1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

54 856 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 708,5 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình lịch sử phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ khi nhà Nguyễnchọn đất Huế làm đất định đô, hệ thống làng xã nông thôn của Thuận Hóa - Phú Xu

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình lịch sử phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ khi nhà Nguyễnchọn đất Huế làm đất định đô, hệ thống làng xã nông thôn của Thuận Hóa - Phú Xuânlúc bấy giờ đã có những chuyển động cùng với sự ra đời của những phố chợ, bến cảngđặc biệt nhu cầu trao đổi hàng hóa đã tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển của ngành nghềthủ công nghiệp Quá trình hình thành và phát triển của làng nghề thủ công nghiệpđồng thời là quá trình thu hẹp dần kinh tế nông nghiệp và đổi mới diện mạo nông thôntheo hướng nghề và làng nghề gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nềnkinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam truyền thống

Nghề và làng nghề truyền thống đã góp phần tạo dựng bản sắc văn hóa Huế,đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, nhất là đối với các vùngnông nghiệp, nông thôn Mặt khác, làng nghề truyền thống góp phần vào sự phâncông lao động trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam truyền thống thành ba ngànhcông - nông -thương nghiệp Cơ cấu kinh tế này đã thực sự tạo cho làng xã ViệtNam có thế ổn định lâu dài, vững chắc, thậm chí cho đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỉXXI với những tiến bộ khoa học công nghệ tác động vào cũng không làm cho nóthay đổi đáng kể Vì vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế và văn hóa giữa các nướcngày càng phát triển, việc bảo tồn và phát triển các đặc trưng văn hóa của một vùng,một quốc gia là điều vô cùng quan trọng, nó vừa giữ gìn, phát triển được truyềnthống văn hóa của dân tộc để có thể “ hòa nhập quốc tế nhưng không hòa tan”, vừagóp phần tích cực tạo động lực thúc đẩy xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống chodân cư và đổi mới bộ mặt nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và cơcấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn phải gắn liền với quá trìnhxây dựng nông thôn mới, trong đó phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vàlàng nghề là một trong những nhân tố có tính quyết định bởi vì phát triển ngànhnghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy pháttriển cơ sở hạ tầng nông thôn, cải tạo và giữ gìn môi trường sinh thái trong các cộngđồng dân cư nhất là trong quá trình phát triển các ngành nghề và làng nghề truyền

Trang 2

thống gắn với du lịch sinh thái và du lịch làng nghề, cải thiện và nâng cao mức sốngcho cư dân nông thôn.

Để phát huy truyền thống của một vùng đất có bề dày lịch sử phát triển nghề

và làng nghề truyền thống phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương trước xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, với lợi thế dothiên nhiên ban tặng với một quần thể di tích văn hóa lịch sử, sinh thái thì việc khôiphục và phát triển các làng nghề truyền thống thành các làng nghề truyền thốngphục vụ du lịch là một yêu cầu tất yếu khách quan cần thiết để giúp cho kinh tế dulịch của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển nói riêng và của cả nước nói chung

Du lịch từ lâu đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơitích cực của con người Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hội không thểthiếu được trong đời sống sinh hoạt của các nước đặc biệt là các nước có nền kinh

tế phát triển, các nước đang tiến hành công nghiệp hoá và đô thị hoá

Trong những năm gần đây, du lịch làng nghề thủ công truyền thống ở ViệtNam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giátrị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng

Nhiều du khách nước ngoài đã rất thích thú khi tham gia các tour du lịch làngnghề Họ từng cho biết lý do thích thăm làng nghề ở Việt Nam vì được ngắm nhìnphong cảnh làng quê yên bình, được tìm hiểu về các vị tổ nghề, làm quen với cácnghệ nhân, nông dân và có khi còn được trực tiếp tham gia vào các quy trình sảnxuất sản phẩm thủ công

Huế là cố đô duy nhất còn giữ lại gần như nguyên vẹn tổng thể kinh đô củatriều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam với các công trình kiến trúc độc đáođược UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới Với những ưu ái mà thiênnhiên ban tặng cho Huế thì kinh tế du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũinhọn Tài nguyên du lịch ở Huế rất phong phú và đa dạng đã tạo nên sự đa dạng củanhiều loại hình du lịch như: tham quan, chữa bệnh, an dưỡng, học tập, thể thao, tínngưỡng, lễ hội và đặc biệt là làng nghề truyền thống

Phát triển du lịch làng nghề truyền thống sẽ giúp các làng nghề bước đầu pháttriển dịch vụ du lịch tại địa phương Từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ, khảnăng quản lý cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc phát triển du lịch,

để dần hướng tới các đối tượng khách hàng khắt khe hơn trong chất lượng dịch,cũng như thu về lợi nhuận cao hơn

Trang 3

Việc phát triển các dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống không chỉ đem lạilợi ích to lớn cho các làng nghề truyền thống mà còn mang lợi ích cho xã hội, bởi

bó tạo ra sân chơi mới và lành mạnh và nâng cao tầm hiểu biết của con người vềlịch sử văn hóa dân tộc nói chung và Huế-Phú Vang nói riêng

Vấn đề phát triển du lịch làng nghề cũng được đánh giá là một vấn đề mangtính vĩ mô và với tầ quan trọng của sự phát triển làng nghề gắn với du lịch và nhữngtiềm năng lớn của làng nghề với đối tượng khách du lịch, với lý do như vậy nên tôi

chọn “Du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài niên luận năm thứ ba của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Làng nghề thủ công truyền thống, nhiều tác giả đã nghiên cứu và viết thànhsách về nhiều mặt như “Huế nghề và làng nghề thủ công truyền thống, Thuận Hóa,Huế” của tác giả Nguyễn Hữu Thông, “Tết Huế và những sản phẩm thủ công truyềnthống” Huế xưa và nay, số 43 trang 35-41 của tác giả Hoàng Bảo

Đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề truyền thống Thừa Thiên Huế”thuộc đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựngcác chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam”.Chủ trì: TS Lê Văn Thăng, thuộc khoa Môi trường, Đại học Khoa học Huế

- Các đề tài nghiên cứu các làng nghề truyền thống ở các tỉnh, thành khác:+ Đề tài: “Vốn cho phát triển làng nghề ở Hà Tây”, Nguyễn Văn Công

+ Đề tài: “ Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển làng nghềngoại thành Hà Nội”, Nguyễn Thị Mùi

+ Đề tài: “Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước tahiện nay”, Đoàn Thị Thanh Thúy

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã có nhiều cách tiếp cận và giải quyết cácvấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu các làng nghề truyền thốngnhất là nhằm du lịch thì dưới góc độ kinh tế chính trị chưa có công trình nào nghiêncứu về các làng nghề ở Phú Vang

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 4

hóa-xã hội, góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của cácvùng, miền khác nhau.

Du lịch làng nghề phát triển sẽ giúp các làng nghề khôi phục và phát triểnđược các giá trị văn hóa dân gian, tạo dựng môi trương du lịch văn hóa đồng thờicải thiện tốt hơn cơ sở hạ tầng đi kèm với việc bảo vệ môi trường tại làng nghề

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu trên,đề tài có ba nhiệm vụ chủ yếu là:

-Làm rõ cơ sở lý luận về lý thuyết về làng nghề thủ công truyền thống

-Phân tích thực trạng của các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện phúvang,tỉnh Thừa Thiên Huế

-Hình thành cơ sở khoa học để đề xuất những giải pháp cơ bản để khôi phục vàphát triển các làng nghề thủ công truyền thống nhằm đạt sự mong đợi về dịch vụ dulịch trong những năm tới

4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang,tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó có những đề xuất nhằm khôi phục và phát triển các làngnghề thủ công truyền thống này

-Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề làng nghề truyền thốngtrong khoảng thời gian năm 2000 cho đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp điền dã

-Phương pháp thu thập số liệu

Trang 5

-Phương pháp lịch sử, phương pháp logic.

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia thành ba chương

Chương 1: Tổng quan về lý thuyết và địa bàn nghiên cứu.

