1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp

120 657 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên được đánh giá là phong phú và có trữ lượng lớn, cộng với đường biên giới quốc gia và hải phận giáp với Trung Quốc, vùng biển với nhiều cảng là cửa mở lớn

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THÀNH HƯNG

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP

TỈNH QUẢNG NINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LƯU NGỌC TRỊNH

Thái Nguyên, năm 2012

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đó

Người viết luận văn

Phạm Thành Hưng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, người viết Luận văn đã được học tập chương trình thạc sĩ Quản lý kinh tế tại đây Nhờ quá trình đào tạo, chỉ dẫn của nhiều thầy cô giáo trong trường, nhân dịp này Người viết Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đối với các thầy, cô giáo trong trường nói chung

và các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh nói riêng Đặc biệt người viết luận văn trân trọng tri ân người hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học của mình – PGS TS Lưu Ngọc Trịnh vì sự chỉ dẫn tận tình có trách nhiệm của

thầy trong quá trình hoàn thành Luận văn Người viết Luận văn cũng xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp đã dành cho sự cộng tác, giúp đỡ có hiệu quả

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn Luận văn còn nhiều thiếu sót cả về nội dung lẫn hình thức Xin trân trọng tiếp thu mọi ý kiến đóng góp

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vii

Danh mục các bảng, biểu viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Những đóng góp khoa học của luận văn 4

5 Kết cấu chính của luận văn 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP 5

1.1 Khái niệm về công nghiệp 5

1.2 Đặc điểm của ngành Công nghiệp 6

1.2.1 Các giai đoạn trong Sản xuất Công nghiệp: 6

1.2.2 Sản xuất Công nghiệp có tính chất tập trung cao độ: 6

1.2.3 Tính đa dạng và chặt chẽ trong Sản xuất Công nghiệp: 6

1.3 Vai trò của Công nghiệp trong phát triển Kinh tế - Xã hội 7

1.4 Cơ cấu công nghiệp và các loại cơ cấu trong công nghiệp: 8

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1 Phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu 12

2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu: 12

2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu từ những thực nghiệm: 12

2.1.3 Phương pháp phi thực nghiệm: 12

2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 13

Trang 5

2.3 Phương pháp phỏng vấn bằng thư 14

2.3.1 Nội dung phương pháp: 14

2.3.2 Ưu, nhược điểm: 14

2.4 Phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại 14

2.4.1 Nội dung phương pháp: 14

2.4.2 Ưu, nhược điểm: 15

2.5 Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp 15

2.5.1 Nội dung phương pháp: 15

2.5.2 Ưu, nhược điểm: 15

2.6 Phương pháp điều tra nhóm chuyên đề 16

2.6.1 Nội dung phương pháp: 16

2.6.2 Ưu, nhược điểm: 16

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2006-2011 17

3.1 Một vài nét khái quát về tỉnh Quảng Ninh 17

3.1.1 Điều kiện địa lý: 17

3.1.2 Tiềm năng và nguồn lực: 19

3.2 Tổng quan tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh 22

3.2.1 Diễn biến tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2006-2010 22

3.2.2 Tình hình thu, chi ngân sách: 25

3.2.3 Kim ngạch xuất khẩu: 26

3.2.4 Cơ sở hạ tầng: 28

3.3 Hiện trạng ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ninh 35

3.3.1 Sơ lược về quá trình phát triển Công nghiệp tỉnh Quảng Ninh: 35

3.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Công nghiệp Quảng Ninh: 38

3.4 Đánh giá chung về hiện trạng công nghiệp trên địa bàn 53

3.4.1 Những mặt được và nguyên nhân: 53

Trang 6

3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân: 54

3.4.3 Bài học kinh nghiệm: 55

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH THỜI GIAN TỚI 57

4.1 Quan điểm, định hướng chuyển đổi cơ cấu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 57

4.1.1 Quan điểm: 57

4.1.2 Định hướng: 58

4.1.3 Phương án: 63

4.2 Phát triển các ngành công nghiệp cụ thể nhằm tạo ra cơ cấu công nghiệp hiện đại và bền vững 63

4.2.1 Ngành khai thác, chế biến khoáng sản: 63

4.2.2 Ngành sản xuất vật liệu xây dựng: 72

4.2.3 Ngành công nghiệp cơ khí, điện tử, CNTT, luyện kim: 79

4.2.4 Ngành công nghiệp chế biến Nông, Lâm, Thủy sản & Thực phẩm:82 4.2.5 Ngành Hóa chất: 86

4.2.6 Ngành dệt, may, da giầy Quảng Ninh: 87

4.2.7 Ngành công nghiệp Điện, Nước: 91

4.2.8 Các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp: 95

4.3 Một số giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh95 4.3.1 Giải pháp về xây dựng chiến lược và thị trường: 95

4.3.2 Giải pháp về vốn: 97

4.3.3 Giải pháp về công nghệ: 98

4.3.4 Giải pháp về nguồn nhân lực: 99

4.3.5 Giải pháp về tổ chức và quản lý: 100

4.3.6 Giải pháp về phát triển vùng nguyên liệu: 102

Trang 7

4.3.7 Giải pháp tập trung phát triển các nhóm sản phẩm, các ngành sản

xuất có lợi thế cạnh tranh: 102

4.3.8 Giải pháp về đất đai: 103

4.3.9 Giải pháp hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển: 104

4.3.10 Giải pháp bảo vệ môi trường: 104

4.3.11 Một số giải pháp khác về thu hút đầu tư Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại: 105

4.4 Một số kiến nghị, đề xuất 107

4.4.1 Kiến nghị với Chính phủ: 108

4.4.2 Kiến nghị với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh: 108

4.4.3 Kiến nghị với các sở, ban ngành tỉnh Quảng Ninh: 108

4.4.4 Kiến nghị với các địa phương trên địa bàn tỉnh: 108

KẾT LUẬN 109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 CN-XD Công nghiệp và xây dựng

2 CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

3 Cụm CN Cụm công nghiệp

4 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

5 CTY TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn

6 CTY CP Công ty cổ phần

7 DTTN Diện tích tự nhiên

8 DVCN Dịch vụ công nghiệp

9 ĐBSH Vùng Đồng bằng sông Hồng

10 ĐTNN Đầu tư nước ngoài

12 FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

13 GDP Tổng sản phẩm quốc nội

14 GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp

15 GO Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp

30 VA Giá trị tăng thêm

31 VA CN Giá trị tăng thêm công nghiệp

32 WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1: Lao động đang làm việc trong các ngành Kinh tế quốc dân 19

Bảng 3.2: Số người hoạt động kinh tế từ 15 tuổi trở lên 20

phân theo trình độ chuyên môn 20

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu KTXH tỉnh Quảng Ninh 2006-2010 23

