NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊ N AIMATÔP a Giới thiệu tác giả: C AITMATÔP

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NHA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC (Trang 46 - 48)

a. Giới thiệu tác giả: C. AITMATÔP

C. Aitmatôp sinh ngày 12 tháng 2 năm 1928 tại một ngôi làng ở Kưrơgưxtan. Năm 1937, cha ông bị đàn áp, nhà văn tương lai được bà ngoại nuôi dưỡng. Do sống ở cả hai vùng nước Nga và Kưrơgưxtan nên ông có thể viết tác phẩm bằng hai thứ tiếng.

Năm 1948, C. Aitmatôp tốt nghiệp đại học thú ý.

Năm 1952, ông bắt đầu cho ra đời những câu chuyện bằng tiếng Kưrơgư.

Năm 1958, ông tốt nghiệp Học viện văn học Macxim Gorki và ra mắt tác phẩm Đối mặt trên tạp chí Tháng Mười. Cùng thời gian đó, ông công bố tiểu thuyết Giamilya trên tạp chí Nôvi Mia nổi

tiếng trên thế giới.

Năm 1963, ông nhận được giải thưởng Lênin khi công bố tập truyện Núi đồi và thảo nguyên, bao gồm các truyện Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên...

Đến năm 1965, ông bắt đầu viết bằng ngôn ngữ tiếng Nga với tác phẩm Vĩnh biệt Gunxarư. Năm 1980, Aitmatôp đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên Và một ngày dài hơn thế kỉ.

Đoạn đầu đài (1986), cuốn tiểu thuyết được đọc nhiều nhất thời cải tổ, trong đó Aitmatôp

tìm cách phanh phui bản chất của cái ác đang có nguy cơ hủy diệt nhân tính, trong đó yếu tố văn hóa và bản sắc dân tộc được ông chú ý hơn cả.

Tiểu thuyết cuối cùng Khi những ngọn núi sụp đổ (còn có tên phụ là Cô dâu muôn đời),

Năm 1988-1990 Aitmatôp là trưởng biên tập của tạp chí "văn học nước ngoài". Năm 1990-1994, ông là Đại sứ của Kưrơgưxtan và Liên minh châu Âu.

Ông vĩnh biệt cuộc đời vào ngày 10.06.2008 hưởng thọ 79 tuổi. Thi hài của ông được chôn cất gần thủ đô Bitxkêch của Kưrơgưxtan.

Công trình của Aimatôp được dịch sang hơn 170 ngôn ngữ. Ông là một trong những tác giả đương đại được đọc nhiều nhất trên thế giới. Một số cuốn sách của ông trở thành những tác phẩm điện ảnh ở Kưrơgưxtan, Nga và Thổ Nhĩ Kì

Năm 2008 được tuyên bố là năm của Aitmatop. b. Vài nét về tác phẩm

Aimatôp xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào cuối những năm 50 của thế kỉ XX với truyện

ngắn Giamilia được dịch giả Nguyễn Văn Sỹ chuyển ngữ từ tiếng Pháp in trên tạp chí Văn nghệ.

Nhưng phải đến 20 năm sau, khi công cuộc cải tổ diễn ra ở Liên Xô và Việt Nam bước vào giai

đoạn đổi mới, Aitmatôp mới xuất hiện trở lại với Con tàu trắng, Vĩnh biệt Gunxarư, Con chó

khoang chạy ven bờ biển, Sếu đầu mùa, Và một ngày dài hơn thế kỉ, Đoạn đầu đài...

Người thầy đầu tiên cũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Aimatôp xuất hiện trong

thời kì đó. Đây là nhà văn được khá nhiều bạn đọc Việt Nam yêu mến ngay từ khi mới xuất hiện vì giọng văn nhẹ nhàng, vì những câu chuyện mang đậm màu sắc truyền thống dân tộc Kưrơgưxtan nhưng vẫn toát lên sức sống mãnh liệt của những thân phận, những con người bé nhỏ quyết sống vì hạnh phúc và cuộc đời của mình.

Người thầy đầu tiên kể về câu chuyện của viện sĩ Antưnai khi còn thơ bé đã được người thầy

Đuysen - một đoàn viên thanh niên cộng sản - dạy học và đưa cô đến với những thành công của cuộc đời. Không được sự đồng tình của người dân nhưng hơn bao giờ hết, người thầy đầu tiên ấy đã lấy được tình cảm của các em học sinh, nhất là cô bé Antưnai. Chính thầy là người đã giúp em vượt qua nỗi đau do gia đình người chú gây ra khi quyết gả cô cho người giàu và cũng chính thầy đã bồi đắp niềm tin cũng như phát hiện tài năng của cô bé giàu nghị lực ấy. Cuộc chia tay trên sân ga ngày tiễn cô lên tỉnh học - chấm dứt chuỗi ngày tháng khổ cực của cô - cũng là lúc cô chia tay với người thầy, người anh của mình. Hai cây phong thầy giúp Antưnai trồng bên trường để lưu giữ những kỉ niệm đáng nhớ trong những ngày đi học nhưng cũng đầy đau khổ của cô giờ trở thành nỗi ám ảnh trong trái tim cô mỗi lần về làng. Cô bắt đầu xóa bỏ kí ức, xóa bỏ nơi đã nuôi dưỡng cô thành tài. Nhưng lương tâm cô không cho phép. Hai cây phong như những chứng nhân lịch sử kéo cô trở về với quá khứ, buộc cô phải nhớ đến như một lát cắt trong tâm hồn. Quan trọng hơn cả là người thầy đầu tiên của cô, thầy Đuysen vẫn đợi chờ cô, dõi bước theo sự thành công của cô và vẫn là người nuôi dưỡng những ước mơ cho bao thế hệ tồn tại trong cái làng Kukurêu nghèo đói và lạc hậu này.

Đoạn trích chúng tôi lựa chọn nằm ở đoạn giữa của phần 1 kể lại những cảm xúc của cô bé Antưnai khi cùng thầy Đuysen xếp đá làm cầu tạm qua suối cho các bạn học sinh đi học trước ánh mắt dè bỉu, coi thường của người dân.

c. Lí do lựa chọn

Người thầy đầu tiên đem lại cho bạn đọc những tình cảm chân thành về tình thầy trò. Chính

sự gắn kết và sức mạnh của tình cảm thầy trò đã đọng lại trong học sinh những suy nghĩ về trách nhiệm, về vai trò của người thầy đối với học sinh và cả học sinh đối với người thầy, đem đến những bài học lớn cho học sinh phổ thông.

Đoạn trích cũng giúp học sinh nhận ra chân lí: sự học không hề đơn giản. “Học, học nữa, học mãi” (V. I. Lênin) không chỉ để mưu cầu hạnh phúc cá nhân mà còn là trách nhiệm với xã hội, với cuộc sống.

Nghệ thuật kể chuyện chậm rãi như đưa người đọc đến với từng chi tiết nhỏ nhặt của câu chuyện để cảm nhận và tự lắng sâu tâm hồn, chìm đắm trong những suy tư của riêng mình. Không cần đao to búa lớn song Aimatôp đã rất thành công trong nghệ thuật dẫn dắt người đọc đến với thế giới sâu bên trong tâm hồn của mỗi con người.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NHA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)