Chương 2: Tiềm năng du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện

Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chương 3: Thực trạng, và giải pháp phát triển các làng nghề truyền thống

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN

NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về huyện Phú Vang

Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế.Phía Bắc giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hương Trà và thành phố Huế, phíaNam giáp huyện Hương Thủy, phía Đông giáp huyện Phú Lộc

Toàn huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có 13 xã, thị trấn ven biển, đầmphá và 7 xã trọng điểm nông nghiệp Diện tích tự nhiên 28.031 ha, trong đó đấtnông nghiệp 10.829,44 ha, đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, đất chưa sử dụng3.269,42 ha Địa hình của huyện khá phức tạp, đất rộng, người đông, với 182.336dân, trong đó có 85.830 lao động, mật độ dân số bình quân 647 người/km2 (theoniên giám thống kê 2013)

Phú Vang có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Có bờ biển dàitrên 35km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như đầm Sam, đầm Chuồn,đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống đầm phá TamGiang - Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước, là tiềm năng lớn để phát triểnđánh bắt và nuôi trồng thủy sản Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh, lợi thế

so sánh để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện có cảng biển Thuận An là

vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tiềm năng lớn về kinh tếđang được khai thác và sử dụng Bãi tắm Thuận An xinh đẹp nổi tiếng, là nơi nghỉmát lý tưởng đối với khách du lịch trong nước và ngoài nước khi đến tham quan cố

đô Huế

Trên địa bàn huyện có quốc lộ 49, tỉnh lộ 10A, 10B, 10C và các tuyến trụcngang nối các tỉnh lộ với quốc lộ tạo thành một hệ thống đường giao thông hợp lý,thuận lợi cho giao lưu trong nội bộ huyện và với bên ngoài

- Khí hậu, thời tiết: Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa

nóng, ẩm của vùng ven biển, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt Mùa mưa từ tháng 8 nămtrước đến tháng giêng năm sau, lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng3.000mm Mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng9,10,11 và 12 chiếm 75-80% lượng mưa cả năm, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản

Trang 7

Mùa nắng gió Tây - Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượngbốc hơi cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 (lúc nước thủy triều thấp) làm độ mặntrong các ao hồ nuôi thủy sản tăng, gây trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản.Thủy triều có hai chế độ, từ bán nhật triều đều đến bán nhật triều không đều, biên

độ thủy triều dưới 0,5-2 m Tại Thuận An, độ cao thủy triều trung bình khoảng 0,5m Vùng Bắc Thuận An có độ cao thủy triều trung bình 0,6-1,2m Độ cao triều trongđầm phá thường nhỏ hơn ở vùng biển Nhìn chung chế độ thủy triều vùng ven biển,đầm phá của Phú Vang thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy hải sản

0,4 Địa hình, đất đai: Phú Vang thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá

lớn, đất đai bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, doi cát không thuận lợi cho pháttriển hệ thống đường bộ và đường thủy Diện tích tự nhiên 28.031,80 ha, trong

đó đất nông nghiệp 10.829,44 ha, đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, đất chưa sửdụng 3.269,42 ha

Đất đai của huyện Phú Vang chủ yếu là đất nông nghiệp và mặt nước nuôitrồng thủy sản Tiềm năng đất chưa khai thác còn lớn, chiếm 42,3% tổng diện tíchđất tự nhiên Tuy nhiên, tỷ lệ đất chưa sử dụng có thể chuyển sang gieo trồng khônglớn, chủ yếu là các cồn cát, đất bãi cát Đất mặt nước chưa sử dụng chủ yếu là đất

ao hồ, đầm phá

- Khoáng sản: Phú Vang là nơi có nhiều khoáng sản Ti tan, tập trung ở các xã

Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh và Vinh An, có chất lượng tốt với quy mô khálớn đang được khai thác

1.2 Tổng quan về du lịch và du lịch làng nghề truyền thống

1.2.1 Khái niệm du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến khôngchỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫnchưa thống nhất

Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người

có một cách hiểu về du lịch khác nhau Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về

du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa

Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này làmột hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục

Trang 8

sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, pháttriển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.

Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải

là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó Chúng ta cũng thấy ý tưởng nàytrong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ vàhiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tạinhững nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ” (Về sau địnhnghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận)

Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà

nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra địnhnghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ vềphương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và củanhững khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc giántiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam

đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Theo các chuyêngia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cựccủa con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lamthắng cảnh…” Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanhtổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyềnthông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước,đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch

là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩuhàng hoá và dịch vụ tại chỗ

Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thànhhai phần để định nghĩa nó Du lịch có thể được hiểu là:

Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhânhay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗnhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giátrị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng

Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trongquá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhânhay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tạichỗ về thế giới xung quanh

Trang 9

Luật Du lịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 01tháng 01 năm 2006, tại chương 1, điều 10 định nghĩa:" Du lịch là hoạt động củacon người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian nhất định ".

1.2.2 Khái niệm làng nghề thủ công truyền thống

Theo tiến sỹ Phạm Côn Sơn trong cuốn “ Làng nghề truyền thống Việt Nam”làng nghề được định nghĩa như sau" Làng là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng

có nghĩa là một đơn vị quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tậpquán riêng theo nghĩa rộng Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề

mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việclàm Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể vừa phát triển kinh

tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và cá biệt của địa phương"

Xem xét định nghĩa ở dưới góc độ kinh tế theo Dương Bá Phượng trong: "Bảotồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa” thì "làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách ra khỏi thủcông nghiệp và kinh doanh độc lập" Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng caotrong tổng giá trị của toàn làng” Làng nghề theo cách phân loại về thời gian gồm có:Làng nghề truyền thống và làng nghề mới Niên luận đi sâu vào tìm hiểu làng nghềtruyền thống ( Phú Vang ) vì có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch hiệnnay Theo tiến sỹ Phạm Côn Sơn trong cuốn "Làng nghề truyền thống Việt Nam"thì làng nghề được định nghĩa như sau: Làng nghề truyền thống là làng nghề cổtruyền làm nghề thủ công truyền thống Ở đây không nhất thiết dân làng đều sảnxuất thủ công Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng là nông dân Nhưng yêucầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyềnthống ngay tại làng quê của mình

1.2.3 Đặc điểm du lịch làng nghề thủ công truyền thống

Làng nghề truyền thống tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp:Các làng nghề xuất hiện và tồn tại trong từng làng xã ở nông thôn Các ngànhnghề thủ công nghiệp tách dần khỏi nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp và sản xuấtkinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen nhau Người thợ thủ côngtrước hết và đồng thời là người nông dân Các gia đình nông dân trước hết vừa làmruộng vùa làm thủ công nghiệp Sự ra đời của các làng nghề đầu tiên là do nhu cầugiải quyết lao động phụ, lao động dư thừa lúc nhàn rỗi giữa các mùa vụ và đáp ứng

Trang 10

nhu cầu tiêu dùng của từng gia đình và của từng làng xã Trong các làng nghề,người nông dân thường tự sản xuất, tự sửa chữa đáp ứng nhu cầu ít ỏi hàng tiêudùng thường ngày của chính mình Công nghệ, kỹ thuật sản xuất mang tính truyềnthống: Nghĩa là có bước tiếp nối, truyền tải, kết tinh giá trị từ thế hệ này sang thế hệkhác Chất lượng sản phẩm của làng nghề không phụ thuộc vào công cụ sản xuấthiện đại, có năng xuất cao, theo dây truyền mà chủ yếu dựa vào kinh nghiêm, bíquyết, tài hoa của người thợ chế tác đồ thủ công Hầu hết các làng nghề truyềnthống được hình thành xuất phát từ các nguồn nguyên liệu tại chỗ, trên địa bàn địaphương, đặc biệt các nghề truyền thống sản xuất những sản phẩm tiêu dùng như:đan lát mây, tre ( mũ, rổ, rá, sọt, cót ) sản xuất vật liệu xây dựng nguyên liệuthường có tại chỗ, trên địa bàn địa phương.

Một số ngành nghề còn dùng cả những phế phẩm, phế thải trong công nghiệp,nông nghiệp và sinh hoạt để làm nguyên liệu sản xuất, nên chúng lại càng có sẵntrên địa bàn Phần đông lao động trong các làng nghề truyền thống là lao động thủcông: Nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh sảo của đôi bàn tay, đầu óc tẩm mỹ và đầytính sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân, phương pháp dạy nghề chủ yếu laođộng nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh sảo Trước kia, do trình độ kỹ thuật và côngnghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là laođộng thủ công đơn giản Tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạnquy trình sản xuất vẫn phải duy trì kĩ thuật lao động thủ công tinh sảo Hầu hết cáclàng nghề truyền thống dù hình thành bằng con đường nào đi nữa thì chúng đều cócác nghệ nhân làm cốt lõi và là người hướng dẫn để phát triển làng nghề Vai tròcủa các nghệ nhân là rất quan trọng đối với các làng nghề, truyền nghề, đem bíquyết nghề nghiệp ở nơi khác về truyền cho làng mình