Bảng 3.4: Xuất, nhập khẩu 5 năm 2006-2010 và năm 2011 26

Bảng 3.5: Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn 32

Bảng 3.6: Số lượng cơ sở SXCN theo thành phần kinh tế và ngành công nghiệp 38

Bảng 3.7: Số lượng lao động SXCN phân theo thành phần kinh tế và ngành Công nghiệp 39

Bảng 3.9: Giá trị SXCN trong lĩnh vực khai thác khoáng sản Quảng Ninh giai đoạn 2000-2010 44

Bảng 3.10: Giá trị SXCN trong lĩnh vực sản xuất VLXD Quảng Ninh giai đoạn 2000-2010 45

Bảng 3.11: Giá trị sản xuất CN 45

Bảng 3.12: Giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thuỷ sản & thựcphẩm 47

Bảng 3.13: Giá trị sản xuất công nghiệp hoá chất 47

Bảng 3.14: Giá trị sản xuất công nghiệp may mặc, da giầy 48

Bảng 3.15: Sản phẩm đóng tầu chủ yếu 50

Bảng 4.1: Trữ lượng các mỏ than Quảng Ninh 65

Bảng 4.2: Dự kiến diện tích và sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản 83

Bảng 4.3: Dự kiến diện tích và sản lượng cây trồng 83

Bảng 4.4: Số lượng đàn gia súc 84

Bảng 4.5: Nhu cầu nước sạch đến năm 2030 93

Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng các ngành kinh tế Quảng Ninh 24

Biểu đồ 3.2: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế Quảng Ninh 25

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, có vị trí địa

lý thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng Với nguồn tài nguyên thiên nhiên được đánh giá là phong phú và có trữ lượng lớn, cộng với đường biên giới quốc gia và hải phận giáp với Trung Quốc, vùng biển với nhiều cảng là cửa mở lớn của cả nước trong giao lưu quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, là những lợi thế quan trọng cho Quảng Ninh phát triển công nghiệp một cách toàn diện, trong đó tập trung phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp cơ khí Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã nắm bắt kịp thời cơ, đề ra chủ trương chính sách phát triển kinh tế-xã hội, phát triển công nghiệp đúng đắn, nên đã bước đầu đạt được một số kết quả đáng khích lệ Để thực hiện mục tiêu nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII và Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020, với định hướng phát triển:

 Xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ đối với khu vực và Quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển và biển, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; có thế

và lực ngày càng lớn thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh

 Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp nhằm phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dich vụ, đặc biệt là các ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của Tỉnh

Trang 11

 Điều chỉnh và cải thiện việc tổ chức kinh tế theo lãnh thổ Kết hợp giữa phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ dải ven biển Hạ Long ở tiểu vùng phía Tây của Tỉnh với phát triển nông, lâm ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ của tiểu vùng phía Đông của Tỉnh và khu vực miền núi; giữa phát triển đô thị với phát triển nông thôn tạo điều kiện cho các vùng phát triển hạn chế chênh lệch khá xa về nhịp độ tăng trưởng giữa các vùng

 Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên môi trường bảo đảm phát triển bền vững Phát triển kinh tế phải bảo đảm tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh; đặc biệt chú trọng giữ vững chủ quyền vùng biển, đảo và thềm lục địa về quyền lợi kinh tế, giữ vững chủ quyên quốc gia

Để góp phần vào thực hiện tốt định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh, là một cán bộ công tác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tôi lựa chọn đề tài

"Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh: Thực trạng và giải

pháp" làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay Có nhiều công trình và tác giả đề cập đến Cơ cấu công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu công nghiệp, nhưng lại chỉ đề cập đến cơ cấu công nghiệp và chuyển đổi cơ cấu công nghiệp chung của cả Việt Nam chứ chưa có công trình, tác giả nào bàn chuyên về Cơ cấu công nghiệp và chuyển đổi cơ cấu công nghiệp của riêng tỉnh Quảng Ninh Có chăng vấn đề này chỉ được đề cập thoáng qua hay như là một phần nhỏ trong các Báo cáo (hàng năm hay 5 năm) về phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh nói chung và về công nghiệp Quảng Ninh nói riêng Trên thực tế, chỉ có Luận văn này của học viên là công trình bàn chuyên và tập trung về thực trạng chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thời gian qua và đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy và

Trang 12

hoàn thiện hơn nữa việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp Quảng Ninh thời gian tới Đây là một đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn cao, do đó tôi lựa chọn đề tài "Chuyển đổi cơ cấu Công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp" làm đề tài nghiên cứu của mình

3 Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2006-2011, chỉ ra đựoc những thành công và những tồn tại cùng các nguyên nhân của chúng; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệo nhằm tạo cho Quảng Ninh có được một nền Công nghiệp với cơ cấu hợp lý trong thời gian tới

Làm rõ các tiềm năng, nguồn lực và các đặc thù của tỉnh Quảng Ninh để xây dựng các quan điểm, định hướng cho công nghiệp; xây dựng cơ cấu, mục tiêu phát triển công nghiệp thích ứng với các giai đoạn

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu (ngành) công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian qua và triển vọng trong thời gian tới

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh QN

+ Về không gian: Các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh + Về thời gian: Từ năm 2006 đến nay và phát triển trong thời gian tới

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh

Trang 13

- Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp và việc chuyển đổi cơ cấu Công nghiệp Quảng Ninh, chỉ ra những thành công và những tồn tại cùng các nguyên nhân chủ yếu của chúng

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp và chuyển đổi cơ cấu Công nghiệp này

4 Những đóng góp khoa học của luận văn

- Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp và chuyển đổi cơ cấu Công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thời gian qua, chỉ ra được những thành công, những tồn tại và các nguyên nhân chủ yếu

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp và chuyển đổi cơ cấu công nghiệp Quảng Ninh, nhằm tạo cho tỉnh có được một nền công nghiệp với cơ cấu hợp lý trong tương lai

5 Kết cấu chính của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, và Phụ lục, luận văn được kết cấu 3 chương nội dung:

CHƯƠNG I: Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản liên quan đến chuyển đổi cơ cấu công nghiệp

CHƯƠNG II: Phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG III: Thực trạng chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2011

CHƯƠNG IV: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu công nghiệp Quảng Ninh thời gian tới

