Tranh ảnh Làng Sình

Một phần của tài liệu du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện phú vang- tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 31)

TRUYỀN THỐN GỞ HUYỆN PHÚ VANG : ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH

2.1.2.Tranh ảnh Làng Sình

a.Nguồn gốc và quá trình phát triển

Xét trên mặt kỹ thuật, tranh làng Sình có nhiều điểm tương đồng với tranh Đơng Hồ nhưng xét về mặt thời gian thì tranh làng Sình ra đời muộn hơn. Khoảng thế kỉ XVI tranh làng Sình mới được du nhập vào trong quá trình di cư vào đàng trong của những nghệ nhân Thanh Hóa, họ mang theo nghề tranh để có thể kiếm cớ sinh nhai và từ một may mắn nào đó mà tranh làng Sình được chọn làm nghề truyền nhân.

Đứng về mặt lịch sử,t hế kỉ XVI là mốc thời gian đánh dấu sự đi vào ổn định xã hội và bắt đầu phát triển kinh tế của xứ Thuận Hóa và hầu hết các làng nghề thủ công truyền thống ra đời vào khoảng thời gian này. Tồn tại và phát triển về mọi mặt, trở thành một trong những vệ tinh của khu thương cảng Thanh Hà, cho đến nay ở vung đất Thuận Hóa, ngồi làng Sình chưa có một làng xã nào từng làm nghề in tranh tín ngưỡng đã bị mất đi. Tranh làng Sình trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, trước và sau thời kì phong kiến khơng bị cạnh tranh bởi một làng nghề nào tương tự. Đó cũng là một trong những điều kiện khá thuận lợi cho tranh làng Sình phát triển mạnh và ngày càng mở rộng, mặt khác do nhu cầu tín ngưỡng nhất là tầng lớp quan lại quý tộc phong kiến đã thúc đẩy tranh làng Sình có những bước phát triển có thể nói là đạt đến đỉnh cao.

Trải qua quá trình tồn tại và phát triển, nghề tranh làng Sình có nhiều tên gọi khá nhau như: nghề giấy, nghề bồi, nghề hồ điệp, nghề tranh, nghề Sình...Sự phát triển của nghề tranh làng Sình cịn được đánh dấu bởi sự trưởng thành lớn mạnh của tầng lớp nghệ nhân trong làng từ bị động đã tự túc được nguyên liệu giấy, màu và nhất là đã sáng tác được những mẫu tranh, khắc ván in theo ý tưởng của mình. Trong làng sự phân hóa các lớp người trở

nên tất yếu, hình thành nên những bộ phận chuyên biệt trong hệ thống dây chuyền sản xuất tranh như: chủ bồi, tự bồi và con bồi.

+Chủ bồi: là những người bỏ vốn ra thuê người khác in tranh +Tự bồi: là người trực tiếp đứng ra sản xuất tranh.

+Con bồi: là những người làm thuê cho chủ bồi hoặc là bỏ sức ra đi khai thác nguyên liệu về bán cho chủ bồi.

Nhưng dù cho là chủ bồi hay con bồi thì họ cũng có đóng góp rất lớn trong việc phát triển nghề tranh cũng như hình thành nên ý thức tơn trọng về nghề và tự hào về làng trong mọi người dân làng Sình.

Sau ngày đất nước giải phóng,tranh làng Sình bị xem là văn hóa phẩm dị đoan tiếp tay cho những hình thức mê tín...Nghề tranh bị cấm đốn, ván khắc bị thu hồi, đố phá, dân cư bỏ nghề làng ra đi hoặc chuyển sang hành nghề khác. Mặt khác, cuộc sống càng ngày càng thay đổi, ý thức con ngưới tiến bộ hơn và những thế lực thần linh bị giảm xuống. Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, cũng như bao làng nghề khác được hồi sinh, nghề tranh làng Sình cũng có cơ hội phục hồi, khơng cịn bị cấm đốn, những vì những nhân tố trên mà tranh làng Sình có xu hướng co lại cả về số lượng lẫn đề tài, ngồi việc làm tranh khơng có sự sáng tạo trong khi đó thì tính dân gian được bảo lưu một cách q nguyên tắc.

