ thông phải được xây dựng theo những nguyên tắc được nghiên cứu mang tính chuyên biệt Theo các tác giả Nguyễn Viết Chữ, Trần Thị Quỳnh Nga… có thể hệ thống hóa các nguyên tắc đặc thù của việc xây dựng chương trình văn học Nga trong nhà trường phổ thông gồm: Nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc lựa chọn tác giả, nguyên tắc lựa chọn tác phẩm, nguyên tắc lựa chọn bản dịch và nguyên tắc tạo dựng mối quan hệ giữa văn học dân tộc và văn học nước ngoài

1.2.1 Nguyên tắc hệ thống

Nguyên tắc hệ thống được hiểu là khi xây dựng chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông phải xác định “chương trình văn học nước ngoài như một hệ thống, trong đó mỗi nền văn học đóng vai trò như một yếu tố, có quan hệ bổ sung qua lại, tác động và quy định lẫn nhau” [66, tr.31] để thông qua văn học nước ngoài, học sinh có nhãn quan rộng lớn hơn về văn học thế giới mà văn học dân tộc là một bộ phận

Như chúng ta đã biết, chương trình văn học nước ngoài trong chương trình phổ thông vốn được xem như là cửa sổ tri thức văn hóa của nhân loại, là luồng gió mới đem đến cho người đọc - học sinh những khám phá, thích thú về một chân trời mới với những đỉnh cao văn học của nhân loại Mỗi tác phẩm đưa vào chương trình giáo dục đều có dung lượng lớn và đạt đến trình độ chỉnh thể nghệ thuật hoàn chỉnh nên việc hiểu và nắm bắt những giá trị tinh hoa của văn học nước ngoài là điều không dễ đối với giáo viên và học sinh

Hiện nay, văn học nước ngoài đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông Ngoài các nền văn học Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, cổ Hi Lạp đã xuất hiện từ trước, chương trình hiện hành đưa thêm một số tác phẩm của các nền văn học khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Mỹ - La tinh… Bức tranh toàn cảnh về nền văn học thế giới phần nào đã

Trang 19

được hoàn thiện trên mảnh đất hẹp, đóng vai trò bổ trợ lẫn nhau làm nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng của văn học nhân loại

Theo nguyên tắc hệ thống, khi lựa chọn, phân bố, sắp xếp các tác giả, tác phẩm của một nền văn học nước ngoài không chỉ bó hẹp trong quan điểm lựa chọn từng nền văn học, hoặc chú ý đến một số nền văn học tiêu biểu Việc lựa chọn này phải đặt trong cái nhìn tổng thể, tức là các tác giả, tác phẩm được đặt trong một hệ thống lớn Chỉ trong hệ thống lớn này, văn học nước ngoài mới được nhìn một cách cân đối, hài hòa, hợp lí giữa các nền văn học của các châu lục, giữa các trường phái, giai đoạn, thể loại… khác nhau Bên cạnh đó, các tác giả, tác phẩm trong chương trình văn học nước ngoài cũng phải được giới thiệu trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau với các tác giả, tác phẩm của chương trình văn học dân tộc với các kiểu văn bản, các thể loại văn học trong một hệ thống lớn hơn là chương trình Ngữ văn phổ thông Đó là cách thức định hướng học sinh bước đầu

có ý thức so sánh, đối chiếu những tác giả, tác phẩm có quan hệ gần gũi về thể loại, đề tài… giữa các nền văn học với nhau, phần nào có ý thức về sự tương đồng loại hình, quan hệ ảnh hưởng của văn học hay là sự khác biệt do bản sắc văn hóa dân tộc…

1.2.2 Nguyên tắc lựa chọn tác giả

Nhìn chung, các tác giả lựa chọn trong chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông trước hết là những tấm gương lao động nghệ thuật quên mình với những khát khao hóa giải tâm hồn, tình yêu và hạnh phúc cho con người Tuy nhiên, trong trường phổ thông, do không có điều kiện để giới thiệu hết các tác gia và tác giả của mọi nền văn học trên thế giới nên việc lựa chọn tác giả phải được thực hiện theo một nguyên tắc cụ thể Thứ nhất, trong một thời gian hạn chế “giới thiệu được nhiều tác giả hơn” [66, tr.32] và thứ hai, “những tác giả được giới thiệu không những là đỉnh cao của văn học thế giới mà còn phải thật sự là người đại diện xứng đáng cho nền văn học của đất nước, dân tộc đó” [66, tr.33]

Có thể nói rằng, người viết chỉ có thể trở thành nhà văn, thành tác giả của một tác phẩm văn học khi nó được công nhận Hoạt động viết, sáng tạo của họ mới dừng lại ở mức ham thích Khi tác phẩm có sự giao tiếp với người đọc và được người đọc công nhận, tác giả mới có tên tuổi và chỗ đứng của mình Đúng như nhà thơ Đức Hainơ đã nói: “cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ không nên tìm ở đâu khác mà phải trong chính tác phẩm của họ” [42, tr.132]

Vì thế, theo yêu cầu thứ nhất, văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn phổ thông nên sắp xếp theo nguyên tắc tuyến tính (thay cho nguyên tắc đồng tâm như hiện nay), nghĩa là những tác giả đã giới thiệu ở chương trình lớp dưới sẽ không xuất hiện ở các lớp trên Theo đó, Lỗ Tấn được

học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 với tác phẩm Cố hương nên việc giới thiệu thêm Thuốc là không cần thiết, trong khi nhắc đến Lỗ Tấn, người ta vẫn nhắc nhiều đến AQ chính truyện hơn là hai

Trang 20

tác phẩm trên Hay như, Vichto Huygô được giới thiệu là nhà viết tiểu thuyết nổi tiếng của nền văn

học Pháp thế kỉ XVIII với Những người khốn khổ chứ không phải là Đêm đại dương…

Không những thế, theo nguyên tắc lựa chọn tác giả, yêu cầu tuyển chọn tác gia - đại diện cho nền văn hóa của dân tộc đòi hỏi người biên soạn sách sự tỉnh táo nhất định Một điều dễ nhận thấy

là không ít tác gia giới thiệu trong chương trình Ngữ văn phổ thông chưa xứng đáng với vị trí và yêu cầu trên Ví dụ như văn học Nhật Bản chỉ giới thiệu mảng thơ Hai-cư nổi tiếng của nền văn học này mà thiếu hẳn phần văn xuôi - người bạn đồng hành của mọi nền văn chương trên thế giới

Trong khi đó, văn học Trung Quốc được giới thiệu trong chương trình phổ thông khá nhiều

Ngay từ lớp 6 các em đã được tiếp cận với văn học Trung Quốc thông qua câu chuyện cổ tích Cây

bút thần Ở lớp 7, các em được học khá nhiều tác phẩm thơ Đường của các nhà thơ nổi tiếng như Lí

Bạch, Đỗ Phủ… Đến lớp 10 các em lại tiếp tục nghiên cứu thơ Đường với số lượng tác phẩm đồ sộ hơn Thế nhưng, mảng tiểu thuyết cổ điển - thành công rực rỡ trên văn đàn văn học Trung Quốc lại

chỉ được giới thiệu một cách sơ lược với việc tiếp cận hai đoạn trích trong tiểu thuyết cổ điển Tam

Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung

Là người đại diện cho nền văn học Ấn Độ, Tagor được lựa chọn trong chương trình với hai

bài thơ Mây và sóng (Lớp 9), Bài thơ số 28 (Lớp 11) Dù để lại cho nhân loại hàng trăm truyện

ngắn, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, 52 tập thơ, hàng trăm ca khúc và hàng ngàn bức họa nhưng nói đến Tagor, người đọc sẽ nghĩ đến một nhà thơ trữ tình với những câu thơ lay động thế giới tâm hồn con người Nói đến Puskin, người đọc sẽ hình dung đến một nhà thơ trữ tình hơn là một nhà văn dù ông thành công trên nhiều lĩnh vực: truyện, kịch, trường ca, truyện thơ…

Tiến sĩ Nguyễn Viết Chữ cho rằng: “Chọn tác phẩm không tiêu biểu cho phong cách tư tưởng của tác giả sẽ không gây được ấn tượng đúng về bản thân tác giả hoặc hiệu lực tinh thần sẽ không cao” [29, tr.179] Vì thế, dù Puskin hay Tagor có thành công trên nhiều lĩnh vực người đọc vẫn nhớ đến các ông với danh hiệu nhà thơ trữ tình

Hơn nữa, một tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng được sinh ra từ một thiên tài Từ L Tônxtôi cho đến Gôgôn hay Lỗ Tấn viết vẫn là cách tồn tại với cuộc đời Do đó, việc lựa chọn tác phẩm đại diện cho tư tưởng, thi pháp của tác giả trong vườn hoa nghệ thuật là cách tôn trọng tài năng nghệ thuật của chính tác giả đó

1.2.3 Nguyên tắc lựa chọn tác phẩm

Nguyên tắc lựa chọn tác phẩm được hiểu là “Chương trình văn học trong nhà trường phải giới thiệu các tác phẩm có tính tư tưởng, nghệ thuật cao và phù hợp với học sinh ở lứa tuổi này hay khác” [91, t.58] Bên cạnh đó, tác phẩm được chọn phải tiêu biểu nhất cho sự nghiệp của tác giả, tức

là tác phẩm thuộc thể loại mà tác giả đạt được thành công nhất, tránh sự ấn tượng không đúng về bản thân tác giả đó của học sinh

Trang 21

Là sản phẩm được tạo ra, tồn tại tách khỏi tác giả, tác phẩm có một sinh mệnh khác so với những gì diễn ra trong tâm trí nhà văn Nó có thể tồn tại dài hơn đời một nhà văn và được tiếp nhận trong nhiều môi trường khác nhau tùy thuộc vào sự tiếp nhận của bạn đọc Dù tác phẩm văn học tồn tại khá độc lập nhưng trong nó vẫn tồn tại một chỉnh thể thống nhất giữa nội dung và hình thức Nội dung của tác phẩm bắt nguồn từ mối quan hệ giữa văn học và hiện thực Đó là quan hệ nhất định giữa con người với hiện tượng đời sống đã được phản ánh “Hình thức là sự biểu hiện của nội dung” [61, tr.252], là cách thể hiện nội dung Gơt nói rằng: “Chất liệu của nghệ thuật thì ai cũng thấy, nội dung của nó thì chỉ những ai có cái chung với nó mới thấy được”, còn “hình thức thì vẫn là bí ẩn đối với phần đông” [61, tr.252]