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU

CÔNG NGHIỆP

1.1 Khái niệm về công nghiệp

Công nghiệp: Là một bộ phận của nền kinh tế, ngành kinh tế quốc dân quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến trình độ phát triển lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội Tỉ trọng sản phẩm công nghiệp trong

cơ cấu tổng sản phẩm xã hội được xem như chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia Là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự

hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật Công nghiệp hoá được định nghĩa và có nhiều quan niệm khác nhau song

nó thường được hiểu là một quá trình gắn liền với việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế nhằm thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn định

Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế trong các quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế, nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất

ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với nhịp độcao, bảo đảm mức tiến bộ về kinh tế xã hội Song dù muốn hay không công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay trước mắt nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Song có lẽ sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không quan tâm giải quyết tốt những vấn đề xã hội Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm của một số nước

Trang 15

đang phát triển cho thấy ngay từ bước đầu tiên của việc hoạch định chiến lược

và chương trình phát triển nhất thiết phải đảm bảo tính đồng bộ giữa kinh tế

xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế phải xây dựng những mặt thuộc hạ tầng của đời sống xã hội, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá nâng cao đời sống nhân dân

1.2 Đặc điểm của ngành Công nghiệp

Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định, thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm

1.2.1 Các giai đoạn trong Sản xuất Công nghiệp:

Quá trình sản xuất công nghiệp thường được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động là môi trường tự nhiên để tạo ra nguyên liệu (khai thác than, dầu mỏ, quặng kim loại, khai thác gỗ, …) và giai đoạn chế biến các nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng (sản xuất máy móc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm…) Trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn sản xuất phức tạp nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

1.2.2 Sản xuất Công nghiệp có tính chất tập trung cao độ:

Nhìn chung, sản xuất công nghiệp (trừ các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ…) không đòi hỏi những không gian rộng lớn Tính chất tập trung thể hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm Trên một diện tích nhất định, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm

1.2.3 Tính đa dạng và chặt chẽ trong Sản xuất Công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ

mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng

Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác (than, dầu mỏ…), điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm… Các

Trang 16

ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm Trong từng ngành công nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết sức chi tiết, chặt chẽ Chính vì vậy các hình thức chuyên môn hoá, hợp tác hoá, liên hợp hoá có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp

Hiện nay có nhiều cách phân loại ngành công nghiệp Cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động Theo cách này, sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm chính là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến Còn dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, thì sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm: công nghiệp nặng

(nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B)

1.3 Vai trò của Công nghiệp trong phát triển Kinh tế - Xã hội

Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội

Công nghiệp còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh

tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và củng cố

an ninh quốc phòng Không một ngành kinh tế nào lại không sử dụng các sản phẩm của công nghiệp

Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ

Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được với nó vì thế tạo khả năng mở rộng sản xuất,

mở rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập

Trang 17

Ngày nay, một nước muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo

sự phát triển ổn định về kinh tế - xã hội, cần thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng, trong đó các ngành công nghiệp mũi nhọn phải được chú ý thích đáng Quá trình một xã hội chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp sang một nền kinh tế về cơ bản dựa vào sản xuất công nghiệp được gọi là quá trình công nghiệp hoá

1.4 Cơ cấu công nghiệp và các loại cơ cấu trong công nghiệp:

* Cơ cấu công nghiệp:

Cơ cấu công nghiệp là tổng hợp những bộ phận hợp thành quá trình sản xuất công nghiệp và mối liên hệ sản xuất giữa các bộ phận đó biểu thị bằng tỷ trọng của từng bộ phận so với toàn bộ sản phẩm công nghiệp tính theo giá trị tổng sản lượng

Cơ cấu công nghiệp thường thay đổi phụ thuộc vào: Các yếu tố kinh tế

xã hội, Khoa học kĩ thuật, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên và hợp tác quốc tế,…

Các nước muốn phát triển kinh tế với nhịp độ tăng trưởng cao đếu phải

có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong công nghiệp cũng cần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo ngành, lãnh thổ, …) Đặc biệt là sự chuyển cơ cấu theo ngành có vai trò quyết định đến bộ mặt của công nghiệp cũng như kinh

tế của một quốc gia

Nhờ ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật dẫn đến cấu công nghiệp thay đổi:

- Giảm các ngành công nghiệp truyền thống tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp có kỹ thuật hiên đại (các ngành cơ khí chế tạo thiết bị điện

tử, hàng không, vũ trụ, ), công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

- Công nghiệp sản xuất vật liệu mới không ngừng tăng lên

Trang 18

- Các ngành đòi hỏi sự chính xác, hàm lượng tri thức cao ngày càng được chú trọng phát triển

* Các loại cơ cấu trong công nghiệp:

- Cơ cấu công nghiệp theo ngành: Được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản

xuất của từng ngành(nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp Nó hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước trong mỗi giai doạn nhất định

Cơ cấu ngành CN nước ta tương đối đa dạng, với 3 nhóm gồm 29 ngành Cn lớn nhỏ:

+ Nhóm CN khai thác(than, dầu- khí, quặng kim loại, khai thác đá và các mỏ khác)

+ Nhóm công nghiệp chế biến( sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất thuốc là, sản xuất sản phảm dệt,…)

+ Nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước

Trong những năm qua, cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rêt nhằm thích ứng với tình hình mới và hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới Trong giai đoạn đầu của Công nghiệp hóa: nước ta ưu tiên phát triển công nghiệp nặng mà chưa quan tâm nhiều đến các ngành công nghiệp nhẹ nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho nền kinh tế nhưng thiếu vốn, khoa học, kinh nghiệm, từ đó dẫn đến kinh tế nước ta phát triển rất kém, đời sống xã hội chậm cải thiện Trong giai đoạn sau của Công nghiệp hóa: Nước ta chú trọng phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp nhẹ…đảm bảo cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Bên cạnh đó chú ý phát triển công nghiệp sản xuất TLSX (phục vụ nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải,…) Điều này phù hợp với tình hình và khả năng trong nước từ đó Cơ cấu ngành CN nước ta phát triển cân bằng, hợp lí, đa dạng, mang lại giá trị

KT cao

Trang 19

- Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ: Trong những năm đầu xây dựng

Chủ nghĩa xã hội việc cải tạo và xây dựng các trung tâm công nghiệp hình thành mạng lưới trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ

+ Hà Nội: Trung tâm công nghiệp đa ngành lớn nhất miền Bắc

+ Việt Trì( Phú Thọ): Trung Tâm hoá chất lớn nhất miền Bắc trước 1975 + Hạ Long- Cẩm Phả: Khai thác than và công nghiệp năng lượng

+ Hải Phòng: Cảng biển và các ngành sản xuất liên quân đến tàu biển + Nam Định: Dệt- may, cơ khí dệt, có khí nông nghiệp