1.2.4 Lợi ích du lịch làng nghề thủ công truyền thống

Du lịch làng nghề truyền thống là một chiến lược quan trọng trong việc pháttriển làng nghề bền vững Có thể thấy rằng du lịch làng đã mang lại lợi ích to lớn vềmặt kinh tế xã hội cho nhiều đối tượng Việc phát triển du lịch làng nghề đã manglại hiệu quả kinh tế cho làng nghề như nâng cao thu nhập của các hộ dân, góp phầnlàm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ở làng nghề Đồng thời việc phát triển du lịch làngnghề còn giúp nâng cao tầm hiểu biết của người dân trong nước về văn hóa lịch sửdân tộc, tăng thêm tình yêu đối với quê hương đất nước; du lịch làng nghề truyềnthống còn là một công cụ hữu hiệu để quảng bá hình ảnh văn hóa dân tộc tới dukhách nước ngoài

Trang 11

1.2.5 Vai trò làng nghề truyền thống Phú Vang đối với hoạt động du lịch

Giữa hoạt động du lịch và làng nghề có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác độngqua lại lẫn nhau Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháphữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội làng nghề truyền thống nói chung theo hướngtích cực và bền vững Ngược lại làng nghề truyền thống cũng là trung tâm thu hútkhách du lịch và có tác động mạnh mẽ trở lại khách du lịch trong mục tiêu phát triểnchung Làng nghề truyền thống là một không gian văn hóa – kinh tế - xã hội lâu đời,

nó bảo lưu tinh hoa văn hóa từ đời này sang đời khác đúc kết bởi nghệ nhân tài hoa.Môi trường văn hóa làng quê với cây đa bến nước sân đình, các hoạt động lễ hội vàphường hội, phong tục tập quán nếp sống đậm nét văn hoá truyền thống Tất cảnhững điều đó luôn luôn gắn kết với sự hình thành và phát triển của làng nghềtruyền thống Và tạo ra nét văn hóa rất riêng của mỗi làng nghề truyền thống Phongcảnh làng nghề cùng với những giá trị chứa đựng bên trong làng nghề truyền thống

sẽ là điểm du lịch lý tưởng cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan,tìm hiểu, mua sắm tại các làng nghề Làng nghề truyền thống còn là nơi sản xuất ranhững hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật cao, tiêu biểu độc đáo cho mỗivùng miền, địa phương Vì vậy du khách đến với các điểm du lịch làng nghề truyềnthống còn mong muốn chiêm ngưỡng, mua sắm các sản phẩm thủ công làm vật kỷniệm trong chuyến đi của mình Thực tế nhu cầu mua sắm của du khách là rất lớn,làng nghề truyền thống sẽ đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tinh tế và đa dạng của

du khách Nước ta có hàng nghìn, hàng vạn làng nghề thủ công truyền thống thuộccác nhóm ngành nghề như mây tre, sơn mài, gốm sứ, thêu ren, đúc đồng,…Với sự

đa dạng các làng nghề đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị truyềnthống văn hóa, đồng thời là cơ sở để phát triển ngành du lịch vốn thừa hưởng nhữngthế mạnh về văn hóa

Những địa phương có nhiều làng nghề truyền thống phải kể đến Hà Nội, BắcNinh, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng…Chừng đó cái tên cũng đủ để nói lên sự đa dạng phong phú đầy tiềm năng để pháttriển du lịch làng nghề

Vùng đất Thừa Thiên Huế như nhiều miền quê khác trong cả nước, trải quanhiều thế hệ dựng nước và giữ nước, thông qua quá trình lao động sản xuất phục

vụ cho đời sống hàng ngày của người dân, làm nảy sinh nhu cầu tiêu dùng về cácsản phẩm thủ công Làng nghề ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu trước đó củacon người

Trang 12

Các sản phẩm thủ công truyền thống của mỗi làng nghề luôn tạo ra sự hấp dẫnđối với du khách khi họ tới thăm mỗi làng nghề truyền thống của Phú Vang Đếnvới làng nghề, du khách có thể cảm nhận một cách thực thụ về các sản phẩm truyềnthống Có thể tận mắt chứng kiến quá trình tạo ra mỗi sản phẩm Từ đó du khách sẽtìm thấy cảm giác thích thú, thích khám phá sự mới mẻ và có thể trực tiếp trảinghiệm, tham gia vào hoạt động sản xuất cùng với mỗi người dân, người thợ thủcông Và có thể mua về những sản phẩm đặc trưng làm quà tặng cho mỗi ngườithân trong gia đình Chính vì vậy, du lịch thăm quan làng nghề truyền thống là mộttrong những loại hình du lịch mới đang được đưa vào khai thác cho các tour du lịch.Bởi vậy làng nghề truyền thống có một ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối vớihoạt động du lịch của Thừa Thiên Huế.

du lịch làng nghề truyền thống đã góp phần phát triển loại hình du lịch “Dukhảo đồng quê” Đây là một loại hình du lịch có thể giúp cho du khách có được sựkhám phá mới mẻ, sự trải nghiệm và sự gần gũi với thiên nhiên hoang sơ Đặc biệttrong loại hình du lịch “ du khảo đồng quê” thì làng nghề truyền thống cũng gópphần quan trọng trong việc giúp cho du khách trải nghiệm, tham gia vào hoạt độngsản xuất Mỗi làng nghề truyền thống đều chứa đựng trong đó những yếu tố văn hoácủa mỗi làng nghề Và chỉ khi tham gia vào những tour du lịch như vậy thì du kháchmới có thể cảm nhận được những yếu tố văn hoá của mỗi vùng miền

Làng nghề truyền thống Phú Vang còn góp phần làm tăng doanh thu không chỉcho nhân dân mỗi làng nghề thông qua tiêu thụ sản phẩm mà nó còn góp phần làmtăng doanh thu cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế khi mà khách du lịch mua tour,tham gia vào hoạt động du lịch tại các làng nghề truyền thống Phát triển làng nghềtruyền thống không chỉ mang lại lợi ích kinh tế góp phần phát triển hoạt động dulịch mà còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh con người và đất nước Việt Nam trong

đó có Thừa Thiên Huế

Trang 13

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG DU LỊCH CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN PHÚ VANG,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Nằm bên bờ nam hạ lưu sông hương, phía bắc giáp thôn Mậu Tài, phía Namgiáp Thế Vinh, Đông Tây giáp dòng sông Hương bởi cồn Triều Sơn nằm giữa Đếnnay, người dân trong vùng vẫn thuộc câu ca lưu truyền nói về địa thế và sự trù phúcủa làng quê mình từ xa xưa:

“Thanh Tiên cao bợc hẩng bờ

Gọi ghe ghé lại mẹ nhờ duyên con”

Câu ca dao gơi cho ta cảnh một ngôi làng ven sông thanh bình với tiếng hũ giãgạo của các cô thôn nữ, đó là nơi dừng chân nghỉ ngơi của các thương nhân, củanhững ghe thuyền phương xa sau những chuyến hàng lên cảng thị Thanh Hà, phố cổBao Vinh

Là một làng nông nghiệp nhưng Thanh Tiên có diện tích khá nhỏ: một mẫu(đất thổ cư), dân số chỉ khoảng 600 người với hơn 120 hộ gia đình

♦ Nguồn gốc dân cư:

Nguồn gốc dân cư của làng phần lớn là dân từ các tỉnh phía bắc Tĩnh) vào từ giữa thế kỷ XV Người có công khai làng là ngài Võ Đình Tiên Theogia phả của dòng họ này còn lưu lại ta có thể biết rằng: “Ngài Võ Đình Tiên từ tỉnhSơn Tây phủ chúa Nguyễn đến đóng đô ở Phú Xuân đó có công khai canh tám mươi

(Thanh-Nghệ-ba mẫu ruộng tại làng Thanh Tiên Vì vậy làng vốn có truyền thống làm nghề nông,tuy nhiên, vào tháng Chạp, Thanh Tiên lại rộn rã với nghề làm hoa giấy Nghề làmhoa giấy ở Thanh Tiên được ghi trong danh mục thống kê các nghề thủ công từ thế

Trang 14

kỷ 16 - 19 của sách “Đại Nam nhất thống chí” Ngài phụng duyên với bà Trần Thị

Lê (tự là Lót) người làng Nam Phự, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh ThừaThiên Hai ông bà có với nhau ba người con, sau khi mất cả hai được an táng tạilàng cùng với năm người con

2.1.2 Đặc điểm địa lý, nguồn gốc gốc dân cư làng Sình

♦ Đặc điểm địa lý:

Trong quyển 3 “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, ở chương bản đồ của xãThuận Hóa có ghi: “Lại Ân thuộc huyện Tư Vinh, Phủ Triệu Phong” và Sình là tênnôm của làng Lại Ân Ngày nay, từ trung tâm thành phố Huế, theo dòng sôngHương 7km về phía Đông Bắc, qua chợ Bao Vinh dừng lại ở bến đò Triều Sơnchúng ta sẽ đến ngã ba Sình nơi gặp gỡ của hai nhóm sông Hương và sông Bồ nhưcâu hò: “Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sình” Làng Sình trở thành một địa danh quenthuộc của người dân xứ Huế

