1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện phú vang- tỉnh thừa thiên huế

66 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LỊCH SỬ 000 LÊ THỊ THẢO DU LỊCH CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH KHÓA 34 (2010 – 2014) HUẾ, 05/2014 Lời Cảm Ơn Để hoàn thành tốt bài báo cáo này, trước tiên em xin được gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Trần Mai Phượng - Giáo viên hướng dẫn đề tài báo cáo. Cảm ơn cô đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo này. Tiếp đến, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Lịch Sử trường Đại Học Khoa Học Huế đã tận tình giảng dạy bổ sung kiến thức cho em trong suốt bốn năm ngồi trên ghế nhà trường. Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, các trung tâm du lịch, sở Văn Hóa - Thể Thao - Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, phòng Văn Hóa Thông Tin huyện Phú Vang, phòng Công Thương - Ủy Ban Nhân Dân huyện Phú Vang đã cung cấp cho em những tài liệu quý giá để hoàn thiện bài viết của mình. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng bài viết cũng còn nhiều hạn chế thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của quý thầy cô và các bạn khi đọc bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC [ MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Đóng góp của đề tài 5 6. Bố cục đề tài 5 NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 6 1.1. Vài nét về huyện Phú Vang 6 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 6 1.1.2. Điều kiện nhân văn 8 1.1.3. Các nguồn tài nguyên du lịch 10 1.2. Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài 12 1.2.1.Khái niệm du lịch 12 1.2.2. Khái niệm khách du lịch 14 1.2.3. Khái niệm về tài nguyên du lịch 14 1.2.4. Khái niệm về làng nghề truyền thống 15 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG 17 TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN PHÚ VANG: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH. .17 2.1. Vai trò của làng nghề đối với hoạt động du lịch Phú Vang 17 2.2. Một số làng nghề tiêu biểu 19 2.2.1. Làng hoa giấy Thanh Tiên xã Phú Mậu 19 2.1.2. Tranh ảnh Làng Sình 21 2.1.3. Làng nghề chằm nón lá Mỹ Lam xã Phú Mỹ 26 2.3. Đánh giá chung 30 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ DU LỊCH HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG 33 3.1. Thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống hiện nay 33 3.1.1. Tình hình phát triển các làng nghề truyền thống trong những năm qua 33 3.1.2. Thực trạng khai thác tour - tuyến làng nghề phục vụ du lịch 35 3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng 36 3.2. Định hướng và giải pháp cho phát triển du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang 41 3.2.1. Định hướng phát triển du lịch các làng nghề thủ công truyền thống 41 3.2.2. Các giải pháp bảo tồn và phát triển 45 C. KẾT LUẬN 53 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 E.PHỤ LỤC ẢNH 56 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu thoả mãn đời sống tinh thần của con người cũng trở nên quan trọng. Vì vậy, du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới và theo nhận định thì ngành du lịch hiện nay chỉ đứng sau ngành công nghiệp ô tô,công nghiệp dầu khí. Những năm gần đây, hoạt động du lịch trên thế giới đang có sự thay đổi khi số lượng khách du lịch ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các loại hình du lịch bền vững như: du lịch sinh thái, du lịch văn hoá. Trong đó du lịch văn hoá được quan tâm nhiều nhất. Du khách muốn khám phá, tìm hiểu những giá trị truyền thống của dân tộc mình cũng như của các dân tộc trên thế giới. Việt Nam là một nước có ngành du lịch đang phát triển nhưng là nước có nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú. Ngoài những thế mạnh về cảnh quan tự nhiên, những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc thì làng nghề