1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Làng nghề thủ công truyền thống ở huyện mỹ đức hà nội

82 741 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề truyền thống chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân ..... Bên cạnh sự phát

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Việt Nam học

Người hướng dẫn khoa học

TS BÙI MINH ĐỨC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô giáo trong

khoa Ngữ Văn Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 và đặc biệt là TS Bùi Minh Đức người hướng dẫn khoa học

Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới các cán bộ thuộc Ủy Ban Nhân Dân xã Phùng Xá, Ủy Ban Nhân Dân xã Đại Nghĩa, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp những tư liệu cần thiết và những kiến thức thực tế quý báu giúp tôi hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2014

Sinh Viên

Nguyễn Thị Trang

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Khoá luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Bùi Minh Đức Tôi xin cam đoan rằng:

Khoá luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi

Những tư liệu được trích dẫn trong khoá luận là trung thực

Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu nào từng được công bố

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2014

Tác giả khoá luận

Nguyễn Thị Trang

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Dự kiến đóng góp của đề tài Error! Bookmark not defined 8 Bố cục của khoá luận 3

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 LÀNG NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG 5

1.1 Làng nghề 5

1.2 Làng nghề thủ công truyền thống 7

1.3 Đặc điểm của làng nghề và làng nghề thủ công truyền thống 9

1.3.1 Làng nghề và làng nghề thủ công truyền thống tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp 9

1.3.2 Công nghệ, kỹ thuật sản xuất mang tính truyền thống 10

1.3.3 Đại bộ phận nguyên liệu của làng nghề truyền thống là tại chỗ 10

1.3.4 Phần đông lao động trong làng nghề truyền thống là lao động thủ công 10

1.3.5 Sản phẩm của làng nghề truyền thống mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương, vùng miền 11

1.3.6 Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề truyền thống chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân 11

Trang 5

1.4 Vai trò của làng nghề truyền thống 12

1.4.1 Vai trò của làng nghề truyền thống trong sự phát triển kinh tế xã hội 12

1.4.2 Vai trò làng nghề truyền thống huyện Mỹ Đức đối với hoạt động du lịch 12

CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH Ở CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC 16

2.1 Khái quát về huyện Mỹ Đức 16

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 16

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 18

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề tại huyện Mỹ Đức 20

2.2.1 Làng nghề dệt Phùng Xá 20

2.2.3 Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Trinh Tiết – xã Đại Hưng 26

2.3 Thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại huyện Mỹ Đức 40

2.3.1 Tình hình phát triển các làng nghề truyền thống huyện Mỹ Đức 40

2.3.2 Hiện trạng khai thác các làng nghề thủ công truyền thống tại huyện Mỹ Đức cho hoạt động du lịch 42

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC 49

3.1 Định hướng phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại huyện Mỹ Đức 49

3.1.1 Phát triển du lịch làng nghề gắn với phát triển cộng đồng 49

3.1.2 Phát triển du lịch làng nghề gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống làng quê 50

3.1.3 Phát triển du lịch làng nghề gắn với việc bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên 51

3.1.4 Phát triển theo phương châm mỗi làng một sản phẩm 51

3.2 Một số giải pháp phát triển du lịch tại các làng nghề thủ công truyền thống tại huyện Mỹ Đức 52

Trang 6

3.2.2 Tăng cường sự hợp tác giữa đơn vị kinh doanh lữ hành với các làng nghề truyền thống cho hoạt động du lịch tại huyện Mỹ Đức 53 3.2.3 Xây dựng các chương trình xúc tiến du lịch đối với các làng nghề truyền thống 53 3.2.4 Nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước trong việc bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống trong hoạt động du lịch 54

KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Huyện Mỹ Đức hôm nay trên con đường hội nhập phát triển với những khách sạn và khu nghỉ mát cao cấp được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của đô thị, vẫn còn những làng nghề thủ công truyền thống như: Làng dệt Phùng Xá, Làng múa rối cổ Tế Tiêu, Làng trồng dâu nuôi tằm ven sông Đáy… ở những vùng ven đô thị, tạo nên một dấu ấn riêng cho vùng đất này

Trải qua thời gian, những giá trị về mặt vật chất và tinh thần từ các sản phẩm của làng nghề thủ công trong huyện mang lại là điều không thể phủ nhận Các làng nghề thủ công đã và đang được khai thác trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn

Tuy nhiên không phải làng nghề nào trên địa bàn huyện cũng có điều kiện thuận lợi như vậy, các làng nghề cũng đứng trước nguy cơ như các làng nghề trên cả nước: nguy cơ mai một

Do sự đơn điệu, thiếu tính sáng tạo về mẫu mã dẫn đến khó khăn cho đầu ra của sản phẩm Đồng thời các làng nghề truyền thống ở huyện Mỹ Đức chưa khai thác có hiệu quả cho hoạt động du lịch Đây là một thực trạng chung của các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện

Chính vì vậy việc nghiên cứu và xem xét các làng nghề truyền thống cho

sự phát triển của hoạt động du lịch là điều cần thiết Đề tài thực sự là một cơ hội cho sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu, đi sâu vào thực tế, hoà nhập vào đời sống cộng đồng Để từ đó giúp bản thân có cái nhìn toàn diện và chính xác nhất về sự phát triển của làng nghề truyền thống đối với hoạt động du lịch ngày nay

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về hệ thống làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Mỹ Đức, đã có

Trang 8

Nhóm tác giả Phượng Vũ, Chu Huy, Trần Lê Văn (1992), Hà Tây làng nghề làng văn, NXB Sở văn hoá thông tin thể thao Hà Tây Trong tác phẩm,

tác giả đã đi nghiên cứu về các làng nghề truyền thống ở tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội)

Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (2009), “Hỏi đáp về làng nghề truyền thống Việt Nam” Đây là cuốn sách đã giải đáp những thắc mắc về vấn đề liên quan tới làng nghề, quy trình, lịch sử làng nghề truyền thống nói chung và nghề dệt, nghề trồng dâu nuôi tằm nói riêng

Ngoài ra còn:

Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, NXB Văn

hoá Dân tộc Trong tác phẩm, tác giả đã đưa ra khái niệm cụ thể về làng nghề truyền thống và đặc điểm của làng nghề truyền thống Cùng với đó giới thiệu nét đặc sắc của hệ thống những làng nghề truyền thống tiêu biểu trên cả nước, trong đó có làng nghề trồng dâu nuôi tằm huyện Mỹ Đức

Lại Khánh Hồng (2005), “Hà Tây đẩy mạnh phát triển du lịch làng

nghề”, Du lịch Việt Nam Bài viết thống kê những làng nghề tiêu biểu và đưa

ra giải pháp thiết thực nhằm phát triển những làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội)

Có thể nói đây là những công trình tiêu biểu nói về những làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện Mỹ Đức Tuy nhiên đây chỉ là những cuốn sách nói về làng nghề truyền thống nói chung, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu từng làng nghề tiêu biểu như: làng dệt Phùng Xá, làng múa rối Tế Tiêu, làng trồng dâu nuôi tằm Trinh Tiết, trong hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống tại huyện Mỹ Đức - Hà Nội, tất cả mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu một khía cạnh nhỏ của vấn đề Vì vậy, tôi thực hiện đề tài “Làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Mỹ Đức - Hà Nội” trên tinh thần kế thừa và phát huy thành quả nghiên cứu của những người đi trước

Trang 9

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích tiềm năng, thực trạng của các làng nghề, đề xuất các giải pháp để các làng nghề truyền thống huyện Mỹ Đức trở thành những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

• Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch làng nghề tại huyện Mỹ Đức -

5 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Tiềm năng du lịch tự nhiên, nhân văn, thực trạng du lịch làng nghề ở huyện Mỹ Đức

•Phương pháp miêu tả, phân tích, chứng minh

•Phương pháp hệ thống lịch sử, thống kê phân loại

• Phỏng vấn

7 Bố cục của khoá luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Khoá luận gồm 3 chương:

Chương 1: Làng nghề và làng nghề thủ công truyền thống

Trang 10

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng du lịch ở các làng nghề thủ công truyền thống tại huyện Mỹ Đức

Chương 3: Các giải pháp phát triển du lịch tại các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Mỹ Đức

