6. Bố cục đề tài
2.3. Đánh giá chung
Nhìn chung các làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn trong những năm qua có sự phát triển tương đối ổn định, làng nghề truyền thống dần dần được khôi phục, các nghề chính cơ bản hoạt động có hiệu quả, góp phần khôi phục và phát triển, sản phẩm làm ra được thị trường chấp nhận tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cải thiện đời sống góp phần xoá đói giảm nghèo, đồng thời khắc phục sự mai một của một số Làng nghề truyền thống
bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc của địa phương.
Các sản phẩm thủ công truyền thống là tiềm năng lớn cho việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện,những mặt hàng thủ công truyền thống đó góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng,mua sắm đối với du khách đến Huế nói chung và Phú Vang nói riêng.
Tuy nhiên một số ngành dần dần sản xuất tập trung, hướng phát triển theo cơ cấu các ngành, sản phẩm bước đầu đã mạng tính hàng hoá có hệ thống và cạnh tranh lành mạnh, nhưng chỉ tập trung một số cơ sở sản xuất có quy mô vừa trở lên, còn lại các cơ sở sản xuất nhỏ, lẽ vẫn còn mạng tính tự phát, thiếu quy hoạch hiệu quả thấp.
Hiện nay với thị hiếu mới của người tiêu dùng và với những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường cũng như sự cạnh tranh khốc liệt của các dòng sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghiệp, đầu ra các sản phẩm làng nghề truyền thống ngày càng gặp nhiều khó khăn, một số ngành nghề truyền thống đã không thể phát triển và đứng trước nguy cơ bị mai một. Vấn đề này đặt ra cho lực lượng lao động ở nông thôn huyện Phú Vang những thách thức không nhỏ khi thời gian sử dụng lao động ở nông thôn vào sản xuất nông nghiệp mới chỉ đạt từ 60% - 80% nên thời gian nhàn rỗi của người lao động khá lớn [18]. Khi không có nghề truyền thống, người lao động nông thôn thiếu việc làm buộc họ phải xoay chạy,tìm kiếm việc làm mới ở nơi khác hoặc sử dụng thời gian nhàn rỗi vào các công việc “vô bổ”,đặc biệt là lao động trẻ thiếu việc làm sẽ dẫn đến những tệ nạn, gây ra “gánh nặng” cho gia đình và xã hội thì vấn đề khôi phục lại các làng nghề truyền thống được xem là biện pháp ổn định để giải quyết khung thời gian nhàn rỗi cho lao động ở nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao đời sống và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
Theo số liệu thống kê, huyện Phú Vang có nhiều nghề truyền thống như: làm nón lá, làm hoa giấy,làm nước mắm, mộc mỹ nghệ, nấu rượu...đã
một thời phát triển. Đó là chưa kể đến những nghề mới được du nhập như mộc dân dụng,may mặc, thêu ren, đan lưới…Bởi do những nguyên nhân chủ quan, khách quan mà những ngành nghề truyền thống đó đang dần bị mai một.Vậy nên, chủ trương khôi phục lại các làng nghề truyền thống ngoài mục đích tạo việc làm cho lao động nông thôn còn có ý nghĩa phục hồi, duy trì những giá trị truyền thống trong lao động sản xuất gắn với bản tính cần cù, chịu khó của người dân huyện Phú Vang..
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ
DU LỊCH HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG 3.1. Thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống hiện nay
3.1.1. Tình hình phát triển các làng nghề truyền thống trong những năm qua
Ngành nghề nông thôn và làng nghề huyện Phú Vang năm trong những năm qua tiếp tục được khôi phục và phát triển ổn định,nhờ sự chỉ đạo, vận động, khuyến khích của tỉnh, huyện và các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi nên một số doanh nghiệp vừa, nhỏ, hộ cá thể đã đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hoá, sắp xếp tổ chức sản xuất...Nên một số làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện từng bước khôi phục và phát triển như:
+Một số làng nghề truyền thống đã từng tham gia Hội chợ, Hội thi các sản phẩm làng nghề,hàng thủ công mỹ nghệ của huyện và tỉnh, nhất là các kỳ Festival Huế và các lễ Hội làng nghề truyền thống của huyện tổ chức tại Festival Thuận An biển gọi, trong năm 2010 nghề chằm nón lá Mỹ Lam được Sở Khoa học công nghệ và Hội phụ nữ của tỉnh đưa làng nón tham gia vào Hội nón lá Huế và từng bước xây dựng thương hiệu, Cục Sở Hữu trí tuệ công nhận sản phẩm được chỉ dẫn địa lý và quảng bá các du khách đến tham quan du lịch.
