1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện phú vang

59 831 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Đến với làng nghề, du khách được chứng kiến tận mắt những côngđoạn tạo ra một sản phẩm thủ công mỹ nghệ qua bàn tay khéo léo của ngườinghệ nhân dân gian để họ hiểu hơn về quá trình tạo r

Trang 1

Những năm gần đây, hoạt động du lịch trên thế giới đang có sự thay đổikhi số lượng khách du lịch ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các loại hình dulịch bền vững như: du lịch sinh thái, du lịch văn hoá Trong đó du lịch văn hoáđược quan tâm nhiều nhất Du khách muốn khám phá, tìm hiểu những giá trịtruyền thống của dân tộc mình cũng như của các dân tộc trên thế giới.

Việt Nam là một nước có ngành du lịch đang phát triển nhưng là nước cónguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú Ngoài những thế mạnh về cảnhquan tự nhiên, những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc thì làngnghề truyền thống cũng là một trong những thế mạnh cho Việt Nam phát triển

du lịch Đến với làng nghề, du khách được chứng kiến tận mắt những côngđoạn tạo ra một sản phẩm thủ công mỹ nghệ qua bàn tay khéo léo của ngườinghệ nhân dân gian để họ hiểu hơn về quá trình tạo ra sản phẩm, để được nghe

kể về lịch sử làng nghề, để từ đó trân trọng hơn những giá trị truyền thống củadân tộc, góp phần trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị đó

Các làng nghề truyền thống với các sản phẩm độc đáo thiết thực luôn đemlại lợi ích kinh tế cho người lao động Sản phẩm làng nghề không chỉ phục vụđắc lực cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân mà giờ đây chúng đãtrở thành những sản phẩm có giá trị xuất khẩu, mang lại thu nhập cao hơn chongười lao động, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước Hiện nay, công việckhôi phục và bảo vệ các làng nghề là rất quan trọng Đó không phải là công

Trang 2

việc riêng của từng cá nhân của từng làng nghề mà là công việc chung của cáccấp, các ngành có liên quan vì thực trạng làng nghề Việt Nam nói chung đanggặp nhiều khó khăn, cần có sự quan tâm giúp đỡ để giữ gìn, phát huy một nétđẹp văn hoá trong kho tàng văn hoá truyền thống của dân tộc.

Việt Nam có rất nhiều làng nghề truyền thống,những địa phương có nhiềulàng nghề truyền thống phải kể đến Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình,Nam Định, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Đã nẵng… trong đó các làng nghề ởThừa Thiên - Huế đã trải qua nhiều bước thăng trầm, gắn liền với những biếnđộng của lịch sử.Một số làng nghề và ngành nghề truyền thống đã được bảotồn,các làng nghề thủ công truyền thống đã lưu giữ lại những bản sắc, dấu ấncủa vùng văn hóa Huế, thể hiện sự khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo của những

cư dân vùng đất giàu văn hóa

Đặc biệt, với vị thế là một trong những trung tâm du lịch quan trọng củaquốc gia, là thành phố Festival của cả nước, sản phẩm thủ công nghiệp truyềnthống Huế có một vị trí quan trọng để tạo nên tính hấp dẫn và ấn tượng đối vớikhách du lịch đến Huế Những sản phẩm thủ công truyền thống Huế thườngtinh xảo, đẹp mắt và mang đậm tính thương hiệu Huế.Và các làng nghề thủcông truyền thống ở Phú Vang là một trong những làng nghề mang lại nhiềugiá trị quan trọng trong quá trình phát triển du lịch đối với Huế nói chung vàPhú Vang nói riêng.Điển hình là làng nghề hoa giấy Thanh Tiên,Tranh LàngSình,làng chằm nón lá Mỹ Lam,mộc mỹ nghệ Phú Thượng Trong tình hìnhhiện nay vị trí của nhiều mặt hàng thủ công đã có sự hồi sinh và cải biến rấthợp lí nhưng cũng có những mặt hàng thủ công dần dần bị mai một

Tuy có lịch sử phát triển lâu đời cùng với lợi ích mà nghề sẽ đem lại kinh

tế cho cá nhân, cho địa phương và cho đất nước nhưng các làng nghề vẫn chưađược quan tâm đúng mức để phát triển và phục vụ cho hoạt động du lịch củatỉnh

Việc khôi phục và phát triển các làng nghề sẽ tạo công ăn việc làm chongười dân địa phương, giải quyết khó khăn cho địa phương trong việc giảm

Trang 3

thiểu thất nghiệp, giảm thiểu tệ nạn xã hội Phát triển du lịch làng nghề là mộtloại hình du lịch phát triển bền vững thúc đẩy làng nghề phát triển, góp phầnbảo lưư những giá trị văn hoá vốn có của làng nghề truyền thống Trong nhữngnăm gần đây, sở Văn Hoá - Thể Thao - Du Lịch Huế và phòng Văn Hóa ThôngTin huyện Phú Vang đă quan tâm tới sự phát triển của các làng nghề, phục vụcho hoạt động du lịch của tỉnh: nghiên cứu, xây dựng các tour, các tuyến dulịch đưa du khách về với làng nghề Đây là bước mở đầu có ý nghĩa đối với cáclàng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang.

Với hy vọng các làng nghề truyền thống không bị mai một và phát triển,vừa là ngành kinh tế quan trọng của dân địa phương, vừa là sản phẩm du lịchđộc đáo của ngành du lịch Huế em đã chọn đề tài báo cáo tôt nghiệp của mình

là “du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang- Thừa ThiênHuế".Với đề tài này em hy vọng các làng nghề truyền thống ở Phú vang sẽđược mọi người sẽ biết đến nhiều hơn nữa, các cấp chính quyền có sự quan tâmhơn nữa để các làng nghề phát triển hơn nữa hòa nhịp với tốc độ phát triểnchung của du lịch Huế

2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Các làng nghề thủ công truyền thống từ lúc thành lập qua quá trình tồn tại

và phát triển với những tiến triển mới,những sự thay đổi thích nghi của các làngnghể để tạo ra những mặt hàng thủ công truyền thống góp phần phát triển hoạtđộng du lịch ở Phú Vang-Thừa Thiên Huế

Những định hướng và giải pháp để bảo tồn và phát triển các làng nghề thủcông truyền thống trong hoạt động du lịch Huế nói chung và Phú Vang nóiriêng

3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

+Đối tượng nghiên cứu: du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ởhuyện Phú Vang-Thừa Thiên Huế

+Phạm vi nghiên cứu: các làng nghề thủ công truyền thống trên địabànhuyện Phú Vang,tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 4

4.Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình làm báo cáo, các phương pháp nghiên cứu đã được sửdụng:

Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu

Phương pháp thống kê, phân tích

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

5.Đóng góp của đề tài:

Với đề tài “du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện PhúVang" em nhằm mục đích sau:

Tìm hiểu giá trị của làng nghề truyền thống góp phần cho sự phát triển của

du lịch của Phú Vang bằng cách tạo ra sản phẩm du lịch mới cho du lịch trênđịa bàn huyện đó là sản phẩm du lịch làng nghề

6.Bố cục đề tài: ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung bài báo cáo gồm có ba chương

+Chương 1: Giới thiệu chung về huyện Phú Vang-tỉnh Thừa Thiên Huế+Chương 2: Một số làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú

Vang.Đánh giá tiềm năng du lịch

+Chương 3: Thực trạng và giải pháp khai thác các làng nghề thủ côngtruyền

thống phục vụ du lịch hiện nay trên địa bàn huyện Phú Vang

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN PHÚ VANG

-THỪA THIÊN HUẾ

1.1.Vài nét về huyện Phú Vang

1.1.1.Điều kiện tự nhiên

a.Vị trí địa - Đặc điểm địa hình:

Phú vang là huyện vùng đầm phá ven biển, địa hình bị chia cắt bởi nhiềusông đầm, gò cát Phia bắc giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hương Trà vàthành phố Huế, phía Nam giáp huyện Hương Thủy và phía Đông giáp huyệnPhú Lộc

Toàn huyện có diện tích đất tự nhiên 28,031ha, chiếm 5,6% diện tích đất

tự nhiên cả Tỉnh Phú Vang thuộc vùng địa đình đất trũng, diện tích đềm phálớn, đất đai bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông ngòi, doi cát