Trang 11

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

LÀNG NGHỀ

VÀ LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG

1.1 Làng nghề

Trong xã hội nông thôn Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, làng đã là một

tế bào của xã hội Làng Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử dân tộc Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, làng vẫn được lưu giữ

và phát huy cho đến ngày nay

Từ buổi ban đầu, phần lớn người dân trong làng đều sinh sống bằng nghề nông nghiệp Về sau để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, có những

bộ phận dân cư chuyển sang làm và sống bằng nghề thủ công khác Họ liên kết với nhau thành các phường hội: phường gốm, phường đúc đồng, phường dệt vải, phường trồng dâu nuôi tằm từ đó nghề được lan truyền và hình thành các làng nghề Trải qua một thời gian dài phát triển đã có rất nhiều làng nghề phát triển mạnh, số hộ, số lao động làm nghề truyền thống và sống bằng nghề đó ngày càng tăng

Quan niệm về làng nghề có nhiều cách hiểu, có thể xem xét trên các phương diện khác nhau:

Theo TS Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam”, làng nghề được định nghĩa như sau: “Làng là một đơn vị hành chính

cổ xưa mà cũng có nghĩa là đơn vị quần cư đông người sinh hoạt có tổ chức,

có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự

Trang 12

vừa làm ăn tập thể vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và cá biệt của địa phương” [14,tr 3 - 5]

GS Trần Quốc Vượng thì “làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương, dệt vải song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài” [16,tr 5 - 8]

Trước đây khái niệm làng nghề chỉ bao hàm các nghề tiểu thủ công nghiệp Ngày nay trên thế giới, khu vực kinh tế thứ ba đóng vai trò quan trọng và trở thành lĩnh vực chiếm ưu thế về mặt tỉ trọng, thì các nghề buôn bán dịch vụ ở nông thôn cũng được xếp vào các làng nghề Như vậy trong làng sẽ có làng một nghề và làng nhiều nghề, có làng nghề truyền thống và làng nghề mới

• Làng một nghề là làng duy nhất có một nghề xuất hiện và tồn tại, hoặc

có một nghề chiếm ưu thế tuyệt đối, các nghề khác chỉ xuất hiện ở một vài nhà

• Làng nhiều nghề là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề chiếm ưu thế tương đương nhau Trong nông thôn Việt Nam trước đây những làng nhiều nghề có xu hướng phát triển mạnh

• Làng nghề truyền thống là làng nghề xuất hiện lâu đời trong lịch sử

và tồn tại cho đền ngày nay

• Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự lan tỏa của những làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kì đổi mới thời kì chuyển sang nền kinh tế thị trường

Trang 13

Ngày nay trong quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển của nền kinh

tế thị trường, công nghệ sản xuất trong các làng nghề không còn hoàn toàn là thủ công nữa mà có rất nhiều nghề, nhiều công đoạn sản xuất đã sử dụng công nghệ - kĩ thuật, cơ khí hiện đại và bán cơ sở chuyên làm dịch vụ đầu ra, đầu vào cho các hộ làm nghề khác

Như vậy, có thể hiểu rằng: Làng nghề là một địa phương gắn với cộng đồng dân cư, có một nghề truyền thống được lưu truyền và có sức lan tỏa mạnh mẽ Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm Sản phẩm của làng nghề vừa có ý nghĩa nuôi sống một bộ phận dân cư và quan trọng hơn là nó mang ý nghĩa giá trị vật thể và phi vật thể, được phản ánh qua lịch sử, văn hóa và xã hội liên quan tới họ

Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2008, tiêu chí công nhận làng nghề đã được hình thành, gồm ba tiêu chí sau:

Thứ nhất: có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động ngành nghề

Thứ hai: hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận

Thứ ba: chấp hành tốt chích sách Pháp luật của Nhà nước

1.2 Làng nghề thủ công truyền thống

Làng nghề thủ công truyền thống là gương mặt khác của làng xã nông nghiệp, một bộ phận không thể tách rời, thậm chí phát triển song hành cùng làng xã của người Việt Chính vì vậy, khi tìm hiểu và phân tích về làng nghề thủ công truyền thống, có nhiều ý kiến và quan niệm khác nhau, mỗi quan điểm dựa trên một yếu tố, đặc điểm để làm rõ tích chất, đặc trưng của làng nghề thủ công truyền thống

GS Trần Quốc Vượng trong cuốn “Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy

Trang 14

nghề thủ công truyền thống là những làng nghề trước đây nguồn thu cũng dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, nhưng do điều kiện khách quan nào đó, các làng này đã chuyển hẳn sang sản xuất các sản phẩm mang tính chuyên biệt và nguồn thu của các sản phẩm là nguồn thu nhập chính trong làng Sản phẩm làng nghề gắn với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của các nghệ nhân được lưu truyền từ hàng trăm năm nay đang được kế thừa, khôi phục” [16,tr 8]

Làng nghề thủ công là một phần không thể thiếu của làng xã nông nghiệp cổ truyền, vì nó phản ánh đầy đủ thuộc tính tự cung, tự cấp và tính khép kín cố hữu của làng xã nông nghiệp Mặt khác, làng nghề thủ công truyền thống lại biểu hiện tính năng động, sáng tạo của người nông dân trong quá trình thích ứng với điều kiện địa lí, kinh tế xã hội nhất định, đồng thời thể hiện rất rõ yếu tố mở của xã hội tiểu nông

Tác giả Phạm Thị Thảo đưa ra khái niệm: “Làng nghề thủ công truyền thống là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng dân cư, có chung truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại tại Việt Nam Làng nghề thủ công thường mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch tại Việt Nam” [15,tr 8 - 20]

Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam, các ngành nghề thủ công được lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành quy mô gia đình Về sau, các nghề thủ công được truyền bá giữa các gia đình thợ thủ công, dần được lan truyền rộng và phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề Và bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa Nghề đem lại lợi ích phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề thủ công truyền thống chuyên sâu vào một nghề duy nhất như: làng gốm, làng lụa, làng dệt

Trang 15

Nghề thủ công là nghề sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụ giản đơn với con mắt và bộ óc của nghệ nhân và thợ kỹ thuật Đối với mỗi nghề được xếp vào các nghề thủ công truyền thống, nhất thiết phải có các yếu tố sau:

Một là, đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta hoặc là một nghề mới từ địa phương khác mang đến song được các nghệ nhân ở nơi

cũ truyền đạt lại kinh nghiệm và kỹ xảo kinh nghiệm

Hai là, sản xuất tập trung tạo thành các làng nghề, phố nghề

Ba là, có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề Bốn là, kỹ thuật sản xuất tinh vi, chứa nhiều yếu tố kinh nghiệm từ đời này sang đời khác và công nghệ khá ổn định

Năm là, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn và chủ yếu nhất Nhìn chung nghề truyền thống được hình thành gắn liền với điều kiện tự nhiên của vùng (đất đai, khí hậu, môi trường ) và như vậy nó gắn bó với vùng nguyên liệu có tính đặc thù cho sản xuất

Sáu là, sản phẩm sản xuất ra mang tính chất độc đáo vừa là hàng hóa, vừa là sản phẩm văn hóa văn nghệ, kỹ thuật, mỹ thuật mang bản sắc văn hóa dân tộc, có giá trị chất lượng cao và có vị trí cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế

Bảy là, là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng,

có đóng góp đáng kể về kinh tế và ngân sách nhà nước, đồng thời nó còn sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nông thôn và lao động thành thị

1.3 Đặc điểm của làng nghề và làng nghề thủ công truyền thống

1.3.1 Làng nghề và làng nghề thủ công truyền thống tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp

Các làng nghề xuất hiện và tồn tại trong từng làng xã ở nông thôn Các ngành nghề thủ công nghiệp tách dần khỏi nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp

và sản xuất kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen nhau

Trang 16

Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân Các gia đình nông dân trước hết vừa làm ruộng vừa làm thủ công nghiệp Sự ra đời của các làng nghề đầu tiên là do giải quyết lao động phụ, lao động dư thừa lúc nhàn rỗi giữa các vụ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của từng gia đình và của từng làng xã Trong các làng nghề, người nông dân thường tự sản xuất, tự sửa chữa đáp ứng nhu cầu ít ỏi hàng tiêu dùng thường ngày của chính mình

1.3.2 Công nghệ, kỹ thuật sản xuất mang tính truyền thống

Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công Công

cụ sản xuất mang tính đơn chiếc Có bước tiếp nối, truyền tải, kết tinh giá trị

từ thế hệ này sang thế hệ khác Chất lượng sản phẩm của làng nghề không phụ thuộc vào công cụ sản xuất hiện đại, có năng xuất cao, theo dây truyền

mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, bí quyết, tài hoa của người thợ chế tác đồ thủ công