Nhưng dù ở góc độ nào để suy xét về vai trị nghề tranh làng Sình phải thừa nhận rằng quá trình tồn tại và phát triển của tranh làng Sình là cuộc khẳng định của dịng mỹ thuật dan gian của một vùng đất gắn liền với tập tục tín ngưỡng truyền thống, phản ánh một nhu cầu vốn có từ xa xưa và trở nên thân thiết trong một thời kì lịch sử của xứ đàng trong. Đến thế kỉ XVIII, XIX nghề tranh làng Sình phát triển cùng với những làng nghề khác tạo nên một chỉnh hợp của cảng Thanh Hà- Bao Vinh. Có lẽ điều đáng nói nhất là tranh làng Sình đã mang lại những đặc trưng tiêu biểu cho loại hình hội họa dân gian của một vùng đất.

b.Chức năng của tranh làng Sình

Nếu chúng ta tìm hiểu nền tảng chi phối đến tâm thức người dân xứ Thuận Hóa sẽ cho ta nhìn chính xác về chức năng chính của tranh làng Lai Ân. Điều đó được thể hiện khá rõ trong nội dung của tranh làng Sình: Bộ tranh thế mạng trong lễ tế cô hồn trong phật giáo, lễ nhương sao, giải hạn cầu an đạo giáo,tranh ông, bà trong lễ cùng bà, tiên ơng...Cũng như tranh làng Sình đã góp phần làm tăng thêm sự phong phú đa dạng trong các hình thức tín ngưỡng dân gian.

Tranh làng Sình với chức năng đặc trưng là tín ngưỡng. Sinh ra và lớn lên trên một vùng đất khá đậm nét màu sắc tín ngưỡng dân gian, tranh làng Sình có một nhiệm vụ hết sức thiết thực là đáp ứng nhu cầu của tập tục thờ cúng khơng chỉ cư dân Thuận Hóa mà cả vùng Trung Trung Bộ. Tranh làng Sình mang đặc trưng hoàn toàn của thể loại tranh cúng lễ,phục vụ tín ngưỡng,chuyên chở những niềm kính cẩn, nỗi sợ hãi của người dâng cúng gửi về một cõi thiêng mơ hồ, điều này được phản ánh trong việc hình tượng của tranh đều xoay quanh nội dung cầu cúng và khi làm xong chức năng đó thì tranh được đốt đi.

Tranh làng Sình khơng nhiều nhưng mỗi bộ tranh đều mang một bố cục, một giá trị riêng trong chức năng chung. Dựa vào chủ đề ta có thể phân chia thành những loại sau:

- Chủ đề về người gồm có: tượng bà ( tượng chùa,tượng đế,tượng ngang), con ảnh ( ảnh xiêm vẽ hình người đàn ơng và đàn bà,ảnh phền vẽ hình bé trai và bé gái và tờ bếp ).

- Chủ đề về đồ vật gồm có: khí dụng, cung tên, áo lơng, áo bà, áo binh. - Chủ đề về động vật gồm có: trâu, bị, lợn ngựa, voi, hổ...

Cũng có thể phân loại tranh làng Sình thành những "bộ" gắn với từng chức năng riêng như sau:

- Bộ tranh cúng thế mạng gồm có "con ảnh" xiêm cho người lớn,"con ảnh" phền cho trẻ con.

- Bộ tranh cúng lễ cầu cho "mẹ trịn con vng" gồm: Trang Diêm Vương, Mẫu Thoải, tam vị Phạm Tinh, ông Đốc, Đức ông và bộ phường bát âm...

- Bộ tranh cúng thần bảo hộ trẻ con gồm có: "Tranh bà, tranh ơng, tranh 12 con giáp.

- Bộ tranh cúng thế mạng cho những người đi rừng, đi biển: tranh cọp, áo ông, áo bà...

- Bộ tranh cúng giải hạn cho các vật nuôi: con ảnh trâu, lợn, gà...bộ ngũ hổ và các loại khí dụng như cung tên, ngồi ra cịn kèm theo vàng bạc, giấy tiền.

c. Nội dung và ý nghĩa của tranh làng Sình

Mơi trường đích thực của tranh làng Sình là khơng khí trang nghiêm, hướng về cõi âm, nhưng bên cạnh cái chất trang trọng trong tranh hay trên khuôn mặt các "thần nhân" ta vẫn bắt gặp những nét hồn nhiên,vui tươi, khoan dung, vẫn cảm nhận được sự an ủi, được xoa dịu những khó khăn đầy rẫy trong cuộc sống đời thường.