+ Làng nghề nón lá Mỹ Lam, An Lưu xã Phú Mỹ; Đồng Di, Đông Đỗ, xã Phú Hồ; Truyền Nam xã Phú An; Dương Nổ xã Phú Dương; Thanh Dương xã Phú Diên... khá phát triển, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Phối hợp với Sở Khoa học công nghệ, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ tỉnh triển khai dự án xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý sản phẩm nón lá Mỹ Lam - Phú Mỹ đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận năm 2010.
Theo kế hoạch 51 của ủy ban nhân dân tỉnh ngày 07/7/2011 về việc khôi phục và phát triển làng nghề nón lá Mỹ Lam theo hướng sản xuất sản phẩm nón lá phục vụ du lịch và xuất khẩu, Sở Công Thương đã phối hợp hợp tác xã nông nghiệp Phú Mỹ 2 tổ chức 02 lớp đào tạo với số lượng 100 học viên. Năm 2012, Phòng đã tham mưu ủy ban nhân dân huyện đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh công nhận Nón lá Mỹ Lam là nghề truyền thống và làng nghề truyền thống.
+ Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, tranh ảnh làng Sình xã Phú Mậu: Đây là một nghề truyền thông có từ lâu đời. Đã triển khai nhiều dự án cải tiến mẫu mã phục vụ khách du lịch như: thiết kế bộ tranh Bát Âm, bộ trò chơi dân gian Làng Sình, hoa gỗ, hoa sen giấy Thanh Tiên,... sản phẩm hoa sen giấy Thanh Tiên đã được bình chọn là sản phẩm “Quốc hoa Việt Nam”; Năm 2008 đạt giải khuyến khích về sản phẩm Hoa gỗ Thanh Tiên và Bộ tranh nghệ thuật Bát Âm Làng Sình. Năm 2011 đạt chứng nhận bình chọn tham gia Hội chợ, Hội thi các sản phẩm làng nghề, hàng thủ công mỹ nghệ của huyện và tỉnh, nhất là các kỳ Festival Huế và các lễ Hội làng nghề truyền thống của huyện tổ chức tại Festival Thuận An biển gọi [17].
Năm 2012 ông Thân Văn Huy và ông Kỳ Hữu Phước được xét chọn là nghệ nhân Thừa Thiên Huế.... Sản phẩm hoa giấy Thanh Tiên và tranh ảnh Làng Sình được nhiều du khách đến tham quan và mua sắm thông qua các tour du lịch, góp phần khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, quảng bá sản phẩm truyền thống đến du khách trong và ngoài nước. Năm 2012, Phòng đã tham mưu ủy ban nhân dân huyện đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh công nhận Tranh ảnh dân gian Làng Sình là nghề truyền thống, Hoa giấy Thanh Tiên là nghề truyền thống và làng nghề truyền thống.
+ Nghề chế biến từ gỗ, tre: Cưa xẻ gỗ, sản xuất hàng mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, chạm khảm, đan đác mây tre. Tập trung phát triển ở các làng nghề mộc mỹ nghệ Lại Thế, Trung Đông - Phú Thượng, Dương Nổ - Phú Dương, Hà Thanh - Vinh Thanh, Hà Úc - Vinh An, nghề đan đát thúng mủng
ở Hà Thanh-Vinh Thanh... Hàng năm, vận động và hướng dẫn các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện tham gia các hội chợ và hội thi do tỉnh và huyện tổ chức.