Đất đai thổ nhưỡng Phú Vang đa dạng, mặt nước chưa sử dụng cònnhiều

Với chiều dài 45km bờ biển và Cảng biển Thuận An; 8,626ha diện tíchmặt nước đầm phá nước sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển tiềm năng du lịchsinh thái biển và đầm phá trên địa bàn toàn Huyện

b.Đặc điểm khí hậu và thời tiết:

Phú Vang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của vùng ven biển, cóhai mùa mưa nắng rõ rệt Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng nămsau; Lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3000mm Mưa phân bốkhông đồng đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 và 12chiếm 75-80% lượng mưa cả năm gây úng lụt

Mùa nắng gió Tây Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8,lượng bốc hơi cao nhất từ tháng 2 đến tháng 4( đúng lúc nước thủy triều thấp)

Trang 6

Nhiệt độ không khí trung bình năm tương đối cao, dao động từ 24,9oCđến 26,4oC, ít thay đổi theo mùa Thủy triều có hai chế độ, từ bán nhật triều đềuđến bán nhật triều không đều, biên độ thủy triều dưới 0,5m-2m Tại Thuận An

có độ cao thủy Triều trung bình khoảng 0,4m-0,5m Vùng Bắc và Nam Thuận

An có độ cao thủy triều trung bình 0,6m-1,2m Độ cao thủy triều trong cácđầm, phá vũng, vịnh thường nhỏ hơn các vùng biển

Là huyện ven biển, đầm phá nên Phú Vang còn có đặc thù của hệ sinhthái ven bờ, hàng năm có mưa to, gió bão nên cần chú ý khai thác Du lịch ởmùa nắng khô

c.Đặc điểm thủy văn:

Trong phạm vi huyện Phú Vang, hệ thống sông ngòi trải dài và ôm kínkhắp địa bàn của Huyện, bắt nguồn từ sông Hương, sông Như ý, sông Phổ Lợichảy qua các xã Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh và Thị trấnThuận An đỗ ra biển Sông An Cựu, Lợi Nông, Thiệu Hóa và sông Đại Giangchảy qua các xã Phú Mỹ, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Đa, Vinh Thái, Vinh Hà, xuôi về đầm Cầu Hai trước khi tưới mát cho các đồng ruộng của các xã

Ngoài hệ thống sông ngòi, Phú Vang còn có nhiều đầm phá nước lợ như:Đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú, đầm Sam, đầm Chuồng và một phần phía Bắcđầm Cầu Hai nối liền nhau thông qua Phá Tam Giang rộng lớn

d.Tài nguyên khoáng sản:

Phú Vang tài nguyên khoáng sản không nhiều, một số loại điển hình nhưTitan ở xã Phú Diên, có chất lượng tốt đang được khai thác, xong quy môkhông được lớn

Ngoài ra, ở xã Phú Đa – Phú Thứ, huyện Phú Vang còn có cát trắng vàđặc biệt là nguồn tài nguyên nước khoáng nóng Mỹ An là nguồn tiềm năng choviệc phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh

e.Điều kiện môi trường sinh thái:

Huyện Phú Vang là huyện giáp biển, có diện tích đầm phá lớn, mức độkhai thác và quy mô sản xuất còn nhỏ, chủ yếu là sản xuất lúa, hoa màu, đánh

Trang 7

bắt, nuôi trồng thủy hải sản; Việc khai thác các ngành công nghiệp khác còn rấthạn chế nên môi trường tự nhiên của Phú Vang rất trong sạch, ô nhiễm khôngkhí ít, môi trường sống còn rất trong lành, phù hợp cho việc khai thác tiềmnăng phát triển du lịch tự nhiên, đặc biệt là loại hình du lịch nghỉ dưỡng, dulich sinh thái biển và đầm phá.

Tuy vậy, Phú Vang cũng là một vùng đất hội tụ nhiều điều kiện bất lợinhư bão lụt, hậu quả của chiến tranh tàn phá, là điểm cuối của các con sông đổ

về nên môi trường có phần bị ảnh hưởng xấu Chính vì vậy, vấn đề khai tháctiềm năng du lịch biển và đầm phá cần phải được quy hoạch để bảo vệ môitrường và môi sinh

*Đánh giá chung về tài nguyên tự nhiên:

Phú Vang là mảnh đất còn hoang sơ: các bãi biển và đầm phá còn nhiềutiềm năng chưa được khai thác, đây là một hạn chế, song dưới góc độ môitrường du lịch thì đây lại là một lợi thế vì tất cả tài nguyên thiên nhiên còn ởdạng nguyên sơ Tài nguyên thiên nhiên của Phú Vang tuy không đặc sắcnhưng khá dầy đặc và nói chung tương đối dễ tiếp cận, dễ khai thác cho tuyến

du lịch Huế và vùng phụ cận

1.1.2.Điều kiện nhân văn:

Để đánh giá nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của Phú Vang, cần xemxét một số vấn đề sau:

a.Dân số và nguồn nhân lực:

Dân số trung bình toàn huyện năm 2006 là 186.000 người ( chiếmkhoảng 16,6% dân số toàn tỉnh ) Tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,3% Dân sốthành thị chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 11,2% dân số toàn huyện Mật độ dân sốtrung bình là 650 người/km2, nhưng phân bố không đồng đều giữa các xã, dân

cư tập trung đông nhất là ở thị trấn Thuận An, Xã Phú Thượng, Phú Mỹ, PhúDiên, Phú Đa; thấp nhất là ở Vinh Phú, Vinh Thái, Phú Lương, Phú Hồ và PhúThanh

Trang 8

Năm 2006, nguồn lao động của huyện có khoảng người chiếmkhoảng % dân số Trong đó lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông,lâm nghiệp chiếm khoảng %, dịch vụ chiếm khoảng % còn lại là hoạtđộng trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.

Nhìn chung, huyện có nguồn nhân lực dồi dào, tuy nhiên trình độ chuyênmôn kỹ thuật, tay nghề cao còn hạn chế Trình độ dân trí còn thấp, số lượng laođộng được đào tạo ngành nghề chính qui còn it Nhưng hạn chế trên đã gây ảnhhưởng không nhỏ đến sự phát triển của toàn huyện trong đó có phát triển dulịch

b.Đặc điểm kinh tế xã hội:

Trong báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế dự thảo lần 3 vào tháng 3-2001; phươnghướng phát triển ngành Dịch vụ Du lịch là phát triển bền vững ngành Du lịchnhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, đưa

du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh

Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng chiếnlược phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch theo nhu cầu thị trườngvùng đầm phá định hướng 2001-2010 phát huy mọi tiềm lực và lợi thế, tậptrung xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và đầm phá trở thànhvùng phát triển năng động toàn diện bao gồm thủy sản, du lịch, nông lâm côngnghiệp chế biến

Mặc dù còn có nhiều khó khăn về vốn đầu tư, song sau khi Quy hoạchTổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội Huyện Phú Vang thời kỳ 2001 – 2010được phê duyệt, huyện Phú Vang dần dần có được những thành tựu quan trọngtrong phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật không ngừng được củng

cố, đời sống xã hội được nâng cao là cơ hội để nhân dân tham gia du lịch, trựctiếp đầu tư phát triển du lịch

Nền kinh tế của huyện đã phát triển với tốc độ khá cao, bình quân giaiđoạn 2000 – 2005 đạt 11,7%, cao hơn mức tăng 4,5% của 5 năm trước Trong

Trang 9

đó, khu vực công nghiệp, TTCN – Xây dựng đạt 14,4% năm; Các ngành Dịch

vụ đạt 9,5%/năm và khu vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp đạt 12,2%/năm

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tỷ trọng khu vực công nghiệp, TTCN - xây dựng trong GDP tăng từ 16,77%( năm 2000 ) lên 23,8% ( năm 2005 ); Các ngành Dịch vụ duy trì mức đóng góp25,2% ( trong đó, du lịch đóng góp 6% ); Khu vực Nông - Lâm – Ngư nghiệpgiảm tương ứng 56% xuống còn 51% nhưng tổng số sản phẩm vẫn tăng cao

