Định hướng phát triển du lịch các làng nghề thủ công truyền thống

Một phần của tài liệu du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện phú vang- tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 50)

TRUYỀN THỐN GỞ HUYỆN PHÚ VANG : ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH

3.2.1.Định hướng phát triển du lịch các làng nghề thủ công truyền thống

3.2. Định hướng và giải pháp cho phát triển du lịch các làng nghề thủ công truyền thống

3.2.1.Định hướng phát triển du lịch các làng nghề thủ công truyền thống

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế diễn ra ngày càng sâu rộng, cùng với những áp lực thực hiện lộ trình AFTA, hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và việc tham gia tổ chức WTO. Căn cứ vào đề án tiểu thủ công nghiệp và nghành nghề truyền thống

- Thực hiện Quyết định số 132/2000/ QĐ-TTg, ngày24/11/2000 của thủ tướng Chính Phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề

nơng thơn và kế hoạch triển khai thực hiện số:757/BNN-CBNLS, ngày 22/3/2001của Bộ Nông nghiệp &PTNT

- Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ huyện Phú Vang lần thứ XII và kế hoạch phát triển KT- XH 5 năm 2006 - 2010 .

- Quy hoạch phát triển sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp huyện Phú Vang thời kỳ 2002 - 2010.

Qua khảo sát, điều tra tình hình tiểu thủ cơng nghiệp và ngành nghề nơng thơn trên địa bàn huyện trong những năm qua, để định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn của huyện giai đoạn 2006- 2010 mà nghị quyết Huyện ủy đã đề ra; Uỷ ban nhân dân huyện Phú Vang xây dựng đề án phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn giai đoạn 2006- 2010 với những nội dung chủ yếu sau :

Xác định tư tưởng phát huy cao độ nội lực, với truyền thống lao động cần cù của nhân dân huyện nhà , khuyến khích nhân dân bỏ vốn để sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống.

- Gắn phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, chú trọng việc khôi phục xây dựng các làng nghề truyền thống, mang bản sắc văn hố dân tộc, góp phần tạo cơng ăn việc làm nhằm xố đói giảm nghèo. Chú trọng khai thác hết tiềm năng của các ngành dịch vụ tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống của các địa phương, các tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể cùng tham gia...

- Hiện nay, trên địa bàn Huyện sản lượng chủ yếu là dựa vào sản xuất

tiểu thủ công nghiệp, thành phần kinh tế tư nhân chiếm một bộ phận rất lớn, nó có ưu điểm là ít chịu sự tác động của cơ chế thị trường, hạn chế rủi ro, tuy nhiên cũng có nhiều nhược điểm cần tháo gở, khắc phục, để khắc phục những tồn trên và tạo điều kiện thúc đẩy các các ngành nghề phát triển .

- Khuyến khích các thành phần kinh tế để hình thành một số cơ sở sản xuất theo hướng cơng nghiệp, sản phẩm mang tính hàng hóa, thay thế một số cơng đoạn làm bằng tay để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đủ

khả năng cạnh tranh trên thị trường như: Đóng và sửa chữa cơ khí, tàu thuyền, sản xuất nước đá, chế biến thức ăn nuôi tôm, cá, sản xuất các ngư cụ đánh bắt, sản xuất chế biến và bảo quản các loại nấm,... Tạo điều kiện để khôi phục các làng nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2006 - 2010: Mộc mỹ nghệ ở Phú Thượng, Phú Dương; Chế biến thủy hải sản ở Phú Thuận, Phú Hải và Thị trấn Thuận An; Làng nón lá truyền thống Phú Mỹ, Phú Hồ; Làng đan lát truyền thống Hà Thanh Xã Vinh Thanh, Làng hoa giấy Thanh Tiên, tranh ảnh xã Phú Mậu.