3.1.2. Thực trạng khai thác tour - tuyến làng nghề phục vụ du lịch
Gần đây, sự hình thành các tour du lịch trải nghiệm vùng đầm phá được đánh giá là một loại hình du lịch mới lạ, hấp dẫn, thích hợp với các đối tượng khách thích loại hình du lịch sinh thái, tìm hiểu cuộc sống của người dân và bản sắc văn hóa địa phương, vùng, miền. Tuy nhiên mới ở giai đoạn hình thành nên người dân chưa có nhiều kiến thức về du lịch và kỹ năng đón tiếp du khách.
Để tạo tiền đề về kỹ năng đón tiếp du khách, vừa qua công ty Lữ hành Hương Giang, Huetourist đã phối hợp với ủy ban nhân dân xã Phú Mậu, huyện Phú vang (Thừa Thiên Huế) tổ chức tập huấn làm du lịch cho người dân làng nghề Phú Mậu bao gồm những người thợ, người nông dân làng nghề chuyên làm hoa giấy, trồng hoa của Thanh Tiên và những nghệ nhân làm tranh làng Sình được hiểu biết về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, về cách làm du lịch, cách trình diễn giới thiệu nghề với khách.
Với mục đích, lợi ích của loại hình du lịch dựa vào cộng đồng gắn với trách nhiệm của người dân địa phương là tạo thêm sản phẩm du lịch mới, giới thiệu quảng bá sản phẩm, dịch vụ của địa phương, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Để hình thành tuyến du lịch mới về làng nghề Phú Mậu, những doanh nghiệp du lịch đã phối hợp với chính quyền địa phương và đặc biệt là những người dân, nghệ nhân tâm huyết với nghề, phát triển nghề cùng nhau thảo luận, khảo sát thực tế để chọn điểm đến trong tuyến du lịch. Không ai khác mà chính người dân làng nghề là chủ nhân, là linh hồn của tuyến du lịch sẽ mang đến cho du khách những nét văn hóa truyền thống, những phong tục, lối sống, giới thiệu về những di tích danh thắng địa phương; hoặc thao tác trình diễn giới thiệu về nghề truyền thống của mình. Họa sỹ Thân Văn Huy, một người dân làng Thanh Tiên rất tâm huyết với nghề và rất
hăng hái tham gia đóng góp để hình thành nên tour du lịch làng nghề của địa phương mình. Ngôi nhà rường khang trang với khu vườn đẹp bên dòng sông Hương của ông trở thành điểm tập huấn và cũng được chọn là điểm đến trong tour du lịch này.
Thanh Tiên, làng Sình ở Phú Mậu là những làng nghề truyền thống có tiếng của Thừa Thiên Huế với nghề làm hoa giấy và vẽ tranh mộc bản. Với những nét đẹp truyền thống của một làng quê cuối dòng Hương, cùng với những điểm di tích danh thắng nơi đây sẽ tạo nên tuyến du lịch lý tưởng để giới thiệu đến du khách, tạo ra sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng mới cho du lịch Thừa Thiên Huế. Bao ấp ủ tâm huyết của các nhà làm du lịch ở Huế trong những năm qua, họ đang từng bước cùng người dân làng nghề nơi đây xây dựng một tuyến du lịch mới. Công ty Lữ hành du lịch Hương Giang đã giúp cho người dân làng nghề cách thức làm du lịch như: hình thức giao tiếp đón khách; các vấn đề về môi trường tại các điểm đón khách; phương pháp thuyết minh tại điểm du lịch; phương pháp tiếp cận cộng đồng tại các làng nghề; sự hợp tác giữa cộng đồng trong từng làng nghề, cũng như thống nhất một số vấn đề về giá dịch vụ, lộ trình, chọn mô hình phù hợp trong tuyến du lịch làng nghề mà chính họ là những chủ nhân. Đây sẽ là cơ sở quan trọng ban đầu nhằm hướng đến hoàn chỉnh tuyến du lịch làng nghề truyền thống.
3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng
a.Những mặt thành công - thuận lợi:
- Được sự quan tâm, chỉ đạo nhiệt tình, sâu sát của cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành về khôi phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống do đó các làng nghề dần được khôi phục và phát triển.