+ Thái Nguyên: Công nghiệp gang thép và cơ khí nông nghiệp

Ở miền Nam, đã xây dựng tp.Sài Gòn, Biên Hoà, Đà Nẵng là các trung tâm sản xuất hàng tiêu dùng, nhất là dệt và chế biến thực phẩm

Sau khi đất nước thống nhất (1975), sự phân bố công nghiệp đã có nhiều thay đổi và trở nên hợp lý hơn với nhiều trung tâm công nghiệp ra đời như Hoà bình, Vũng Tàu,… Nhiều điểm công nghiệp xuất hiện ở Tây bắc, Tây nguyên Việc mở rộng địa bàn phân bố của công nghiệp, hình thức Khu công nghiệp tập trung, đặc biệt là khu chế xuất ra đời đã định hình không gian công nghiệp của nước nhà

Các ngành công nghiệp dựa trên cơ sở nguyên liệu trong nước( sản xuất VLXD, chế biến thực phẩm, khai khoáng, ) thường phân bố gần nguồn nguyên liệu Các ngành công nghiệp chế biến dựa vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài đỏi hỏi kỹ thuật cao, nhu cầu lớn thường ở gần vùng tiêu thụ, nơi thuận lợi cho xuất- nhập khẩu

Việc hình thành các vùng KT trọng điểm, các tam giác phát triển, có sức thu hút mạnh mẽ với công nghiệp Ở nước ta có hai khu vực tập trung công nghiệp của nước ta là Đồng bằng Sông hồng và phụ cận, Đông Nam bộ

và phụ cận Ngoài ra, dọc duyên hải Miền Trung rải rác có một số trung tâm công nghiệp Ở các khu vực còn lại, mức độ tập trung rất thấp

Trang 20

- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế: Cơ cấu công nghiệp

theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc: Khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng được mở rộng

+ Khu vực Nhà nước : Trước đây khu vực Nhà nước chiêm ưu thế tuyết

đổi cho đến nay giảm về số lượng doanh nghiệp, thu hẹp phạm vi hoạt động, nhưng vẫn giữ vai trò then chốt

+ Khu vực ngoài Nhà nước: phát triển nhanh do chính sách khuyến khích các loại hình kinh tế tư nhân, mỗi năm có hàng nghìn doanh nghiệp

ra đời

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp

Trang 21

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu

Thu thập thông tin, tư liệu và số liệu thực tế là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học Mục đích của thu thập thông tin, số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sở lcho việc phân tích và chứng minh một giả thuyết hay tìm ra vấn đề cần nghiên cứu Có 3 phương pháp thu thập số liệu:

2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu:

Phương pháp này là dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu công tác hay các nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết

2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu từ những thực nghiệm:

- Khái niệm: Trong phương pháp này, thông tin, số liệu được thực hiện

bằng cách quan sát, theo dõi, đo đạc qua các thí nghiệm Các thí nghiệm trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, vật lý, hóa học, kỹ thuật, nông nghiệp, kể cả xã hội thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm, nhà lưới, ngoài đồng và cộng đồng xã hội Để thu thập được thông tin, số liệu, các nhà nghiên cứu khoa học thường đặt ra các biến để quan sát và đo đạc (thu thập số liệu) Các nghiệm thức trong thí nghiệm (có những mức độ khác nhau) thường được lặp

lại để làm giảm sai số trong thu thập số liệu

- Phương pháp khoa học trong thực nghiệm gồm các bước như: lập giả

thuyết, xác định biến, bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu để kiểm chứng giả thuyết

2.1.3 Phương pháp phi thực nghiệm:

- Khái niệm: Phương pháp phi thực nghiệm là phương pháp thu thập số

liệu dựa trên sự quan sát các sự kiện, sự vật đã hay đang tồn tại, từ đó tìm ra

Trang 22

qui luật của chúng Phương pháp này thường dùng trong nghiên cứu kinh tế

và xã hội, nghiên cứu nhân chủng học, …

- Loại số liệu thu thập trong phương pháp phi thực nghiệm gồm số liệu

được thu thập từ các câu hỏi có cấu trúc kín hoặc số liệu được thu thập từ các câu hỏi mở theo các phương pháp thu thập số liệu

+ Câu hỏi mở là dạng câu hỏi có số liệu thu thập không có cấu trúc hay

số liệu khó được mã hóa Câu hỏi cho phép câu trả lời mở và có các diễn tả, suy nghĩ khác nhau hơn là ép hoặc định hướng cho người trả lời

+ Câu hỏi kín là dạng câu hỏi có số liệu thu thập có thể tương đối dễ dàng phân tích, mã hóa nhưng nó giới hạn sự trả lời Thí dụ, sinh viên các khóa học được đưa ra các câu hỏi nhận xét về giáo trình, bài giảng, sách, …

và được chỉ định trả lời theo thang đánh giá 5 mức độ (rất hài lòng: +2; hài lòng: +1; trung bình: 0; không hài lòng: -1; rất không hài lòng: -2) để biết sinh viên thỏa mãn hay không thỏa mãn Đây là các câu hỏi kín thể hiện sự mã hóa

số liệu

2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu,

và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thường phức tạp, tốn kém Để khắc phục nhược điểm này, người ta không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị gọi là điều tra chọn mẫu

Có nhiều phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Nhìn chung khi tiến hành thu thập dữ liệu cho một cuộc nghiên cứu, thường phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt được hiệu quả mong muốn

Trang 23

2.3 Phương pháp phỏng vấn bằng thư

2.3.1 Nội dung phương pháp:

Gửi bảng câu hỏi đã soạn sẵn, kèm phong bì đã dán tem đến người muốn điều tra qua đường bưu điện Nếu mọi việc trôi chảy, đối tượng điều tra sẽ trả lời và gởi lại bảng câu hỏi cho cơ quan điều tra cũng qua đường bưu điện Phương pháp này thường được áp dụng khi người mà ta cần hỏi rất khó đối mặt, do họ ở quá xa, hay họ sống quá phân tán, hay họ sống ở khu dành riêng rất khó vào, hay họ thuộc giới kinh doanh muốn gặp phải qua bảo vệ thư ký , khi vấn đề cần điều tra cần thiết phải có sự tham khảo tra cứu nhất định nào đó; …

2.3.2 Ưu, nhược điểm:

- Có thể điều tra với số lượng lớn đơn vị, có thể đề cập đến nhiều vấn đề riêng tư tế nhị, có thể dùng hình ảnh minh hoạ kèm với bảng câu hỏi Thuận lợi cho người trả lời vì họ có thời gian để suy nghĩ kỹ câu trả lời, họ có thể trả lời vào lúc rảnh rỗi Chi phí điều tra thấp; chi phí tăng thêm thấp, vì chỉ tốn thêm tiền gởi thư, chứ không tốn kém tiền thù lao cho phỏng vấn viên