Để tạo dựng nên một tác phẩm hoàn chỉnh, nhà văn, trước hết, phải là người nghệ sĩ có tài năng để tái tạo cuộc sống vào trong tác phẩm của mình Mỗi nhà văn, mỗi nhà nghệ sĩ sẽ có một cách thức khác nhau để đi đến đích của nghệ thuật Mỗi cá tính, mỗi tài năng ấy sẽ tạo dựng và cho

ra đời những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc và mang màu sắc cá nhân Đó là lí do vì sao trong mỗi nền văn học, mỗi thời đại và mỗi một trào lưu văn học ra đời, độc giả vẫn tìm ra điểm thích thú của riêng mình để khám phá, tìm hiểu và trân trọng

Với mục đích tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc với càng nhiều tác phẩm của nhiều tác gia - tác giả của nhiều nền văn học khác nhau trên thế giới nên công việc lựa chọn tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm văn học nước ngoài vô cùng phức tạp

V Sêcxpia, V Huygô, M Xécvantec… là những cây đại thụ trong làng văn học thế giới với những tác phẩm vượt thời gian của nhiều thể loại khác nhau Song, khi nhắc đến Sêcxpia, nhân loại

vẫn tôn kính ông bởi thể loại kịch Những tác phẩm kịch hài, bi kịch như Hămlet, Rômeo và Juliet,

Macbet… đã lay động biết bao thế hệ bạn đọc trên thế giới từ nhiều năm qua và sẽ còn tiếp tục nữa Trăm năm cô đơn của Macket sẽ không tồn tại trong sự tiếp nhận của bạn đọc Việt Nam khi giới

thiệu trong chương trình Ngữ văn phổ thông là một văn bản nghị luận Đấu tranh cho một thế giới

hòa bình Đó là sự thiệt thòi lớn cho bản thân nhà văn và cho cả bạn đọc -học sinh Việt Nam Hay

như trường hợp của Stephen Svaig - nhà văn Áo nổi tiếng với những truyện ngắn như Ngõ hẻm dưới

ánh trăng, Những bức thư không gửi… Bạn đọc sẽ khó hình dung ra ông khi giới thiệu bài viết về

chân dung văn học Đôxtôiepxki

Hơn nữa, việc lựa chọn tác phẩm tiêu biểu không chỉ dừng lại ở cấp độ tác phẩm mà quan trọng là làm cách nào để giới thiệu được những đoạn trích tiêu biểu cho tác phẩm đó Việc giới thiệu

tiểu thuyết Rôbinsơn Crusô (Đ Đipho) trong chương trình Ngữ văn lớp 9 là để khẳng định sức

mạnh, nghị lực và trí tuệ của con người có khả năng khuất phục thiên nhiên, hoàn cảnh và bắt thiên nhiên, hoàn cảnh phải phục vụ cho cuộc sống của con người Như vậy, tiêu biểu cho giá trị tư tưởng của tác phẩm này phải là những đoạn trích miêu tả cảnh dựng nhà, săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi hay

Trang 22

những lúc vật lộn với cô đơn, bệnh tật… của Rôbinsơn chứ không phải là đoạn trích miêu tả ngoại hình của anh ta như sách giáo khoa đang sử dụng

Nếu như tác giả, tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn phải tiêu biểu cho một nền văn học nhất định thì đoạn trích không những tiêu biểu cho tác giả, tác phẩm mà còn phải phù hợp với mục tiêu giáo dục nói chung và chương trình Ngữ văn phổ thông nói riêng Khi giới thiệu

Những người khốn khổ của Huygô, đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được tuyển

chọn vào chương trình Song, xét kĩ, đoạn trích này chưa thật hợp lí Một trong những nội dung cơ bản của đoạn trích này là phê phán thanh tra Giave - công cụ tàn ác, mất hết tính người của chế độ

tư bản Nhưng trong giai đoạn hiện nay, khi mà xu thế xã hội ngày một phát triển, nhà trường và xã hội đang ra sức đẩy mạnh cuộc vận động, tuyên truyền người dân sống và làm việc theo pháp luật, việc giới thiệu một Giave nguyên tắc, cứng nhắc trong nhiệm vụ bảo vệ pháp luật có phải là sự hợp

lí? Điều này có thể dẫn đến cái nhìn lệch lạc của học sinh khi nghĩ đến Những người khốn khổ Nên

chăng, chúng ta nên chọn những đoạn trích tiêu biểu hơn, phù hợp hơn với tâm lí tiếp nhận của học sinh và cả tiêu biểu cho phong cách, tư tưởng của tác giả như những đoạn miêu tả về pháo đài, cảnh Giăngvăngiăng giải thoát cho cô bé Côdet…

Tác giả Huỳnh Như Phương trong bài viết “Văn học và văn hóa truyền thống” cho rằng:

“Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất”

[76]

Mục đích của văn học trong và ngoài nhà trường là giáo dục đạo đức và ý thức thẩm mỹ của con người, hướng con người đến với Chân - Thiện - Mĩ để từ đó họ có những trải nghiệm và tự mình biến những trải nghiệm đó thành kinh nghiệm cho bản thân Do đó, việc chọn tác phẩm đưa vào chương trình văn học phổ thông (kể cả văn học nước ngoài) đòi hỏi các nhà xây dựng chương trình phải tuyển được “những áng văn ưu tú”, “những giá trị đã được thời gian thử thách, phù hợp với thiên chức của giáo dục Đó là vốn liếng căn bản để con người làm hành trang tiếp tục khám phá, cảm nhận, chinh phục kiến thức và vẻ đẹp của văn học ở ngoài nhà trường” [50, tr.20]

Văn học nước ngoài vốn được xem là hội tụ đầy đủ nhất những tiêu chí tạo nên sự hấp dẫn đối với bạn đọc học sinh Tuy nhiên, với mỗi nền văn học, ngoài việc lựa chọn tác giả, tác phẩm và đoạn trích tiêu biểu, xứng đáng với vị trí đỉnh cao trên văn đàn, chương trình hiện hành còn dành quá nhiều thời lượng cho các văn bản nghị luận, trong khi đúng ra, phải ưu tiên giới thiệu càng nhiều càng tốt những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ để tạo hứng thú và nâng cao năng lực đọc thẩm

mỹ cho học sinh, hướng học sinh đến với năng lực cảm thụ, rung động trước vẻ đẹp của tác phẩm

Dù “chương trình và sách giáo khoa không chỉ tuyển chọn những áng văn chương nghệ thuật mà

Trang 23

còn có thêm những áng văn nghị luận xã hội, văn bản nhật dụng” [59, tr.4] nhưng nên chăng cần có

sự cân nhắc giữa văn học dân tộc và văn học nước ngoài Trong điều kiện eo hẹp về thời gian và dung lượng chương trình, văn học nước ngoài vẫn nên là những tác phẩm có giá trị bền vững, lâu dài và là đỉnh cao của văn học nhân loại Dẫu sao giá trị của một văn bản nghị luận được đánh giá qua cách lập luận, dùng từ và hình ảnh… nhưng qua bản dịch, học sinh sẽ rất khó tiếp cận được điều này

Vì thế, nếu chương trình văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn phổ thông thay thế

một số văn bản nghị luận như Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Macket), Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Chó sói và cừu non (La Phôngten) trong chương trình Ngữ văn THCS và Điếu văn

đọc trước mộ Các Mác trong chương trình Ngữ văn THPT bằng những tác phẩm nghệ thuật đích

thực, tính hấp dẫn của việc dạy học văn trong nhà trường phổ thông có thể được cải thiện hơn rất nhiều

Ngoài ra, việc tuyển chọn tác phẩm vào trong chương trình phổ thông cần hướng đến yếu tố phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của học sinh hiện đại Với xã hội phát triển như hiện nay, khi mà các phương tiện thông tin đại chúng với trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại đang ngày càng trở nên thân thiết với học sinh, việc tiếp cận một tác phẩm văn học có giá trị không khó đối với học sinh Hơn nữa, thị hiếu thẩm mỹ của học sinh hiện đại khác nhiều với học sinh trước đây nên nhu cầu tìm hiểu, khám phá các giá trị văn học đích thưc, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội đang trở thành nhu cầu cần thiết Thơ Hai-cư của nền văn học Nhật Bản được xem là đỉnh cao của văn học nhân loại, đem đến nét riêng biệt cho nền văn học này Song, hiện nay, bạn đọc học sinh biết đến văn học Nhật không phải bởi mảng thơ truyền thống nổi tiếng này mà là các tác phẩm văn xuôi của các nhà văn hiện đại với những câu chuyện đã làm nên một sự

kiện văn học Nhật Bản ở Việt Nam hiện nay như Đèn không hắt bóng, Rừng Na-uy, Người tình

Sputnik… Hiện tượng này cũng xảy ra với các nền văn học khác như Trung Quốc, Mỹ… Vậy là,

vấn đề không phải cứ nổi tiếng có nghĩa là học sinh sẽ yêu thích mà cần có sự hứng thú, sự đam mê

và cả niềm yêu thích với những tác phẩm của nền văn học đó các em mới tìm đến với văn học

Tóm lại, để làm đúng công việc tuyển chọn tác phẩm và đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm không đơn thuần là công việc mang tính lắp ghép, sắp xếp một cách vô thức mà phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể, phù hợp với chương trình, mục tiêu giáo dục phổ thông

1.2.4 Nguyên tắc lựa chọn bản dịch

Dịch văn học không đơn thuần là chuyển nghĩa, là bám sát từ, bám sát câu chữ “Điều quan trọng nhất của dịch thuật là dịch đúng, đúng ý và đúng tinh thần, đúng cái hồn của tác phẩm” [66, tr.39] Do đó, chọn tác phẩm văn học nước ngoài vào giảng dạy trong chương trình phổ thông không thể đi ngoài nguyên tắc này