Làng Sình hiện nay có diện tích khoảng 2,5 km² với khoảng 200 mẫu côngđiền, dân số hơn 1000 người bao gồm 200 hộ gia đình chia làm 13 xóm và 3 giáp.Làng Sình là một trong bảy làng thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (Mậu Tài,Tiên Nộn, Võng Trì, Thế Vinh, Thiên Ân) ở vào thế đắc địa bởi hướng thủy, tạothành một bán đảo trù phú, phía Đông và phía Bắc tựa lưng vào làng Phổ Lợi (PhúDương) làng Vĩnh Lại (xã Phú Thanh) phía Tây và Nam quay mặt ra sông Hương

Từ thành phố Huế qua Đập Đá, qua cầu chợ dinh chạy thẳng 7km làng Sìnhnằm khiêm tốn, thanh bình trong những rặng cây xanh, những ngôi nhà nhỏ, baobọc xung quanh làng Sình là phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp Chính những consông, những cánh đồng lúa, đồng bắp tươi tốt giữa trời-mây-sông nước đã nuôidưỡng một nền văn hóa dân gian đa dạng và đặc sắc cho dân tộc, khơi dậy niềm tựhào và yêu nước của nhân dân địa phương nói riêng và những người đã từng biếtđến làng Sình nói chung

♦ Nguồn gốc dân cư:

Làng Sình là một vùng đất hình thành cùng lịch sử ra đời xứ Huế Huế vào đầucông nguyên thược lãnh thổ người Chăm Trong thời kỳ Bắc thuôc, dưới thời nhàHán, Huế thuộc huyện Lô Dung, quận Nhật Nam Năm 192 Khu Liên khởi nghĩathắng lợi lập nên nước Lâm Ấp tức là nước Champa Dưới thời nhà Đường, Huếthuộc Lâm Châu là một vùng đất tranh chấp giữa các triều đình Trung Quốc vànước Lâm Ấp Đến thời nhà Lý thì Huế thuộc về châu Lý của nước Lâm Ấp Năm

Trang 15

1306 vua Chế Mân của nước Lâm Ấp lấy Huyền Trân Công Chúa con vua TrầnNhân Tông, nhường châu Ô và châu Lý cho nước ta, được đổi tên là châu Thuận vàchâu Hóa.

Từ giữa thế kỷ XVI Huế trở thành đầu cầu cho phong trào Nam Tiến lúc nhànước Đàng Trong thành lập Huế trở thành trung tâm thứ hai của nước ta bên cạnhtrung tâm Thăng Long Văn hóa Huế không chỉ là đặc trưng của Huế mà Huế trởthành trung tâm văn hóa ảnh hưởng đến cả đàng trong, nửa nước phía nam Văn hóaHuế có lẽ đã bắt nguồn từ vùng có nhiều di cư nhất vào đây là Thanh Hóa-Nghệ An

và đã được bổ sung bằng các yếu tố địa phương

Công cuộc Nam tiến của nước ta bắt đầu từ thế kỷ X sau khi nước ta thoát khỏiách đô hộ của Trung Quốc Thời kỳ đầu việc tranh giành đất đai vùng Bình TrịThiên và Quảng Nam đến Bình Định được thực hiện bằng chiến tranh và hòa hảo.Đến thế kỷ XVI Nguyễn Hoàng được chúa Trịnh cử vào trấn thủ vùng ThuậnQuảng Nguyễn Hoàng đã dùng vùng này để xây dựng nhà nước đàng trong mangtính chất quân sự, làm đầu cầu để mở mang bờ cõi về phía nam, chinh phục vùngNam Trung Bộ và Nam Bộ Thuận Quảng là nơi mở đầu cho sự phát triển kinh tếthị trường của nước ta với mục đích sản xuất thêm lương thực và làm giàu nhà nướcđàng trong khi thi hành một chính sách mở cửa và buôn bán với nước ngoài nhưHội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Thừa Thiên) Việc di dân của người Trung Hoatheo nhà Minh sang lập các làng Minh Hương ở Huế, Hội An, Đồng Nai đã giúpthêm cho hướng phát triển này Công cuộc phát triển đó có ảnh hưởng rất lớn đếnlối sống cũng như sinh hoạt văn hóa dân gian của dân Huế

Cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đươngthời, sự chia cắt đất nước đã làm ngăn trở sự phát triển của nền kinh tế chung,không những đã làm tổn thương đến tình cảm dân tộc mà còn ảnh hưởng đến quátrình hình thành dân tộc

Mặc dù chịu cảnh chia cắt, sử biến phức tạp nhưng những người dân ThuậnHóa đã nhanh chóng tập hợp lại lập thành những xóm làng ngày càng đông đúc:

“Kịp đến lúc trời mở mang, vận đất ngày càng đổi mới, tục phúc dạ trở nên hoa văn,chốn hương mãng trở thành đô hội”

Trên một vùng “Ô châu ác địa” mà con người dễ cảm thấy bất an, nơi mà “Conchim kêu cũng sợ, cá vẫy vùng cũng lo” có sức mạnh và nghị lực để vươn lên vẫn

Trang 16

luôn là khát vọng mãnh liệt của cả cộng đồng Làng Sình đã đáp ứng, đảm đươngđược đồng thời hai nhiệm vụ đó với nghề tranh dân gian và hội vật võ truyền thống,hai nhiệm vụ này có quan hệ rất mật thiết với nhau.

Trung tâm của cả làng Lại Ân là đình làng, đình làng ở Lại Ân với tư cách là

bộ mặt kiến trúc của một làng, được xây dựng ở ngay đầu làng như một người chủhiếu khách niềm nở chào đón những ai đến thăm làng Đây là nơi thờ các vị thànhhoàng, ngài khai canh, các phúc thần Tiên Hiền liệt tổ, các vị thần nghề nghiệp củalàng như Thần Nông, tổ nghề tranh Nội đình được trưng bày nhiều kí tự, lọng che,bài vị sắc phong những bức đại tự và nhiều hoàng phi câu đối Xung quanh lànhững thửa ruộng màu Đình là nơi thờ Thành hoàng-vị thần có công khai khẩn đấtđai, theo lời những người đi trước thì người đầu tiên có công lập làng là một ngườiđàn bà họ Lê, quê Thanh Hóa không chồng không con Về sau bà bỏ đây đi nơikhác không để lại một dấu vết Ban đầu miếu thờ ngài khai canh làng Sình nằm ởngã ba Hương Lộ Năm 1985 do sai lầm trong việc “bài trừ mê tín dị đoan” miếu bà

bị đập Dân làng Sình phải đưa ngài khai canh về thờ ở đình làng

Theo cuốn “Lệ làng” cho biết, từ khi thành lập cho đến đời vua Tự Đức, làngLại Ân có 18 dòng họ được sắp xếp theo thời gian

Đứng đầu là tộc Phan rồi đến tộc Võ, tộc Hà, tộc Lê, tộc Đặng, tộc Đinh, tộcTrần, tộc Phạm, tộc Huỳnh, tộc Nguyễn, tộc Đào, tộc Ngô

Hiện nay làng Lại Ân có đến 34 dòng họ nhưng các họ như họ Lê, Đặng, Đào,Ngô (nguyên gốc) không còn nữa Cư dân có sự biến động rất lớn Dân làng Lại Ân

đã phiêu tán đi nhiều nơi và cũng do nhiều nơi tụ tập về

2.1.3 Đặc điểm địa lý, nguồn gốc dân cư làng nghề nước mắm Làng Phú Hải

Trài-♦ Đặc điểm địa lý:

Làng Cự Lại, xã Phú Hải, huyện Phú Vang là một xã vùng biển và đầm phácách trung tâm huyện lỵ khoảng 25 km nằm về phía Tây Bắc, có tọa độ địa lý107,658° đến 107,681° kinh độ Đông và từ 16,526° đến 16,557° vĩ độ Bắc, cáchthành phố Huế khoảng 23 km về hướng Đông; có chiều dài 2 km, bình quân chiềurộng có 900m; diện tích tự nhiên có 333,2 ha, trong đó diện tích đất thổ cư: 57,16

ha, diện tích đất nông nghiệp 15,7 ha, đất Lâm nghiệp có 27 ha, đất nuôi trồng thủysản có 11,34 ha, diện tích mặt nước có 129 ha, đất mồ mã bạch sa có 93 ha

Trang 17

Xã Phú Hải có vị trí:

- Phía Đông giáp: Biển Đông

- Phía Tây giáp: Phá Tam Giang

- Phía Nam giáp: Xã Phú Diên

- Phía Bắc giáp ; Xã Phú Thuận

Xã có tuyến Quốc lộ 49B đi ngang qua là điều kiện thuận lợi trong việc lưuthông và trao đổi hàng hóa giữa địa phương với các vùng lân cận Bên cạnh đó, xãPhú Hải vừa giáp Biển Đông, vừa giáp phá Tam Giang, nên có tiềm năng lớn, làđiều kiện thuận lợi để phát triển ngư nghiệp, dịch vụ, du lịch, chế biến và nuôi trồngthủy sản, góp phần phát triển nền kinh tế của xã nhà

Toàn xã hiện có: 1.615 hộ với 8.129 khẩu được chia thành 4 thôn: thôn Cự LạiBắc, thôn Cự Lại Trung, thôn Cự Lại Đông và thôn Cự Lại Nam Tỷ lệ hộ nghèo:6,19% Cơ cấu kinh tế của xã tại Đại hội Đảng bộ xã lần thứ VII nhiệm kỳ 2010-

2015 xác định là “Dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp và đánh bắt thủy hải sản”, do đó,Đảng bộ, chính quyền địa phương cùng toàn dân, toàn quân trên địa bàn xã đang rasức thi đua lập nhiều thành tích nhằm đạt được thắng lợi mục tiêu mà Đại hội đề ra

- Địa hình:

Là một xã ven Biển và phá Tam Giang của huyện Phú Vang, xã Phú Hải có địahình tương đối bằng phẳng, nằm trải dọc ven biển và phá Tam Giang, thấp dần từĐông sang Tây và từ Bắc xuống Nam, phía Tây là vùng trũng gồm ruộng lúa, các

ao đầm nuôi trồng thủy sản, phía Đông Bắc là vùng đất cát ven biển, nhìn chung địahình địa mạo cũng khá thuận lợi cho việc phát triển hạ tầng khu dân cư cũng nhưsản xuất nông, lâm ngư nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản

- Khí hậu:

Xã Phú Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm của vùng ven biển,

có hai mùa mưa, nắng rõ rệt

- Nhiệt độ trung bình hàng năm 250C, nhiệt độ cao nhất khoảng 38 - 400C, thấpnhất 10,20C

- Lượng mưa:

+ Từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau lượng mưa chiếm 78% cả năm

+ Mưa lớn nhất là tháng 10,11 trung bình 580 - 759 mm/tháng, đây cũng làmùa lụt chính ở Thừa Thiên Huế

Trang 18

+ Mùa khô nóng ẩm, từ tháng 2 đến tháng 8 chiếm 22% lượng mưa cả năm, ítmưa nhất là tháng 4, 5.

+ Nắng trung bình có từ 1800 - 2000 giờ nắng/năm cao nhất tháng 5 - 7

- Độ ẩm trung bình: 80%

- Gió: Chịu ảnh hưởng của 02 loại gió chính

+ Gió mùa Đông Bắc: Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau Trong thời gian từtháng 9 đến tháng 11 thường xuất hiện những cơn bão kèm theo mưa lớn gây lũ lụt.+ Gió Tây Nam xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm

- Thuỷ văn:

Xã Phú Hải là một xã đồng bằng ven biển và đầm phá của khu vực miềnTrung, nằm trong hệ thủy văn của đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với đặc điểm Hệđầm phá Tam Giang - Cầu Hai có chiều dài 68 km, tổng diện tích mặt nước 216 km2

và do ba đầm, phá hợp thành: Phá Tam Giang, đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai

- Tài nguyên

Tài nguyên đất:

Trong số 333,23ha diện tích tự nhiên có những loại đất chính sau:

+ Đất trồng lúa: Diện tích 16,23 ha chiếm 4,87% diện tích đất tự nhiên Đượcbồi đắp một lượng đất phù sa khá lớn từ thượng nguồn sông Hương đổ về vào mùa

lũ lụt, là loại đất được hình thành do phong hóa đá mẹ khác nhau, được nhân dânđịa phương cải tạo để sản xuất nông nghiệp Loại đất này được phân bố chủ yếu ởThôn Cự Lại Trung và Cự Lại Bắc

+ Đất trồng cây hằng năm khác: Diện tích 6,27 ha, chiếm 1,88 % diện tích đất

tự nhiên Phân bố tập trung và hình thành các dải đất hẹp tập trung ở khu dân cư.Loại đất này đang được khai thác một cách khá triệt để vào sản xuất nông nghiệpnhư trồng cây rau màu, đậu đỗ

+ Đất trồng cây lâu năm: Không có

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích 20,68 ha chiếm 6,21% diện tích đất tự nhiên.+ Đất ở: Diện tích 29,67 ha chiếm 8,90% diện tích đất tự nhiên

+ Đất mặt nước chuyên dùng: Diện tích 152,63 ha chiếm 45,81% diện tích đất

tự nhiên

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng: Diện tích 2,42 chiếm 0,73% diện tích đất tự nhiên.+ Đất Nghĩa trang, nghĩa địa: diện tích 29,56 ha chiếm 3,9% diện tích đất tự nhiên

Trang 19

+ Đất chưa sử dụng: Diện tích 28,28 ha chiếm diện tích 8,49% diện tíchđất tự nhiên.

- Tài nguyên nước:

Khu vực xã có đường bờ biển kha dài phía Đông, phía Tây là Đầm phá TamGiang, thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy hải sản Nguồn nước chủ yếu đượccung cấp từ 02 nguồn chính đó là: Nước đầm phá Tam Giang và nước ngầm Nướccủa đầm Phá Tam Giang trực tiếp cung cấp nhiều nhất trên bề mặt được tích tụ trên

hệ thống khe và ô trũng Mạch nước ngầm khá lớn khai thác đơn giản, thuận lợiđảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp

- Tài nguyên rừng:

Trên địa bàn xã có 21,93 ha đất lâm nghiệp với chủ yếu là diện tích rừng trồngsản xuất, không có đất rừng tự nhiên Diện tích này là khá lớn so với các xã kháctrong huyện Tuy nhiên, việc trồng rừng trên địa bàn của xã vẫn còn nhiều khó khăn

đó là thiếu nước và thiếu hệ thống giao thông để phục vụ cho vận chuyển, chăm sóc

và bón phân, cây giống ngoài ra do địa hình dốc nên đất bị xói mòn, bạc màu vàkhông tích tụ nước để phục vụ cho cây xanh tốt

- Tài nguyên biển:

Xã Phú Hải có bờ biển trải dài và tương đối rộng với nguồn tài nguyên sinh vậtbiển dồi dào và có tính đa dạng sinh học cao Vì vậy sẽ thuận lợi cho phát triển nuôitrồng và đánh bắt hải sản Trong tương lai xã sẽ chú trọng phát triển đánh bắt xa bờ

để tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào hiện có của biển

- Tài nguyên khoáng sản:

Xã Phú Hải có tài nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn, chủ yếu phân bố dọc

bờ biển, gồm có: các mỏ cát có hàm lượng SiO2 cao trên 90% và các mỏ khoáng sảnTitan trữ lượng lớn, phân bố dọc biển

- Tài nguyên nhân văn:

Toàn xã Phú Hải hiện có 1.724 hộ, tương ứng 8.129 nhân khẩu Số lượng trong

độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ trung bình, khoảng 50%, trình độ văn hóa 12/12khoảng 40% Tuy nhiên đây là một xã tập trung vào đánh bắt xa bờ và chưa pháttriển ngành nghề, dịch vụ nên số lao động trong độ tuổi đa số là lao động già, số laođộng trẻ còn lại rất ít, đa phần đi làm ăn xa như vào TP HCM và các khu đô thị lớntrong và ngoài tỉnh

Trang 20

♦ Nguồn gốc dân cư:

Làng Cự Lại, xã Phú Hải (tục còn gọi là “Làng Trài”) do Ngài bổn Thổ Tiềnkhai canh Phan Qúy Công, cùng các vị Tiền bối khai canh, khai khẩn đã lập nêncách đây khoảng 463 năm và các vị Thủy tổ các họ (tục còn gọi là phụ tộc, phụphái) cùng nhau xây dựng qua nhiều thế hệ cho đến nay

2.1.4 Đặc điểm địa lý, nguồn gốc dân cư làng nghề rượu gạo làng Chuồn

♦ Đặc điểm địa lý:

“Đầm phá Tam Giang” - hệ thống đầm phá rộng nhất Đông Nam Á - là nguồnsinh sống của bao lớp người dân Việt Ven theo bờ phá Tam Giang có những ngôilàng được hình thành cách đây 500-600 năm và cho đến nay vẫn còn giữ đượcnhững nét cổ kính cũng như một đời sống văn hóa tinh thần mang đậm chất làngquê Việt Làng Chuồn (là cách nói tiếng Nôm của Làng An Truyền ngày nay, thuộc

xã Phú An- huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế) là một ngôi làng cổ như thế.Làng Chuồn là 1 làng quê bên chân sóng nằm khuất nẻo bên ao đầm ruộng lúacách TP Huế gần 10 km về hướng Đông Bắc