- Tuy nhiên, nhược điểm là tỷ lệ trả lời thường thấp, mất nhiều thời gian chờ đợi thư đi và thư hồi âm, không kiểm soát được người trả lời, người trả lời thư có thể không đúng đối tượng mà ta nhắm tới,…

2.4 Phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại

2.4.1 Nội dung phương pháp:

Nhân viên điều tra tiến hành việc phỏng vấn đối tượng được điều tra bằng điện thoại theo một bảng câu hỏi được soạn sẵn

Phương pháp này thường được áp dụng khi mẫu nghiên cứu gồm nhiều đối tượng là cơ quan xí nghiệp, hay những người có thu nhập cao (vì họ đều

có điện thoại); hoặc đối tượng nghiên cứu phân bố phân tán trên nhiều địa bàn thì phỏng vấn bằng điện thoại có chi phí thấp hơn phỏng vấn bằng thư Nên

Trang 24

sử dụng kết hợp phỏng vấn bằng điện thoại với phương pháp thu thập dữ liệu khác để tăng thêm hiệu quả của phương pháp

2.4.2 Ưu, nhược điểm:

- Dễ thiết lập quan hệ với đối tượng (vì nghe điện thoại reo, đối tượng có

sự thôi thúc phải trả lời) Có thể kiểm soát được phỏng vấn viên, do đó nâng cao được chất lượng phỏng vấn Dễ chọn mẫu (vì công ty xí nghiệp nào cũng

có điện thoại, nên dựa vào niên giám điện thoại sẽ dễ dàng chọn mẫu) Tỷ lệ trả lời cao (có thể lên đến 80%) Nhanh và tiết kiệm chi phí Có thể cải tiến bảng câu hỏi trong quá trình phỏng vấn (có thể cải tiến để bảng câu hỏi hoàn thiện hơn, hoặc có thể thay đổi thứ tự câu hỏi)

- Tuy nhiên thời gian phỏng vấn bị hạn chế vì người trả lời thường không sẵn lòng nói chuyện lâu qua điện thoại, nhiều khi người cần hỏi từ chối trả lời hay không có ở nhà, … Không thể trình bày các mẫu minh hoạ về mẫu quảng cáo, tài liệu, … để thăm dò ý kiến

2.5 Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp

2.5.1 Nội dung phương pháp:

Nhân viên điều tra đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn

Phương pháp này thường được áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được, …

2.5.2 Ưu, nhược điểm:

- Do gặp mặt trực tiếp, nên nhân viên điều tra có thể thuyết phục đối tượng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trước khi ghi vào phiếu điều tra

- Tuy nhiên, nhược điểm là chi phí cao, mất nhiều thời gian và công sức

Trang 25

2.6 Phương pháp điều tra nhóm chuyên đề

2.6.1 Nội dung phương pháp:

Nhân viên điều tra tiến hành đặt câu hỏi phỏng vấn từng nhóm, thường từ

7 đến 12 người có am hiểu và kinh nghiệm về một vấn đề nào đó, để thông qua thảo luận tự do trong nhóm nhằm làm bật lên vấn đề ở nhiều khía cạnh sâu sắc, từ đó giúp cho nhà nghiên cứu có thể nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo và toàn diện

Phương pháp này thường được áp dụng trong việc xây dựng hay triển khai một bảng câu hỏi để sử dụng trong nghiên cứu định lượng về sau; làm cơ

sở để tạo ra những giả thiết cần kiểm định trong nghiên cứu Chẳng hạn: Trắc nghiệm phản ứng của người tiêu dùng đối với các mẫu quảng cáo, đối với sản

phẩm mới, tìm ra các nguyên nhân làm giảm doanh số, …

2.6.2 Ưu, nhược điểm:

- Thu thập dữ liệu đa dạng, khách quan và khoa học

- Tuy nhiên, kết quả thu được không có tính đại diện cho tổng thể chung, chất lượng dữ liệu thu được hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ năng của người điều khiển thảo luận, các câu hỏi thường không theo một cấu trúc có sẵn, nên khó phân tích xử lý

Trang 26

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2006-2011

3.1 Một vài nét khái quát về tỉnh Quảng Ninh

3.1.1 Điều kiện địa lý:

Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi, và có hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi

Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (cao 1.507 m) và Cao Xiêm (cao 1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (cao 1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh là Yên Tử (cao 1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (cao 1.094m) trên đất Hoành Bồ

Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh

Trang 27

Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst

bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú

Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, )

Về khí hậu, Quảng Ninh nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình hàng năm trên 22,9oC, lượng bức xạ trung bình hàng năm là 115.4Kcal/cm2 Lượng mưa hàng năm lên tới 1700-2400mm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8 Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng lớn của bão tố, bão thường đến sớm (vào các tháng 6,7,8) và có cường độ khá mạnh, nhất là ở các vùng đảo và ven biển Quảng Ninh có 2 loại gió thổi theo mùa chính: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió thịnh hành là gió Đông Bắc, tốc độ gió 2-4m/s, gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt có thể đạt tới cấp 5-6, ngoài khơi cấp 7-8; Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Nam và Đông Nam với tốc độ gió trung bình 2-4m/s, cấp 2-3, có khi tới cấp 5-6

Về địa hình, Quảng Ninh là tỉnh miền núi-duyên hải, hơn 80% diện tích đất là đồi và núi, ít có những khu đất thật bằng phẳng, có nhiều diện tích

để xây dựng các đô thị lớn Vùng biển và hải đảo của tỉnh với hơn 2000 hòn đảo, có những đảo rất lớn như Cái Bầu, Bản Sen, Cô Tô, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch Trên địa bàn tỉnh có khoảng 30 con sông, suối dài trên 10km, đa số là các sông nhỏ, diện tích lưu vực dưới 300km2 Có 3 con

Trang 28

sông lớn hơn cả là: sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ Khu vực miền Tây của tỉnh có sông Thái Bình chảy qua Riêng hệ thống sông Tiên Yên có độ chênh chiều cao trên 1.175m, có thể phát triển nguồn thủy điện vừa

Bảng 3.1: Lao động đang làm việc trong các ngành Kinh tế quốc dân

Trang 29

Về chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động được đào tạo là 48% (trong

đó lao động được đào tạo nghề chiếm 38%) Số người có trình độ Đại học là 48.751 người; trên Đại học 753 người