Trang 24

Trong bối cảnh giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới, Việt Nam đang ngày càng tiến gần hơn với môi trường văn hóa nhân loại Xu thế hội nhập thế giới thể hiện rất rõ trong sự tràn ngập các tác phẩm văn học nước ngoài được dịch bởi một đội ngũ dịch giả áp đảo Công việc dịch tác phẩm văn học nước ngoài sang Tiếng Việt không chỉ là cách đưa văn học nước ngoài đến với độc giả mà còn giới thiệu cả những tinh hoa văn hóa của các nước trên thế giới vào Việt Nam

Trong bài viết về Thuyết phức hệ và nghiên cứu văn học dịch Tiến sĩ Nguyễn Duy Bình cho

rằng: luôn có sự cạnh tranh không ngừng nghỉ giữa hai nền văn học dân tộc và văn học dịch Khi những bản dịch xuất sắc của các nhà văn đầu đàn được truyền bá rộng rãi là lúc “Văn học dịch sẽ đưa vào phức hệ văn học những yếu tố mới và dịch văn học sẽ góp phần tạo ra một tổ hợp văn bản cách tân Các đặc trưng văn học mới được đưa vào nền văn học dân tộc và các yếu tố cách tân này

có thể thay thế các yếu tố lỗi thời” [7] Đó là phương thức thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình văn học nước nhà, nâng cao mức yêu cầu của độc giả quần chúng đối với sáng tác văn học trong nước, tạo ra những xung lực thường xuyên kích thích văn học trong nước, đưa văn học nước nhà tiến gần hơn với những thành tựu của văn học thế giới

Lâu nay các bản dịch văn học dùng để dạy và học trong chương trình văn học nước ngoài thường được lựa chọn từ các bản dịch của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu có tên tuổi hay trong khuôn khổ của những nhà xuất bản đáng tin cậy Song, vấn đề về bản dịch chuẩn vẫn là câu chuyện đáng bàn

Trong buổi nói chuyện về văn học dịch do Hội đồng Anh tổ chức ngày 22.04.2010 tại Hà Nội, các dịch giả nổi tiếng hiện nay như Dương Tường, Phạm Xuân Nguyên, Trịnh Lữ, Hương Lan, Hoàng Hưng… đã đề cập đến nhiều vấn đề khá phức tạp xoay quanh công việc chuyển ngữ này Dịch giả Dương Tường cho rằng: dịch là “tái tạo lại nguyên bản, trong đó người dịch có vai trò đồng tác giả” [41] Trịnh Lữ khẳng định “khi dịch, tôi chú trọng chuyển tải văn hóa chứ không chuyển tải ngữ nghĩa Khi đọc nguyên tác, người bản ngữ cảm giác như thế nào thì tôi cố gắng giữ được cảm giác ấy cho người Việt khi thưởng thức bản dịch'' [41] Ông cũng cho rằng ngôn ngữ mình dịch gần như trở thành ngôn ngữ thứ hai và người dịch phải sống trong nền văn hóa đó Nếu không sống cùng, không thật am hiểu nền văn hóa đó, chỉ tầm chương trích cú thì rất khó dịch tốt

GS Phôlơ - Chủ nhiệm khoa Nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Đông Á tại Đại học California ở Berkeley cũng nói: dịch là tái tạo câu chữ để bắc cầu nối các nền văn hóa khác nhau Việc tái tạo câu chữ ở đây không đơn thuần là kê cho bằng mọi chỗ vênh mà cần có sự am hiểu cả về văn hóa lẫn ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, có như vậy, công việc dịch văn học mới đem đến cho người đọc những

bản dịch hay, đẹp và đạt [41]

Với đối tượng học sinh phổ thông, để tiếp nhận được văn học nước ngoài, các em cần có một bản dịch chuẩn, thích hợp với nội dung, tư tưởng của nguyên tác tác phẩm Đối chiếu một số bản

Trang 25

dịch tác phẩm văn học Pháp được sử dụng để giảng dạy trong nhà trường với nguyên bản của chúng

như các truyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa, Lão Nông và các con của La Phôngten, có thể thấy một số điểm chênh lệch về mặt hình thức (cấu trúc văn bản, thể loại văn bản, cách trình bày các câu thơ, số

lượng câu trong một bài thơ, số lượng âm tiết (chân) trong một câu thơ, thơ ngụ ngôn của

LaPhôngten được dịch dưới dạng thơ song thất lục bát), và về mặt nội dung (thêm, bớt chi tiết về

nội dung hoặc thay một chi tiết này bằng một chi tiết khác tương tự)

Vấn đề gây tranh luận nhiều nhất hiện nay có lẽ là sự xuất hiện của những bản dịch thơ chuẩn

và đạt Thơ trữ tình thể hiện chủ yếu bằng tiết tấu âm điệu và phản ánh chất truyền thống dân tộc rất

rõ Vượt qua hàng rào tâm lí dân tộc không phải là điều đơn giản đối với các dịch giả Chia sẻ kinh nghiệm dịch thơ của mình, dịch giả Hoàng Hưng nói: “Bản dịch thơ trước hết phải là một bài thơ tiếng Việt hay Chỉ nên dịch thơ khi anh là nhà thơ” [41] Rõ ràng, công việc dịch thơ này không đơn giản như nhiều người nghĩ mà còn đầy rủi ro Bản dịch có thể “trở thành một cô gái đẹp mà không chung thủy hoặc trở thành cô gái chung thủy mà không ưa nhìn” [41] là xu hướng thường thấy trong công việc dịch thuật văn học hiện nay

Ví dụ trước đây, trong chương trình văn học cải cách, tác giả Aragông được tuyển chọn ba

tác phẩm vào giảng dạy trong chương trình là : Enxa trước gương soi, Bài ca của người hát trong

ngục tù tra tấn và Áng văn xuôi về hạnh phúc và Enxa Song cả ba bài thơ này khó tạo được ấn

tượng đối với bạn đọc học sinh khi nghĩ đến việc tiếp cận tác phẩm qua bản dịch

Với bản dịch Thư gửi mẹ (Êxênin) của Anh Ngọc được chọn trong chương trình cũ là một bản dịch khá tốt Tuy nhiên, trong “sách giáo khoa, Nguyễn Hải Hà viết khá kĩ về bài Thư gửi mẹ và rất có lí khi muốn sửa lại bản dịch của Anh Ngọc để đảm bảo cụm từ ánh sáng diệu kì được lặp lại

hai lần như trong nguyên bản ở khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tám vì đây là sự lặp lại mang đầy ý

nghĩa và chất thơ Trong bản dịch của Anh Ngọc, ở khổ thơ đầu có câu Ánh sáng diệu kì những tia

nắng hoàng hôn và ở khổ thứ tám là câu Chỉ mẹ là diệu kì, ánh sáng, niềm vui Nguyễn Hải Hà

muốn dịch câu này là Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kì Chi tiết ấy ta có thể và cần gợi giảng

cho học sinh vì không đến nỗi phức tạp lắm Song cơ sở chính của bài giảng vẫn cứ là bản dịch của Anh Ngọc đã được lựa chọn vào sách giáo khoa, trừ khi sách giáo khoa chính thức sửa lại bản dịch hoặc thay bản dịch khác, vì lẽ ở bản dịch thơ, sửa câu này ảnh hưởng đến câu khác về một phương diện nào đấy” [86, tr.36]

Hay như bản dịch tác phẩm Tôi yêu em (Puskin) của Thúy Toàn đang giảng dạy trong

chương trình hiện hành khiến nhiều giáo viên băn khoăn trước ý kiến cho rằng giữa bản dịch thơ và dịch nghĩa có nhiều chỗ khác xa nhau Tác giả Ngô Tự Lập khi bàn về bản dịch của Thúy Toàn đã nhận xét như sau:

Trang 26

“1 Một nhược điểm dễ nhận thấy trong câu đầu tiên của bản tiếng Việt là cụm từ "chừng có thể" không được Việt lắm, vì thế nó không trung thành với ngôn từ trong sáng của nguyên bản

Theo tôi, tốt nhất là ta cứ dịch một cách giản dị, sát nghĩa thành: Tôi yêu em: tình yêu, có lẽ,

Tuy nhiên, đó chỉ là tiểu tiết Quan trọng hơn là Thúy Toàn đã thay lối biểu đạt ngập ngừng đầy kịch tính của Puskin bằng một câu văn trôi chảy Nhưng ngay cả điều này có lẽ cũng có thể chấp nhận được trong chừng mực nào đó nếu như nó không liên quan đến những đặc điểm quan trọng hơn mà tôi sẽ bàn dưới đây

2 Một nét độc đáo của bài thơ nằm ở chỗ nó hoàn toàn không hề có một hình ảnh nào

"Ngọn lửa tình" là hình ảnh Thúy Toàn thêm vào, có lẽ do gợi ý của động từ "tắt" (угасла) Nhưng

từ "tắt" ở đây chỉ đơn thuần có ý nghĩa là chấm dứt hẳn, kết thúc hoàn toàn, như khi ta nói "ngày đã tắt", "chiến tranh đã tắt hẳn" hay "hy vọng cuối cùng đã tắt" Chính nét độc đáo này đã gây nên những cuộc tranh cãi thú vị giữa những người theo quan điểm truyền thống (cho rằng "thơ là tư duy bằng hình tượng", rằng một bài thơ hay phải có hình ảnh độc đáo), với những nhà hình thức chủ nghĩa (chủ trương "Nghệ thuật như là thủ pháp" - tên tiểu luận có tính cách mạng của Sclôpxki đã được dịch ra tiếng Việt)

3 Một nét độc đáo khác của bài thơ là sự "nghèo nàn" về ngôn ngữ Và điều này cũng lại trái

ngược với quan niệm truyền thống cho rằng một bài thơ hay phải có ngôn từ phong phú, trau chuốt, hay độc đáo Ngoài từ duy nhất ít mang nghĩa ít nhiều bóng bẩy là từ "tắt" chỉ sự kết thúc hoàn toàn

đã nói ở trên, tất cả các từ trong bài đều được dùng với nghĩa trực tiếp, giản dị nhất Jacobson, trong

bài Thơ của Ngữ pháp và Ngữ pháp của Thơ (Jacobson), chỉ ra rằng bài thơ chỉ có 47 từ nhưng có

tới 14 đại từ, 10 động từ, và chỉ có 5 danh từ, đều là danh từ trừu tượng Cái hay của bài thơ, vì thế, chủ yếu nằm ở các thủ pháp ngữ pháp đặc biệt, trong đó có cách ngắt câu ngập ngừng tôi đã nói ở trên

4 Nhưng thủ pháp ngữ pháp đặc biệt nhất và hiệu quả nhất là ở hai câu cuối cùng, cũng là hai câu Thúy Toàn đã hiểu sai ý tác giả Mặc dù "дай вам Бог" ở mệnh lệnh thức, nó thật ra không

có ý nghĩa mệnh lệnh thức hay cầu khẩn Puskin sử dụng nó làm vế thứ hai của một cấu trúc so sánh

"так как " Nghĩa thực của câu cuối cùng không phải là một thái độ cao thượng: "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em" như trong bản dịch của Thúy Toàn, mà là "Có lạy Trời em (mới lại) được ai khác yêu chân thành, nâng niu đến thế" Lối nói này cũng tương tự khi người Việt nói: "Có trời mà biết được!" để nói rằng "Chẳng ai biết được đâu!" (Rôman Giacôpxơn)

Tóm lại, Puskin muốn nói: "Tôi là người yêu Em nhất", hoặc "Chẳng bao giờ có ai yêu Em được như tôi nữa đâu!"