1.3.3 Đại bộ phận nguyên liệu của làng nghề truyền thống là tại chỗ

Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ các nguồn nguyên liệu tại chỗ, trên địa bàn địa phương, đặc biệt các nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm tiêu dùng như: đan lát mây, tre, dệt vải sản xuất vật liệu xây dựng nguyên liệu thường có tại chỗ, trên địa bàn địa phương

Một số ngành nghề còn dùng cả những phế phẩm, phế thải trong công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt để làm nguyên liệu sản xuất, nên chúng lại càng có sẵn trên địa bàn

1.3.4 Phần đông lao động trong làng nghề truyền thống là lao động thủ công

Nhờ vào kĩ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, đầu óc thẩm mỹ và đầy sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân, phương pháp dạy nghề chủ yếu lao động nhờ vào kĩ thuật khéo léo, tinh xảo Trước kia, do trình độ kỹ thuật và công nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình

Trang 17

sản xuất đều là lao động thủ công đơn giản Tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kĩ thuật lao động thủ công tinh xảo Hầu hết các làng nghề truyền thống dù hình thành bằng con đường nào đi nữa thì chúng đều có các nghệ nhân làm cốt lõi và là người hướng dẫn để phát triển làng nghề, truyền nghề, đem bí quyết nghề nghiệp ở nơi khác về truyền cho làng mình

1.3.5 Sản phẩm của làng nghề truyền thống mang tính đơn chiếc, có tính

mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương, vùng miền

Mỗi sản phẩm làng nghề gắn với một làng nghề cụ thể, do đó mang đậm nét độc đáo địa phương Sự khéo léo của đôi bàn tay cùng với óc thẩm

mỹ của người nghệ nhân đã tạo ra sản phẩm thủ công độc đáo Vì vậy mỗi một sản phẩm làm ra không chỉ chứa đựng trong đó biết bao công sức, sự tài hoa của người nghệ nhân mà còn mang trong nó những bản sắc đặc trưng không thể thay thế của địa phương

1.3.6 Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề truyền thống chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác

và doanh nghiệp tư nhân

Trong quá khứ cũng như hiện nay, hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến trong các làng nghề là hộ gia đình Với hình thức này, hầu như tất cả các thành viên trong hộ đều được huy động vào làm những công việc khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh Người chủ gia đình đồng thời là người thợ

cả, mà trong số họ có không ít những nghệ nhân, tùy theo nhu cầu công việc,

hộ gia đình có thể thuê mướn thêm người lao động thường xuyên hoặc lao động thời vụ Tổ chức kinh doanh theo hộ gia đình đảm bảo được sự gắn bó giữa quyền lợi và trách nhiệm, huy động được mọi lực lượng có khả năng lao động tham gia sản xuất kinh doanh, tận dụng được thời gian và nhu cầu đầu tư

Trang 18

hình này hạn chế rất nhiều đến khả năng phát triển kinh doanh Sản xuất theo

mô hình nhỏ khó có thể nhận được các hợp đồng đặt hàng lớn, không mạnh dạn cải tiến sản phẩm, không đủ tầm nhìn để định hướng phát triển hoặc đề ra những chiến lược kinh doanh cho sản phẩm của mình

1.4 Vai trò của làng nghề truyền thống

1.4.1 Vai trò của làng nghề truyền thống trong sự phát triển kinh tế xã hội

Phát triển làng nghề truyền thống góp phần quan trọng vào chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp trong tỷ trọng kinh tế nông thôn Tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động Tăng thu nhập cho người lao động trong làng nghề có thu nhập bằng 2,1 - 2,3 lần lao động nông nghiệp thuần nông

Góp phần hạn chế di dân tự do ra thành thị, giảm tệ nạn xã hội do không có việc làm gây ra Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn dỗi trong dân, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội

Ngoài ra việc phát triển làng nghề truyền thống còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc được hun đúc trong từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống

1.4.2 Vai trò làng nghề truyền thống đối với hoạt động du lịch

Giữa hoạt động du lịch và làng nghề truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững Ngược lại làng nghề truyền thống cũng là trung tâm thu hút khách du lịch và có tác động mạnh mẽ trở lại khách du lịch trong mục tiêu phát triển chung

Làng nghề truyền thống là một không gian văn hóa - kinh tế - xã hội lâu đời, nó bảo lưu tinh hoa văn hóa từ đời này sang đời khác đúc kết bởi nghệ nhân tài hoa Môi trường văn hóa làng quê với cây đa bến nước sân

Trang 19

đình, các hoạt động lễ hội và phường hội, phong tục tập quán nếp sống đậm nét văn hóa truyền thống Tất cả những điều đó luôn luôn gắn kết với sự hình thành và phát triển của các làng nghề truyền thống Tạo ra nét văn hóa riêng cho mỗi làng nghề truyền thống

Phong cảnh làng nghề truyền thống cùng những giá trị chứa đựng bên trong làng nghề truyền thống sẽ là điểm du lịch lí tưởng cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu, mua sắm tại các làng nghề

Làng nghề truyền thống còn là nơi sản xuất ra những mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật cao, tiêu biểu độc đáo cho mỗi vùng miền, địa phương Vì vậy du khách đến với các điểm du lịch làng nghề truyền thống còn mong muốn chiêm ngưỡng, mua sắm các sản phẩm thủ công làm vật kỷ niệm trong chuyến đi của mình Thực tế nhu cầu mua sắm của du khách là rất lớn, làng nghề truyền thống sẽ đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tinh thần và vật chất đa dạng của du khách

Nước ta có hàng nghìn, hàng vạn làng nghề thủ công truyền thống thuộc các nhóm ngành nghề như mây tre đan, sơn mài, gốm sứ, thêu ren, đúc đồng với sự đa dạng các làng nghề đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống văn hóa, đồng thời là cơ sở để phát triển ngành du lịch vốn thừa hưởng những thế mạnh văn hóa Đi dọc suốt chiều dài của tổ quốc, trên đất nước ta trải dài từ Bắc vào Nam có rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu

Miền Bắc có những làng nghề nổi tiếng như: lụa Vạn Phúc, gỗ Đồng

Kỵ, tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu

Miền Trung có làng nghề điêu khắc Mỹ Xuyên, làng đá Non Nước Miềm Nam và các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long có kẹo dừa Bến Tre, nem Lai Vũ, lụa Tân Châu Chừng đó cái tên cũng đủ nói lên sự đa dạng

Trang 20

Vùng quê Mỹ Đức cũng như nhiều miền quê khác trong cả nước, trải qua nhiều thế hệ dựng nước và giữ nước, thông qua quá trình lao động sản xuất phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân, làm nảy sinh nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm thủ công Làng nghề ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu đó của con người

Các sản phẩm thủ công truyền thống của mỗi làng nghề luôn tạo ra sự hấp dẫn đối với du khách khi họ tới thăm mỗi làng nghề truyền thống của huyện Mỹ Đức Đến với làng nghề, du khách có thể cảm nhận một cách thực thụ về các sản phẩm truyền thống Có thể tận mắt chứng kiến quá trình tạo ra sản phẩm Từ đó du khách sẽ thấy cảm giác thích thú, thích khám phá sự mới

mẻ và có thể trực tiếp trải nhiệm, tham gia vào hoạt động sản xuất cùng với mỗi người dân, người thợ thủ công Có thể mua về những sản phẩm đặc trưng làm quà tặng cho mỗi người thân trong gia đình Chính vì vậy, du lịch tham quan làng nghề truyền thống là một trong những loại hình du lịch mới đang được đưa vào khai thác cho tour du lịch Bởi vậy làng nghề truyền thống có một ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động du lịch của huyện

Mỹ Đức

Du lịch làng nghề truyền thống đã góp phần phát triển loại hình du lịch

“Du khảo làng quê” Đây là một loại hình du lịch có thể giúp cho du khách có được sự khám phá mới mẻ, sự trải nghiệm và sự gần gũi với thiên nhiên hoang sơ Đặc biệt trong loại hình lịch “Du khảo đồng quê” thì làng nghề truyền thống cũng góp phần quan trọng trong việc giúp du khách trải nghiệm, tham gia vào hoạt động sản xuất Mỗi làng nghề truyền thống đều chứa đựng trong đó những yếu tố văn hóa của mỗi làng nghề Vì vậy chỉ khi tham gia vào những tour du lịch này thì du khách mới có thể cảm nhận được những yếu

tố văn hóa của mỗi vùng miền

Trang 21

Hệ thống làng nghề thủ công truyền thống huyện Mỹ Đức còn góp phần làm tăng doanh thu không chỉ cho nhân dân mỗi làng nghề thông qua tiêu thụ sản phẩm mà nó còn góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch huyện Mỹ Đức, khi mà khách du lịch mua tour, tham gia vào hoạt động du lịch tại các làng nghề truyền thống