Phú An là một trong 21 xã và thị trấn của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa ThiênHuế, xã nằm bên phá Tam Giang một trong những đầm phá lớn nhất Đông Nam Ávới diện tích khoảng 22.000 hecta, trải dài từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộcvới khoảng 70km (sở thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009) Tổng diện tích tựnhiên của xã Phú An là 1.128 hecta trong đó có khoảng 648 hecta là mặt nước đầmphá được sử dụng cho mục đích nguồn lợi thủy hải sản, nuôi trồng và giao thôngđường thủy Diện tích đất nông nghiệp 269 hecta trong đó 220 hecta dùng cho vụĐông Xuân và 49 hecta dùng cho vụ Hè Thu Xã Phú An được chia ra làm bốnthôn.Tổng dân số là 8.749 người với 1.583 hộ

♦ Nguồn gốc dân cư:

Theo gia phả các họ khai canh của làng, thì làng Chuồn có lịch sử hình thànhcách đây hơn 600 năm Về với làng Chuồn là về với một làng quê còn mang đậm vẻnguyên sơ của một ngôi làng cổ bên chân sóng của đầm phá Tam Giang Những câuchuyện truyền thuyết dân gian gắn liền với quá trình lập làng, những thiết chế vănhóa làng xã cùng với tên tuổi của những người con xuất sắc của làng đã góp phầnlàm rạng danh làng An Truyền trong lịch sử làng cổ ở Thừa Thiên Huế

Theo văn tế làng An Truyền, ba họ tộc đầu tiên có công khai canh làng, đượctôn làm Thành hoàng là họ Hồ, Nguyễn, Ðoàn Ngài Hồ Quảng Lãnh, được dân

Trang 21

làng trọng vọng gọi là Hồ Quý Công, sắc phong Nhật báo Trung Hưng Linh PhòÐoan Quốc Công tôn thần Một truyền thuyết khác liên hệ đến Thành hoàng làng:trong một buổi sấm sét, có hai vị thiên thần, giáp trụ sáng loáng, mang gươm giáo

từ trời bay xuống, cùng nhau đấu chiến trên nò, sáo, dân làng thấy vậy hoảng sợnhưng chưa dám ra Một lúc sau, cả hai đều biến mất Dân làng lập miếu thờ và tinrằng họ đã được hai vị thần bảo trợ

2.2 Khái quát về các làng nghề

Là địa phương lấy nông nghiệp làm kinh tế, người dân quanh năm bận rộn loviệc đồng án, song họ chính là chủ nhân của các sản phẩm mang dấu ấn riêng, rấtđặc sắc Ai cũng biết rằng hoa giấy Thanh Tiên và tranh làng Sình cũng như rượugạo làng Chuồn hay nước mắm làng Trài-Phú Hải không chỉ là sản phẩm tiêu biểucủa địa phương mà nó còn tạo nên những dấu ấn và đặc sắc riêng biệt Chẳng hạn,Hoa giấy Thanh Tiên và tranh làng Sình không phải là những cành hoa, những bứctranh dùng trong trang trí hàng ngày mà chúng được dùng vào mục đích khác cao

cả, thiêng liêng hơn: Thờ cúng của người dân xứ Huế Vào những ngày giáp tếtkhông khí sản xuất ở đây nhộn nhịp tấp nập hẳn lên, mọi người, mọi nhà hăng háisản xuất mong kiếm thêm phần thu nhập phục vụ cuộc sống Bên cạnh cùng vớiHoa giấy Thanh Tiên và tranh làng Sình, rượu gạo làng Chuồn và nước mắm làngTrài là những sản phẩm truyền thống nó gắn liền từ xưa tạo nên đời sống tâm linhluôn gắn liền với người dân bởi việc sản xuất, chế biến sản phẩm dựa vào tiềm lựcsông, biển mà thiên nhiên ban tặng Các thành viên trong làng ai cũng có việc đểlàm tùy theo khả năng của từng người và tùy vào công đoạn dễ hay khó của sảnphẩm Sản phẩm Hoa giấy Thanh Tiên và tranh làng Sình điều được sản xuất caođiểm vào những ngày cuối năm và chúng chỉ thật sự ý nghĩa trong những ngày tết

cổ truyền của dân tộc Chủ nhân của chúng không phải là những nghệ nhân chuyênnghiệp mà họ là những người nông dân bình dị, chân chất ở chốn làng quê vốnthanh bình, yên ả nhưng sự đóng góp cho đời của họ quả thật đáng để cho chúng tatrân trọng, nể phục

2.3 Tiềm năng du lịch các làng nghề thủ công truyền thống

2.3.1 Tình hình phát triển du lịch

Trong những năm vừa qua, Đảng ủy huyện Phú Vang cùng với nhân dânhuyện Phú Vang đang ra sức nổ lực xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạchcủa tỉnh Thiên Huế nhằm đưa du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn

Trang 22

Với tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú, dồidào Ủy ban nhân dân huyện Phú Vang đang tập trung khai thác, thúc đẩy nền kinh

tế của huyện chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, tăng

tỉ trọng dịch vụ và công nghiệp giảm nông nghiệp

+ Tài nguyên tự nhiên: Với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng về biển, đầmphá, suối nước khoáng, …

+ Tài nguyên nhân văn: các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, ẩm thực, làngnghề Các tài nguyên đó đã tạo cho huyện có tiềm năng to lớn để trở thành trungtâm du lịch của tỉnh

Năm 2013, tuy gặp nhiều khó khăn do kinh tế bị lạm phát và những yếu tố vềngoại cảnh như khí hậu, thời tiết, đặc biệt việc sân bay Phú Bài phải đóng cửa nghỉđón khách để xây dựng trở thành sân bay quốc tế đã tác động không nhỏ đến du lịchtỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phú Vang nói riêng Với những cố gắngcủa huyện, năm 2013 ngành du lịch huyện có bước chuyển biến tích cưc nhưng tốc

độ tăng trưởng không cao, tổng số lượng khách du lịch đến huyện đạt 97.870 lượtcao hơn so với năm 2012, tổng doanh thu du lịch năm 2013 đạt 6,3 tỷ đồng cao hơn

so với năm 2012

Tuy nhiên, hoạt động du lịch của huyện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch:Các dịch vụ du lịch còn ít và nhỏ lẻ, chưa có sự chuyên sâu, và chưa đượcchú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ khách du lịch, chưa có các dịch vụ du lịchđặc sắc nhằm thu hút và giữ chân khách lưu trú lại Các trò chơi, giải trí cònnghèo nàn, chưa xây dựng được các sản phẩm đặc trưng của huyện Cơ sở vật chất

hạ tầng, giao thông của huyện còn nhiều khó khăn Việc huy động vốn đầu tư cho

du lịch còn ít

Dịch vụ du lịch biển ở các bãi tắm của Phú Vang đã có những chuyển biến tíchcực trong việc phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tắm biển của du khách, nhưng vẫn còntồn tại Các hoạt động dịch vụ chủ yếu là ăn uống, giải khát, tắm biển Các dịch vụvui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng chưa được chú trọng Các bãi tắm chưa tổ chức đượccác quầy bán hàng lưu niệm, sản phẩm truyền thống ở địa phương Tình trạng ngườibán hàng rong đeo bám khách, tranh giành khách vẫn tiếp tục xảy ra mà chưa cóbiện pháp giải quyết triệt để Một số quầy dịch vụ chưa thực hiện việc niêm yết giácông khai, còn xảy ra tình trạng tự động nâng giá gây bức xúc cho du khách Cònnhớ mấy năm trước, du khách khi đến bãi tắm Thuận An đã phàn nàn rất nhiều về

Trang 23

chuyện bị hàng quán bán với giá “cắt cổ” Ngoài ra, tình trạng các hàng quán tựđộng nâng giá vào những ngày cao điểm vẫn còn xảy ra khiến du khách khó chịu.Các ngành nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn phát triển chậm vàkhông gắn với phát triển kinh tế du lịch của địa phương Chưa đưa được các làngnghề truyền thống để giới thiệu cho du khách và tạo điều kiện nghề truyền thốngphát triển.