5 Một khó khăn khi dịch bài thơ là làm thế nào để chuyển tải ý nghĩa của lối dùng kính ngữ (вас) sang tiếng Việt Tôi cho rằng Thúy Toàn đã đúng khi cho tác giả xưng "Tôi" chứ không phải

Trang 27

là "anh" Tuy nhiên, với từ "em", tôi đề nghị dùng cách viết hoa Đây chính là cách dùng kính ngữ của của người Italia: khi "lei" viết thường, nó được hiểu là ngôi thứ ba giống cái số ít (cô ta, bà ta ), còn khi viết hoa, "Lei", nó được hiểu là ngôi thứ hai, tương tự như "bac" trong tiếng Nga” [54]

Cùng nhận xét về bản dịch Tôi yêu em của Thuý Toàn, Lê Tuấn Anh trong hai bài nghiên cứu liên tiếp Về một bài thơ tình nổi tiếng của Puskin được giảng ở THPT và Thời của tình yêu, về bài

thơ tình “Vô đề” nổi tiếng của Puskin đã chỉ ra “đôi chỗ đối lập nhau” [84, tr.625] giữa bản dịch

được trích giảng trong sách giáo khoa và bài thơ của Puskin Tác giả cho rằng “Bản dịch thơ của Thuý Toàn là một bản dịch khá hay về âm điệu Nó có mặt trong sổ tay của nhiều người yêu thơ Nó

là bản dịch duy nhất lưu hành rộng rãi ở ta Điều đáng nói là ở chỗ, bài thơ của Puskin và bản dịch

thơ của Thuý Toàn là hai thông điệp nghệ thuật khác nhau, có những cái hay khác nhau; cái vẻ bề

ngoài của chúng có vẻ giống nhau bao nhiêu thì thông báo về nghĩa của nó lại khác xa nhau bấy nhiêu, thậm chí có đôi khi đối lập nhau Bản dịch của Thuý Toàn chia bài thơ làm hai khổ, mỗi khổ

4 câu Từ khổ này đến khổ kia lại có sự chuyển khác về cách diễn đạt Ở khổ đầu, nhân vật tôi có vẻ điệu đà, kiểu cách, làm duyên, làm dáng với những “chừng có thể”, “ngọn lửa tình”, “bận lòng”,

“bóng u hoài”… Khổ thứ hai chuyển sang lối nói thẳng thừng:

“Tôi yêu em âm thầm không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”

Đọc hai câu thơ cảm thấy thật cay đắng và dường như anh con trai cố trưng ra cái vô duyên của mình, không che dấu sự tuyệt vọng của mình Vì thế, câu khẳng định tiếp theo “Tôi yêu em chân thành đằm thắm” không cứu được câu chúc “Cầu em được người tình như em đã yêu em” làm cho thơ trở thành vô lý” [84, tr.625-626] Tác giả Lê Tuấn Anh cho rằng “Đây là lời thổ lộ trước người mình yêu nhưng không phải là người yêu mình Rất khó Khó vì tình yêu chưa tắt, trái lại, nó vẫn sống mãnh liệt trong anh, không phải ngẫu nhiên anh nhắc đến ba lần những lời “Tôi đã yêu em” (Я вас любил), còn từ yêu (ở các dạng khác nhau trong tiếng Nga) được lặp lại đến 5 lần, khiến cho 8 dòng thơ thấm đẫm tình yêu… Puskin đã có lần viết: Tôi yêu em (Я вас любил)

Nhưng lần này ông không viết như vậy… Nghĩa giản dị và tinh tế của Я вас любил là có thời, tôi

đã yêu em… Anh chỉ cảm thấy trìu mến về chuyện tình yêu, chỉ cảm thấy trìu mến về chuyện tình yêu, chỉ cảm thấy hạnh phúc vì được nói với nàng về tình yêu đã có của mình Anh chúc cho người mình yêu một hạnh phúc tròn đầy: Cầu cho em được những người khác yêu… Đó là trạng thái trong sáng nhất của tâm hồn, đồng thời cũng thể hiện một quan niệm cực kì đẹp đẽ và cao thượng về tình yêu” [84, tr.627-628]

Hiện nay trong trường phổ thông, giáo viên khi giảng dạy văn học nước ngoài thường hay so sánh bản dịch với nguyên tác để chỉ ra những điểm chưa đạt, chưa khớp và xem đó như một nội dung quan trọng của giờ dạy Việc làm này có thể cần thiết trong một số trường hợp nhất định

Trang 28

nhưng không nhất thiết phải sử dụng như một nguyên tắc Mỗi một tác phẩm văn học dịch qua sự chuyển ngữ của dịch giả sẽ đem đến những điểm độc đáo riêng biệt và có phần mang màu sắc cá tính của chính dịch giả đó Hơn nữa, việc tiếp nhận tác phẩm văn học dịch hạn chế rất nhiều so với tiếp nhận trực tiếp song không có nghĩa là một bản dịch tốt phải chồng khít lên nguyên bản

Những khó khăn trên đặt ra vấn đề cần nhìn nhận bản dịch tác phẩm thơ, văn trong nhà trường đa diện hơn Một bản dịch thơ chuẩn không đơn giản và việc tiếp nhận bản dịch chưa chuẩn

đó sẽ đem lại sự ức chế trong cảm thụ nghệ thuật và rất dễ dẫn gây ấn tượng ngược chiều Tục ngữ

Ba Tư cho rằng trong nghệ thuật kẻ bị lừa thông minh hơn người đi lừa Những ấn tượng ban đầu về cảm quan thẩm mỹ tác phẩm sẽ phá vỡ nếu bạn đọc học sinh được tiếp cận với một bản dịch chưa chuẩn và thiếu tính thẩm mĩ nghệ thuật

1.2.5 Nguyên tắc xác lập mối quan hệ giữa văn học dân tộc và văn học nước ngoài

Lâu nay, trong nhà trường phổ thông việc dạy văn học nước ngoài được tiến hành không khác biệt lắm so với việc dạy văn học dân tộc Những giá trị văn hóa thể hiện trong các tác phẩm bị đồng hóa hoặc xem nhẹ khiến khả năng tiếp nhận cũng như khả năng khơi gợi sự hứng thú trong học sinh chưa được như mong muốn Đặt ra yêu cầu này nghĩa là đòi hỏi các nhà xây dựng chương trình khi tuyển chọn tác phẩm văn học nước ngoài vào chương trình Ngữ văn phổ thông cần giới thiệu những điểm giống và khác nhau giữa hai nền văn hóa để hỗ trợ cho việc cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm được dễ dàng hơn

Ví dụ khi giới thiệu về sử thi Hi Lạp, Ấn Độ trong mối tương quan so sánh với sử thi Đăm

San của Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng: giữa ba nhân vật Uylixơ (Sử thi Ôđixê), Rama (Sử thi

Ramayna) và Đăm San (Sử thi Đăm San) có nhiều điểm chung và riêng Họ cùng là những anh hùng

có sức mạnh phi thường, lập nhiều kì tích cho dân tộc mình, có đạo đức và biết hi sinh để bảo vệ hạnh phúc cộng đồng, nhưng giữa họ không cùng chung một hoàn cảnh xuất thân, dẫn đến tính chất trí tuệ của họ khác nhau Rama là hoàng tử do thần Vienu giáng sinh nên mang cốt cách phong nhã, hào hoa, tài đức vẹn toàn, hào hùng trong chiến đấu nhưng đôi khi yếu mềm trong đời thường, trong khi Uylixơ là anh hùng chiến trận, mưu lược, dũng cảm và năng động; Đăm San lại là một tù trưởng chân thật, thô kệch, hành động theo bản năng Xét về hoàn cảnh lịch sử, địa lí và môi trường văn hóa của cả ba nhân vật, chúng ta dễ nhận ra Uylixơ chính là sản phẩm của một nền văn minh phương Tây nên tầm trí tuệ của chàng khác hẳn Rama mang trong mình tính chất trí tuệ của chiều sâu văn minh tinh thần, tính chất triết lí, đạo đức và khái quát nội tâm sâu sắc, trong khi Đăm San lại mang dấu ấn sự huyền bí của núi rừng Tây Nguyên với những tập tục nguyên thủy

Ngoài ra, việc giới thiệu hai bộ sử thi đồ sộ của Hi Lạp, Ấn Độ giúp học sinh có cái nhìn so sánh, đối chiếu về hai trong năm cái nôi của văn minh nhân loại có nền văn học cổ xưa và lâu đời Nếu mọi nền văn hóa, văn học Châu Âu uống những giọt sữa mát lành từ bầu sữa mẹ Hi Lạp - La

Trang 29

Mã thì văn hóa, văn học cũng góp phần tạo dựng nền tảng tinh thần của phần lớn các nước Châu Á Học sử thi Hi Lạp, Ấn Độ là giúp học sinh có cái nhìn đa chiều trong mối tương quan giữa các nền văn hóa

Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước ở Đông Bắc Á, có những điểm giống nhau cả về vị trí địa lí, lịch sử, chính trị, xã hội với Việt Nam Giới thiệu mảng thơ Đường và thơ Hai-cư trong chương trình Ngữ văn phổ thông trong cùng hệ thống thể loại với thơ Đường luật của Việt Nam giúp học sinh nhận thức rõ hơn sự giống và khác nhau giữa ba mảng thơ độc đáo này