Phát triển làng nghề truyền thống không chỉ mang lại lợi ích kinh tế góp phần phát triển hoạt động du lịch, mà còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh con người và đất nước Việt Nam trong đó có vùng quê Mỹ Đức

Trang 22

CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH Ở CÁC LÀNG NGHỀ

THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC

2.1 Khái quát về huyện Mỹ Đức

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Mỹ Đức nằm ở phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, trước năm

2008, là một huyện của tỉnh Hà Tây cũ

Vị trí của huyện:

Phía Đông giáp huyện Ứng Hòa, ranh giới là con sông Đáy

Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ

Phía Tây giáp các huyện của tỉnh Hòa Bình:

Lương Sơn (ở phía Tây Bắc)

Kim Bôi (ở phía chính Tây)

Lạc Thủy (ở phía Tây Nam)

Phía Đông Nam giáp huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

2.1.1.2 Địa hình và cảnh quan

Địa hình

Huyện Mỹ Đức là vùng huyện bán sơn địa, nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ Cũng là vùng chuyển tiếp giữa dãy núi đá vôi ở phía Tây và đồng bằng phía Đông Địa hình của huyện không đồng nhất, nơi cao, nơi thấp chênh lệch nhau tương đối lớn

Hướng nghiêng của địa hình từ Tây sang Đông và trải dài từ Bắc xuống Nam Nhìn chung địa hình của huyện được chia làm 3 dạng chính:

Phía Nam là vùng núi đá vôi với hang động karst có độ cao trung bình

so với mực nước biển là khoảng 100m - 200m

Địa hình vùng úng trũng ngập nước nằm chuyển tiếp giữa núi đá vôi phía Tây và đồng bằng phía Đông

Trang 23

Địa hình đồng bằng phía Đông khá bằng phẳng, là nơi bắt đầu của vùng châu thổ sông Hồng rộng lớn, có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 3,8m - 7m

Ở rìa phía Đông có sông Đáy chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam sang tỉnh Hà Nam

Cảnh quan

Huyện Mỹ Đức có khu thắng cảnh Hương Sơn (Thiên Trù, suối Yến, động Hương Tích) với diện tích hơn 4300 ha, có núi cao, rừng thẳm, suối dài, được kết hợp hài hòa nổi lên giữa vùng đồng bằng lúa xanh bát ngát Khu danh thắng nằm ở rìa phía Tây Nam huyện, trên địa phận xã Hương Sơn, giáp ranh giới với huyện Lạc Thủy - Hòa Bình

Khu du lịch hồ Quan Sơn và nhiều hang động đẹp, đền, chùa mang tính chất lịch sử được nhân dân tôn tạo như: động Linh Sơn, động Ngọc Long, thung lũng Voi, chùa Linh Sơn

Khu thắng cảnh chùa Cao, Chùa Hàm Rồng nằm ở rìa phía Tây huyện,

ở địa phận xã Hồng Sơn, Tuy Lai giáp ranh giới với huyện Kim Bôi

Ven bờ con sông Đáy chảy qua địa bàn huyện là những cánh đồng dâu xanh biếc, đông về hoa cải vàng nở rộ, ngập hai bên đê sông, tạo nên phong cảnh quê hương thuần hậu, xanh mát

Diện tích tự nhiên của huyện Mỹ Đức là 230,0 km²

2.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu của Mỹ Đức chịu ảnh hưởng của nền khí hậu chung của miền Bắc Việt Nam, là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông khô lạnh với chế độ sau đây:

Nhiệt độ, độ ẩm: Huyện Mỹ Đức có nền nhiệt trung bình trong năm là 23,5oC Chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa nóng và lạnh trong năm khá lớn

Độ ẩm tương đối ổn định, trung bình khoảng 83 - 85%

Trang 24

Chế độ bức xạ: Trung bình trong năm có từ 20 đến 40 ngày nắng với số giờ nắng dao động trong khoảng 67 - 69,5 giờ

Chế độ gió: Khu vực này là vùng hoạt động của hai hướng gió chính: hướng gió Đông Bắc và hướng gió Tây Nam

Chế độ mưa: Do ảnh hưởng của hoạt động gió mùa, các vùng trong huyện có mùa mưa và mùa khô rõ rệt Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng

10 với lượng nước chiếm từ 85 - 90% tổng lượng nước mưa cả năm Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chỉ chiếm từ 10 - 15% tổng lượng mưa của cả năm Lượng mưa trung bình năm khoảng 1400mm - 1600mm

Điều kiện khí hậu nơi đây khá ôn hòa, không khí trong lành, thuận lợi

cho hoạt động sản xuất tại các làng nghề trên toàn địa bàn huyện

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Mỹ Đức là huyện thuộc vùng bán sơn địa, có địa hình đồng bằng và một hệ thống núi đá vôi trải đều 40 km trên suốt chiều dài của huyện Trên địa bàn huyện có sông Đáy, sông Thanh Hà chảy qua Đặc biệt sông Đáy xưa kia từng là tuyến giao thông du lịch chính cho du khách thập phương về lễ hội chùa Hương Trong hệ thống núi đá vôi có nhiều hang động và một diện tích

Trang 25

các mặt hồ nước ngọt rộng lớn hàng ngàn hecta bao quanh Những điều kiện

đó rất phù hợp cho việc phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ

Kinh tế của huyện Mỹ Đức chủ yếu là du lịch Thế nhưng, bên cạnh du lịch, huyện cũng tập trung phát triển các ngành kinh tế khác như nông nghiệp

và công nghiệp

Trong những năm qua, huyện đã phát triển theo hướng khai thác những lợi thế và tiềm năng sẵn có, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn Từ đó, huyện Mỹ Đức đã đẩy mạnh đầu tư nhiều mặt

Từ việc xây dựng phương thức quản lí đến việc ổn định cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển từng cây con, từng vùng chuyên canh đưa nhiều giống cây con, mới, chất lượng, năng suất cao vào sản xuất Nhờ vậy giá trị ngành nông nghiệp ngày càng cao, trong đó giá trị chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn Vùng trồng dâu nuôi tằm của huyện được duy trì, mở rộng diện tích Huyện đang đẩy mạnh tổ chức sản xuất các làng nghề truyền thống như trồng dâu nuôi tằm, nghề dệt, nghề thêu đồng bộ với mở rộng thêm nghề mới như mây tre đan

Xác định trọng điểm phát triển kinh tế của mình là du lịch nên trong những năm qua, Mỹ Đức đầu tư mạnh cơ sở vật chất, xây dựng, mở rộng đường giao thông kết hợp chặt chẽ với văn hóa dịch vụ Theo thông tin từ Ủy Ban Nhân Dân huyện thì: “Đã tổ chức việc kiểm kê, tu bổ, bảo vệ hàng trăm

di tích đền, đình, chùa, nhà thờ Huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm Các lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực

Để du lịch, dịch vụ thể hiện rõ vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, nắm bắt thời cơ, thu hút những nhà đầu tư thực sự có tầm cỡ, huyện đang có chính sách kêu gọi đầu tư đồng bộ từ Trung ương và thành phố để

Trang 26

Lai, những làng nghề và làng nghề thủ công truyền thống như dệt Phùng Xá, múa rối Tế Tiêu, trồng dâu nuôi tằm xã Đại Nghĩa Những bước đi ban đầu ấy đều nhằm biến khát vọng thành sự thực để món quà vô giá của thiên nhiên, và giá trị văn hóa đặc sắc của làng nghề ngày càng trở nên có ý nghĩa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân”

Trong cơ cấu kinh tế của huyện năm 2012, tỷ trọng thương mại - du lịch - dịch vụ chiếm 39,8% Trong 9 tháng đầu năm 2013, cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực tăng dần tỷ trọng thương mại - du lịch - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông

- lâm nghiệp Cụ thể, thương mại - du lịch - dịch vụ đã tăng lên 42,7%

Để phát huy tiềm năng du lịch, những năm qua, huyện Mỹ Đức đầu tư mạnh xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng, mở rộng đường giao thông kết hợp chặt chẽ với văn hóa và dịch vụ Riêng với khu danh lam thắng cảnh Hương Sơn đã được đầu tư sửa chữa cải tạo, làm đường giao thông, bến xe, nạo vét suối Yến, đưa điện cao thế vào Thiên Trù, xây dựng tuyến cáp treo Việc tổ chức lễ hội với các dịch vụ du lịch là nguồn thu quan trọng cho huyện Năm

2013, tổng thu từ lễ hội đạt hơn 30 tỷ đồng Năm 2014, dự tính sẽ có 1,4 triệu lượt người hành hương tới thăm Chùa Hương

Nhờ chọn đúng mục tiêu, xác định bước đi và cách làm phù hợp, chỉ đạo cụ thể, đồng bộ, bức tranh kinh tế của huyện đã có nhiều khởi sắc Diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể: năm 2008 là 22,6%, đến nay chỉ còn 16,7%

Với những thuận lợi về vị trí địa lý, kinh tế xã hội, trong tương lai huyện Mỹ Đức sẽ trở thành một trung tâm du lịch không chỉ của Hà Nội mà còn của cả nước nếu được đầu tư, khai thác xứng tầm

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề tại huyện Mỹ Đức

2.2.1 Làng nghề dệt Phùng Xá

Làng Phùng Xá thuộc huyện Mỹ Đức - Hà Nội là làng nghề truyền thống với sản phẩm dệt khăn mặt nổi tiếng trong ngoài nước

Trang 27

Từ Hà Nội đi về phía Nam 40 km, làng dệt Phùng Xá ở đó đẹp như bức tranh phong thủy hữu tình với sự uốn lượn duyên dáng của dòng sông Đáy Nét làng quê Việt Nam hiện lên thanh bình với lũy tre làng, đâu đó vẫn còn những ngôi nhà mái ngói năm gian, rào hoa râm bụt hay những bờ tường bậu cửa còn trơ ra lớp gạch ngói như một chứng tích của thời gian Đi khắp thôn làng, đâu đâu cũng vang lên tiếng máy dệt, thứ âm thanh đặc trưng của làng Phùng Xá, thứ tiếng để người xa quê nguôi ngoai nhớ về, tiếng làng thân thương

2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề

Nghề dệt Phùng Xá được hình thành từ năm 1929, được giữ gìn, duy trì

và phát triển cho đến ngày nay Theo thuyết xưa truyền lại thì cụ tổ làng nghề là

cụ Hoàng Tiến Gan Cụ xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, hơn nữa lại là người con của làng quê có nghề chăn tằm ươm tơ, vì thế tâm thức cụ đã nung nấu nghề dệt Năm 1928, cụ rời làng đi học hỏi nghề dệt ở Bắc Ninh, Hà Đông Năm 1929, cụ mang nghề dệt

về làng, cụ tổ chức một nhóm thợ, vừa làm vừa truyền nghề, vừa đóng máy vừa dựng giá thành khung Để ghi nhớ công đức cụ, dân làng đã lấy ngày 02 tháng

03 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ ông tổ làng nghề

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, thậm chí đến giải phóng năm

1954, cả làng đã dệt theo hình thức cá thể, tự sản tự tiêu, chủ yếu là dệt tơ tằm, the, đũi với lượng ít

Sau đó quy mô phát triển hơn thành hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp dệt các mặt hàng như lụa, satanh và đặc biệt là khăn mặt bông để xuất khẩu sang Liên Xô (cũ) Lúc bấy giờ, hình thức sản xuất là thủ công bởi máy móc còn rất thô sơ, nguyên liệu dệt là sợi tơ tằm, tơ bông và sợi Năm 1992, hợp tác xã giải thể do không thích nghi được với cơ chế đổi mới Tuy vậy, người dân làng Phùng Xá còn nặng lòng với nghề dệt lắm, các hộ gia đình đã mạnh dạn

Trang 28

mặt khác lại đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Sản phẩm dệt khăn mặt của làng rất đa dạng về mẫu mã, kiểu cách, nào khăn mặt, khăn nhỡ, khăn tắm, nào khăn trơn, khăn hoạ tiết, nào khăn nhuộm màu, phun màu, bởi thế mà làng dệt Phùng Xá có được tiếng thơm cho đến ngày nay Quy mô làng dệt cũng theo đà đó mà phát triển, đến nay trong làng đã có 28 doanh nghiệp tư nhân, 13 công ty cổ phần với quy mô sản xuất lớn, ngoài ra còn có các hộ sản xuất tư nhân, nghệ nhân, thợ giỏi và các thợ kĩ thuật phục vụ cho ngành dệt, đặc biệt có 3 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân năm

2006 Làng có 2000 máy dệt, trong đó có 220 máy dệt tự động, 3 công ty tẩy, nhuộm, hấp sợi, 1 lò nhuộm mobin hiện đại và 1 máy mắc công nghiệp

Phùng Xá được tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2002

Năm 2010, làng nghề dệt truyền thống Phùng Xá, rất vinh dự được nhận danh hiệu “Làng nghề tiêu biểu Việt Nam 2010”

Qua hơn 80 năm xây dựng và phát triển, nghề dệt khăn đã trở thành nghề chính mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân bên cạnh trồng trọt và chăn nuôi

2.2.1.2 Quá trình sản xuất ra sản phẩm khăn

Chỉ với nguyên liệu đầu vào là những cối sợi trắng, bằng đôi bàn tay khéo léo cùng với óc sáng tạo, người dân Phùng Xá đã làm ra những chiếc khăn với đủ mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ để đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước Đối với làng nghề dệt khăn truyền thống Phùng Xá, quá trình sản xuất ra sản phẩm khăn trải qua 5 công đoạn: từ mắc sợi, cho đến dệt, tẩy, nhuộm, máy biên mép, cuối cùng là in phun hoa văn, có thể nói đây là quá trình kết hợp giữa lao động thủ công và sự trợ giúp của máy móc

Thứ nhất: Mắc sợi

Mắc sợi là công đoạn đầu tiên và cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm nên rất được coi trọng Vì thế mà người thợ làm mắc phải tinh mắt, tập

Trang 29

trung và cẩn thận quan sát từng sợi chỉ Từng cối sợi sẽ được kéo lên đều đặn qua giàn mắc và lên guồng quay, sau khi quay đủ thì toàn bộ sợi trên guồng sẽ được cuộn đầy vào trục Ngoài ra, hiện nay ở làng đã có công ty đầu tư máy mắc công nghiệp với năng suất lớn, có thể phục vụ được 30 máy dệt công nghiệp hàng tháng

Thứ hai: Dệt

Công đoạn này được thực hiện tại hầu hết các gia đình trong làng, hầu như hộ gia đình nào cũng có máy dệt, có những gia đình có 3 đến 4 máy dệt Máy dệt tay cày, chân giận trước kia đã được thay thế bằng máy dệt bán tự động kèm mô tơ hay máy kiếm tự động hoàn toàn Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải biết kết hợp tay chân nhịp nhàng, bởi lẽ kết hợp không khớp hoặc giận không dứt khoát thì lỗi sẽ xuất hiện ngay trên sản phẩm ví như những đường dạn ngang hay sùi sợi

Thứ ba: Tẩy nhuộm

Tẩy nhuộm là công đoạn quan trọng làm nổi bật mẫu mã của sản phẩm Hiện nay khâu này do các công ty tẩy nhuộm trong địa bàn làng Phùng Xá phụ trách với hệ thống trang thiết bị như bể tẩy nhuộm, máy sấy công nghiệp, máy hấp, thiết bị xử lí thuốc tẩy Nguyên liệu để tẩy nhuộm chủ yếu là javen, thuốc màu, nước xả

Thứ tư: Máy biên mép

Sau công đoạn tẩy nhuộm là công đoạn máy biên và mép Khâu này có thể đi kèm máy luôn tại xưởng của doanh nghiệp, hoặc được tách riêng cho

hộ gia đình đảm nhận Đây cũng là khâu cần nhiều nhân công nhất vì nó đòi hỏi những bước tỉ mẩn của lao động thủ công Ví như phải dọc khăn từ những tấm to rồi mới có thể máy 2 bên biên chiều dài khăn, rồi lại cần cắt để máy gập chiều rộng, xếp từng trăm khăn một và sửa chỉ Để đáp ứng yêu cầu cao

về mẫu mã của thị trường, người thợ máy phải cứng tay và máy đẹp đường

Trang 30

2.2.1.3 Nét đặc sắc của làng dệt Phùng Xá

Xã Phùng Xá có 1.900 hộ dân với 7.783 nhân khẩu thì có tới hơn 80%

số hộ làm nghề dệt Nghề dệt khăn đã tạo việc làm thường xuyên cho hơn 4.500 lao động tại địa phương và các xã lân cận với thu nhập từ 2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng Tuy là nghề phụ nhưng nghề dệt khăn đã mang lại nguồn thu nhập chính, góp phần nâng cao đời sống cho người dân Theo báo cáo mới đây của Ủy Ban Nhân Dân xã, thu nhập bình quân đầu người đạt 20,5 triệu đồng/người/năm Cũng chính nhờ thương hiệu khăn dệt Phùng Xá mà nhiều chủ cơ sở sản xuất đã trở thành tỷ phú