Cơ cấu ngành nghề trong nông thôn có những thay đổi cơ bản, phát triển

đa dạng, sản phẩm nông nghiệp đang có bước phát triển theo hướng sản xuấthàng hóa, số hộ thuần nông giảm từ 63,8% ( năm 2000 ) xuống còn 59,1%( năm 2005 ); Hộ Thương nghiệp – Dịch vụ tăng từ 8,95% lên 15,1%

Đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên đầu tư cho giao thông, thủylợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, bệnh viện quá trình đô thị hóa diễn ranhanh ở Phú Thượng, thị trấn Thuận An, Phú Đa đáp ứng ngay càng tốt hơnnhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân

1.1.3.Các nguồn tài nguyên du lịch

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Khu nước khoáng chữa bệnh Mỹ An:

Mạch suối khoáng Mỹ An nằm cách thành phố Huế 6km về phía Đông, tạiLàng Mỹ An, thuộc xã Phú Tân, huyện Phú Vang Suối nằm ngay cạnh đườngQuốc lộ, trong một vùng đất khá bằng phẳng và rộng Đặc điểm địa chất củakhu vực và tính chất lý hóa của nước khoáng ở đây có công dụng chữa cácbệnh về khớp, cột sống, viêm dây thần kinh, Nước khoáng Mỹ An được xácđịnh đạt tiêu chuẩn quy định quốc tế về chữa bệnh

Con suối này đã có từ rất lâu, hiện nay đang được Công ty Du lịch HươngGiang khai thác cho người dân để tắm và chữa bệnh rất hiệu quả

- Bãi biển Thuận An thuộc thị trấn Thuận An là nơi nghỉ mát lý tưởng chocác du khách trong và ngoài nước Ngoài ra, còn có các bãi tắm thuộc xã PhúThuận và Phú Diên đã và đang được khai thác có hiệu quả

Trang 10

Bãi tắm Thuận An nằm cách thành phố Huế 13km Đây là một nơi tắmbiển thú vị cho mọi du khách sau một ngà tham quan lăng tẩm, chùa chiền,phong cảnh ở Huế Từ trung tâm thành phố Huế khách chỉ mất 15 phút là đếnđược bãi tắm Thuận An Mùa hoạt động của bãi tắm từ tháng 4 đến tháng 8.

* Tài nguyên du lịch nhân văn:

- Khu Đình Làng Dương Nỗ: Khu này thuộc Làng Dương Nổ, Xã PhúDương, huyện Phú Vang

Trong hệ thống di tích Đình Làng Dương Nổ có cụm di tích lưu niệm Chủtịch Hồ Chí Minh ở Làng Dương Nổ, cụm di tích bao gồm Nhà lưu niệm

Đình Làng, Bến Đá, Am Bà trong đó có 2 di tích được công nhận là di tíchquốc gia:

- Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nơi người đã sống và học tập nhữngnăm 1898 - 1990; Đình Làng Dương Nổ, ngoài ý nghĩa là nơi lưu niệm dấu ấndanh nhân còn là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của thiết chế làng xãViệt Nam

Với vai trò vị trí đó, nhiều năm qua cụm di tích này đã được từng bướcquan tâm đầu tư và phát huy tác dụng Hằng năm, cụm di tích này đã thu húthàng vạn lượt khách trong và ngoài nước, góp phần tích cực trong việc tuyêntruyền giáo dục tư tưởng, thân thế sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diễu thuộc Làng Thanh Tiên Xã Phú Mậu,nơi đây lưu niệm những dấu tích của cụ Nguyễn Chí Diễu

Trấn Hải Đài, nằm ở thị trấn Thuận An, là một di tích văn hóa lịch sửtrong thời gian khách chiến Hiện nay, Trấn Hải Đài không được bảo vệ và gìngiữ nên đã xuống cấp nhiều, cần được quan tâm tu bổ tôn tạo và bảo vệ

Tháp Chàm ở xã Phú Diên

- Căn cứ địa Cách mạng Thanh Lam Bồ, nằm ở xã Vinh Thái, là nơi xảy

ra những cuộc chiến ác liệt của quân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chốngxâm lược

- Căn cứ địa Cách mạng Phú Thứ, nằm ở xã Phú Đa, huyện Phú Vang, nay

Trang 11

quy hoạch là trung tâm huyện lỵ Phú Đa, là nơi xảy ra những cuộc chiến ác liệtcủa quân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược.

Làng chài Thuận An nằm thôn Hải Tiến; Làng chài Đồng Miệu ở xã Phú

An và Làng chài Phú Mỹ

- Khu Đình Làng An Tuyền: Nằm trên đương Tỉnh lộ10A thuộc xã Phú

An, đây là Di tích Văn Hóa Lịch sử Quốc gia, nơi diễn ra Lễ hội Thu tế LàngChuồng hàng năm vaò ngày 15/8 âm lịch

1.2.Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài

1.2.1.Khái niệm du lịch

Khái niệm du lịch:Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại du lịch đã được ghinhận là một sở thích, một hoạt động tích cực nghỉ ngơi của con người Ngàynay trên phạm vi toàn thế giới du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếuđược trong đời sống văn hóa – xã hội của nhiều nước, hoạt động du lịch đangphát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng ởnhiều nước trên thế giới

Ngày nay thuật ngữ "Du Lịch " đã trở nên rất thông dụng, nó được bắtnguồn từ tiếng Hy Lạp , có nghĩa là đi một vòng, trong tiếng việt thuật ngữ nàyđược dịch thông qua tiếng Hán: "Du "có nghĩa là đi chơi," Lịch": có nghĩa làtừng trải Tuy nhiên người Trung Quốc gọi du lịch là du lãm với nghĩa là đichơi để nâng cao nhận thức.Du lịch là một hoạt động kinh tế mang tính xã hộicao thu hút hàng tỷ người trên thế gới, bản chất kinh tế của du lịch là ở chỗ sảnxuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thầncho khách Bên cạnh đó du lịch còn góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cácnghành kinh tế như: giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng… theohướng tăng tỷ trọng của khối dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân Hoạt động dulịch thường gắn liền với đi chơi, giải trí nhằm phục hồi nâng cao sức khỏe vàkhả năng lao động của con người, nhưng các chuyến đi du lịch không chỉ dừnglại ở việc nghỉ ngơi, giải trí mà còn thỏa mãn rất lớn nhu cầu về tinh thần Bởimỗi vùng, mỗi quốc gia lại cho những đăc trưng riêng về tự nhiên, lịch sử, văn

Trang 12

hóa truyền thống, nhưng trước hết hoạt động du lịch liên quan mật thiết đếnviệc di chuyển chỗ tạm thời của khách du lịch Trong lịch sử xã hội loài người

có rất nhiều hoạt động, nhiều chuyến đi mà người ta còn gọi là các hoạt động

sơ khai như các cuộc hành hương tôn giáo,các cuộc thámhiểmChritopher,Colombo,Termand Majillan… Cho đến nay có rất nhiều địnhnghĩa khác nhau về du lịch, do hoàn cảnh ( thời gian, khu vực) dưới góc độnghiên cứu khác nhau, mỗi người lại có cách hiểu khác nhau về du lịch

Năm 1963, tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch ở RoMa các chuyên gia

đã đưa ra định nghĩa về du lịch:" Du lịch là tổng hợp các mối liên hệ hiện tượng

và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cánhân hay tập thể bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ vớimục đích hòa bình Nơi đến lưu trú không phải là nơi ở thường xuyên của họ".Theo quan điểm của tổ chức du lịch thế giới ( WTO – 1999):" Du lịch làmột tập hợp các hoạt động và các dịch vụ đa dạng liên quan đến việc di chuyểntạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đíchtiêu khiển, nghỉ ngơi văn hóa, nghỉ dưỡng và nhìn chung là nhiều lý do khôngphải kiếm sống"

Luật Du lịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hànhngày 01 tháng 01 năm 2006, tại chương 1, điều 10 định nghĩa:" Du lịch là hoạtđộng của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm đáp ứng nhucầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian nhất định "

1.2.2 Khái niệm khách du lịch.

Có nhiều khái niệm về khách du lịch Tuy nhiên do hoàn cảnh thực tế mỗinước, theo quan điểm khác nhau của các tác giả nên các khái niệm đưa rakhông hoàn toàn như nhau Nhưng hầu như tất cả các khái niệm, khách du lịchđều được coi là người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình.Ở nước ta theoluật du lịch Việt Nam thì khách du lịch được định nghĩa như sau: " Khách dulịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việchoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến" Cũng theo luật du lịch Việt Nam

Trang 13

2006 về khách du lịch: Bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tếđược hiểu như sau: " Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nướcngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam" " Khách dulịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vàoViệt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việtnam ra nước ngoài đi du lịch".