Thơ Đường ra đời trong giai đoạn hoàng kim của chế độ phong kiến Trung Quốc, thơ Hai-cư hình thành và phát triển trong thời Mạc Phủ, với sự tồn tại song song hai thể chế: quyền lực của Thiên Hoàng (quý tộc) và quyền lực của Tướng quan (võ sĩ) Nếu thơ Đường ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo với “Thi ngôn chí”, “Thi duyên tình”, thơ Hai-cư lại mang dấu ấn của Phật giáo rất rõ với quan niệm “Thi đạo” (thơ trở thành con đường tu tâm để kiến tính) Cùng lấy thiên nhiên làm chủ đề chính trong thơ của mình nhưng thiên nhiên trong thơ Hai-cư thường tìm đến những hình ảnh đơn sơ, bình thường thậm chí tầm thường, bé mọn Thơ Đường và thơ Đường luật của Việt Nam mang trong mình dấu ấn của những cảnh sắc diễm lệ…

Làm nổi bật những nét riêng của mỗi nền văn hóa thể hiện trong từng tác phẩm văn học nước ngoài, đồng thời khẳng định giá trị Chân - Thiện - Mĩ phổ quát khiến tác phẩm vượt thời gian, không gian đến với mọi miền đất nước là nhiệm vụ của môn văn trong trường phổ thông Thông qua

sự giới thiệu đó, học sinh có cái nhìn so sánh, đối chiếu và thêm yêu nền văn hóa, văn học dân tộc,

có ý thức củng cố, phát triển nền văn học dân tộc ngày một tiến gần hơn với văn hóa nhân loại, xóa nhòa khoảng cách cách biệt giữa các nền văn hóa, văn học trên thế giới

Trang 30

CHƯƠNG 2 CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NGA

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

2.1 Vị trí, vai trò của văn học Nga trong chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông

Có thể nói rằng, văn học Nga đã chiếm giữ một vị trí quan trọng trong lòng bạn đọc Việt

Nam và có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông Trong cuốn sách Bản

sắc văn hóa Việt Nam qua giao lưu văn học Lê Bá Thành đã viết “Văn học Nga và Liên Xô thực sự

tìm thấy chỗ đứng vững vàng của mình trên mảnh đất nông nghiệp Việt Nam Có thể nói, trong một thời gian ngắn, khoảng mười lăm năm sau Cách mạng tháng Tám, văn học Nga đã chiếm ngự được trái tim người đọc Việt Nam Trong khi đó, văn học Pháp phải mất trên nửa thế kỉ mới đi vào đời sống tinh thần của một tầng lớp tri thức” [84, tr.501-502] Con đường “tư tưởng cách mạng” [84, tr.504] chính là con đường đến với Việt Nam của văn học Nga - xô viết Đây là con đường ngắn nhất và thuận lợi nhất mà không một nền văn học nước ngoài nào có được Văn học Nga đã vượt qua một hành trình gian lao để đến với người đọc Việt Nam Các hình tượng văn học bất hủ của văn

học Nga như Paven (Thép đã tôi thế đấy)… đã ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị, lý tưởng chiến đấu

của hầu hết thanh niên Việt Nam thế kỉ XX “Gorki đã đề cao người chiến sĩ cộng sản đấu tranh cho

lí tưởng chính trị cao đẹp của mình Đó là những con người bình thường, xuất thân trong tầng lớp trí thức tiểu tư sản hoặc các tầng lớp công nhân Nhân vật của Gorki trở thành những hình mẫu, những tấm gương không chỉ để cho nhà văn Việt Nam bắt chước, mà chủ yếu là cho thanh niên noi theo” [84, tr.505]

Nhà văn Nguyễn Minh Châu kể rằng: “đầu 1968, khi chiến dịch Khe Sanh - Đường 9 vừa mở màn được hơn tuần lễ, tại một trạm dừng chân của thương binh vừa mới được chuyển ra, chỉ cách trận địa có dăm trăm mét, các bệnh nhân đang đau đớn, khó tính, cáu gắt, vậy mà khi có một bao tải sách - “quà” từ hậu phương gửi đến, họ đã xúm nhau vào đọc, quên cả đau đớn, mệt nhọc Được

đọc nhiều nhất là bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình Các anh em đều là học sinh miền Bắc, có

văn hóa, nhiều người đã đọc cuốn tiểu thuyết khi còn ở nhà Nhưng chính những đồng chí đã đọc, giờ đọc lại, lại mải mê nhất và đọc một cách sung sướng như đang tìm thấy những trang thật hay mà ngày trước đã bỏ qua” [84, tr.506]

Đó còn là sự tác động không nhỏ của Paven Corsaghin (Thép đã tôi thế đấy – N Axtơrôpxki) với câu nói ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc Việt Nam: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống, đời

người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người” Những chặng đường hành quân

với “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm - Heo hút cồn mây súng ngửi trời ” (Tây Tiến - Quang

Trang 31

Dũng) bỗng trở thành những con đường thơ với những bước đi “nhẹ tựa lông hồng” Những người lính ấy đã ra đi không hẹn ngày trở về, song trong trái tim người mẹ, người vợ, người bạn gái vẫn luôn văng vẳng câu thơ:

Em ơi đợi anh về Đợi anh về em nhé Trời có mưa dầm dề Ngày có dài lê thê Thì em ơi vẫn đợi

(Đợi anh về - Ximônôp)

Hậu phương vững chắc, trái tim hừng hực ngọn lửa yêu thương và khí thế mạnh mẽ của một thời tuổi trẻ là động lực để cuộc kháng chiến của chúng ta đi đến thắng lợi trong đó có sự góp sức không nhỏ của nền văn học Nga - xô viết, của những trang sách một thời đến với Việt Nam bằng con đường “dĩ ngoại đối nội”

Văn học Nga nói riêng, Liên Xô nói chung không chỉ đã góp phần tạo nên một đội ngũ sáng tác nhiều thế hệ mà còn tạo nên cả một công chúng độc giả, công chúng khán giả, thậm chí tạo nên một không gian văn hóa mang tính thời đại, một đời sống văn hóa theo kiểu Xô viết ở Việt Nam Điều đó chứng minh rằng sức mạnh của văn học Nga xô viết là không nhỏ đối với văn học Việt Nam, càng không nhỏ đối với các nhà văn cách mạng Việt Nam Họ đã học được không ít những kinh nghiệm mới mẻ về nghệ thuật viết văn Đó chẳng phải là cách học cái hay của người để bổ sung cho vốn sống và trí tuệ của ta hay sao?

Lê Đỗ Huy trong bài Văn học Xô Viết trở lại như trong mơ [53] viết: “Không chỉ giới học giả

mà cả độc giả nay ở tuổi đầu bạc, đều chung cảm nhận rằng văn học Xô viết từng tiếp thêm nguồn cảm hứng có tính cách mạng cho người Việt Nam trong cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ; đã ảnh hưởng tới hoạt động sáng tác và nhất là tới chiến đấu và lao động” [53]

Đã từ lâu, học sinh phổ thông Việt Nam được tiếp cận khá nhiều với các tác phẩm văn học

Nga như: Tarat Bunba (Gôgôn), Xin cô tha lỗi cho chúng em (Iuri Bôđarep), Người thầy đầu tiên

(Aimatôp)…v.v…

Câu chuyện về Tarat Bunba của Gôgôn đem đến cho người đọc sự thấm thía về nỗi đau

giằng xé giữa người cha ái quốc Tarat Bunba với sự chung tình của con trai ông Câu chuyện gợi nhớ đến những giọt nước mắt của người cha An Dương Vương khi cầm gươm chém chết Mị Châu - con gái yêu của mình trong truyền thuyết An Dương Vương thuở nào

Xin cô tha lỗi cho chúng em (Iuri Bôđarep) là câu chuyện cảm động về tình thầy trò Mỗi

năm qua đi, bao lớp học trò rời ghế nhà trường Trong số những cô cậu học trò yêu quý ấy mấy ai đã từng một lần nghĩ đến thầy cô - người đã tạo nên tài năng cho chính họ, mấy ai đủ tự tin rằng hơn

Trang 32

một lần mình đã ghé thăm thầy cô? Trong thời đại đồng tiền chi phối tình cảm và đạo đức con người

như hiện nay, Xin cô tha lỗi cho chúng em vẫn là bài học làm người mà bao thế hệ học trò phải

ngẫm nghĩ noi theo

Trong Người thầy đầu tiên của Aimatôp, hình ảnh hai cây phong nơi đầu dốc trở thành một

kí ức không thể xóa nhòa đối với viện sĩ Antưnai, luôn nhắc nhở cô phải ghi nhớ về người Thầy đã tạo dựng nên thành công của mình Lát cắt của quá khứ ấy như một vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn cho dù cô có thành công ở bất cứ nơi nào nhưng khi về đến làng quê của mình, cô vẫn chỉ là con bé Antưnai gầy gò và yếu đuối ngày nào bên hai cây phong, bên người thầy đầu tiên của mình Bài học giản dị ấy một lần nữa nhắc nhở bao thế hệ học trò Việt Nam sống và tồn tại xứng đáng với người mà mình đã từng gọi là Thầy - Cô, để không hổ thẹn với chính lương tâm của mình, để không phải một lần phải cúi gập đầu trong trạm bưu điện run run đánh bức điện muộn mằn

“Xin cô tha lỗi cho chúng em”

Với những người yêu thơ, những vần thơ chan chứa tình đời của “Mặt trời của thi ca Nga” vẫn sáng rực đêm đêm

Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai Nhưng không để em bận lòng thêm nữa Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

(Tôi yêu em - Puskin) Tình yêu cao thượng đầy hi sinh ấy sẽ mãi là bài học đầu đời cho tất cả những đôi lứa yêu nhau để nhắc nhở con người sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với chính tình yêu và người mình yêu thương, ngay cả khi cuộc sống và tình yêu không vẹn tròn

Nếu Puskin cao thượng trong tình yêu của mình thì Ônga Becgôn đau đáu trong nỗi nhớ về một thời đã qua:

Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn

Em mới hiểu bây giờ anh có lý

Dù chuyện xong rồi, anh xa cách thế

Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa

(Không đề - Ônga Becgôn)

Những câu thơ cũ vẫn ngày ngày nhắc nhở bao thế hệ đã đi qua một thời tuổi trẻ Tình yêu dẫu ngọt ngào đến vậy vẫn có chỗ dành cho những đau thương mà không phải dễ dàng lãng quên và chối bỏ

Song hành cùng tình yêu, cùng khát vọng sống của con người là chiến tranh, mất mát Chính trong đau thương, tình yêu và hi vọng đã thắp bùng lên ngọn lửa soi đường Nhen lên từ ngọn lửa

Trang 33

của những tấm lòng người mẹ, từ tình yêu của những cô gái hậu phương, tình cảm vợ chồng và tình

yêu thương đồng loại, Số phận con người của Sôlôkhôp đưa các em đến với tình yêu của người lính

xa lạ dành cho cậu bé Vania mồ côi Sống trong một đất nước vốn chịu nhiều thương đau trong chiến tranh như đất nước Việt Nam hẳn các em không thể không hiểu nỗi đau của những người lính chiến binh Nga Hậu chiến tranh vẫn còn đó và nó len vào tận những góc khuất sâu kín của tâm hồn con người, để rồi, người ta càng nhận ra rằng dù bất cứ nơi nào, con người cũng cần vin vào tình yêu để sống Chỉ có nó mới xoa dịu được nỗi đau và cũng chỉ có nó mới giải toả được những khát vọng mãnh liệt của con người mà chiến tranh đã tàn phá Hoà bình, Hạnh phúc và Tình yêu là những thông điệp nhân loại ngàn đời khao khát

Cho dù văn học Nga đã là một bức tượng đài sừng sững trong lòng người đọc, nhưng trải qua một giai đoạn đầy biến động của lịch sử hai nước, đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại sự lựa chọn của chương trình văn học Nga trong nhà trường phổ thông Làm sao để những “mẫu lựa chọn” đó vừa thể hiện đầy đủ được linh hồn, khí phách của một nền văn học Nga đồ sộ, lâu đời mà lại vừa phù hợp với xúc cảm thẩm mĩ của học sinh trong thời đại mới, của nền giáo dục Việt Nam đang tích cực chuyển mình

2.2 Cấu trúc chương trình văn học Nga ở trường phổ thông hiện nay

Như chúng ta đã biết, văn học nước ngoài được đưa vào dạy trong chương trình phổ thông từ

rất sớm Ngay từ bậc tiểu học các em học sinh đã được tiếp cận với những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi trên văn đàn thế giới như Rabinnat Tagor, Anđecxen… Những tác phẩm của họ đã phần nào đưa các em đến với thế giới văn chương của nhân loại, đặc biệt là mở ra cho các em cái nhìn mới về một thế giới khác xa với những gì mà trước đó các em cảm nhận được trong văn học nước nhà Đó cũng là những bài học đầu tiên về văn hoá thế giới mà các em có được khi tiếp xúc với văn học nước ngoài

Ở bậc phổ thông, các em tiếp xúc nhiều hơn với nền văn học thế giới, từ đó, có cái nhìn bao quát hơn về những tinh hoa của văn hoá, văn học nhân loại Điều này giúp các em có sự định hướng cho bản thân khi đón nhận nhiều nguồn văn học khác nhau và tự định hướng sở thích của riêng mình cho mỗi một nền văn học, một nhà văn, nhà thơ riêng biệt Đồng thời, qua đó, các em có sự so sánh, đánh giá đúng tầm nhận thức của mình về văn hoá, văn học

Đi theo tiêu chí, mục đích giáo dục đó, các nhà giáo dục đã đề xuất hướng giảng dạy văn học nước ngoài theo cấu trúc chương trình như sau:

2.2.1 Chương trình tiểu học (Theo chương trình cải cách áp dụng từ năm 1997 - 1998)

a Lớp 1

+ Mèo con đi học - Theo P Vôrôncô

+ Nói dối hại thân - Theo L Tônxtôi

Trang 34

b Lớp 2

+ Mít Đặc làm thơ (Trích Cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn) - Nôxốp

+ Những quả đào - Phỏng theo L Tôn xtôi

+ Bàn tay dịu dàng - Phỏng theo Xukhôm Linxki

+ Bông hoa niềm vui - Phỏng theo Xukhôm Linxki

c Lớp 3

+ Người đi săn và con vượn - Theo L Tônxtôi

+ Trên con tàu vũ trụ - Theo Gagarin

d Lớp 4

+ Người ăn xin - Theo Tuôcghênhep

+ Ở vương quốc tương lai - Theo Matêlich

+ Trong quán ăn “Ba con Bống” - Theo A Tônxtôi

+ Khuất phục tên cướp biển - Theo Xtivenxơ

+ Con sẻ - Theo Tuôcghênhep

+ Nỗi dằn vặt của Anđrâyca - Phỏng theo Xukhôm Linxki

2.2.2 Chương trình trung học cơ sở (Theo chương trình cải cách áp dụng từ năm 2002 -2003)

+ Tổng số tiết Văn học Việt Nam trong chương trình THCS: 138 tiết

+ Tổng số tiết Văn học nước ngoài trong chương trình THCS: 41 tiết

+ Tổng số tiết Văn học Nga trong chương trình THCS: 6 tiết chiếm 14,6%

+ Thời thơ ấu - Trích đoạn “Những đứa trẻ” - M Gorki (2 tiết)

2.2.3 Chương trình trung học phổ thông

+ Tổng số tiết Văn học Việt Nam trong chương trình bậc THPT: 138 tiết

+ Tổng số tiết Văn học nước ngoài trong chương trình bậc THPT

- Ban cơ bản: 28 tiết

- Ban nâng cao: 32 tiết + Tổng số tiết Văn học Nga trong chương trình THPT: 7 tiết chiếm 25%

a Lớp 11

+ Tôi yêu em - A Puskin (2 tiết)

+ Người trong bao - Sêkhôp (2 tiết)

Trang 35

b Lớp 12

+ Số phận con người - Sôlôkhôp (2 tiết)

+ Đôxtôiepxki - tiếng sấm của sự nổi dậy - S Svaig (Đọc thêm bắt buộc)

Một số nhận xét:

Nhìn vào cấu trúc chương trình văn học ở cả ba cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, có thể thấy rằng: chương trình văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Nga bên cạnh chương trình văn học Việt Nam, nhìn chung, đã thực hiện được nhiệm vụ cung cấp những tri thức

cơ bản về văn hoá, lịch sử, xã hội của nhân loại, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với những kiệt tác trong kho tàng văn học thế giới Tuy nhiên, xung quanh mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học văn nói chung, dạy học văn học nước ngoài, văn học Nga nói riêng cho đến nay vẫn còn khá nhiều vấn đề cần được tiếp tục thảo luận, nghiên cứu

Trong một bài viết về Vai trò của nhà trường trong việc kiến tạo nên một nền lí luận - phê

bình văn học tương lai, tác giả Đỗ Ngọc Thống có nói: “Tôi nghĩ, một trong những nguyên nhân cơ

bản khiến tình hình lí luận - phê bình yếu kém như hiện nay là do suốt một thời gian dài chúng ta chưa chú trọng và chăm lo đến công cuộc giáo dục văn học trong nhà trường, mà trước hết là chưa dồn tâm huyết và trí tuệ thực sự vào việc biên soạn sách giáo khoa văn học, vào việc tìm ra con đường dạy học văn chương cho thật đúng hướng” [89] Thiết nghĩ, trăn trở đó cũng chính là trăn trở của các nhà giáo dục, những người trực tiếp thực hiện việc giảng dạy bao thế hệ học sinh hôm nay Làm cách nào để học sinh tạo dựng cho mình một môi trường văn hóa đọc thuần nhất khi các tác phẩm văn học trong nước và ngoài nước được giới thiệu trong nhà trường chỉ là “hạt cát” trong sa mạc văn chương? Ở đây chúng tôi không cho rằng phải lựa chọn thật nhiều tác phẩm, tác giả, thể loại mới bao quát hết nền văn học của nhân loại Vấn đề là chúng ta lựa chọn như thế nào để các em học sinh có một vốn văn hóa, văn học đủ để thoát khỏi tình trạng “mù văn” như Đỗ Ngọc Thống đã nói Sứ mạng của nhà trường là cung cấp cho học sinh những kiến thức văn học một cách khoa học

và đúng hướng để có thể xóa được vấn nạn “mù văn chương” Muốn vậy, “phải có những cuốn sách giáo khoa có chất lượng và tương ứng với nó là đội ngũ giáo viên có trình độ để biết dạy văn” [89]

Không chỉ thế, việc tiếp cận một kiệt tác văn học nước ngoài đòi hỏi ở học sinh và giáo viên những điều kiện cần phải có như thời gian, vốn hiểu biết về văn hoá, lịch sử, xã hội cũng như phong cách sáng tác của tác giả trong quốc gia đó Muốn vậy, nhất thiết giáo viên và học sinh phải xây dựng cho mình một phông văn hóa đủ để có thể tiếp cận tác phẩm văn học Điều này chỉ có thể có được khi cả giáo viên và học sinh cùng tìm hiểu, cùng đọc Song có một thực tế hiện nay là học sinh

và ngay cả giáo viên cũng rất ít khi đọc sách Trên diễn đàn điện tử của trang web

http://www.dantri.com.vn, một bạn đọc là giáo viên tỏ ra rất bức xúc khi viết về văn hóa đọc trong

trường phổ thông Bạn đọc đó cho rằng: “hiện tượng suy thoái về văn hóa đọc đang diễn ra trong

Trang 36

một bộ phận không nhỏ giáo viên, đặc biệt là những người dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn” [44] Với cách học và đánh giá chất lượng giáo dục như hiện nay, thiết nghĩ, giáo viên khó có thể rời xa sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn giảng dạy mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra Vì thế, việc dạy sao cho đúng, đủ nội dung chương trình, sao cho học sinh không khỏi bỡ ngỡ khi đi thi là điều kiện cần thiết và bắt buộc mỗi giáo viên phải tuân theo