Bảng 3.2: Số người hoạt động kinh tế từ 15 tuổi trở lên

phân theo trình độ chuyên môn

(Nguồn: Số liệu Cục Thống kê Quảng Ninh năm 2010)

3.1.2.2 Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên:

3.1.2.2.1 Đất:

Quảng ninh có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó có 75.370ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả

3.1.2.2.2 Sông ngòi và chế độ thủy văn:

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển Các quần đảo ở huyện Cô Tô

và Vân Đồn, có đặc trưng của khí hậu đại dương

Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng

ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất

Trang 30

Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú

Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô

Về nhiệt độ, được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20°C Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25°C

Về mưa, theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100 mm

là mùa mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm Theo số liệu quan trắc, mùa lạnh ở Quảng Ninh bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10 Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10

Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10) Sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa đông (tháng 1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa hạ (tháng 7) là 12°C

và thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng 1 theo tiêu chuẩn nhiệt độ cùng vĩ tuyến là 5,1°C

3.1.2.2.3 Tiềm năng về khoáng sản

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi,…

Than đá, có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng an-tra-xít, tỷ lệ các-bon ổn định 80 – 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả

và Uông Bí – Đông Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 – 40 triệu tấn Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh, … có trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh như: Mỏ đá vôi ở Hoành Bồ, Cẩm Phả;

Trang 31

Các mỏ cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thành phố Móng Cái; Các mỏ đất sét phân bố tập trung ở Đông Triều, Hoành

Bồ và TP Hạ Long là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu

Các mỏ nước khoáng, có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu) Ngoài ra, còn

có nguồn nước khoáng không uống được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 35°C, có thể dùng chữa bệnh

3.1.2.2.4 Tài nguyên rừng:

Quảng Ninh có 243.833,2 ha rừng và đất rừng (chiếm 40% diện tích đất

tự nhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80% Còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng khoảng

230 ngàn ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn

3.2 Tổng quan tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

3.2.1 Diễn biến tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2006-2010

Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh duy trì ở mức cao và ổn định, giai đoạn 2006-2010, GDP của tỉnh tăng bình quân hàng năm 12,66% đạt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra (chỉ tiêu 12-13%) GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 11,53 triệu đồng/người (giá hiện hành), năm 2010 đạt 31,12 triệu đồng/người bằng 2,69 lần so với năm 2005 Mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đề ra tốc độ tăng trưởng GDP bình quân

là 13-14%/năm, phấn đấu GDP bình quân đầu người năm 2010 bằng 1,7-2,0 lần năm 2005 (đạt chỉ tiêu đề ra) Qua 3 năm thực hiện nghị quyết Đại hội XII, kinh tế của tỉnh liên tục phát triển ở mức cao và tương đối ổn định: GDP năm 2006 tăng 13,8%, năm 2007 tăng 13,7%, năm 2008 tăng 13,0% Sang năm 2009 mặc dù có những biến động khó lường của tình hình kinh tế thế giới và trong nước GDP của tỉnh vẫn tăng 10,6%, và năm 2010 tăng 12,3%

Trang 32

Cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực, khu vực nông nghiệp giảm dần, khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo: Năm 2010, khu vực nông nghiệp chiếm 6,40%; công nghiệp và xây dựng 54,50%; dịch vụ 39,10% GDP

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu KTXH tỉnh Quảng Ninh 2006-2010

TTBq 2006-

2010

1 Diện tích km2 6082 6082 6082 6082 6082 6082 -

2 Dân số 106 ng 1,0961 1,1093 1,1225 1,1351 1,1466 1,1616 1,168 3.1 GDP (giá HH) Tỷ đồng 12.633 15.860 18.942 23.066 28.032 36.154 -

3.2 GDP (giá SS 1994) Tỷ đồng 7.336 8.347 9.488 10.721 11.853 13.314 12,66 Chỉ số phát triển

Trang 33

Với những lợi thế đặc biệt về địa lý, thiên nhiên so với các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế Cơ cấu, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng, thương mại - dịch vụ, nông - lâm - ngư nghiệp trong GDP của tỉnh đến thời điểm này đã đạt chỉ tiêu Chính phủ đề ra cho Vùng vào năm 2010: Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng đạt trung bình gần 13,76%/năm; giá trị tăng thêm ngành dịch vụ đạt trung bình 12,57%/năm (chỉ tiêu đề ra là 10-11%/năm),

Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng các ngành kinh tế Quảng Ninh

Nông lâm nghiệp

C ông nghiệp-XDDịch vụ-du lịch

(Nguồn: Số liệu Cục Thống kê Quảng Ninh năm 2010)

Nông lâm nghiệp Công nghiệp-XD Dịch vụ-du lịch GDP (giá SS

1994

Trang 34

Biểu đồ 3.2: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế Quảng Ninh

2005

Nông lâm nghiệp

C ông nghiệp-XD Dịc h vụ-du lịc h

2010

Nông lâm nghiệp

C ông nghiệp-XD Dịch vụ-du lịch

(Nguồn: Số liệu Cục Thống kê Quảng Ninh năm 2010)

3.2.2 Tình hình thu, chi ngân sách:

- Về thu ngân sách: Năm 2010, thu ngân sách trên địa bàn đạt 22.286 tỷ

đồng (61,6% GDP) Trong những năm qua, với việc thực hiện các biện pháp cải tiến, quản lý nguồn thu, tăng cường chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại; triển khai các luật thuế kịp thời, nên đã tác động tốt đến sản xuất kinh doanh Thu ngân sách đã đảm bảo một phần nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển KTXH, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển để tạo nguồn thu lâu dài, vững chắc

Về cơ cấu nguồn thu, thu nội địa chiếm 44,81%; thu từ thuế xuất nhập khẩu chiếm 55,19%; Thu từ kinh tế trung ương chiếm 24,24%, thu từ kinh

tế địa phương chiếm 17,35%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,22%

- Chi ngân sách: Tổng chi ngân sách năm 2010 là 8.077 tỷ đồng Trong

đó chi thường xuyên năm 2010 chiếm tỷ trọng 48,28%, chi cho đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng 51,17% Việc điều hành chặt chẽ, hợp lý, tiết kiệm, bảo

Nông lâm nghiệp Công nghiệp-XD Dịch vụ-du lịch

Nông lâm nghiệp Công nghiệp-XD Dịch vụ-du lịch

Trang 35

đảm mối quan hệ hợp lý giữa chi thường xuyên và đầu tư phát triển, ưu tiên chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm và các chương trình mục tiêu khác đã được tỉnh chú trọng và có những biện pháp cụ thể qua thực hiện từng năm