truyền thống cũng là một trong những thế mạnh cho Việt Nam phát triển du lịch. Đến với làng nghề, du khách được chứng kiến tận mắt những công đoạn tạo ra một sản phẩm thủ công mỹ nghệ qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân dân gian để họ hiểu hơn về quá trình tạo ra sản phẩm, để được nghe kể về lịch sử làng nghề, để từ đó trân trọng hơn những giá trị truyền thống của dân tộc, góp phần trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị đó. Các làng nghề truyền thống với các sản phẩm độc đáo thiết thực luôn đem lại lợi ích kinh tế cho người lao động. Sản phẩm làng nghề không chỉ phục vụ đắc lực cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân mà giờ đây chúng đã trở thành những sản phẩm có giá trị xuất khẩu, mang lại thu nhập cao hơn cho người lao động, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Hiện nay, công việc khôi phục và bảo vệ các làng nghề là rất quan trọng. Đó không 1 phải là công việc riêng của từng cá nhân của từng làng nghề mà là công việc chung của các cấp, các ngành có liên quan vì thực trạng làng nghề Việt Nam nói chung đang gặp nhiều khó khăn, cần có sự quan tâm giúp đỡ để giữ gìn, phát huy một nét đẹp văn hoá trong kho tàng văn hoá truyền thống của dân tộc. Việt Nam có rất nhiều làng nghề truyền thống,những địa phương có nhiều làng nghề truyền thống phải kể đến Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Đã nẵng… trong đó các làng nghề ở Thừa Thiên - Huế đã trải qua nhiều bước thăng trầm, gắn liền với những biến động của lịch sử. Một số làng nghề và ngành nghề truyền thống đã được bảo tồn, các làng nghề thủ công truyền thống đã lưu giữ lại những bản sắc, dấu ấn của vùng văn hóa Huế, thể hiện sự khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo của những cư dân vùng đất giàu văn hóa. Đặc biệt, với vị thế là một trong những trung tâm du lịch quan trọng của quốc gia, là thành phố Festival của cả nước, sản phẩm thủ công nghiệp truyền thống Huế có một vị trí quan trọng để tạo nên tính hấp dẫn và ấn tượng đối với khách du lịch đến Huế. Những sản phẩm thủ công truyền thống Huế thường tinh xảo, đẹp mắt và mang đậm tính thương hiệu Huế. Và các làng nghề thủ công truyền thống ở Phú Vang là một trong những làng nghề mang lại nhiều giá trị quan trọng trong quá trình phát triển du lịch đối với Huế nói chung và Phú Vang nói riêng. Điển hình là làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, Tranh Làng Sình, làng chằm nón lá Mỹ Lam, mộc mỹ nghệ Phú Thượng Trong tình hình hiện nay vị trí của nhiều mặt hàng thủ công đã có sự hồi sinh và cải biến rất hợp lí nhưng cũng có những mặt hàng thủ công dần dần bị mai một. Tuy có lịch sử phát triển lâu đời cùng với lợi ích mà nghề sẽ đem lại kinh tế cho cá nhân, cho địa phương và cho đất nước nhưng các làng nghề vẫn chưa được quan tâm đúng mức để phát triển và phục vụ cho hoạt động du lịch của tỉnh. 2 Việc khôi phục và phát triển các làng nghề sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, giải quyết khó khăn cho địa phương trong việc giảm thiểu thất nghiệp, giảm thiểu tệ nạn xã hội. Phát triển du lịch làng nghề là một loại hình du lịch phát triển bền vững thúc đẩy làng nghề phát triển, góp phần bảo lưu những giá trị văn hoá vốn có của làng nghề truyền thống. Trong những năm gần đây, sở Văn Hoá - Thể Thao - Du Lịch Huế và phòng Văn Hóa Thông Tin huyện Phú Vang đă quan tâm tới sự phát triển của các làng nghề, phục vụ cho hoạt động du lịch của tỉnh: nghiên cứu, xây dựng các tour, các tuyến du lịch đưa du khách về với làng nghề. Đây là bước mở đầu có ý nghĩa đối với các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang. Với hy vọng các làng nghề truyền thống không bị mai một và phát triển, vừa là ngành kinh tế quan trọng của dân địa phương, vừa là sản phẩm du lịch độc đáo của ngành du lịch Huế chúng tôi đã chọn đề tài báo cáo tôt nghiệp của mình là "Du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế".Với đề tài này tôi hy vọng các làng nghề truyền thống ở Phú vang sẽ được mọi người sẽ biết đến nhiều hơn nữa, các cấp chính quyền có sự quan tâm hơn nữa để các làng nghề phát triển hơn nữa hòa nhịp với tốc độ phát triển chung của du lịch Huế. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu chung về làng nghề thủ công truyền thống đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến một số bài viết như: " Bảo tồn giá trị nghề thủ công truyền thống" của tác giả Đặng Văn Bài, "Nghề thủ công cổ truyền của dân tộc Việt Nam" của tác giả Lâm Bá Nam, "Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam" của PGS.TS.Trương Minh Hằng Nghiên cứu chung về du lịch làng nghề có các bài viết như: "Khôi phục những làng nghề thủ công truyền thống Huế phục vụ du lịch" của tác giả Domonique Bouchart. Tiếp đến là luận văn: "Nghiên cứu phát triển du lịch Làng Gốm Phù Lãng ở Bắc Ninh" ( Vũ Thị Thúy, khoa du lịch,DHKHXH & NV). 3 Nghiên cứu về du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên Huế có các bài viết được quan tâm như: "Nghề và làng nghề thủ công truyền thống ở Thừa Thiên - Huế" của tác giả Huỳnh Đình Kết, "Huế - Nghề và làng nghề thủ công truyền thống" của tác giả Bùi Hữu Thông, "Tranh thờ dân gian làng Sình quá khứ và hiện tại nhu cầu" tác giả Tôn Thất Bình trong Tạp chí Huế xưa và nay, số 06/1994 Nhưng nhìn chung những bài viết và các công trình trên chỉ tập trung nghiên cứu về khảo cổ và văn hóa làng nghề. Riêng lĩnh vực nghiên cứu: Du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế, gần đây mới được các cơ quan, trung tâm quan tâm nghiên cứu như: "Đề án phát triển ngành nghề thủ công truyền thống huyện Phú Vang giai đoạn 2006 - 2010" của UBND huyện Phú Vang, "Khôi phục làng nghề thủ công truyền thống" của phòng Công Thương - huyện Phú Vang Những công trình này mới chỉ khái quát được tiềm năng, thực trạng và đưa ra một vài giải pháp phát triển du lịch của huyện Phú Vang nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Báo cáo này được thực hiện sẽ đưa ra những định hướng giải pháp phát triển du lịch làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang một cách thiết thực và hiệu quả, đồng thời xây dựng những tour du lịch chuyên đề có mặt ở huyện Phú Vang. Đó chính là nội dung mà những công trình khoa học đi trước chưa đi sâu nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu +Đối tượng nghiên cứu: du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang-Thừa Thiên Huế. +Phạm vi nghiên cứu: các làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện Phú Vang,tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình làm báo cáo, các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng: 4 Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu. Phương pháp thống kê, phân tích. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp. 5. Đóng góp của đề tài Báo cáo đi sâu tìm hiểu giá trị của làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của Phú Vang bằng cách tạo ra sản phẩm du lịch mới cho du lịch trên địa bàn huyện đó là sản phẩm du lịch làng nghề thủ công truyền thống. Bằng hệ thống hóa các cơ sở lý luận về làng nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịch. Nghiên cứu thực trạng các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp khôi phục và phát triển các làng nghề phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang nói riêng tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Với đề tài này tôi hy vọng các làng nghề truyền thống ở Phú vang sẽ được mọi người sẽ biết đến nhiều hơn nữa, các cấp chính quyền có sự quan tâm hơn nữa để các làng nghề phát triển hơn nữa hòa nhịp với tốc độ phát triển chung của du lịch Huế. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung bài báo cáo gồm có ba chương + Chương 1: Giới thiệu chung về huyện Phú Vang-tỉnh Thừa Thiên Huế + Chương 2: Một số làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang: Đánh giá tiềm năng du lịch + Chương 3: Thực trạng và giải pháp khai thác các làng nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịch hiện nay trên địa bàn huyện Phú Vang 5 [...]... nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị của toàn làng Làng nghề theo cách phân loại về thời gian gồm có: Làng nghề truyền thống và làng nghề mới Theo tiến sỹ Phạm Côn Sơn trong cuốn "Làng nghề truyền thống Việt Nam" thì làng nghề được định nghĩa như sau: Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công truyền thống Ở đây không nhất thiết dân làng đều sản xuất thủ công. .. với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài” Báo cáo xin được đi sâu vào tìm hiểu các làng nghề truyền thống Phú Vang - Thừa Thiên Huế 16 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN PHÚ VANG: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH 2.1 Vai trò của làng nghề đối với hoạt động du lịch Phú Vang Giữa hoạt động du lịch và làng nghề có mối quan hệ chặt chẽ hữu... người thợ thủ công Và có thể mua về những sản phẩm đặc trưng làm quà tặng cho mỗi người thân trong gia đình Chính vì vậy, du lịch thăm quan làng nghề truyền thống là một trong những loại hình du lịch mới đang được đưa vào khai thác cho các tour du lịch Bởi vậy làng nghề truyền thống có một ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động du lịch của Phú Vang Du lịch làng nghề truyền thống đã... dùng về các sản phẩm thủ công Làng nghề ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu trước đó của con người Các sản phẩm thủ công truyền thống của mỗi làng nghề luôn tạo ra sự hấp dẫn đối với du khách khi họ tới thăm mỗi làng nghề truyền thống của Phú Vang Đến với làng nghề, du khách có thể cảm nhận một cách thực thụ về các sản phẩm truyền thống Có thể tận mắt chứng kiến quá trình tạo ra mỗi sản phẩm Từ đó du khách... làng nghề truyền thống sẽ là điểm du lịch lý tưởng cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu, mua sắm tại các làng nghề Làng nghề truyền thống còn là nơi sản xuất ra những hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật cao, tiêu biểu độc đáo cho mỗi vùng miền, địa phương Vì vậy du khách đến với các điểm du lịch làng nghề truyền thống còn mong muốn chiêm ngưỡng, mua sắm các sản phẩm thủ. .. nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. " * Tài nguyên du lịch nhân văn 14 Theo luật du lịch Việt Nam, tại điều 13 đưa ra: “ Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử cách mạng, các công trình lao động nghệ thuật sáng tạo của con người và các di sản văn hóa... tác động qua lại lẫn nhau Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững Ngược lại làng nghề truyền thống cũng là trung tâm thu hút khách du lịch và có tác động mạnh mẽ trở lại khách du lịch trong mục tiêu phát triển chung Làng nghề truyền thống là một không gian văn hóa – kinh... địa bàn tỉnh, đã từng tham gia Hội chợ, Hội thi các sản phẩm làng nghề, hàng thủ công mỹ nghệ của huyện và tỉnh, nhất là các kỳ Festival Huế và các lễ Hội làng nghề truyền thống của huyện tổ chức tại Festival Thuận An biển gọi, trong năm 2010 nghề chằm nón lá Mỹ Lam được Sở Khoa học công nghệ và Hội phụ nữ của tỉnh đưa làng nón tham gia vào Hội nón lá Huế và từng bước xây dựng thương hiệu, Cục Sở Hữu... canh của làng là Võ Đình Tiên, từ Sơn Tây phò chúa Nguyễn đến đóng đô ở Phú Xuân, đã có công khai canh 83 mẫu ruộng tại làng Vì vậy làng vốn có truyền thống làm nghề nông, tuy nhiên, vào tháng chạp, Thanh Tiên lại rộn rã với nghề làm hoa giấy Nghề hoa giấy Thanh Tiên có danh mục thống kê của các nghề thủ công từ thế kỷ XVI-XIX của Đại Nam nhất thống chí Làng Thanh Tiên thuộc tổng Mậu Tài, huyện Phú Vang,... một số Làng nghề truyền thống 30 bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc của địa phương Các sản phẩm thủ công truyền thống là tiềm năng lớn cho việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện, những mặt hàng thủ công truyền thống đó góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng,mua sắm đối với du khách đến Huế nói chung và Phú Vang nói riêng Tuy nhiên một số ngành dần dần sản xuất tập trung, hướng phát triển theo cơ cấu các ngành, . bằng cách tạo ra sản phẩm du lịch mới cho du lịch trên địa bàn huyện đó là sản phẩm du lịch làng nghề thủ công truyền thống. Bằng hệ thống hóa các cơ sở lý luận về làng nghề thủ công truyền thống. các tour, các tuyến du lịch đưa du khách về với làng nghề. Đây là bước mở đầu có ý nghĩa đối với các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang. Với hy vọng các làng nghề truyền thống không. sản phẩm du lịch độc đáo của ngành du lịch Huế chúng tôi đã chọn đề tài báo cáo tôt nghiệp của mình là " ;Du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế& quot;.Với

Ngày đăng: 10/11/2014, 08:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Văn An: Ô Châu Cận Lục. Nhà xuất bản hóa Á Châu, Sài Gòn, 1961 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô Châu Cận Lục
Nhà XB: Nhà xuất bản hóa Á Châu
2. Tôn Thất Bình: Tranh thờ dân gian làng Sình quá khứ hiện tại nhu cầu. Tạp chí Huế xưa và nay, số 06/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tranh thờ dân gian làng Sình quá khứ hiện tại nhucầu
3. Đỗ Bang: Phố cảng Thanh Hà và dấu tích phố cổ. Tạp chí Huế xưa và nay, số 3/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phố cảng Thanh Hà và dấu tích phố cổ
4. Đỗ Bang: Phố cảng Thanh Hà - Bao Vinh. Tạp chí Huế xưa và nay, số 26/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phố cảng Thanh Hà - Bao Vinh
5. Dominique Bouchart: Khôi phục những làng nghề thủ công truyền thống Huế. Tạp chí Sông Hương, số 05/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khôi phục những làng nghề thủ công truyềnthống Huế
6. Lê Văn Hảo, Vĩnh Phối. Tìm về tranh dân gian Việt Nam Bách Khoa, số 241,242 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về tranh dân gian Việt Nam Bách Khoa
7. Huỳnh Đình Kết: Nghề làm giấy thủ công ở Thuận Hóa - Huế. Tạp chí Huế xưa và nay, số 58/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề làm giấy thủ công ở Thuận Hóa - Huế
8. Huỳnh Đình Kết: Nghề và làng nghề thủ công truyền thống ở Thừa Thiên - Huế. Tạp chí xưa và nay, số 58/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề và làng nghề thủ công truyền thống ở ThừaThiên - Huế
9. Nguyễn Hữu Thông: Huế - Nghề và làng nghề thủ công truyền thống. NXB Thuận Hóa, Huế 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huế - Nghề và làng nghề thủ công truyềnthống
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
10. Nguyễn Bá Vân, Chu Quang Trứ: Tranh dân gian Việt Nam. NXB văn hóa 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tranh dân gian Việt Nam
Nhà XB: NXBvăn hóa 1984
11. Trần Đại Vinh: tín ngưỡng dân gian Huế, NXB Thuận Hóa 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tín ngưỡng dân gian Huế
Nhà XB: NXB Thuận Hóa 1995
12. Bùi Văn Vượng: Từ giấy Dó đến tranh dân gian, Hà Nội 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ giấy Dó đến tranh dân gian
13. Chú Hà - chủ nhiệm hợp tác xã Phú Mậu,huyện Phú Vang,Thừa Thiên Huế Khác
14. Chú Nguyễn Viễn - chủ nhiệm hợp tác xã Phú Mỹ II,huyện Phú Vang,Huế Khác
15. Anh Ngyễn Văn Tuyến - phòng công thương huyện Phú Vang Khác
16. Dư địa chí huyện Phú Vang - UBND huyện Phú Vang Khác
17. Đề án phát triển TCTT & ngành nghề nông thôn huyện Phú Vang giai đoạn 2006 - 2010, phòng Công Thương huyện Phú Vang. UBND huyện Phú Vang Khác
18. Đề án khôi phục và phát triển làng Hoa Giấy Thanh Tiên xã Phú Mậu huyện Phú Vang - Phòng Công Thương huyện Phú Vang Khác
19. Đề án khôi phục và phát triển làng chằm nón lá Mỹ Lam xã Phú Mỹ - Phòng Công Thương huyện Phú Vang.Tài liệu Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w