- Được sự hỗ trợ kinh phí đối với các dự án khuyến công từ nguồn ngân sách huyện và tỉnh góp phần thúc đẩy, tạo động lực mạnh mẽ cho các cơ sở TTCN sản xuất sản phẩm truyền thống trên địa bàn huyện mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước được đầu tư đến tận các thôn, xã do đó việc lưu chuyển hàng hóa thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Sản phẩm Công nghiệp nông thôn được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu sẵn có, lao động dồi dào của địa phương.
- Nhờ có cơ sở hạ tầng khá phát triển, và hệ thống giao thông đường bộ, đường sông, đường biển khá thuận lợi điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra giao thông thuận lợi cũng giúp cho việc đi lại của khách du lịch khi đến Phú Vang và các làng nghề truyền thống được dễ dàng khi tham quan du lịch. Làng nghề truyền thống Phú Vang đã được hình thành và phát triển lâu đời, vì vậy mỗi sản phẩm của làng nghề truyền thống đều chứa đựng trong đó những yếu tố văn hoá, mang những nét rất riêng của vùng miền. Điều đó cũng tạo nên được sự hấp dẫn cho du khách khi lựa chọn mua những sản phẩm của các làng nghề truyền thống đó.
- Lực lượng lao động nông thôn đông đảo. Lực lượng nghệ nhân và thợ giỏi trong các làng nghề còn khá nhiều. Ngoài ra họ còn là nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ cho hoạt động du lịch tại mỗi làng nghề, chính họ là người sản xuất ra các sản phẩm và là người thuyết minh cho các sản phẩm tại các làng nghề. Nguồn nhiên liệu cung cấp cho việc sản xuất các mặt hàng của làng nghề luôn được đáp ứng kịp thời, do vậy chủ động được nguồn nhiên liệu cho hoạt động sản xuất, đây cũng là những thuận lợi có được của làng nghề truyền thống trên địa bàn Phú Vang. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của các cấp các ngành trong việc trong việc đầu tư, cấp vốn cho hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống, thời gian qua cũng đã có nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục, phát triển. Tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân.Không chỉ vậy,Đảng còn có những chủ trương khuyến khích các nghành và sở du lịch Phú Vang đầu tư tôn tạo đưa các làng nghề truyền thống vào hoạt động du lịch, nhằm góp phần bảo tồn làng nghề và đem lại lợi ích lớn về kinh tế nông thôn tại mỗi làng nghề.
b.Những mặt hạn chế và khó khăn:
Ngoài những thuận lợi và thành công các làng nghề thống trên địa bàn huyện vẫn còn bộc lộ những khó khăn, bất cập:
+ Khó khăn:
- Trong những năm qua do nhận thức của các cấp ủy, chính quyền còn lúng túng, các xã, Thị trấn chưa quan tâm đến công tác phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn cấp xã, thị trấn không có cán bộ theo dõi lĩnh vực này, cho nên việc tham mưu định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn của từng địa phương gặp nhiều khó khăn.
- Một số cơ sở ra đời kinh doanh chỉ mang tính tự phát, thiếu vốn, thiếu thông tin, nguồn nhân lực có tay nghê, chưa ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào kinh doanh và đời sống hàng ngày nên quy mô, công nghệ còn nhỏ lẽ và lạc hậu.
- Hạ tầng cơ sở nông thôn còn nhiều hạn chế và bất cập, qui hoạch hạ tầng tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn chưa được quan tâm đang còn là khởi điểm.
- Các địa phương chưa có cơ chế chính sách, để khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn của địa phương mình, gây rất nhiều khó khăn cho các Doanh nghiệp có tâm huyết thực sự muốn làm ăn .
- Nhận thức của nhân dân còn nhiều hạn chế, phương án sản xuất kinh doanh còn mang nặng tư tưởng tư hữu, ngành nghề sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ chủ yếu là theo hộ gia đình, sản phẩm còn đơn điệu về chủng loại, mẫu mã, bao bì chưa được quan tâm, nhiều sản phẩm chưa có thương hiệu, nhãn mác... chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình làng xã, thiếu nhạy bén với cơ chế