+ Tranh bếp và việc thờ cúng táo quân: Nhân dân ta thường có câu:

"Thế gian một vợ một chồng

Chẳng như vua bếp hai ông một bà"

Theo tục lệ,hàng năm đến ngày 23 tháng chạp âm lịch gia chủ làm lễ cúng tiễn đưa ơng Táo về chầu Ngọc Hồng ngồi đồ ma ra cịn có tranh thờ. Tranh thờ bao gồm 1 tờ bếp,bộ ba tờ "áo binh", 1 tờ "ngựa bay" và 100 quan tiền.

Mảng bố cục chính của "tờ bếp" là hình ảnh ba vị táo quân nổi lên ở giữa như "3 ngọn lửa thiêng", xung quanh là những sản phẩm mà gia chủ làm ra được sắp xếp theo bố cục đối xứng, tuần tự theo nội dung của một bản báo

cáo mà ba vị thổ cơng sẽ trình lên Ngọc Hồng.

Bố cục nội dung của "tờ bếp" trên cơ sỏ dụng ý của các nghệ nhân Sình muốn thể hiện sự tơn kính cũng như tầm quan trọng của ba vị thổ thần đối với gia chủ qua hình ảnh ba vị Táo quân tư thế trang nghiêm, đồng thời gới gắm những ước vọng về một cuộc sống đầm ấm, thuận hịa, sung túc qua hình ảnh các vật ni, mâm quả, các vật dụng sinh hoạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bộ tranh thể mạng và lễ cầu an:

Thoạt nhìn bộ "thế mạng" như bày ra trước mắt ta một cuộc "hành linh" với những nhiệm vụ hết sức quan trọng là giải cứu con người. Bộ tranh "thế mạng" truyền thống do làng Sình sản xuất gồm có 2 "con ảnh" đi kèm là 2 "ông Điệu", 1 con "ngựa bay", 1 bộ "khí dụng", "cung tên" và "con tiền" tùy theo đối tượng được thế mạng mà có sự thay đổi các "con ảnh".

"Con ảnh thế mạng cho đàn ông "Con ảnh" thế mạng của phụ nữ "Con ảnh" thế mạng cho em trai

"Con ảnh" thế mạng của em gái [2; tr. 6].

Bộ "khí dụng" được bố cục làm hai phần: phần trên gồm có 2 ơng điệu, 2 chiếc thuyền, 2 nhà kho, 2 con voi,1 con ngựa; phần dưới gồm những đồ dùng cần thiết cho người phụ nữ nhu gương, lược, trâm cài, hoa tai...

+ Tranh Tượng Bà với tục cúng trừ giải bệnh tật, ốm đau và trong sinh đẻ. Khi gia đình gặp nạn hay có ai ốm đau,bệnh tật, kể cả khi sinh đẻ khó khăn, người ta thường khấn vái cầu cúng bà giúp đỡ, giải hạn. Trong tranh Sình hình ảnh "Bà" cưỡi trên một con voi tư thế phục chứng tỏ uy lực của "Bà" đối với bổn mạng, vì thế có tên gọi là "tượng voi,tượng chùa".

Nếu đàn bà thờ "Trang Bà" thì đàn ơng thờ "Trang Ơng".Thờ "Trang Ơng" có vai trị khá quan trọng cúng thần bảo hộ ngôi nhà thần Đất và thần nghề nghiệp.

được người đi biển dùng để cầu an cho mình trước đe dọa của biển cả,sóng cao gió lớn và thường được đốt trong lễ cúng đất.Tranh "Ơng Cọp","Áo Binh" cúng "ơng" để khi đi rừng không gặp nguy hiểm.Thực ra xét về bản chất đây cũng là một hình thức thế mạng: cúng cho thần biển, thần rừng để được phù hộ tai qua nạn khỏi.

+ Bộ tranh động vật và lễ giải hạn các vật nuôi

Quan niệm linh hồn không chỉ dừng lại ở con người mà nó cịn có cả trong vật ni.Con người muốn vật ni của mình tai qua nạn khỏi mau an chóng lớn. Tranh thường được dùng trong lễ cúng đầu năm, ngoài "con Ảnh" cho vật ni như tranh lợn, trâu,bị, gà,vịt, chó...cịn có thêm tiền giấy, áo binh cho ông bà chuồng [12; tr. 36].

Một phần của tài liệu du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện phú vang- tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 31)