Làng nghề dệt Phùng Xá đang vươn mình với vốn quý cha ông để lại Bước chân trên những con đường rộng được bê tông hóa, nhiều ngôi nhà cao tầng kiên cố mọc lên, ngắm nhìn những chiếc khăn hoa văn rực rỡ màu sắc trong rộn rã tiếng máy dệt chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều vui với sự đầm

ấm, sầm uất của làng nghề thời mở cửa

Làng Phùng Xá như một sự kết hợp tinh tế của nét đẹp hiện đại đô thị hoá và nét đẹp đậm đà bản sắc Việt Đường làng ngõ xóm khang trang sạch

sẽ, trục đường chính rải nhựa với đèn đường vàng Bên dòng sông Đáy, hàng tre vẫn ngân nga trong gió, một màu xanh thanh bình thôn quê chẳng lẫn vào đâu được Cuộc sống dân làng sung túc, con người nồng hậu, chất phác Bên cạnh nông nghiệp, chăn nuôi, có thể nói nghề dệt khăn đã nuôi sống ngôi làng này bao năm nay

Trang 31

Về thăm làng Phùng Xá vào một ngày đầu xuân, trong chuyến đi điền

dã nghiên cứu đề tài của mình, rất may mắn và vinh dự cho tôi đã có cơ hội được gặp một người mang nhiều đam mê tìm hiểu gìn giữ giá trị văn hoá làng,

đó là ông Vũ Văn Hùng, ông đã gắn bó với sự thăng trầm, đổi thay của nghề dệt hơn 60 năm qua Khi dẫn tôi đi tham quan các xưởng dệt lớn nhỏ, ông phấn khởi kể về các con số đầy tự hào của ngôi làng nhỏ này: “Tính đến năm

2013, có 89% số hộ gia đình trong làng tham gia sản xuất kinh doanh khăn, hằng năm duy trì 3000 lao động, mức thu nhập bình quân 2 - 2.5triệu đồng/ người/ tháng Các cơ sở kinh doanh mặt hàng khăn ở làng Phùng Xá ngày càng phát triển tạo ra hơn 9000 việc làm cho lao động không chỉ hai thôn trong làng (thôn Hạ và thôn Thượng) mà cả cho lao động nơi khác” Hiện nay sản phẩm khăn dệt Phùng Xá không chỉ được người tiêu dùng trong nước tin dùng mà còn xuất khẩu sang 6 quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Cộng hoà Séc, Hàn Quốc và nhiều nhất là tại Đài Loan Nghề dệt truyền thống tự hào đem lại cho người dân một công việc ổn định Ông còn vui vẻ kể thêm:

“những năm gần đây kinh tế có ngày càng khó khăn, sản phẩm dệt trên thị trường ngày càng nhiều, cạnh tranh càng khó hăn hơn, vậy mà làng tôi vẫn giữ nguyên mức tăng trưởng và ngày càng phát triển thêm nữa”

Làng Phùng Xá còn lập ra Hiệp hội thủ công mỹ nghệ làng nghề dệt Phùng Xá (năm 2004) là tổ chức đứng ra giới thiệu sản phẩm khăn truyền thống của làng đến bạn bè trong nước và quốc tế Hiệp hội cũng đưa ra phương hướng phát triển của làng nghề là đẩy mạnh quan hệ đối tác về xuất khẩu, đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân nhân Mặt khác, theo thống kê của xã Phùng Xá, tình hình bảo hộ lao động cho người công nhân hiện nay chỉ đạt được 50%, phần lớn các công ty cho công nhân bữa trưa, đại bộ phận công nhân ở các tỉnh xa như Yên Hoà, Kim Bôi phải tự tìm chỗ ăn chỗ ở, vì thế phương hướng năm 2010 là đẩy

Trang 32

Mảnh đất Phùng Xá, mỗi thời đại đều để lại dấu ấn lịch sử Ở vùng quê hiền hòa, giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, đời sống người dân vẫn chưa giàu có nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong làng đã biết chăm lo, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống

Giờ đây, cuộc sống mới đang thay đổi từng ngày Phùng Xá, một ngôi làng nhỏ bé xinh đẹp bên sông nước tấp nập cảnh trên bến dưới thuyền, có đường bộ, đường thủy dễ dàng đến với hồ Quan Sơn và thắng cảnh Hương Sơn Được thiên nhiên ưu đãi, Phùng Xá đã trở thành đầu mối đón tiếp khách du lịch đến chùa Hương và Quan Sơn, cầu nối giữa những làng nghề trong huyện trong chuyến thăm quan làng nghề, hay du khảo đồng quê Trong một tương lai không

xa, làng nghề dệt Phùng Xá sẽ được nhiều người biết đến hơn nữa, sản phẩm của làng nghề sẽ ngày càng độc đáo, đẹp và tinh tế hơn nữa

Làng nghề truyền thống không chỉ là nét đẹp văn hoá riêng độc đáo của vùng, mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc, là một đặc trưng kinh tế của đất nước Duy trì và phát triển nghề dệt truyền thống là xứ mệnh thiêng liêng của mỗi người con làng Phùng Xá, kế tụng cha ông gìn giữ muôn đời sau

2.2.3 Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Trinh Tiết - xã Đại Hưng

2.2.3.1 Đôi nét về nghề trồng dâu nuôi tằm và vị trí của nghề trồng dâu nuôi tằm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam

Từ xưa nghề trồng dâu nuôi tằm đã đóng vai trò quan trọng đối với đời sống con người Ngày nay nghề trồng dâu nuôi tằm không những không tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau Quyết Định của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là chính phủ) số 1/HĐBT ngày 04 tháng 01 năm 1982 về phát triển dâu tằm trên cả nước thì nghề trồng dâu nuôi tằm càng phát triển mạnh

mẽ nhất là các vùng như Lâm Đồng, KonTum, Vĩnh Phúc, Hà Nội… và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, khôi phục và phát triển các ngành nghề

Trang 33

truyền thống, từ đó giải quyết việc làm cho người lao động và tăng thu nhập cho người nông thôn

Trồng dâu nuôi tằm là nghề rất quan trọng nhất là ở những vùng nông thôn Trồng dâu nuôi tằm nhẹ nhàng, tốn ít công lao động đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác, vì sản phẩm dâu tằm có giá trị cao, vòng quay lứa tằm ngắn Trồng dâu nuôi tằm không chỉ đáp ứng thu nhập quanh năm, mà nó còn tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lao động lớn ở nông thôn, giải quyết lao động nhàn rỗi ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo đặc biệt là những vùng nông thôn và miền núi

Sản phẩm chính của nghề trồng dâu nuôi tằm là tơ tằm, nó là nguồn nguyên liệu quý giá cho ngành công nghiệp dệt may, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần làm tăng GDP cho đất nước

Bên cạnh đó, một số sản phẩm phụ của nghề trồng dâu nuôi tằm đó là cành dâu và phân tằm thì cành dâu có thể tận dụng làm thức ăn cho trâu bò Trong đó phân tằm cung cấp nguồn phân bón cho cây trồng làm giảm chi phí đầu tư trong sản xuất, hoặc có thể bán đây cũng là nguồn làm tăng thu nhập của hộ

Mặt khác, trồng dâu còn làm tăng độ che phủ xanh trên các bãi đất trống (đất hoang, đất pha cát), tham gia vào điều hòa tiểu khí hậu vùng đó Góp phần bảo vệ môi trường, phát triển ngành nông nghiệp sinh thái bền vững và thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Ở Việt Nam, nghề trồng dâu, chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa vốn có từ lâu đời Hai ngàn năm trước nghề trồng dâu nuôi tằm đã đạt đến trình độ khá cao