- Tăng cường việc khai thác, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, đồng thời tạo mọi điều kiện để các cơ sở kinh tế mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mơ sản xuất, để đa dạng hố các sản phẩm theo cơ cấu sau:

* Cơ cấu ngành nghề Tiểu thủ công nghiệp

Dựa vào tiềm năng thế mạnh của địa phương và Nghị quyết Đại Hội Huyện Đảng Bộ lần thứ XII đã xác định cơ cấu kinh tế: Dịch vụ-Tiểu thủ cơng nghiệp-Nơng nghiệp để đầu tư đúng hướng, có hiệu quả,chú trọng các ngành mũi nhọn như:

+ Ngành nghề Mộc Mỹ nghệ, chạm khảm ở Phú Thượng, Phú Dương, Phú An; Sửa chữa cơ khi Tàu thuyền: Phú Hải, Phú Đa, thị trấn Thuận An; Sản xuất nước đá: Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải, Phú đa, Vinh Phú, Vinh Thanh...; Sản xuất vật liệu xây dựng: Phú Thượng, Phú đa, Phú Mậu...

+ Ngành nghề nông thôn : Đan lát ở Vinh Thanh; Hoa giấy thôn Thanh Tiên , tranh ảnh Thơn Lại ân; Nón lá Truyền nam Phú An, Mỹ Lam Phú Mỹ, Đông Di, Tây Hồ xã Phú Hồ, Phú Dương...chế biến nấm Phú Lương, Phú Xuân, Phú đa, Vinh Thái và nhân rộng ra một số xã Phú Hồ, Phú Mỹ, Phú An, Phú Dương, Phú Thượng, Phú Mậu...

* Về việc đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều điện phát triển kinh tế tư nhân

Hiện nay, trên địa bàn Huyện sản lượng chủ yếu là dựa vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thành phần kinh tế tư nhân chiếm một bộ phận lớn, nó

có ưu điểm là ít chịu sự tác động của cơ chế thị trường, hạn chế rủi ro, tuy nhiên cũng có nhiều nhược điểm cần tháo gở, khắc phục, để khắc phục những tồn trên và tạo điều kiện thúc đẩy các các ngành nghề phát triển :

Khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất theo hướng công nghiệp,thay thế một số công đoạn làm bằng tay để nâng cao chất lượng sản phẩm mang tính hàng hóa, hạ giá thành, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường,tạo điều kiện để nghề thủ công mỹ nghệ,Làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển.

+ Tạo cơ chế thơng thống việc cho vay để sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn bằng nguồn vốn ưu đãi, lãi suất thấp, kéo dài thời gian thu hồi nợ nguồn vốn khuyến công của Tỉnh, Huyện chỉ mang tính kích cầu. Mặc khác, một số địa phương chưa được sự quan tâm đúng mức, nhất là việc phổ biến chủ trương về việc nội dung phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, để đưa nguồn vốn khuyến công đến với người dân, hiện nay các xã, thị trấn khơng có cán bộ phụ trách lĩnh vực cơng nghiệp nên cơng tác tìm đối tác có tâm huyết, có năng lực vốn, có tay nghề đầu tư làm ăn là rất khó.

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về pháp lý : Hỗ trợ chính sách giảm tiền thuê đất, chính sách thuế, khuyến khích về đào tạo nghề nghề truyền thống, động viên các thợ có tay nghề cao, nghệ nhân, những người làm nghề lâu năm có nhiều thành tích phát huy. Tổ chức các Hội thi sáng tác hàng thủ công truyền thống, hội chợ triển triển lãm để giới thiệu và quảng bá sản phẩm, các hội thảo, hội nghị về chuyên đề để giúp các chủ doanh nghiệp nắm bắt thông tin, hợp tác và tìm thị trường tiêu thụ.

+ Thơng qua nguồn vốn khuyến cơng để khuyến khích người dân cùng mạnh dạng bỏ vốn, mở rộng sản xuất, đăng ký thương hiệu, thay đổi cơng nghệ, mẫu mã, qua đó làm địn bẩy thúc đẩy các cơ sở khác cùng phát triển, góp phần khơi phục ngành nghề truyền thống nơng thơn địa phương mình.

Một phần của tài liệu du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện phú vang- tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 50)