Học sinh hiện nay vẫn đọc khá nhiều sách báo, truyện nhưng chỉ là những tờ báo mà giới trẻ

quan tâm như Mực tím, Sinh viên, Thời trang, Điện ảnh… và những câu chuyện tranh “ít chữ nhiều

hình” Việc đọc mỗi ngày vài chục trang tiểu thuyết đối với học sinh phổ thông bây giờ có thể quá khó khăn

Có lẽ chúng ta cần xem lại vấn đề lựa chọn tác phẩm văn học trong nhà trường Nhà văn Ngô Văn Phú khi bàn về vấn đề tuyển chọn tác phẩm văn học vào chương trình phổ thông có nói rằng:

“Tác phẩm được chọn trước hết phải làm cho chính các em yêu thích chứ không phải người biên soạn yêu thích Giữa chuyện bắt học và yêu thích hoàn toàn khác nhau” [74] Cùng quan điểm này, Giáo sư Lê Ngọc Trà trong một buổi nói chuyện cũng cho rằng: “Hiện nay chúng ta vẫn chọn những tác phẩm “hợp” với mình để đưa vào chương trình Làm như vậy có đúng không? Dạy văn học nước ngoài là dạy cái khác mình, để hiểu thêm sự đa dạng của cuộc sống” [92] Thiết nghĩ, “cái khác mình” mà Giáo sư nói đến phải chăng chính là cái mà các nhà biên soạn sách giáo khoa vẫn đang đi tìm? Chừng nào sự tìm kiếm ấy đạt hiệu quả cao nhất là hướng đến “sự đa dạng của cuộc sống” [92], học sinh mới có thể thoát khỏi sự chán nản khi học và đọc tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường chăng?

Trên thực tế, việc lựa chọn tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho nền văn học thế giới không phải lúc nào cũng được các nhà xây dựng chương trình phổ thông lựa chọn một cách đúng chuẩn Như chương trình văn học Nga, một nền văn học đồ sộ đã ảnh hưởng khá nhiều đến con người và văn học Việt Nam nhưng số lượng tác phẩm tồn tại trong chương trình phổ thông khá khiêm tốn Nếu tính cả chương trình Tiểu học, học sinh chỉ được tiếp cận khoảng gần 10 tác giả với một khối lượng tác phẩm ít ỏi Tuy nhiên, vấn đề không phải là số lượng tác giả và tác phẩm mà quan trọng là nền văn học Nga đã xứng tầm với những tác giả, tác phẩm được giới thiệu hay chưa?

Theo chương trình hiện hành, học sinh lớp 6 đang được học đoạn trích “Hai cây phong” trích

trong Người thầy đầu tiên (Aimatôp) Đây là một truyện ngắn rất xúc động về người thầy Tuy

nhiên, theo chúng tôi, đoạn trích “Hai cây phong” chưa bộc lộ rõ vẻ đẹp nội dung của truyện ngắn

mà chỉ “dùng để minh họa cho bài văn dạy cách tả cảnh mà học sinh đang học” [30] Đoạn trích

“Hai cây phong” mang dáng dấp vẻ đẹp của quá khứ, của tình cảm mà người thầy dành cho cô bé học trò yêu quý của mình Đó là kỉ niệm mà người thầy nhắc nhở cô học trò không nên quên và không được quên trong suốt quãng đời còn lại của mình Nó như một lát cắt kí ức tuổi thơ khiến

Trang 37

viện sĩ Antưnai không thể quay đi mỗi khi có dịp trở về quê hương Hai cây phong đã “trở thành chứng nhân cho sự lớn khôn của bao thế hệ” [68] Nó “còn là minh chứng cho sự hy sinh lặng thầm của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngại ngần cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương thay da đổi thịt” [68] Song, cái mà câu chuyện này muốn đề cập đến là “câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình” [68] Đó còn là tình cảm chân thành, là trách nhiệm của một người thầy trước học sinh Để thay đổi cuộc sống của những đứa trẻ nơi đây, để thay đổi cả một tập tục đã ăn mòn vào suy nghĩ của người dân làng Kukurêu, người được gọi là Thầy không chỉ có tình thương với những đứa trẻ mà còn có cả sự xót xa, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm của một đoàn viên thanh niên cộng sản, một chiến sĩ Hồng quân

Chương trình Ngữ văn lớp 9 hiện hành đã chọn dạy đoạn trích “Những đứa trẻ” trích trong

Thời thơ ấu (Macxim Gorki) Đây là bản tự thuật của chính tác giả về tình bạn thân thiết, trong

sáng, đầy xúc động với những đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở quan hệ xã hội lúc bấy giờ Đoạn trích rất phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và sự tiếp nhận của học sinh THCS Tuy nhiên, theo chúng tôi, nên đưa đoạn trích vào giảng dạy ở các lớp đầu cấp THCS sẽ hợp lí hơn Ở lứa tuổi này “Nhu cầu giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu chính đáng của các em Các

em mong muốn có một tình bạn riêng, thân thiết để “gửi gắm tâm tình” Các em có nhiều nhận xét, băn khoăn về dáng vẻ bên ngoài, về tình cảm, ý nghĩ tâm tư của mình, về quan hệ của mình với người khác và cả quan hệ của mọi người với nhau… Các em cần trao đổi với bạn bè để có được hiểu biết đầy đủ hơn, đúng hơn về bản thân và một số vấn đề khác…” [82] Do đó, việc giới thiệu cho các em câu chuyện cảm động về tình bạn của Aliôsa với những người bạn hàng xóm là một cách định hướng tình cảm cho các em

Nhưng với học sinh lớp 9, đây là thời kì “quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh Các em

dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh…” Các em “dễ có phản ứng mãnh liệt trước sự đánh giá, nhất là sự đánh giá thiếu công bằng của người lớn” [82] Hơn nữa, sự phân hoá về mặt trí tuệ, nhân cách của học sinh khá rõ, nhất là sự tự ý thức, khả năng đánh giá và tự đánh giá Lứa tuổi này cũng bắt đầu xuất hiện thái độ nhất định đối với nghề nghiệp trong tương lai Từ đó, các em bắt đầu có sự thay đổi về xu hướng học tập Cái “tôi” bắt đầu hình thành và xuất hiện nhu cầu về tình bạn khác giới Vì thế, việc học một tác phẩm hay đoạn trích khác có lẽ sẽ phù hợp với sự thay đổi tâm sinh lí và tiếp nhận của các em

Trong bài báo Mấy ý kiến về nguyên tắc xây dựng chương trình văn học nước ngoài (đăng

trên Tạp chí Giáo dục số 211/ 2009 (kì 2 tháng 4), Tiến sĩ Trần Thanh Bình đã nhận xét: “bộ phận văn học Nga hiện hành nhìn chung đã giới thiệu được nhiều khuôn mặt hết sức tiêu biểu: A Puskin

Trang 38

- mặt trời thi ca Nga, A Sêkhôp - “con chim linh điểu của buổi tịch dương trên đồng cỏ dại nước Nga xưa” (Nguyễn Tuân), Đôxtôiepxki - “nhà văn thiên tài biết phân tích những bệnh trạng của xã hội thời ông” (M Gorki), M Sôlôkhôp - giải thưởng Nôben văn học năm 1965 Tuy nhiên, sự vắng mặt của L Tôxtôi - “con sư tử trong khu rừng văn học Nga” là một điều khó hiểu” [8, tr.24-25] “Sự khó hiểu này lan sang Đôxtôiepxki khi ông chỉ được giới thiệu chân dung qua một bài viết của nhà văn Áo S Zvaig” [8, tr.24-25]

Khi quyết định lựa chọn Puskin với Tôi yêu em (dạy trong chương trình Ngữ văn 11) làm đại

diện cho nền thơ ca Nga, các nhà biên soạn chương trình đã chú ý đến yêu cầu lựa chọn tác phẩm

đại diện xứng đáng với vị thế của tác giả Bài thơ Tôi yêu em nhận được khá nhiều sự yêu mến của

bao thế hệ học trò nhưng xét kĩ vẫn có nhiều khiếm khuyết trong bản dịch của Thúy Toàn Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thơ của Puskin Vả lại, văn học Nga còn có cả một đội ngũ những nhà thơ một thời làm rung động lòng người như Ônga Becgôn, Anna Akhmatôva, Êxênin, Blôc… nhưng đã không xuất hiện trong chương trình phổ thông Việc lấy Puskin làm đại diện cho nền thơ ca Nga liệu có phải là một sự thiệt thòi cho các nhà thơ khác?

Người trong bao (Sêkhôp) cũng là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn

Sêkhôp thể hiện tính hủ lậu, sự trì trệ, tâm lý sợ hãi cái mới, biến mình thành người trong bao của

viên giáo sư trung học dạy tiếng Hy Lạp cổ tên Bêlicôp như một câu chuyện buồn trong gia tài văn học của ông Tác phẩm này đang được giảng dạy trong chương trình phổ thông trung học hiện hành Song, để học sinh hiểu và cảm được tính triết lí trong câu chuyện không phải là dễ dàng Trong buổi hội thảo kỉ niệm 100 năm ngày mất của Sêkhôp tổ chức tại trung tâm khoa học và văn hóa Nga

tháng 7 năm 2004, tác giả Lê Nguyên Cẩn đã có bài tham luận bàn về việc đưa truyện ngắn Người

trong bao vào chương trình THPT có thích hợp hay không? Theo ông, đây chưa phải là truyện ngắn

thuộc loại hay nhất và độc đáo, thể hiện nhiều phong cách truyện ngắn của Sêkhôp Theo tác giả, ưu điểm của truyện này là dễ đọc, dễ đáp ứng yêu cầu giảm tải đối với học sinh THPT song rất khó dạy bởi tác phẩm không trích trọn vẹn mà chỉ trích vài đoạn phù hợp với số tiết được giảng Cách làm này đã phá vỡ ý nghĩa thẩm mĩ của câu chuyện và chủ thể tiếp nhận chính là học sinh Muốn học sinh hiểu rõ nội dung tư tưởng cùng những mạch ngầm của tác phẩm đòi hỏi người giáo viên phải

có khả năng cảm thụ tác phẩm sâu sắc để biến những điều mình biết thành bài học đơn giản cho học sinh Có như vậy, các em mới có cơ hội tiếp nhận sự đa chiều trong tầng sâu ý nghĩa của tác phẩm