1.2.3 Khái niệm về tài nguyên du lịch.

* Tài nguyên du lịch Theo Luật Du lịch( 2006): " Tài nguyên du lịch làcảnh quan tự nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình laođộng sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụngnhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch,điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch."

* Tài nguyên du lịch nhân văn Theo luật du lịch Việt Nam, tại điều 13 đưara: “ Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống, các yếu tố văn hóa,văn nghệ dân gian, di tích lịch sử cách mạng, các công trình lao động nghệthuật sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác cóthể sử dụng phục vụ cho mục đích du lịch” Tài nguyên du lịch nhân văn baogồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể Theo Luật di sản vănhóa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002 tại điều 4 giải thích từngữ: Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật cổ vật,bảo vật quốc gia Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch

sử, văn hóa khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằngtruyền miệng, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồmtiếng nói, chưc viết, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văntruyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghềthủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về trang phục truyềnthống dân tộc và những tri thức dân gian khác Di tích lịch sử văn hóa là côngtrình xây dựng, địa điểm có giá trị lịch sử,văn hóa khoa học

Trang 14

* Tài nguyên du lịch tự nhiên: Theo Luật Du Lịch Việt Nam: “Tài nguyên

du lịch tự nhiên là hiện tượng trong môi trường tự nhiên được phục vụ cho mụcđích du lịch” Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: Các thành phần tự nhiên:địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật… Các cảnh quan tự nhiên Các di sản thiênnhiên thế giới

1.2.4 Khái niệm về làng nghề truyền thống

Theo tiến sỹ Phạm Côn Sơn trong cuốn“ Làng nghề truyền thốngViệtNam” làng nghề được định nghĩa như sau" Làng là một đơn vị hành chính

cổ xưa mà cũng có nghĩa là một đơn vị quần cư đông người, sinh hoạt có tổchức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng Làng nghề không những làmột làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sốnghợp quần để phát triển công ăn việc làm Cơ sở vững chắc của các làng nghề là

sự vừa làm ăn tập thể vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và cábiệt của địa phương"

Xem xét định nghĩa ở dưới góc độ kinh tế theo Dương Bá Phượng trong:

"Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa hiện đạihóa” thì " làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách

ra khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập" Thu nhập từ các nghề đóchiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị của toàn làng” Làng nghề theo cách phânloại về thời gian gồm có: Làng nghề truyền thống và làng nghề mới

Theo tiến sỹ Phạm Côn Sơn trong cuốn "Làng nghề truyền thống ViệtNam" thì làng nghề được định nghĩa như sau: Làng nghề truyền thống là làngnghề cổ truyền làm nghề thủ công truyền thống Ở đây không nhất thiết dânlàng đều sản xuất thủ công Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng là nôngdân Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sảnxuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình

Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì “làng nghề là một làng tuy vẫn còntrồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khácnhư đan lát, gốm sứ, làm tương song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo

Trang 15

với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, cóphường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả cùng một số thợ và phó nhỏ, đãchuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhấtnghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ranhững mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trởthành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộngxung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thểxuất khẩu ra cả nước ngoài”.

Báo cáo xin được đi sâu vào tìm hiểu các làng nghề truyền thống PhúVang - Thừa Thiên Huế

Trang 16

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở

HUYỆN PHÚ VANG - ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH

2.1.Vai trò của làng nghề đối với hoạt động du lịch Phú Vang

Giữa hoạt động du lịch và làng nghề có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tácđộng qua lại lẫn nhau Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là mộtgiải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội làng nghề truyền thống nóichung theo hướng tích cực và bền vững.Ngược lại làng nghề truyền thống cũng

là trung tâm thu hút khách du lịch và có tác động mạnh mẽ trở lại khách du lịchtrong mục tiêu phát triển chung Làng nghề truyền thống là một không gian vănhóa – kinh tế - xã hội lâu đời, nó bảo lưu tinh hoa văn hóa từ đời này sang đờikhác đúc kết bởi nghệ nhân tài hoa.Môi trường văn hóa làng quê với cây đa bếnnước sân đình, các hoạt động lễ hội và phường hội, phong tục tập quán nếpsống đậm nét văn hoá truyền thống.Tất cả những điều đó luôn luôn gắn kết với

sự hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống Và tạo ra nét văn hóarất riêng của mỗi làng nghề truyền thống Phong cảnh làng nghề cùng vớinhững giá trị chứa đựng bên trong làng nghề truyền thống sẽ là điểm du lịch lýtưởng cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu, muasắm tại các làng nghề Làng nghề truyền thống còn là nơi sản xuất ra nhữnghàng thủ công mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật cao, tiêu biểu độc đáo cho mỗivùng miền, địa phương Vì vậy du khách đến với các điểm du lịch làng nghềtruyền thống còn mong muốn chiêm ngưỡng, mua sắm các sản phẩm thủ cônglàm vật kỷ niệm trong chuyến đi của mình Thực tế nhu cầu mua sắm của dukhách là rất lớn, làng nghề truyền thống sẽ đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầutinh tế và đa dạng của du khách.Với sự đa dạng các làng nghề đã góp phầnquan trọng trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống văn hóa, đồng thời là cơ

sở để phát triển ngành du lịch vốn thừa hưởng những thế mạnh về vănhóa.Vùng đất Phú Vang như nhiều miền quê khác trong cả nước, trải qua nhiều

Trang 17

thế hệ dựng nước và giữ nước, thông qua quá trình lao động sản xuất phục vụcho đời sống hàng ngày của người dân, làm nảy sinh nhu cầu tiêu dùng về cácsản phẩm thủ công Làng nghề ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu trước đócủa con người Các sản phẩm thủ công truyền thống của mỗi làng nghề luôntạo ra sự hấp dẫn đối với du khách khi họ tới thăm mỗi làng nghề truyền thốngcủa Phú Vang Đến với làng nghề, du khách có thể cảm nhận một cách thực thụ

về các sản phẩm truyền thống Có thể tận mắt chứng kiến quá trình tạo ra mỗisản phẩm Từ đó du khách sẽ tìm thấy cảm giác thích thú, thích khám phá sựmới mẻ và có thể trực tiếp trải nghiệm, tham gia vào hoạt động sản xuất cùngvới mỗi người dân, người thợ thủ công Và có thể mua về những sản phẩm đặctrưng làm quà tặng cho mỗi người thân trong gia đình Chính vì vậy, du lịchthăm quan làng nghề truyền thống là một trong những loại hình du lịch mớiđang được đưa vào khai thác cho các tour du lịch Bởi vậy làng nghề truyềnthống có một ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động du lịchcủa Phú Vang Du lịch làng nghề truyền thống đã góp phần phát triển loại hình

du lịch “Du khảo đồng quê” Đây là một loại hình du lịch có thể giúp cho dukhách có được sự khám phá mới mẻ, sự trải nghiệm và sự gần gũi với thiênnhiên hoang sơ Đặc biệt trong loại hình du lịch “ du khảo đồng quê” thì làngnghề truyền thống cũng góp phần quan trọng trong việc giúp cho du khách trảinghiệm, tham gia vào hoạt động sản xuất Mỗi làng nghề truyền thống đều chứađựng trong đó những yếu tố văn hoá của mỗi làng nghề Và chỉ khi tham giavào những tour du lịch như vậy thì du khách mới có thể cảm nhận được nhữngyếu tố văn hoá của mỗi vùng miền Làng nghề truyền thống Phú Vang còn gópphần làm tăng doanh thu không chỉ cho nhân dân mỗi làng nghề thông qua tiêuthụ sản phẩm mà nó còn góp phần làm tăng doanh thu cho ngành du lịch PhúVang khi mà khách du lịch mua tour, tham gia vào hoạt động du lịch tại cáclàng nghề truyền thốn.Phát triển làng nghề truyền thống không chỉ mang lại lợiích kinh tế góp phần phát triển hoạt động du lịch mà còn là cơ hội để quảng báhình ảnh con người và đất nước Việt Nam trong đó có Phú Vang - Huế