Các ngành tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, sản xuất phân tán nhỏ lẻ,thiếu liên kết, hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Sự phối hợp giữa cácngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xuất nhập khẩu, du lịch, thương mại,dịch vụ, các thương nhân, nghệ nhân với các cơ sở sản xuất còn hạn chế Trình độcủa các chủ cơ sở sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.Các cơ sở chưa mạnh dạn bỏ vốn, vay vốn mở rộng sản xuất, phần lớn là các cơ sởnhỏ, nguồn vốn ít, lao động phổ thông

Do vậy, để khai thác tối đa tiềm năng du lịch của huyện, thì Ủy ban nhân dânhuyện cùng với nhân dân phải nổ lực hơn nữa để xây dựng các hoạt động du lịchđặc trưng, và có các biện pháp tích cực để khắc phục những khó khăn hiện tại màhuyện đang mắc phải

Huyện Phú Vang có đường bờ biển dài gần 40 km Dọc theo dải ven biển làcác bãi tắm đẹp, và những làng quê yên ả với nhiều thắng cảnh đẹp cùng với nềnvăn hóa giàu bản sắc Cuộc sống gắn liền với biển đã tạo cho vùng này những nétđặc sắc riêng không thể lẫn lộn Huyện Phú Vang là một bộ phận để cấu thành nênvăn hóa Huế nói riêng và văn hóa lớn của miền Trung nói chung, nơi đây đã chứngkiến biết bao biến cố đổi thay của lịch sử dân tộc Cho đến nay, nhiều làng xã miềnbiển vẫn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.Ngoài các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, trên địa bàn Phú Vang

ở các xã vùng biển còn có các tài nguyên du lịch khác như Thành Phố Lăng ở AnBằng, chợ chiều Vinh Thanh, rượu gạo Vinh Thanh, sản phẩm của các làng nghề…Tuy chưa được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa hay các làng nghề truyền thốngnhưng những địa điểm này đã được du khách biết đến rất nhiều và khá nổi tiếng

2.3.2 Hệ thống các làng nghề truyền thống tiêu biểu

Theo Sở Công Thương Thừa Thiên-Huế, toàn tỉnh hiện có 88 làng nghềtruyền thống, với đông đảo đội ngũ thợ thủ công lành nghề, tài hoa Nhiều nghềtrong số đó đi liền với việc xây dựng các công trình di tích Huế như nghề mộc,

Trang 24

chạm khắc gỗ, đúc đồng, gốm sứ, luyện sắt, rèn Nếu biết kết hợp khai tháctiềm năng du lịch làng nghề, đây cũng là thế mạnh thu hút khách du lịch hiện naycủa Thừa Thiên-Huế.

2.3.2.1 Nghề làm hoa giấy Thanh Tiên

Vào những ngày giáp tết, trên các nẻo đường phố chợ người ta dễ dàng nhậnthấy những cánh hoa bằng giấy nhuộm đủ sắc màu Loại hoa này hầu như không có

ý nghĩa gì trong cuộc sống hằng ngày, không được người dân sử dụng trong trangtrí làm đẹp cho ngôi nhà mà chủ yếu được người Huế trang trí nơi thờ tự: Trang bổnmạng(trang Ông, trang Bà) Do vậy hoa giấy Thanh Tiên mang giá trị tâm linh vôcùng to lớn,được người dân nâng niu, trân trọng đặt ở nơi trang nghiêm trong ngôinhà Màu sắc rực rỡ của hoa góp phần mang lại không khí vui tươi trong nhữngngày đầu năm

♦ Nguồn gốc của nghề làm hoa giấy Thanh Tiên

Hiện tại,mặc dù không có nhiều tài liệu thành văn hay tư liệu hồi ức sớm nói

về thời điểm chính xác hình thành nghề làm hoa giấy ở làng Thanh Tiên nhưng cóthể khẳng định rằng,đây là một làng nghề hình thành khá sớm cùng với các làngnghề khác trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Như đã nói, sự ra đời của các trung tâm buôn bán,các chợ làng,chợ huyện vàđặc biệt là với sự xuất hiện của cảng thị Thanh Hà, Bao Vinh đã làm khai sinh cácngành nghề thủ công truyền thống nhắm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống

Cha ông ta xưa quan niệm, người ta sống ở trên đời phải có nghề có nghiệp

“nhân sinh thế thượng thùy vô nghệ” Nghề xuất hiện là do nhu cầu cuộc sống, nhucầu thẩm mỹ và nhu cầu chiến đấu của con người có được nghề tinh xảo, ngườithợ thủ công có cơ hội để “vinh thân phì gia”, người xưa cũng thường nói “nhấtnghệ tinh nhất thân vinh” phải chăng là để khích lệ mọi người trau dồi nghề nghiệpcho tinh xảo Thực tế cũng như trong tâm thức của người thợ, bất cứ nghề nào cũngphải bắt đầu bằng sự phát minh, sáng tạo, bằng bàn tay và khối óc của một hay mộtnhóm người, trải qua nhiều đời tích tụ mà thành Người ta quen gọi các vị ấy với cáitên tổ sư hay tổ nghề Nếu tổ nghề bằng xương bằng thịt thật nhưng không có sựtích rõ ràng hoặc sự phát minh ra một nghề là do nhiều người, nhiều đời góp lại màkhông tìm được nguồn gốc thì người ta sẵn sàng tìm sự viện trợ của kho tàng thầnthoại hay ở biện pháp huyền thoại hóa Tưởng tượng, hư cấu ra hành trạng của các

vị tổ nghề này, công tích của vị tổ nghề kia không phải là việc là tùy tiện mà là biểu

Trang 25

hiện của lòng biết ơn, của sự tôn vinh Đây là vốn truyền thống đạo lý của ngườidân Việt Nam, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” Đó là đặc điểm của các nghềthủ công truyền thống hiện nay Nhưng nghề làm hoa giấy ở Thanh Tiên lại không

có được niềm hạnh phúc ấy, họ không có cơ hội để tổ chức lễ hội bày tỏ lòng thànhkính của mình với người đã có công đem lại cho họ một nghề mà sản phẩm của nóđem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân

Như vậy, trong số các ngành nghề thủ công ra đời sớm, hoa giấy Thanh Tiêncũng đã có mặt để đáp ứng cho đời sống tinh thần Tuy nhiên, có nhiều nguyênnhân và khía cạnh ra đời thì nghề làm hoa giấy ở làng Thanh Tiên lại mang nhữngđặc điểm riêng biệt

Trước hết, sự ra đời của làng hoa và sản phẩm của nó nhằm phục vụ nhữngnhu cầu tín ngưỡng dân gian của người dân Những nhu cầu này vốn có từ rất lâuđời trên đất Thừa Thiên Huế Bởi vì trong quá trình di cư vào Nam thì những tínngưỡng dân gian mà người dân phía Bắc mang theo “luôn tâm khảm như một thứhành trang vụ hình mà bền chặt trong cuộc sống” Thêm vào đó tàn dư tín ngưỡngcủa các cư dân Chăm, cư dân Inđônêxia và sự giao hòa với tín ngưỡng của ngườiHoa trên nền chi phối của các tôn giáo truyền thống: Phật, Lão, Nho Tất cả đã tạonên một tập tục tín ngưỡng bền chặt và tồn tại hết sức lâu dài trên mảnh đất này.Chính những điều đó đã làm nảy sinh một sản phẩm thủ công bằng giấy để phục vụcho tín ngưỡng dân gian của người dân như hoa giấy Thanh Tiên

Đối với người dân Việt Nam nói chung và người dân Thừa Thiên Huế nóiriêng thì hoa luôn là yếu tố trang trí không thể thiếu trong các ngày lễ, cúng, tế, kịgiỗ, đám cưới kể cả đám ma Nó đã trở thành một yếu tố tạo niềm vui trong các lễhội cũng như thể hiện tính thiêng liêng trong đời sống tâm linh của con người.Cũng mang tính chất linh thiêng phục vụ cho thờ cúng, thế nhưng hoa giấyThanh Tiên có thể thấy là sự thay thế độc đáo nhất nơi thờ không có khả năng thayhoa tươi thường xuyên

Sản phẩm hoa giấy thường trang trí ở những nơi thờ tự trong nhà chẳng hạnnhư các miếu, am, trang bà, bàn thờ ông địa, táo quân thần bếp Chính sự phongphú về màu sắc và có nhiều loại hoa khác nhau,để lại được lâu hơn lại thể hiện đượctính trang nghiêm, một năm chỉ cần thay một lần vào dịp tết âm lịch nên hoa giấyThanh Tiên khi vừa ra đời đã được chấp nhận ngay trong cuộc sống thường nhật và

cứ thế tồn tại mãi cho đến ngày nay Cũng chính với đặc điểm riêng đó mà thời gian

Trang 26

sản xuất của nghề thủ công này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian trước tết âmlịch (chủ yếu là vào tháng Chạp).