Đồng quan điểm đó, Giáo sư Phạm Vĩnh Cư trong Hội thảo Sêkhôp trong nhà trường Việt Nam cho rằng: Sêkhôp có biết bao truyện ngắn mà mỗi lần đọc ta lại phát hiện ra những chiều sâu mới Người

trong bao cũng có những chiều sâu như thế nhưng trên hết đó vẫn là một tác phẩm giàu tính chính

luận Như thế, giáo viên sẽ hướng học sinh đến với sự cảm nhận về ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm hơn là những chiều sâu toát lên từ ngôn từ và nội dung

Trang 39

Số phận con người (Sôlôkhôp) trong chương trình Ngữ văn lớp 12 hiện hành tái hiện một

giai đoạn lịch sử hào hùng và đau thương của đất nước Nga thông qua số phận nhân vật cá nhân Anđrây Xôcôlôp Tác phẩm đem lại cho người đọc cảm nhận về những nốt bi trong khúc nhạc trầm hùng gieo vào lòng người những suy tư sâu lắng về chiến tranh, về số phận và sức mạnh của con người Có hay không số phận con người? Điều đó được Sôlôkhôp chỉ ra rất rõ trong đoạn trích giảng trong chương trình Ngữ văn lớp 12 Đó chính là câu trả lời mà bao thế hệ học sinh Việt Nam ngày xưa và hôm nay kiếm tìm

Một điều dễ nhận thấy, nhiều tác phẩm của một tác giả được chọn lọc để giảng dạy ở phổ thông chưa mang tính đại diện cho tác giả đó Đơn cử như trường hợp của A Puskin Lâu nay người

ta vẫn xem A Puskin như một nhà thơ Nga , một “mặt trời của thi ca Nga”, vậy việc lựa chọn Ông

lão đánh cá và con cá vàng - một câu chuyện cổ tích kể bằng thơ nhưng lại được dịch theo hình

thức truyện để giảng dạy cho học sinh lớp 6 liệu có phải là lựa chọn đúng đắn? Bởi lẽ, nếu để giới thiệu cho học sinh biết về kho tàng truyện cổ tích thế giới không thiếu những tác giả khác tiêu biểu hơn như Anđecxen, Anh em nhà Grim… Hay như tác giả Sôlôkhôp được giới thiệu trong chương

trình lớp 12 với truyện ngắn Số phận con người, nhưng bạn đọc vẫn nhớ nhiều đến Sôlôkhôp thông qua bộ tiểu thuyết vĩ đại Sông Đông êm đềm - “tác phẩm vĩ đại nhất của nền văn học Nga thế kỉ

XX" [56, tr.2] và được cựu Tổng thống Nga V Putin coi là: "tương lai, danh dự và lương tâm của

nước Nga" Liệu Số phận con người có phải là tất cả những gì mà nhà văn tài danh này có được

trong suốt chặng đường cống hiến cho nền văn học Nga? Ngay cả Sêkhôp - “con chim linh điểu của buổi tịch dương trên đồng cỏ dại nước Nga xưa” (Nguyễn Tuân) cũng chỉ được giới thiệu tác phẩm

Người trong bao trong chương trình 11 Song, truyện ngắn nổi tiếng của Sêkhôp có phải là Người trong bao hay là Phòng số 6? Trong bài viết về Ba truyện ngắn Nga kinh điển tác giả Ravi Viat cho

rằng: “Chúng ta đã được chứng kiến những thành tựu của truyện ngắn trong nền văn học Nga thế kỷ XIX - một nền văn học giàu có truyện ngắn hơn bất kỳ nền văn học châu Âu đương thời nào Bởi lẽ,

hầu như không một nhà văn lớn nào của Nga không sáng tác truyện ngắn Cái chết của Ivan Ilich của L Tônxtôi, Phòng số 6 của Sêkhôp và Chiếc áo khoác của Gôgôn là ba trong số rất nhiều

truyện ngắn mà từ một lát cắt ngẫu nhiên, tác giả đem đến cho người đọc cái nhìn phổ quát về cuộc sống, diễn đạt được những ý nghĩa triết học qua các hình ảnh tạo dựng bằng ngôn từ” “Bất kể những gì mà L Tônxtôi, Sêkhôp và Gôgôn đã viết, chỉ ba truyện ngắn này thôi cũng đủ làm nên vị trí của họ trên văn đàn thế giới” [80]

Đôxtôiepxki đã từng nhận xét “Tất cả chúng ta đều sinh ra từ Chiếc áo khoác Lời nhận xét trên đây đủ để chứng tỏ “Chiếc áo khoác của Gôgôn không chỉ là một câu chuyện về đạo đức con

người Nó là thái độ đứng về phía những con người nhỏ bé chống lại bạo lực cường quyền” [80]

Trang 40

Nhưng Chiếc áo khoác lại vắng mặt trong chương trình phổ thông chuyên hướng con người đến

những vấn đề đạo đức, đến chân thiện mỹ của cuộc đời

Không chỉ có văn học Nga mà các nền văn học khác như Pháp, Nhật Bản hay Trung Quốc

cũng rơi vào tình trạng như trên Điều này có thể thấy rằng, việc lựa chọn tác giả và tác phẩm trong

chương trình phổ thông không đơn thuần chỉ là việc chọn mà làm sao để các em có thể bao quát hết

nền văn học của nhân loại, để khi ra khỏi cổng trường phổ thông các em có đủ tự tin để nói rằng: tôi

đã bước một chân vào cánh cửa của nền văn học thế giới

Giáo sư Lê Ngọc Trà có nói: “Cái chính của dạy văn ở phổ thông là dạy người (dạy cách

sống, cách cảm, cách nghĩ và khả năng giao tiếp), còn ở đại học là dạy nghề (nghề dạy văn, nghiên

cứu, viết văn…) Không phải vô cớ mà có nhiều ý kiến cho rằng ở Việt Nam chương trình phổ

thông thì khó, còn đại học thì dễ trong khi ở nước ngoài thì ngược lại” [92] Nghịch lí này một lần

nữa đòi hỏi các nhà xây dựng chương trình nhìn nhận lại cấu trúc chương trình trong sách giáo khoa

văn học hiện nay

Tóm lại, cấu trúc chương trình văn học nước ngoài và văn học Nga trong chương trình phổ

thông dù đã có nhiều sự thay đổi cả về số lượng tác giả, tác phẩm và nền văn học nhưng vẫn không

tránh khỏi những thiếu sót đáng kể Vì thế, việc tìm một chỗ đứng cho văn học nước ngoài và văn

học Nga trong nhà trường phổ thông, sao cho học sinh được tiếp xúc với đỉnh cao của tinh thần văn

hóa nhân loại một cách hệ thống và có bài bản là vấn đề rất lớn đối với các nhà xây dựng chương

trình Vấn đề này càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết khi chúng ta đang có chủ trương biên soạn

những bộ sách giáo khoa mới hiện đại hơn, hiệu quả hơn 2.3 Khảo sát chương trình Văn học Nga trong xu hướng đổi mới giáo dục phổ thông

Bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thế giới cả về khoa học kĩ thuật và công nghệ,

giáo dục Việt Nam đứng trước thử thách không nhỏ về sự hội nhập và toàn cầu hóa Xu hướng tiến

gần hơn với thế giới buộc các nhà thiết kế chương trình giáo dục nhìn lại mục tiêu, cấu trúc, nội

dung chương trình giảng dạy trong những năm qua

Chương trình Ngữ văn biên soạn theo tinh thần đổi mới giáo dục đã tạo đà cho sự phát triển

tri thức của học sinh cả về mặt kiến thức nhà trường và xã hội Các em được tôn trọng hơn với vai

trò làm chủ, năng động, tự lực cánh sinh trong quá trình tìm kiếm tri thức cho riêng mình Tứ trụ

giáo dục của thế kỉ XXI mà UNESCO đề ra phần nào đã thực hiện được

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, kiến thức về tác phẩm văn học nước ngoài bên cạnh văn học

dân tộc, nhất là văn học Nga của học sinh vẫn còn là vấn đề cần phải suy nghĩ

Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh về

chương trình văn học Nga hiện hành để đánh giá khách quan hiệu quả của đề tài Theo đó, chúng tôi

Ngày đăng: 15/04/2013, 11:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Thống kê kết quả khảo sát mức độ phù hợp của các tác phẩm văn học Nga trong chương trình hiện hành - TÌM HIỂU VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NHA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
Bảng 2.1 Thống kê kết quả khảo sát mức độ phù hợp của các tác phẩm văn học Nga trong chương trình hiện hành (Trang 41)
Bảng 2.1: Thống kê kết quả khảo sát mức độ phù hợp của các tác phẩm văn học Nga  trong chương trình hiện hành - TÌM HIỂU VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NHA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
Bảng 2.1 Thống kê kết quả khảo sát mức độ phù hợp của các tác phẩm văn học Nga trong chương trình hiện hành (Trang 41)
Bảng 2.4: Biểu đồ khảo sát mức độ yêu thích cấu trúc chương trình văn học Nga hiện hành  - TÌM HIỂU VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NHA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
Bảng 2.4 Biểu đồ khảo sát mức độ yêu thích cấu trúc chương trình văn học Nga hiện hành (Trang 42)
Bảng  2.4:  Biểu  đồ  khảo  sát  mức  độ  yêu  thích  cấu  trúc  chương  trình  văn  học  Nga  hiện  hành - TÌM HIỂU VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NHA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
ng 2.4: Biểu đồ khảo sát mức độ yêu thích cấu trúc chương trình văn học Nga hiện hành (Trang 42)
Hình 3.2: Biểu đồ chỉ mức độ yêu thích các tác giả, tác phẩm văn học Nga trong chương trình thử nghiệm  - TÌM HIỂU VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NHA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
Hình 3.2 Biểu đồ chỉ mức độ yêu thích các tác giả, tác phẩm văn học Nga trong chương trình thử nghiệm (Trang 68)
Bảng 3.1: Thống kê kết quả khảo sát mức độ yêu thích các tác giả, tác phẩm văn học Nga  trong chương trình thử nghiệm - TÌM HIỂU VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NHA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
Bảng 3.1 Thống kê kết quả khảo sát mức độ yêu thích các tác giả, tác phẩm văn học Nga trong chương trình thử nghiệm (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w