Trang 18

2.2.Một số làng nghề tiêu biểu

2.2.1.Làng hoa giấy Thanh Tiên xã Phú Mậu

a.Nguồn gốc và quá trình phát triển

Theo Gia phả họ Trần (Phụng tu ngày 4-5 năm Tự Đức 33), ngài khaicanh của làng là Võ Đình Tiên, từ Sơn Tây phò chúa Nguyễn đến đóng đô ởPhú Xuân, đã có công khai canh 83 mẫu ruộng tại làng Vì vậy làng vốn cótruyền thống làm nghề nông, tuy nhiên, vào tháng chạp, Thanh Tiên lại rộn rãvới nghề làm hoa giấy Nghề hoa giấy Thanh Tiên có danh mục thống kê củacác nghề thủ công từ thế kỷ XVI-XIX của Đại Nam nhất thống chí

Làng Thanh Tiên thuộc tổng Mậu Tài, huyện Phú Vang, phủ Triệu Phong.Nay thuộc xã Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Làng Thanh Tiênnằm vào một vị trí khá đặc biệt bên bờ nam hạ lưu sông Hương, phía bắc giápthôn Mậu Tài, nam giáp Thế Vinh, đông giáp Vọng Trì, đông tây giáp sôngHương

Nghề hoa giấy của Phú Mậu đã có khá lâu, xuất phát từ thôn Thanh Tiên vàTiên Nộn sau đó lan rộng ra các vùng lân cận, tuy nhiên trước đây người dânchỉ dùng các loại giấy ca rô để nhuộm màu, khác với hiện nay còn dùng thêmmột số giấy màu thủ công khác So với các loại hoa mà người ta dùng cácnguyên liệu khác giấy bóng, nhựa, thì nét đẹp của loại hoa này vẫn trội hơn,

đó là tính thủ công tạo cho loại hoa này mang vẻ đẹp tự nhiên

Điểm thuận lợi khác của Phú Mậu là giáp ranh với thành phố Huế nênsớm nhận được nhiều tác động tích cực về kinh tế, xã hội, khoa học - côngnghệ, tạo cơ hội phát triển nhanh và toàn diện hơn Hiện nay, Phú Mậu đãxây dựng được kết cấu hạ tầng khá hợp lý giúp cho việc giao thương trong nội

bộ xã và với bên ngoài dễ dàng hơn Nhu cầu phát triển các ngành sản xuất củaPhú Mậu còn lớn, là điều kiện tốt để thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư.Nhân dân Phú Mậu nói riêng và huyện Phú Vang nói chung vốn có truyềnthống yêu nước và cách mạng, cần cù, hiếu học, yêu quê hương đất nước, yêu

Trang 19

lao động, luôn biết vươn lên làm giàu, không cam chịu đói nghèo Nếu đượcđào tạo, đây sẽ là một trong những yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng kinh tếcũng như sự khởi sắc trong lĩnh vực văn hóa - xã hội của xã Nhà.

b.Chức năng và ý nghĩa

Ngành nghề sản xuất hoa giấy ở làng Thanh Tiên là một trong những nghề

truyền thống lâu đời của địa phương chiếm một bộ phận lao động khá lớn Đây

là một bộ phận lao động chiếm tỷ lệ khá lớn và tận dụng được lao động nhàn rỗi,

đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tăng thu nhậpcho hộ gia đình

Nghề sản xuất hoa giấy là một trong những nghề thủ công, dễ tiếp thu và họctập nên nhiều người trong độ tuổi từ 10 đến 70 tuổi có thể tham gia làm được, nhiều

hộ có trên 05 lao động cùng sản xuất, với đặc điểm lấy công làm lãi, chí phí sảnxuất ít nên cũng mang lại thu nhập đáng kể cho người lao động, bình quân thu nhập

từ 300.000 đồng - 1.000.000 đồng/lao động/tháng Tuy nhiên thời gian sản xuất chủyếu trong khoảng 03 tháng giáp tết, hoa giấy truyền thống chỉ chủ yếu phục vụ chothờ cúng góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cải thiện đời sống góp phầnxoá đói giảm nghèo, đồng thời khắc phục sự mai một của các Làng nghề truyềnthống, góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc

Sản phẩm hoa giấy thường được trang trí ở những nơi thờ tự trong nhà,các miếu, trang bà, am, bàn thờ ông địa, táo quân, thần bếp Ưu điểm của hoagiấy Thanh Tiên chính là sự phong phú về màu sắc và có nhiều loại hoa khácnhau trên một cây bông, hình thức đẹp, để được lâu lại thể hiện sự trangnghiêm, một năm chỉ thay một lần vào dịp tết nên nó dễ được chấp nhận và tồntại dài lâu Cũng chính những đặc điểm đó mà thời gian sản xuất chính thức củanghề thủ công này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn vào cuối năm, chủyếu vào tháng Chạp

Với sự phong phú và đa dạng, hoa giấy Thanh Tiên đã đáp ứng được nhucầu về tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế

Trang 20

2.1.2.Tranh ảnh Làng Sình

a.Nguồn gốc và quá trình phát triển

Xét trên mặt kỹ thuật,tranh làng Sình có nhiều điểm tương đồng với tranhĐông Hồ nhưng xét về mặt thời gian thì tranh làng Sình ra đời muộnhơn.Khoảng thế kỉ XVI tranh làng Sình mới được du nhập vào trong quá trình

di cư vào đàng trong của những nghệ nhân Thanh Hóa,họ mang theo nghềtranh để có thể kiếm cớ sinh nhai và từ một may mắn nào đó mà tranh làngSình được chọn làm nghề truyền nhân

Đứng về mặt lịch sử,thế kỉ XVI là mốc thời gian đánh dấu sự đi vào ổnđịnh xã hội và bắt đầu phát triển kinh tế của xứ Thuận Hóa và hầu hết các làngnghề thủ công truyền thống ra đời vào khoảng thời gian này.Tồn tại và pháttriển về mọi mặt,trở thành một trong những vệ tinh của khu thương cảng ThanhHà,cho đến nay ở vung đất Thuận Hóa,ngoài làng Sình chưa có một làng xãnào từng làm nghề in tranh tín ngưỡng đã bị mất đi.Tranh làng Sình trong suốtquá trình tồn tại và phát triển,trước và sau thời kì phong kiến không bị cạnhtranh bởi một làng nghề nào tương tự.Đó cũng là một trong những điều kiệnkhá thuận lợi cho tranh làng Sình phát triển mạnh và ngày càng mở rộng,mặtkhác do nhu cầu tín ngưỡng nhất là tầng lớp quan lại quý tộc phong kiến đãthúc đẩy tranh làng Sình có những bước phát triển có thể nói là đạt đến đỉnhcao

Trải qua quá trình tồn tại và phát triển,nghề tranh làng Sình có nhiều têngọi khá nhau như: nghề giấy,nghề bồi,nghề hồ điệp,nghề tranh,nghề Sình Sựphát triển của nghề tranh làng Sình còn được đánh dấu bởi sự trưởng thành lớnmạnh của tầng lớp nghệ nhân trong làng từ bị động đã tự túc được nguyên liệugiấy,màu và nhất là đã sáng tác được những mẫu tranh,khắc ván in theo ýtưởng của mình.Trong làng sự phân hóa các lớp người trở nên tất yếu,hìnhthành nên những bộ phận chuyên biệt trong hệ thống dây chuyền sản xuất tranhnhư:chủ bồi,tự bồi và con bồi

Trang 21

+Chủ bồi: là những người bỏ vốn ra thuê người khác in tranh

+Tự bồi: là người trực tiếp đứng ra sản xuất tranh

+Con bồi: là những người làm thuê cho chủ bồi hoặc là bỏ sức ra đi khaithác nguyên liệu về bán cho chủ bồi

Nhưng dù cho là chủ bồi hay con bồi thì họ cũng có đóng góp rất lớntrong việc phát triển nghề tranh cũng như hình thành nên ý thức tôn trọng vềnghề và tự hào về làng trong mọi người dân làng Sình