3.2.3 Kim ngạch xuất khẩu:

Tỉnh đã tích cực đẩy mạnh sản xuất, khai thác các mặt hàng có lợi thế

để xuất khẩu, trong những năm qua tình hình xuất khẩu phát triển khá

Bảng 3.4: Xuất, nhập khẩu 5 năm 2006-2010 và năm 2011

Trang 36

- Tổng kim ngạch XNK giai đoạn 2006-2010 như sau, năm 2006 đạt

1.809 triệu USD; năm 2010 đạt 3.561 triệu USD, tăng gấp 1,97 lần so với

2006 Tốc độ tăng trưởng bình quân 2006-2010 là 25,80%/năm; trong đó XNK địa phương luôn tăng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 46,05%/năm

- Về xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm

trước, năm 2006 đạt 1.284 triệu USD, năm 2010 đạt 2.088 triệu USD tăng gấp 1,63 lần so với năm 2006 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 2006-2010 là 30,52%/năm Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là than đá, dầu thực vật, hải sản, cao su sơ chế, quần áo may sẵn Theo số liệu báo cáo của các doanh nghiệp, trong 5 năm qua mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các loại hàng hoá là vật tư, nguyên liệu cho sản xuất như than, xuất khẩu bình quân khoảng 20 triệu tấn/năm; quặng, chì; mủ cao su, cao su nguyên liệu trên 250 ngàn tấn; các loại nông sản như dừa quả, sợi dừa, cà phê, hạt điều; thuỷ hải sản chế biến và tươi sống và các sản phẩm sản xuất của các địa phương biên giới như thực phẩm, nông, lâm sản phần lớn cũng được người sản xuất hướng đầu ra là thị trường biên giới Trung Quốc và các dịch vụ ở khu vực cửa khẩu Trong số các mặt hàng xuất khẩu thì xuất khẩu than chiếm khoảng 60-70% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn, tiếp theo đó là cao su 10-12%, thuỷ hải sản 3-4%,

- Về nhập khẩu: Giá trị nhập khẩu luôn tăng, năm 2006 nhập khẩu 525

triệu USD, năm 2010 nhập khẩu 1.473 triệu USD, tăng 2,81 lần so với năm

2006 Tốc độ nhập khẩu bình quân 2006-2010 là 69,36%/năm, trong đó nhập khẩu địa phương tăng bình quân 115,78%/năm

Trang 37

3.2.4 Cơ sở hạ tầng:

Những năm gần đây, kết cấu hạ tầng của tỉnh như giao thông, bưu chính – viễn thông, cấp điện, cấp nước cùng các cơ sở công sở, hạ tầng văn hóa xã hội đã được tăng cường Một số hạng mục công trình lớn về cảng, giao thông,

hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu TP Móng Cái, hệ thống trường lớp, cơ sở y tế được xây dựng và thực hiện theo quy hoạch của tỉnh và các quy hoạch huyện thị, thành phố

3.2.4.1 Hệ thống giao thông:

Mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn tỉnh Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 4 phương thức vận tải là đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt và đường biển rất thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá

và hành khách trong và ngoài tỉnh

- Về đường bộ: Mạng lưới đường bộ bao gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị và đường giao thông nông thôn Tổng cộng chiều dài đường hiện có khoảng 3.694,4 Km (không bao gồm đường thôn xóm và đường chuyên dùng)

- Về đường thủy: Với chiều dài đường bờ biển khoảng trên 250 Km, tập trung nhiều cảng biển quan trọng của khu vực phía Bắc và cả nước như cảng Cẩm Phả, cảng Hòn Gai và nhiều cảng biển khác Có thể nói, đây là điều kiện rất thuận lợi cho vận tải đường biển của Quảng Ninh

Mạng lưới sông ngòi phong phú là một ưu thế của giao thông vận tải thuỷ tỉnh Quảng Ninh Trong tỉnh có 25 luồng, tuyến sông do Trung ương quản lý dài trên 400 Km gồm những sông lớn như: Sông Chanh, sông Ba Mom,… tạo điều kiện cho Quảng Ninh tiếp cận với các tỉnh phía bắc và lưu

Trang 38

thông với đường biển Ngoài ra sông địa phương đang quản lý có 10 tuyến dài 167Km

- Về đường sắt: Với tuyến đường sắt quốc gia Kép - Hạ Long và các tuyến đường sắt chuyên dùng của ngành than trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc vận chuyền hàng hóa và hành khách của Quảng Ninh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hóa của Quảng Ninh với các tỉnh dọc tuyến đường sắt đi qua

3.2.4.2 Tình hình phát triển thông tin liên lạc:

Hệ thống bưu chính viễn thông đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện đáp ứng được các nhu cầu và hình thức thông tin Mạng viễn thông được trang bị các thiết bị kỹ thuật số với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đa dịch vụ Đến đầu năm 2009 trên địa bàn tỉnh đã có 693 trạm phát sóng di động BTS, trong đó số trạm phát triển mới trong năm 2008 là 206 trạm Đặc biệt, Vinaphone đã lắp đặt trạm BTS trên đảo Ti Tốp (Vịnh Hạ Long) nên đã phủ sóng di động cơ bản trên Vịnh Hạ Long, góp phần phục vụ tốt nhu cầu du lịch trên Vịnh Mạng BTS đang được triển khai ở khu vực di tích danh thắng Yên

Tử (Thị xã Uông Bí) và Núi Bài Thơ (TP Hạ Long) Mạng thông tin di động của mạng Vinaphone, Viettel, Mobiphone và mạng S-phone đã phủ sóng 14/14 huyện, thị xã, thành phố cùng nhiều đảo xa của tỉnh

3.2.4.3 Hệ thống cấp điện:

Tính đến ngày 30/6/2010, Quảng Ninh đang vận hành 03 nhà máy điện với tổng công suất 1.010MW, trong đó gồm: Nhiệt điện Uông Bí (110MW+ 300MW); Nhiệt điện Quảng Ninh I#1 (300MW); và Nhiệt điện Cẩm Phả I (300MW)

Trang 39

Hệ thống lưới điện truyền tải 220kV, 500KV: Nhằm đảm bảo truyền tải nguồn công suất điện năng từ các nhà máy điện, thời gian qua Tổng Công ty truyền tải, các chủ đầu tư xây dựng nhà máy điện đã tiến hành đầu

tư xây dựng hệ thống lưới điện 500kV, 220kV Hiện tại đến nay đã đưa vào vận hành 01 trạm biến áp 500kV tổng công suất 450MVA; 05 trạm biến áp