Từ miền Bắc đến miền Nam đã hình thành nhiều vùng ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng như: Lĩnh Bưởi, Lương The, Nhiễu Hồng Đô (Thanh hoá), Lụa Hạ (Hà Tĩnh), Tân Châu (An Giang), Mỹ Đức (Hà Nội) Trước đây, sản xuất dâu tằm cùng với các cây có sợi khác như bông, lanh, đay góp phần giải quyết vải

Trang 34

tằm được xếp thứ hai sau nghề trồng lúa nước Sau này, với sự ra đời của các loại sợi tổng hợp và ảnh hưởng của chiến tranh, sản xuất dâu tằm đã có nhiều giảm sút Hiện nay, sản phẩm từ tơ tằm chỉ chiếm khoảng 1% sản lượng vải sợi nhưng vẫn đứng vị trí hàng đầu trong ngành may mặc và thời trang do đặc tính tự nhiên không thể thay thế

Về mặt kinh tế, trồng dâu nuôi tằm là một hoạt động sản xuất quan trọng ở nhiều vùng nông thôn đặc biệt là những vùng đông dân ít đất Chi phí đầu tư ban đầu thấp Cây dâu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau kể cả trên đất xấu, nghèo dinh dưỡng Cây dâu tằm sáu tháng sau khi trồng đã có thể thu hoạch lá cho tằm ăn và thu nhập từ dâu tằm đem lại thường cao hơn các cây trồng khác Sản phẩm làm ra có giá trị, dễ tiêu thụ, vòng quay lứa tằm ngắn và thu nhập rải đều trong năm

Về mặt xã hội, hiện nay trồng dâu nuôi tằm là một hoạt động sản xuất mang lại thu nhập cho hơn 96 ngàn hộ gia đình, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 250 ngàn nông dân từ Bắc tới Nam ở 31 tỉnh trong tổng số 64 tỉnh thành phố của cả nước Trong đó chủ yếu là việc làm cho phụ nữ, người nhiều tuổi ở nông thôn Với số lao động chiếm 0,39%, sản xuất dâu tằm đóng góp gần 0,8% tổng giá trị xuất khẩu nông nghiệp Phát triển sản xuất dâu tằm không những góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, mà còn tận dụng lao động nhàn rỗi trong thời gian giáp vụ, khai thác tiềm năng về tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng, miền

và của hộ gia đình, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống của nhân dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Trải qua quá trình phát triển rất lâu dài, sản xuất dâu tằm có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc và mang đậm tính nhân văn Nghề trồng dâu nuôi tằm đã đi vào thơ ca và mang bản sắc văn hóa truyền thống của nhiều vùng nông thôn Việt Nam

Trang 35

Về mặt môi trường, trồng dâu làm tăng độ che phủ trên các bãi đất trống, khai thác được đất đai nghèo kiệt và tham gia vào việc điều hòa tiểu khí hậu môi trường trong vùng

2.2.3.2 Làng nghề trồng dâu nuôi tằm Trinh Tiết

Nằm kề bên dòng sông Đáy hiền hòa, các làng nghề xã Đại Hưng, Phù Lưu Tế, Đốc Tín, Hùng Tiến huyện Mỹ Đức với những ngôi làng cổ từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng dâu, nuôi tằm, được mệnh danh là "Thủ đô dâu tằm" một thời Mảnh đất này đẹp như bức tranh quê êm đềm với những bãi dâu xanh e ấp quanh làng Hình ảnh con tằm rút ruột nhả tơ đã được xem như biểu tượng của lòng thủy chung, đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của bao thế

hệ người làng dâu

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, nghề trồng dâu, nuôi tằm ở Mỹ Đức phát triển đến cực thịnh Chính vì vậy, trong dịp về thăm mô hình trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ của huyện, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng gọi mảnh đất này là "Thủ đô dâu tằm" Hiện nay, dẫu nghề không còn phát triển nhưng nhiều hộ dân trong làng vẫn duy trì nghề truyền thống với tâm nguyện "một đồng, một giỏ không bỏ nghề dâu"

Trải dài suốt dọc con sông Đáy chảy qua huyện Mỹ Đức, nơi đâu cũng thấy cánh đồng dâu mênh mông xanh biếc một màu Nhưng có lẽ làng nổi tiếng về nghề trồng dâu nuôi tằm nhất là ngôi làng nhỏ mang tên - Trinh Tiết

a Lịch sử làng nghề

Theo ghi chép của làng thì nghề tơ tằm xuất hiện ở làng Sêu (Trinh Tiết) huyện Mỹ Đức tính đến nay cũng gần 1.000 năm Trải qua bao biến cố, thăng trầm, nghề trồng dâu nuôi tằm ở ngôi làng nhỏ này cho đến nay đã có nhiều thay đổi Đã từng có thời gian rất dài trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, nghề này không có điều kiện phát triển Vào đầu những năm 80

Trang 36

Đào Thị Minh đã có công gây dựng, làm sống lại nghề Nhớ lại cái thời phục sinh nghề cũ, cụ Đỗ Thị Loan đăm chiêu, đó là những ngày tháng cực kỳ khó khăn, từ việc vận động cho tới sản xuất, mãi sau rồi, các hộ dân trong làng nhìn thấy những người đi trước thành công, lúc đó mới yên tâm học hỏi và làm theo Đến khi xóa bỏ bao cấp, chuyển sang kinh thế thị trường, nghề trồng dâu nuôi tằm bắt đầu bước vào thời kỳ hoàng kim

Thời gian đã trôi qua gần 1000 năm nay, từ khi nghề trồng dâu nuôi tằm bén duyên cùng những người con Trinh Tiết, cùng với sự đổi thay của lịch sử, làng nghề làm tơ tằm cũng có nhiều đổi khác Mảnh đất này xưa kia tương truyền rằng được triều đình giao cho nhiệm vụ ươm tơ để dệt vải cho nhà vua và hậu cung Các dòng họ lớn trong làng sống chan hòa, đoàn kết cùng nhau gìn giữ và phát triển nghề làm tơ tằm Rồi nghề tơ tằm cũng có thời gian bị mai một, lãng quên do chiến tranh kéo dài, nhưng sau đó, những con người tâm huyết với nghề tơ tằm đã cố gắng làm sống lại một làng nghề truyền thống Âm thanh kẽo kẹt của tiếng quay tơ dệt vải, tiếng cười tiếng nói

nô nức trong công việc như hòa cùng âm thanh cuộc sống làng quê bình yên, mộc mạc

Làng Trinh Tiết được tạo hóa ưu đãi khi có dòng sông Đáy chảy qua

Từ bao đời nay, dòng sông vẫn đêm ngày bồi đắp phù sa cho những bãi dâu xanh biếc Dòng sông vẫn thủy chung gắn bó với làng nghề trồng dâu nuôi tằm, dù cho có lúc tưởng chừng như đã bị quên lãng

Trước đây, nghề này đã nuôi sống người dân Trinh Tiết, cả làng khi đó

có khoảng 100 - 200 hộ làm nghề Nhưng giờ, làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một do không thể cạnh tranh nổi với hàng hóa nhập ngoại Làng Trinh Tiết giờ luôn ầm ĩ bởi trong làng xuất hiện nhiều nghề mới như kim khí, sửa chữa máy móc mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Nhiều người dân làng không còn tha thiết với nghề như xưa nữa

Trang 37

b Đặc điểm và quy trình sản xuất dâu tằm

Nghề tằm

Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho rằng: “Nghề tằm gồm

cả các khâu công nghiệp, thủ công và mỹ nghệ Trồng dâu là tổng hợp các thao tác của nghề nông Nuôi tằm là tổng hợp trình độ kỹ thuật cao được tạo nên bởi bàn tay người nông dân Ươm tơ là ngành công nghiệp có lợi nhuận Khoa học kỹ thuật về ngành dâu tằm tơ là sự hội ngộ của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và nghệ thuật; là sự kết hợp giữa nền văn hoá lâu đời và nền văn minh hiện đại, giữa cái giàu, cái nghèo và là sự phản ánh tương phản giữa chúng”

Nghề tằm có bốn công đoạn hoàn toàn khác nhau nhưng lại gắn bó với nhau rất chặt chẽ là: Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa Tơ tằm đã tô điểm thêm cho vẻ đẹp con người và dệt nên những câu ca dao, những bài thơ trữ tình tuyệt tác Ở nước ta nghề tằm là nghề truyền thống lâu đời và hiện nay vẫn là sinh kế, là công ăn việc làm của hàng trăm ngàn lao động và làm giàu cho đất nước nhờ những giá trị to lớn của nó