Sau ngày đất nước giải phóng,tranh làng Sình bị xem là văn hóa phẩm dịđoan tiếp tay cho những hình thức mê tín Nghề tranh bị cấm đoán,ván khắc bịthu hồi,đố phá,dân cư bỏ nghề làng ra đi hoặc chuyển sang hành nghề khác.Mặtkhác,cuộc sống càng ngày càng thay đổi,ý thức con ngưới tiến bộ hơn và nhữngthế lực thần linh bị giảm xuống.Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới,cũngnhư bao làng nghề khác được hồi sinh,nghề tranh làng Sình cũng có cơ hộiphục hồi,không còn bị cấm đoán,những vì những nhân tố trên mà tranh làngSình có xu hướng co lại cả về số lượng lẫn đề tài,ngoài việc làm tranh không có

sự sáng tạo trong khi đó thì tính dan gian được bảo lưu một cách quá nguyêntắc

Nhưng dù ở góc độ nào để suy xét về vai trò nghề tranh làng Sình phảithừa nhận rằng quá trình tồn tại và phát triển của tranh làng Sình là cuộc khẳngđịnh của dòng mỹ thuật dan gian của một vùng đất gắn liền với tập tục tínngưỡng truyền thống,phản ánh một nhu cầu vốn có từ xa xưa và trở nên thânthiết trong một thời kì lịch sử của xứ đàng trong.Đến thế kỉ XVIII,XIX nghềtranh làng Sình phát triển cùng với những làng nghề khác tạo nên một chỉnhhợp của cảng Thanh Hà- Bao Vinh.Có lẽ điều đáng nói nhất là tranh làng Sình

đã mang lại những đặc trưng tiêu biểu cho loại hình hội họa dân gian của mộtvùng đất

b.Chức năng của tranh làng Sình

Nếu chúng ta tìm hiểu nền tảng chi phối đến tâm thức người dân xứ ThuậnHóa sẽ cho ta nhìn chính xác về chức năng chính của tranh làng Lai Ân.Điều

Trang 22

đó được thể hiện khá rõ trong nội dung của tranh làng Sình: Bộ tranh thế mạngtrong lễ tế cô hồn trong phật giáo,lễ nhương sao,giải hạn cầu an đạo giáo,tranhông,bà trong lễ cùng bà,tiên ông Cũng như tranh làng Sình đã góp phần làmtăng thêm sự phong phú đa dạng trong các hình thức tín ngưỡng dân gian.Tranh làng Sình với chức năng đặc trưng là tín ngưỡng.Sinh ra và lớn lêntrên một vùng đất khá đậm nét màu sắc tín ngưỡng dân gian,tranh làng Sình cómột nhiệm vụ hết sức thiết thực là đáp ứng nhu cầu của tập tục thờ cúng khôngchỉ cư dân Thuận Hóa mà cả vùng Trung Trung Bộ.Tranh làng Sình mang đặctrưng hoàn toàn của thể loại tranh cúng lễ,phục vụ tín ngưỡng,chuyên chởnhững niềm kính cẩn,nỗi sợ hãi của người dâng cúng gửi về một cõi thiêng mơhồ,điều này được phản ánh trong việc hình tượng của tranh đều xoay quanh nộidung cầu cúng và khi làm xong chức năng đó thì tranh được đốt đi.

Tranh làng Sình không nhiều nhưng mỗi bộ tranh đều mang một bốcục,một giá trị riêng trong chức năng chung.Dựa vào chủ đề ta có thể phân chiathành những loại sau:

- Chủ đề về người gồm có: tượng bà ( tượng chùa,tượng đế,tượng ngang),con ảnh ( ảnh xiêm vẽ hình người đàn ông và đàn bà,ảnh phền vẽ hình bé trai

- Bộ tranh cầu an cho người gồm có "tờ bếp",bộ khí dụng

- Bộ tranh cúng thế mạng gồm có "con ảnh" xiêm cho người lớn,"con ảnh"phền cho trẻ con

- Bộ tranh cúng lễ cầu cho "mẹ tròn con vuông" gồm: Trang DiêmVương,Mẫu Thoải,tam vị Phạm Tinh,ông Đốc,Đức ông và bộ phường bát âm

- Bộ tranh cúng thần bảo hộ trẻ con gồm có: "Tranh bà,tranh ông,tranh 12con giáp

Trang 23

- Bộ tranh cúng thế mạng cho những người đi rừng,đi biển: tranh cọp, áoông, áo bà

- Bộ tranh cúng giải hạn cho các vật nuôi: con ảnh trâu,lợn,gà bộ ngũ hổ

và các loại khí dụng như cung tên,ngoài ra còn kèm theo vàng bạc,giấy tiền

c Nội dung và ý nghĩa của tranh làng Sình

Môi trường đích thực của tranh làng Sình là không khí trang nghiêm,hướng về cõi âm,nhưng bên cạnh cái chất trang trọng trong tranh hay trênkhuôn mặt các "thần nhân" ta vẫn bắt gặp những nét hồn nhiên,vui tươi,khoandung,vẫn cảm nhận được sự an ủi,được xoa dịu những khó khăn đầy rẫy trongcuộc sống đời thường

+ Tranh bếp và việc thờ cúng táo quân:

Nhân dân ta thường có câu:

"Thế gian một vợ một chồng

Chẳng như vua bếp hai ông một bà"

Theo tục lệ,hàng năm đến ngày 23 tháng chạp âm lịch gia chủ làm lễ cúngtiễn đưa ông Táo về chầu Ngọc Hoàng ngoài đồ ma ra còn có tranh thờ.Tranhthờ bao gồm 1 tờ bếp,bộ ba tờ "áo binh", 1 tờ "ngựa bay" và 100 quan tiền.Mảng bố cục chính của "tờ bếp" là hình ảnh ba vị táo quân nổi lên ở giữanhư "3 ngọn lửa thiêng", xung quanh là những sản phẩm mà gia chủ làm rađược sắp xếp theo bố cục đối xứng,tuần tự theo nội dung của một bản báo cáo

mà ba vị thổ công sẽ trình lên Ngọc Hoàng

Bố cục nội dung của "tờ bếp" trên cơ sỏ dụng ý của các nghệ nhân Sìnhmuốn thể hiện sự tôn kính cũng như tầm quan trọng của ba vị thổ thần đối vớigia chủ qua hình ảnh ba vị Táo quân tư thế trang nghiêm,đồng thời gới gắmnhững ước vọng về một cuộc sống đầm ấm,thuận hòa,sung túc qua hình ảnhcác vật nuôi,mâm quả,các vật dụng sinh hoạt

+ Bộ tranh thể mạng và lễ cầu an:

Thoạt nhìn bộ "thế mạng" như bày ra trước mắt ta một cuộc "hành linh"với những nhiệm vụ hết sức quan trọng là giải cứu con người.Bộ tranh "thế

Trang 24

mạng" truyền thống do làng Sình sản xuất gồm có 2 "con ảnh" đi kèm là 2 "ôngĐiệu",1 con "ngựa bay",1 bộ "khí dụng", "cung tên" và "con tiền" tùy theo đốitượng được thế mạng mà có sự thay đổi các "con ảnh".