220kV với tổng công suất 1.000MVA (Tràng Bạch, Hoành Bồ, Uông Bí, Quảng Ninh và Cẩm Phả) cùng hệ thống lưới điện 500kV, 220kV kết nối

với hệ thống lưới điện quốc gia, trong đó bao gồm 152km đường dây

500kV (Thường Tín- Quảng Ninh) và 166,4km đường dây 220kV

Hệ thống lưới điện 110KV: Hiện tại Quảng Ninh đang quản lý vận hành 15 trạm biến áp 110kV với tổng công suất 722MVA; 542,3km đường dây 110kV kết nối với các trạm, cụ thể công suất các trạm như sau: Trạm

Uông Bí (25+ 63MVA); Trạm Uông Bí 2 (40MVA); Trạm Chợ Rộc (16MVA); Trạm Giếng Đáy (40+ 40MVA); Trạm Cái Lân (25MVA); Trạm Giáp Khẩu (25+ 40MVA); Trạm Hà Tu (25MVA); Trạm Ximăng Hạ Long (2x 30MVA); Trạm Ximăng Thăng Long (2x 30MVA); Trạm Mông Dương (2x 40MVA); Trạm Cẩm Phả (16+ 25MVA); Trạm Ximăng Cẩm Phả (2x 30MVA); Trạm Quảng Hà (16MVA); Trạm Tiên Yên (16MVA) và Trạm Móng Cái (2x 25MVA)

Về hệ thống lưới điện trung thế: Tính đến hết quý II/2010, Quảng Ninh có 2.524,5km đường dây trung thế với các cấp điện áp 6kV, 10kV, 22kV và 35kV; 51 Trạm biến áp trung gian với tổng công suất 330,9MVA

và 2.623 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 712.553kVA và 13.286,2 km đường dây hạ áp Hiện tại đến nay đa phần các trạm biến áp vận hành tương đối ổn định đảm bảo được nhu cầu cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên, vẫn còn một

Trang 40

số lượng nhỏ các trạm đang vận hành ở chế độ đầy tải và ngành điện đang tiến hành xây dựng kế hoạch nâng cấp công suất trạm để đảm bảo việc cung cấp điện được tốt hơn

3.2.4.4 Cấp, thoát nước:

Khu vực Móng Cái-Trà Cổ hiện được cấp từ Nhà máy nước TP Móng Cái (5.000m3/ngày đêm) Khu Hạ Long “Tây Hạ Long và Đông Hạ Long” – Cẩm Phả) được cấp từ Nhà máy nước Hoành Bồ (10.000 m3/ngày đêm), Đồng Ho (20000 m3/ngày đêm), Diễn Vọng (60.000 m3/ngày đêm) Khu vực Uông Bí – Mạo Khê và Yên Hưng: hiện được cấp nước từ Nhà máy nước Vàng Danh (3.000 m3/ngày đêm), Đồng Mây (3000 m3/ngày đêm), Đông Triều (2000 m3/ngày đêm), Mạo Khê (10.000 m3/ngày đêm), Quảng Yên (2.000 m3/ngày đêm) Các khu vực thuộc miền Đông, việc cấp nước khó khăn hơn, mỗi huyện hiện có một nhà máy nước với công suất nhỏ 600-2000

m3/ngày đêm, thường được sử dụng từ các giếng khoan do đó chưa đảm bảo được tiêu chuẩn vệ sinh

Hệ thống thoát nước của tỉnh: TP Hạ Long và thị xã Cẩm Phả đã được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải hoàn chỉnh theo Dự án thoát nước thải và vệ sinh môi trường TP Hạ Long – thị xã Cẩm Phả

3.2.4.5 Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn:

Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội năm sau đều cao hơn năm trước, cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển cũng ngày càng đa dạng và phong phú: năm 2010 vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước chiếm khoảng 13,2%; vốn vay 51,9%; vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước 4,8%; vốn đầu tư của

tư nhân và dân cư chiếm 10,3%; vốn của doanh nghiệp ngoài Nhà nước 11,0%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 5,40%

Ngày đăng: 09/11/2014, 19:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Lao động đang làm việc trong các ngành Kinh tế quốc dân - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 3.1 Lao động đang làm việc trong các ngành Kinh tế quốc dân (Trang 28)
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu KTXH tỉnh Quảng Ninh 2006-2010 - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu KTXH tỉnh Quảng Ninh 2006-2010 (Trang 32)
Bảng 3.4: Xuất, nhập khẩu 5 năm 2006-2010 và năm 2011 - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 3.4 Xuất, nhập khẩu 5 năm 2006-2010 và năm 2011 (Trang 35)
Bảng 3.5: Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 3.5 Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn (Trang 41)
Bảng 3.6: Số lượng cơ sở SXCN theo thành phần kinh tế và ngành công nghiệp - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 3.6 Số lượng cơ sở SXCN theo thành phần kinh tế và ngành công nghiệp (Trang 47)
Bảng 3.7: Số lượng lao động SXCN phân theo thành phần kinh tế và - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 3.7 Số lượng lao động SXCN phân theo thành phần kinh tế và (Trang 48)
Bảng 3.8: Thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (phân theo - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 3.8 Thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (phân theo (Trang 49)
Bảng 3.11: Giá trị sản xuất CN - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 3.11 Giá trị sản xuất CN (Trang 54)
Bảng 3.10: Giá trị SXCN trong lĩnh vực sản xuất VLXD Quảng Ninh giai - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 3.10 Giá trị SXCN trong lĩnh vực sản xuất VLXD Quảng Ninh giai (Trang 54)
Bảng 3.12: Giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thuỷ sản & thựcphẩm - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 3.12 Giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thuỷ sản & thựcphẩm (Trang 56)
Bảng 3.13: Giá trị sản xuất công nghiệp hoá chất - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 3.13 Giá trị sản xuất công nghiệp hoá chất (Trang 56)
Bảng 3.14: Giá trị sản xuất công nghiệp may mặc, da giầy - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 3.14 Giá trị sản xuất công nghiệp may mặc, da giầy (Trang 57)
Bảng 3.15:  Sản phẩm đóng tầu chủ yếu - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 3.15 Sản phẩm đóng tầu chủ yếu (Trang 59)
Bảng 4.1: Trữ lượng các mỏ than Quảng Ninh - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 4.1 Trữ lượng các mỏ than Quảng Ninh (Trang 74)
Bảng 4.3:  Dự kiến diện tích  và sản lượng cây trồng - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 4.3 Dự kiến diện tích và sản lượng cây trồng (Trang 92)
Bảng 4.2: Dự kiến diện  tích và sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 4.2 Dự kiến diện tích và sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản (Trang 92)
Bảng 4.4: Số lượng đàn gia súc - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
Bảng 4.4 Số lượng đàn gia súc (Trang 93)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w