Tóm lại, xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, từ nhu cầu thờ cúng tâm linh, tínngưỡng dân gian mà người dân lao động đã tạo ra cho mình những sản phẩm thủcông độc đáo, trong đó hoa giấy là một sản phẩm hết sức đặc sắc, mang đậm nétriêng cho mảnh đất vốn là nơi địa linh nhân kiệt, nơi hòa hợp giữa những bản sắcvăn hóa chung và riêng Như vậy nghề này bắt nguồn từ dân gian, là sự sáng tạo củatập thể,không có ông tổ sáng tạo ra nghề và lẻ tất nhiên cũng không có nhà thờ,ngày tháng cụ thể để dân làng tổ chức “cúng tổ” hình thức biểu hiện sự biết ơn đốivới người đã khai sinh ra nghề làng nghề này

♦ Quy trình và kỷ thuật làm hoa giấy Thanh Tiên

Hoa giấy mới thoạt nhìn những tưởng đơn giản nhưng lại không hề dễ làm, bởingoài sự khéo tay người thợ cần phải có sự tài hoa, óc thẩm mỹ mới có thể cho rađời những sản phẩm đẹp và tinh tế Nguyên liệu cũng dễ kiếm, chủ yếu là các vậtliệu từ tự nhiên (tre,phao sắn ) gần gũi với cuộc sống thôn quê Để có được cànhhoa giấy hoàn chỉnh người thợ phải chuẩn bị trước đó một thời gian dài Vàokhoảng đầu tháng mười âm lịch tranh thủ thời gian nhàn rỗi họ tranh thủ chẻ trephơi khô theo từng loại rồi bó Tiếp đến, tiến hành thao tác đục phao sắn (phần lỏicủa cây sắn) để sau này nhuộm thành những quả ớt xanh đỏ tô những cành hoa thêmrực rỡ Những công việc tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi phải cần cù, tỷ mỹ vàtốn nhiều công sức Giấy dùng làm hoa trước đây do người dân tự nhuộm bằng gammàu pha từ tự nhiên pha chế từ cây vỏ (hiện vẫn còn có cây hoa hòe dùng để nhuộmmàu vàng,cây cao 7-8m, nhiều cành lá mọc ngang, hoa búp màu vàng) Sau đó lúcphẩm màu được bán rộng rãi trên thị trường họ mua về nhuộm giấy phục vụ choviệc làm hoa Trong những năm gần đây,những người làm hoa giấy chủ yếu dùngcác loại giấy ngũ sắc có bán sẵn trên thị trường, màu sắc tươi mà lại lâu phai

Cũng như những nguyên liệu, các dụng cụ được sử dụng trong việc tạo ranhững thành phần của hoa cũng đơn giản: Cái rựa để vót tre, đục hoa: Mỗi loại hoađều có mỗi loại đục riêng (đục hoa thường, đục hoa hướng dương, đục hoa cúc ).Đầu tháng 11 người thợ tiến hành đục giấy ngũ sắc theo hình cánh hoa để tạo cánh,sau đó cắt giấy thiết bạc (ngày xưa dùng gương làm thủy tinh) làm nhụy hoa (tánchần), chẻ tre làm cuốn tăm, cành bông (chông), cuối cùng ghép (kết) chúng lại vớinhau thành một cây hoa hoàn chỉnh (gọi là tên cây) Mỗi cành hoa thường có từ 7-8

Trang 27

loài hoa tùy theo người làm như: Hoa mai, hoa cúc, búp bông huệ, hoa sứ, hoahồng, hoa hướng dương, hoa lan, có lá và hai quả ớt làm bằng phao sắn.

Kỹ thuật kết chúng lại với nhau đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỷ của người thợ.Bởi công đoạn cuối cùng này rất quan trọng để tạo nên một cây hoa hoàn chỉnh

và đẹp Thông thường kết hoa từ trên xuống dưới để tạo sự cân đối giữa cáccánh hoa trên một cành hoa Công việc này được tiến hành ngay từ đầu thángchạp đến khoảng giữa tháng những người bán sỷ (con buôn) đã đến lấy hàngkịp phục vụ trong dịp tết

♦ Giá cả và tình hình tiêu thụ

Nhìn chung giá cả của một cành hoa giấy khá rẻ,nếu bán sỉ chỉ có 500đ/cànhnhưng lúc bán lẻ trên thị trường có thể lên đến 1500-2000đ/cặp Trung bình mỗi họgia đình sản xuất 1000 cành hoa trong một mùa Tuy nhiên có hộ lao động nhiều thì

số lượng tăng lên, điều này cho thấy phần nào tính bấp bênh trong sản xuất cũngnhư trong tiêu thụ từ nghề này, nhưng dưới góc độ nào đó nó cũng góp phần đáng

kể vào việc giải quyết một phần khó khăn cho bà con trong dịp tết

So với các làng nghề thủ công khác ở Huế, nghề làm hoa giấy Thanh Tiên trảiqua nhiều biến cố thăng trầm riêng của mình Thời gian trước năm 1975 hoa hầunhư bán không chạy Từ năm 1976-1986 tình hình chuyển biến có tích cực hơn,song vẫn chưa thoát khỏi khó khăn Từ năm 1990 trở lại đây hoa được tiêu thụ khámạnh vào dịp tết Điều này có thể người dân đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quantrọng của hoa trong đời sống tâm linh Hoa không chỉ tiêu thụ trên thị trương Huế

mà còn đi ra Quảng Trị, Quảng Bình

Số hộ gia đình tham gia sản xuất hoa giấy biến động không đều qua các năm,

có năm thu hút đến 80% hộ làm nhưng có năm có khoảng từ 30-40% có nhiềunguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, trong đó chủ yếu nhất là số tiền công do nghềnày mang lại thấp (10000đ/người/ngày), thị trường tiêu thụ bấp bên, ngoài ra cònphải kể đến khó khăn về thời gian sản xuất hoa giấy thường trùng hợp với thời vụĐông Xuân của bà con nên ảnh hưởng ít nhiều đến sự biến động số lượng là hoa.Hiện nay ảnh hưởng mạnh mẽ của cơ chế thị trường, hoa giấy Thanh Tiên cũng bịtấn công mạnh mẽ của các loại hoa bằng vải, ni lông, nhựa nhập ngoại về với mẫu

mã chất lượng Và cũng lý do kinh tế thấp nên giới tre không mặn mà với nghề này.Điều này dẫn đến những kỹ năng kỹ xảo trong quá trình sản xuất của người đi trướcđang ngày càng tàn lụi dần theo thời gian Vấn đề này không chỉ xảy ra ở làng

Ngày đăng: 06/11/2014, 08:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Bảo (2001) “Tết Huế và những sản phẩm thủ công truyền thống” Huế xưa và nay, số 43. Trang 35-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tết Huế và những sản phẩm thủ công truyền thống
2. Nguyễn Xuân Đức (2004) “Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân gian trong đời sống mới”, tạp chí văn hóa dân gian, số 3,trang 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân gian trong đời sống mới
3. Trần Thị Hồng Hiếu (1990), “Nghề tranh dân gian làng Sình” Luận văn tốt nghiệp cử nhân sử học.Trường đại học Tổng Hợp Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề tranh dân gian làng Sình
Tác giả: Trần Thị Hồng Hiếu
Năm: 1990
4. Nguyễn Xuân Kính (2003) “Nghệ nhân dân gian” Tạp chí văn hóa dân gian Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ nhân dân gian
6. Trần Đình Nghiêm (chủ biên) “Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia,2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam
Nhà XB: nhà xuất bản Chính trị quốc gia
8. Minh Trí (1995) “Ngày xuân với làng tranh làng hoa thủ công ở Huế” Thông tin khoa học và công nghệ Thừa Thiên Huế, số 1-95, trang 37-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngày xuân với làng tranh làng hoa thủ công ở Huế
9. Nguyễn Bá Vân (1994) “Tranh thờ dân gian”, Tạp chí VHDG, số 3 trang 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tranh thờ dân gian
10. Trần Đại Vinh (1995), “ Tín ngưỡng dân gian Huế”, NXB Thuận Hóa Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng dân gian Huế
Tác giả: Trần Đại Vinh
Nhà XB: NXB Thuận Hóa Huế
Năm: 1995
5. Phạm Trung Lương, Tài Nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo Dục Khác
7. Nguyễn Hữu Thông (1994) Huế nghề và làng nghề thủ công truyền thống, Thuận Hóa, Huế Khác
11. Nghiên cứu Huế (nhiều tác giả), Trung tâm nghiên cứu Huế 2003 Khác
12. UBND huyện Phú Vang (2012), “Báo cáo tình hình ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện Phú Vang năm 2012 Khác
13. UBND huyện Phú Vang (2014), “Kế hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn huyện Phú Vang năm 2014 Khác
14. Luật du lịch (2005), nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội Khác
15. Hương ước xây dựng làng văn hóa: Làng Thanh Tiên, Phú Mậu, Phú Vang Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Danh mục mỗi làng nghề một sản phẩm trên địa bàn - du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 1.1 Danh mục mỗi làng nghề một sản phẩm trên địa bàn (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w