TRUYỀN THỐN GỞ HUYỆN PHÚ VANG : ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH
3.1. Thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống hiện nay
3.1.1. Tình hình phát triển các làng nghề truyền thống trong những năm qua
Ngành nghề nông thôn và làng nghề huyện Phú Vang năm trong những năm qua tiếp tục được khôi phục và phát triển ổn định,nhờ sự chỉ đạo, vận động, khuyến khích của tỉnh, huyện và các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi nên một số doanh nghiệp vừa, nhỏ, hộ cá thể đã đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến cơng nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hoá, sắp xếp tổ chức sản xuất...Nên một số làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện từng bước khôi phục và phát triển như:
+Một số làng nghề truyền thống đã từng tham gia Hội chợ, Hội thi các sản phẩm làng nghề,hàng thủ công mỹ nghệ của huyện và tỉnh, nhất là các kỳ Festival Huế và các lễ Hội làng nghề truyền thống của huyện tổ chức tại Festival Thuận An biển gọi, trong năm 2010 nghề chằm nón lá Mỹ Lam được Sở Khoa học công nghệ và Hội phụ nữ của tỉnh đưa làng nón tham gia vào Hội nón lá Huế và từng bước xây dựng thương hiệu, Cục Sở Hữu trí tuệ cơng nhận sản phẩm được chỉ dẫn địa lý và quảng bá các du khách đến tham quan du lịch.
+ Làng nghề nón lá Mỹ Lam, An Lưu xã Phú Mỹ; Đồng Di, Đông Đỗ, xã Phú Hồ; Truyền Nam xã Phú An; Dương Nổ xã Phú Dương; Thanh Dương xã Phú Diên... khá phát triển, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Phối hợp với Sở Khoa học công nghệ, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ tỉnh triển khai dự án xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý sản phẩm nón lá Mỹ Lam - Phú Mỹ đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận năm 2010.
Theo kế hoạch 51 của ủy ban nhân dân tỉnh ngày 07/7/2011 về việc khơi phục và phát triển làng nghề nón lá Mỹ Lam theo hướng sản xuất sản phẩm nón lá phục vụ du lịch và xuất khẩu, Sở Công Thương đã phối hợp hợp tác xã nông nghiệp Phú Mỹ 2 tổ chức 02 lớp đào tạo với số lượng 100 học viên. Năm 2012, Phòng đã tham mưu ủy ban nhân dân huyện đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh cơng nhận Nón lá Mỹ Lam là nghề truyền thống và làng nghề truyền thống.
+ Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, tranh ảnh làng Sình xã Phú Mậu: Đây là một nghề truyền thơng có từ lâu đời. Đã triển khai nhiều dự án cải tiến mẫu mã phục vụ khách du lịch như: thiết kế bộ tranh Bát Âm, bộ trị chơi dân gian Làng Sình, hoa gỗ, hoa sen giấy Thanh Tiên,... sản phẩm hoa sen giấy Thanh Tiên đã được bình chọn là sản phẩm “Quốc hoa Việt Nam”; Năm 2008 đạt giải khuyến khích về sản phẩm Hoa gỗ Thanh Tiên và Bộ tranh nghệ thuật Bát Âm Làng Sình. Năm 2011 đạt chứng nhận bình chọn tham gia Hội chợ, Hội thi các sản phẩm làng nghề, hàng thủ công mỹ nghệ của huyện và tỉnh, nhất là các kỳ Festival Huế và các lễ Hội làng nghề truyền thống của huyện tổ chức tại Festival Thuận An biển gọi [17].
Năm 2012 ông Thân Văn Huy và ông Kỳ Hữu Phước được xét chọn là nghệ nhân Thừa Thiên Huế.... Sản phẩm hoa giấy Thanh Tiên và tranh ảnh Làng Sình được nhiều du khách đến tham quan và mua sắm thơng qua các tour du lịch, góp phần khơi phục và phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, quảng bá sản phẩm truyền thống đến du khách trong và ngồi nước. Năm 2012, Phịng đã tham mưu ủy ban nhân dân huyện đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh công nhận Tranh ảnh dân gian Làng Sình là nghề truyền thống, Hoa giấy Thanh Tiên là nghề truyền thống và làng nghề truyền thống.
+ Nghề chế biến từ gỗ, tre: Cưa xẻ gỗ, sản xuất hàng mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, chạm khảm, đan đác mây tre. Tập trung phát triển ở các làng nghề mộc mỹ nghệ Lại Thế, Trung Đông - Phú Thượng, Dương Nổ - Phú Dương, Hà Thanh - Vinh Thanh, Hà Úc - Vinh An, nghề đan đát thúng mủng
ở Hà Thanh-Vinh Thanh... Hàng năm, vận động và hướng dẫn các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện tham gia các hội chợ và hội thi do tỉnh và huyện tổ chức.