"Con ảnh thế mạng cho đàn ông

"Con ảnh" thế mạng của phụ nữ

"Con ảnh" thế mạng cho em trai

"Con ảnh" thế mạng của em gái

Bộ "khí dụng" được bố cục làm hai phần: phần trên gồm có 2 ông điệu,2chiếc thuyền,2 nhà kho,2 con voi,1 con ngựa; phần dưới gồm những đồ dùngcần thiết cho người phụ nữ nhu gương,lược,trâm cài,hoa tai

+ Tranh Tượng Bà với tục cúng trừ giải bệnh tật,ốm đau và trong sinh đẻ.Khi gia đình gặp nạn hay có ai ốm đau,bệnh tật,kể cả khi sinh đẻ khókhăn, người ta thường khấn vái cầu cúng bà giúp đỡ,giải hạn Trong tranh Sìnhhình ảnh "Bà" cưỡi trên một con voi tư thế phục chứng tỏ uy lực của "Bà" đốivới bổn mạng,vì thế có tên gọi là "tượng voi,tượng chùa"

Nếu đàn bà thờ "Trang Bà" thì đàn ông thờ "Trang Ông".Thờ "TrangÔng" có vai trò khá quan trọng cúng thần bảo hộ ngôi nhà thần Đất và thầnnghề nghiệp

+ Tranh "Áo Bà", "Áo Ông", "Áo Binh" là những sản phẩm tranh Sìnhđược người đi biển dùng để cầu an cho mình trước đe dọa của biển cả,sóng caogió lớn và thường được đốt trong lễ cúng đất.Tranh "Ông Cọp","Áo Binh" cúng

"ông" để khi đi rừng không gặp nguy hiểm.Thực ra xét về bản chất đây cũng làmột hình thức thế mạng: cúng cho thần biển,thần rừng để được phù hộ tai quanạn khỏi

+ Bộ tranh động vật và lễ giải hạn các vật nuôi

Quan niệm linh hồn không chỉ dừng lại ở con người mà nó còn có cả trongvật nuôi.Con người muốn vật nuôi của mình tai qua nạn khỏi mau an chónglớn.Tranh thường được dùng trong lễ cúng đầu năm,ngoài "con Ảnh" cho vậtnuôi như tranh lợn,trâu,bò,gà,vịt,chó còn có thêm tiền giấy,áo binh cho ông bà

Trang 25

2.1.3.Làng nghề chằm nón lá Mỹ Lam xã Phú Mỹ

a.Nguồn gốc,xuất xứ và quá trình phát triển:

Thuộc xã Phú Mỹ,huyện Phú Vang,tỉnh Thừa Thiên Huế.Phú Mỹ có tiềmnăng lớn để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Lợi thế so sánh này

đã thúc đẩy một số ngành nghề TTCN phát triển như: Sửa chữa cơ khí, máymóc phục vụ nông nghiệp; mộc dân dụng - mỹ nghê; may mặc; Trong đó,làng nghề sản xuất nón lá truyền thống phát triển lâu đời Trên địa bàn toàn xã

có rất nhiều hộ tham gia chằm nón lá, nhưng tập trung chủ yếu ở làng nghề MỹLam và An Lưu

Điểm thuận lợi khác của Phú Mỹ là giáp ranh với xã Phú Thượng, gầnthành phố Huế nên sớm nhận được nhiều tác động tích cực về kinh tế, xã hội,khoa học - công nghệ, tạo cơ hội phát triển nhanh và toàn diện hơn Hiện nayPhú Mỹ đã xây dựng được kết cấu hạ tầng khá hợp lý giúp cho việc giaothương trong nội bộ xã và với bên ngoài dễ dàng hơn Đó là tỉnh lộ 10A và cáctuyến trục ngang nối với tỉnh lộ An Vân Dương đi qua, với quốc lộ 49A Phú

Mỹ đã được quy hoạch nằm trong khu Đô thị Mỹ Thượng và được UBND tỉnhquy hoạch tổng thể Cụm Công nghiệp làng nghề Phú Mỹ (Thôn Mỹ Lam) Đó

là những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ củaPhú Mỹ nói riêng và huyện Phú Vang nói chung

Ngành nghề chằm nón lá là một trong những nghề truyền thống lâu đời của

địa phương chiếm một bộ phận lao động khá lớn, tận dụng được lao động nôngnhàn, đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tăng thunhập cho hộ gia đình Một số hộ gia đình bắt đầu sản xuất theo sự phân công laođộng, có cơ sở cung cấp nguyên liệu lá, vành, có đầu mối thu gom sản phẩmcủa các hộ để đi tiêu thụ các thị trường trong và ngoài tỉnh

Làng nghề nón lá Mỹ Lam phát triển cách đây khoảng 70 - 80 năm có nhiềuthợ có kinh nghiệm và tay nghề cao, sản phẩm của làng nghề khá nổi tiếng trên

Trang 26

địa bàn tỉnh, đã từng tham gia Hội chợ , Hội thi các sản phẩm làng nghề, hàngthủ công mỹ nghệ của huyện và tỉnh, nhất là các kỳ Festival Huế và các lễ Hộilàng nghề truyền thống của huyện tổ chức tại Festival Thuận An biển gọi, trongnăm 2010 nghề chằm nón lá Mỹ Lam được Sở KHCN và Hội phụ nữ của tỉnhđưa làng nón tham gia vào Hội nón lá Huế và từng bước xây dựng thương hiệu,Cục Sở Hữu trí tuệ công nhận sản phẩm được chỉ dẫn địa lý và quảng bá các dukhách đến tham quan du lịch Tuy nhiên, quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẽ, manhmún, mang tính hộ gia đình, sản phẩm khá đơn điệu chủ yếu sản xuất nón láthông thường phục vụ cho sinh hoạt, thị trường còn hạn hẹp, việc mở rộng sảnxuất và nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng thu nhập cho lao động còn hạnchế

b.Chức năng và ý nghĩa:

Đến bây giờ, người dân Mỹ Lam không còn ai nhớ nghề làm nón lá xuấthiện ở làng mình từ bao giờ, chỉ biết rằng trải qua bao sự thăng trầm của lịch sử,

họ vẫn dựa vào nghề này để mưu sinh

Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

(Bài thơ đan nón Nguyễn Khoa Điềm)

Nghề chằm nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ mà cả những người đànông trong gia đình cũng có thể giúp chuốt vành, lên khung nón Với cây mác sắc,

họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu,sau đó uốn thànhvòng thật tròn trịa và bóng bẩy Người phụ nữ thì nức vành và ủi lá Để có được

lá đẹp, người thợ thường chọn lá nón vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lầncho phẳng và láng Khi xây và lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm

lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng Khi nónchằm hoàn tất, người ta đính thêm vào chóp nón một cái "xoài" được làm bằngchỉ bóng láng để làm duyên, sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón

Trang 27

vừa đẹp vừa bền Điều làm nên nét đặc biệt nhất của nón lá Tây Hồ so với sảnphẩm cùng loại của nhiều làng nón khác ở xứ Huế chính là dáng thanh mảnh, độmỏng, màu nón nhã nhặn và đặc biệt nhất là những bài thơ chất chứa tâm hồn xứHuế được cài trong chiếc nón Vào thập niên 60 của thế kỷ 20, ông Bùi QuangBặc - một nghệ nhân làm nón lá và cũng là một người rất yêu thơ phú đã nghĩ racách ép những câu thơ vào giữa hai lớp lá để tôn lên vẻ đẹp và giá trị tinh thầncủa nón Huế Theo đó, người thợ thủ công còn tạc lên những bức tranh mangđậm phong cách Huế với chùa Linh Mụ, cầu Trường Tiền, con đò trên sôngHương cùng hàng chữ mềm mại "Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Thiên

Mụ, canh gà Thọ Xương "

Nón lá Mỹ Lam nổi tiếng bởi độ mỏng, thanh, màu sắc nền nã và đườngkim, mũi chỉ đều, đẹp nên người tiêu dùng rất yêu chuộng Nón lá là vật trangsức làm duyên thêm nét đẹp của những thiếu nữ và là vật che nắng hữu hiệu củanhiều người Người dân quê đi chợ, đi làm ruộng không thể thiếu chiếc nón láđội đầu Nón lá đã gắn bó với cuộc sống của người nông dân Tây Hồ một nắnghai sương trên đồng ruộng một cách tự nhiên và bền bỉ dù cuộc sống đã có nhiềuđổi thay.Không chỉ nổi tiếng với nón lá bài thơ, dân làng Mỹ Lam còn rất khéoléo khi tạo ra những chiếc nón lá kè hai lớp bền, đẹp, đội mát

Nghề làm nón nhìn có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi người làm nón phải cẩnthận và tỉ mỉ trong các khâu, đặc biệt là khâu chằm nón Để có một chiếc nónđẹp thì tất cả các công đoạn đều phải được làm một cách công phu

Để có lá đẹp và tốt, người làm nón phải ra chợ, tự tay chọn lá Lá đượcchọn thường là lá dừa hay lá gồi có màu xanh nhẹ Lá được ủi nhiều lần thậtthẳng và thật láng 16 vành nón được trắc thật tròn trịa Xây và lợp lá cũng đòihỏi tay nghề tinh tế Người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bịchồng lên nhau nhiều lớp, để nón có thể thanh và mỏng, và đặc biệt các mũi kimphải đều, khít, sắc

Nghề làm nón tuy không mang lại thu nhập cao, nhưng là nghề để mưusinh, giải quyết công việc cho những phụ nữ làng quê những lúc nông nhàn, rảnh

Trang 28

rỗi Một ngày chằm nón, những người phụ nữ ở làng cũng kiếm thêm đượckhoảng 30 nghìn đồng Dù thu nhập không cao nhưng họ vẫn mong muốn gìngiữ cái nghề truyền thống nổi tiếng của làng mình.