Sản xuất dâu tằm

Một hiện tượng có từ thời xưa là những nước nuôi tằm không phải tất

cả đều dệt lụa Để nuôi tằm và ươm tơ, cần một lực lượng lao động nhiều và

rẻ, không có sự huấn luyện chuyên môn đặc biệt Kỹ nghệ dệt lụa yêu cầu trái lại, một loại nhân công khéo léo và có chất lượng Người ta thấy có những nước vừa nuôi tằm vừa dệt lụa như: Nhật Bản, Trung Quốc, Italia, Pháp; những nước chỉ nuôi tằm như Trung Á; những nước dệt lụa mà không nuôi tằm như: Anh, Mỹ, Đức, Thụy Sỹ Ở nước ta có những làng dệt lụa rất nổi tiếng nằm ở những vùng trồng dâu nuôi tằm lớn, nhưng đa số người nông dân trồng dâu nuôi tằm không ươm tơ mà bán kén cho các cơ sở ươm tơ trong và

Trang 38

động sản xuất mang lại thu nhập cho người nông dân thông qua việc trồng

dâu, nuôi tằm bán kén ươm

Đặc điểm 1: Sản xuất dâu tằm là một hoạt động sản xuất kết hợp giữa

chăn nuôi và trồng trọt Quá trình này bao gồm hai giai đoạn trồng dâu và nuôi tằm Hai giai đoạn này có quan hệ mật thiết với nhau Giai đoạn trồng dâu là giai đoạn trung gian của quá trình sản xuất dâu tằm vì nó cung cấp sản phẩm là lá dâu cho giai đoạn nuôi tằm Người dân tổ chức sản xuất thường là một quá trình được khép kín trong các hộ sản xuất nông nghiệp Chất lượng lá dâu có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả nuôi tằm

Đặc điểm 2: Cây dâu là đối tượng sản xuất của ngành trồng trọt, còn

con tằm là đối tượng sản xuất của ngành chăn nuôi, chúng là những sinh vật sống có những quy luật sinh trưởng và phát triển riêng đòi hỏi những biện pháp kỹ thuật chăm sóc và tác động khác nhau trong từng giai đoạn, từng vùng, miền và từng giống khác nhau

Đặc điểm 3: Sản xuất dâu tằm sử dụng rất nhiều lao động Trung bình

cần từ 7 - 8 lao động trên mỗi hecta dâu Sản xuất mang tính thủ công là chính

do yêu cầu công việc tỷ mỉ Tỷ lệ cơ giới hóa còn rất thấp Do đặc điểm này nên sản xuất dâu tằm chỉ phát huy hiệu quả ở những vùng đông dân, ít đất, nhiều lao động và giá nhân công rẻ

Đặc điểm 4: Sản xuất dâu tằm có tính thời vụ rất cao Một lứa tằm kể

cả thời gian gỡ kén kéo dài từ 26 - 28 ngày Trong đó khoảng 8 ngày là lao động vất vả, chủ yếu là hái dâu nuôi tằm tuổi bốn, tuổi năm, bắt tằm lên né và thu hoạch kén

Đặc điểm 5: Sản xuất dâu tằm mang tính hàng hóa cao Sản phẩm là

kén tằm được bán ngay cho tư thương thu mua kén lấy tiền trang trải cho chi phí sản xuất và sinh hoạt của gia đình Chỉ ở vùng các dân tộc miền núi, một

bộ phận người dân trồng dâu nuôi tằm, tự ươm tơ dệt vải và may trang phục

Trang 39

và các vật dụng truyền thống của dân tộc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình

Đặc điểm 6: Số lượng cá thể tằm trong một lứa nuôi là rất lớn Nguy cơ

dịch bệnh là rất cao, đặt ra yêu cầu công tác phòng trị bệnh nghiêm ngặt Thời gian của một lứa tằm lại rất ngắn chỉ trong vòng chưa đầy một tháng cho nên phòng bệnh là chủ yếu và tích cực

Đặc điểm 7: Thời gian nuôi tằm dài hay ngắn trong năm tùy từng khu

vực, từng nước, song về cơ bản là không có hộ nông dân chỉ hoàn toàn nuôi tằm Người ta thường nhìn nhận nuôi tằm như một hoạt động sản xuất phụ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình vào những lúc rảnh rỗi

Quy trình nuôi tằm

Quy trình nuôi tằm đòi hỏi nhiều công sức của người nông dân Những con ngài (con bướm) đẻ ra trứng tằm bằng vào một cái mẹt có trải giấy bản sạch Người ta lấy bẹ chuối, hoặc mo cau uốn cong thành vòng tròn chừng bằng cái đĩa bé trong mẹt, cho 1 - 2 con ngài đẻ trong phạm vi đó Những cái trứng tằm màu trắng hồng, bé bằng đầu tăm được hàng trăm con ngài đẻ bám chặt vào giấy Ngài tằm cũng có hai loại: ngài đực và ngài cái Con ngài đực

bé hơn Cần một con ngài đực cho 10 - 15 con ngài cái Chúng giao hoan với nhau trong sự bảo trợ của người nuôi tằm Sau đó ngài cái đẻ ngay

Cái kén tằm của con ngài đực cũng khác, chỉ có những người chăn tằm

có kinh nghiệm mới nhận ra (nó hơi thon hơn nhỏ hơn một chút) Sau khi được đẻ ra, chừng 24 tiếng, có khi hơn, tùy theo thời tiết, những cái trứng tằm

cứ đổi màu thẫm dần sang màu xanh xám, rồi từ lớn thành con tằm, trên thân

có nhiều lông tơ chui ra khỏi vỏ Sau đó những con tằm con bắt đầu bò đi tìm thức ăn Từ nay đến hết tuần, người ta gọi chúng là tằm một tuổi Thức ăn cho tằm là lá dâu Dâu cho tằm một tuổi phải chọn là lá dâu bánh tẻ (không già,

Trang 40

không non) Người ta phải thái nhỏ lá dâu như sợi thuốc lào, rắc nhẹ nhàng lên trên nong tằm, để cho các con tằm còn bé như đầu tăm không bị lá dâu đè chết

“Một nong Tằm, là năm nong kén Một nong Kén là chín nén tơ, Thương em chín đợi mười chờ”

Sau mỗi một tuần, chính xác hơn khoảng 4 - 5 ngày, tằm lại lột xác một lần Lúc đó, gọi là tằm ngủ, những con tằm nằm bất động vài giờ, rồi từ trong cái xác cũ chui ra một con tằm mới Như thế là tằm thêm được một tuổi Sau mỗi tuổi của tằm, người ta lại thái lá dâu lớn hơn một chút

Con tằm trong sự nâng niu của người nuôi cứ thế lớn dần Tằm ăn liên tục trong ngày đến năm bảy cữ Thời gian này phải đảm bảo lá dâu luôn đủ cho tằm ăn Trong một gian nhà, người ta đóng một cái giá có thể để 4 - 5 nong tằm thành nhiều tầng Giữ cho nong tằm sạch để tằm không bị bệnh nấm Vì thế mà lá dâu cho tằm ăn cũng phải thật sạch sẽ

Khi tằm đủ năm tuổi (khoảng 23 đến 27 ngày) thì tằm chín Con tằm lúc đó có màu sáng dần Từ chỗ da tằm sáng lên, rồi ngả màu vàng, rồi thành màu vàng hơi đỏ Bấy giờ, trong cơ thể nó chứa đầy một chất dịch trong, màu vàng sáng nhầy nhấy và cực dính (trong nghành tơ sợi hóa học gọi là visco), chủ yếu là protein Khi gặp không khí và khô đi nó chính là tơ của con tằm Con tằm nhả tơ qua miệng, phun một dòng chất dịch đủ nhỏ để khi qua miệng

nó, chất dịch ra ngoài là được một sợi tơ mảnh Người ta tính chiều dài của sợi tơ của con tằm kéo được dài đến hơn 12 km

Khi ấy, người nuôi tằm mới dỡ những chiếc né xếp gọn dưới bếp ra Né

là thứ dụng cụ người ta chuẩn bị để cho các con tằm làm kén Để làm né, cần

có một cây tre bánh tẻ đường kính chừng 4 - 5 cm Người ta uốn cong cây tre này thành một cái cổng vòm Hai đầu có một cái chốt ngang giống chữ D Trong lòng chữ D, người ta đan chéo mắt cáo thành các lỗ nhỏ, các lỗ này có

Ngày đăng: 15/05/2018, 14:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w