Người Mỹ Lam tự hào vì nón lá của làng quê nghèo được khách hàng nhiềunơi ưa chuộng, và tự hào vì họ vẫn sống được với nghề nón truyền thống, nhữngchiếc nón bài thơ toả đi khắp nẻo đường và trở nên gần gũi, thân quen trong cuộcsống thường nhật của mỗi phụ nữ Huế Chỉ với nguyên liệu đơn giản của lá dừa,

lá gồi, những chiếc nón bài thơ vẫn trở thành vật “trang sức” của biết bao thiếu

nữ Với nhiều người, lựa nón, lựa quai cũng là một thú vui nên không ít người đã

kỳ công đến tận nơi làm nón để đặt cho riêng mình với dòng thơ yêu thích Buổitan trường, các con đường bên sông Hương như dịu lại trong cái nắng hè oi ả bởinhững dáng mảnh mai với áo dài trắng, nón trắng và tóc thề Những gương mặttrẻ trung ẩn hiện sau vành nón sáng lấp loá đã trở thành một ấn tượng rất Huế, rấtViệt Nam

Nghề nón là một trong những nghề thủ công, dễ tiếp thu và học tập nên nhiềungười trong độ tuổi từ 12 đến 60 tuổi có thể tham gia làm được, nhiều hộ có trên

06 lao động cùng chằm, với đặc điểm lấy công làm lãi, thu nhập cho người laođộng còn thấp, bình quân thu nhập từ 400.000 đồng - 800.000 đồng/laođộng/tháng Hiện nay nghề nón nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn, nếu không có

cơ chế chính sách hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền địa phương thì ngàycàng bị mai một Vì vậy, việc khôi phục, phát triển làng nghề chằm nón lá MỹLam cần có phương hướng, kế hoạch cụ thể nhằm phát triển sản phẩm và thịtrường phục vụ lễ Hội và du lịch, để phát triển ngành nghề TTCN và làng nghềtruyền thống, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cải thiện đời sống góp phần xoáđói giảm nghèo, góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc

Làng nghề nón lá Mỹ Lam, xã Phú Mỹ (Phú Vang) có mặt hàng trăm nămnay và góp phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm cho hàng ngàn hộ dânnơi đây Thế nhưng, chừng 10 năm trở lại đây, làng nghề này trở nên buồn tẻ

Trang 29

bởi đầu ra cho nón lá gặp khó, cộng với nhiều hộ dân tự chuyển sang các nghềkhác để tăng thu nhập nên cái tên nón lá Mỹ Lam lừng danh một thời giờ nhưcảnh chợ chiều,người dân phải tự đi tìm nghề mới để mưu sinh “Trong cơ chếthị trường, lớp trẻ giờ đây không còn mặn mà theo đuổi nghề truyền thống, chỉcòn những người đứng tuổi còn tâm huyết và khát khao khôi phục nghề chaông để lại Vậy nên, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song hàng trăm hộ dân làngnghề Mỹ Lam vẫn bám lấy nghề, vẫn ngày đêm sáng tạo ra các mẫu mã mới đểthu hút khách”, bác Nguyễn Viễn, Chủ nhiệm HTX Phú Mỹ II cho biết.

2.3.Đánh giá chung

Nhìn chung các làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn trong nhữngnăm qua có sự phát triển tương đối ổn định, làng nghề truyền thống dần dầnđược khôi phục, các nghề chính cơ bản hoạt động có hiệu quả, góp phần khôiphục và phát triển, sản phẩm làm ra được thị trường chấp nhận tạo việc làm ổnđịnh, tăng thu nhập cải thiện đời sống góp phần xoá đói giảm nghèo, đồng thờikhắc phục sự mai một của một số Làng nghề truyền thống bảo tồn bản sắc vănhoá dân tộc của địa phương

Các sản phẩm thủ công truyền thống là tiềm năng lớn cho việc phát triển

du lịch trên địa bàn huyện,những mặt hàng thủ công truyền thống đó góp phầnđáp ứng nhu cầu tiêu dùng,mua sắm đối với du khách đến Huế nói chung vàPhú Vang nói riêng

Tuy nhiên một số ngành dần dần sản xuất tập trung, hướng phát triển theo

cơ cấu các ngành, sản phẩm bước đầu đã mạng tính hàng hoá có hệ thống vàcạnh tranh lành mạnh, nhưng chỉ tập trung một số cơ sở sản xuất có quy môvừa trở lên, còn lại các cơ sở sản xuất nhỏ, lẽ vẫn còn mạng tính tự phát, thiếuquy hoạch hiệu quả thấp

Hiện nay với thị hiếu mới của người tiêu dùng và với những yêu cầu ngàycàng khắt khe của thị trường cũng như sự cạnh tranh khốc liệt của các dòng sảnphẩm được sản xuất theo quy trình công nghiệp, đầu ra các sản phẩm làng nghềtruyền thống ngày càng gặp nhiều khó khăn, một số ngành nghề truyền thống

Ngày đăng: 06/11/2014, 08:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Văn An: Ô Châu Cận Lục. Nhà xuất bản hóa Á Châu, Sài Gòn, 1961 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô Châu Cận Lục
Nhà XB: Nhà xuất bản hóa Á Châu
2. Tôn Thất Bình: Tranh thờ dân gian làng Sình quá khứ hiện tại nhu cầu. Tạp chí Huế xưa và nay, số 06/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tranh thờ dân gian làng Sình quá khứ hiện tại nhu cầu
3. Đỗ Bang: Phố cảng Thanh Hà và dấu tích phố cổ. Tạp chí Huế xưa và nay, số 3/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phố cảng Thanh Hà và dấu tích phố cổ
4. Đỗ Bang: Phố cảng Thanh Hà - Bao Vinh. Tạp chí Huế xưa và nay, số 26/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phố cảng Thanh Hà - Bao Vinh
5. Dominique Bouchart: Khôi phục những làng nghề thủ công truyền thống Huế.Tạp chí Sông Hương, số 05/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khôi phục những làng nghề thủ công truyền thống Huế
6. Lê Văn Hảo, Vĩnh Phối. Tìm về tranh dân gian Việt Nam Bách Khoa, số 241,242 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về tranh dân gian Việt Nam Bách Khoa
7. Huỳnh Đình Kết: Nghề làm giấy thủ công ở Thuận Hóa - Huế. Tạp chí Huế xưa và nay, số 58/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề làm giấy thủ công ở Thuận Hóa - Huế
8. Huỳnh Đình Kết: Nghề và làng nghề thủ công truyền thống ở Thừa Thiên - Huế. Tạp chí xưa và nay, số 58/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề và làng nghề thủ công truyền thống ở Thừa Thiên -Huế
9. Nguyễn Hữu Thông: Huế - Nghề và làng nghề thủ công truyền thống. NXB Thuận Hóa, Huế 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huế - Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Nhà XB: NXBThuận Hóa
10. Nguyễn Bá Vân, Chu Quang Trứ: Tranh dân gian Việt Nam. NXB văn hóa 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tranh dân gian Việt Nam
Nhà XB: NXB văn hóa1984
11. Trần Đại Vinh: tín ngưỡng dân gian Huế, NXB Thuận Hóa 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tín ngưỡng dân gian Huế
Nhà XB: NXB Thuận Hóa 1995
12. Bùi Văn Vượng: Từ giấy Dó đến tranh dân gian, Hà Nội 1996.2. Tài liệu thực địa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ giấy Dó đến tranh dân gian
13. Chú Hà - chủ nhiệm hợp tác xã Phú Mậu,huyện Phú Vang,Thừa Thiên Huế Khác
14. Chú Nguyễn Viễn - chủ nhiệm hợp tác xã Phú Mỹ II,huyện Phú Vang,Huế Khác
15. Anh Ngyễn Văn Tuyến - phòng công thương huyện Phú Vang.3. Tài liệu Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w