TRUYỀN THỐN GỞ HUYỆN PHÚ VANG : ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH
2.1.3. Làng nghề chằm nón lá Mỹ Lam xã Phú Mỹ
a.Nguồn gốc,xuất xứ và quá trình phát triển
Thuộc xã Phú Mỹ,huyện Phú Vang,tỉnh Thừa Thiên Huế.Phú Mỹ có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Lợi thế so sánh này đã thúc đẩy một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển như: Sửa chữa cơ khí, máy móc phục vụ nơng nghiệp; mộc dân dụng - mỹ nghê; may mặc... Trong đó, làng nghề sản xuất nón lá truyền thống phát triển lâu đời. Trên địa bàn tồn xã có rất nhiều hộ tham gia chằm nón lá, nhưng tập trung chủ yếu ở làng nghề Mỹ Lam và An Lưu.
Điểm thuận lợi khác của Phú Mỹ là giáp ranh với xã Phú Thượng, gần thành phố Huế nên sớm nhận được nhiều tác động tích cực về kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ... tạo cơ hội phát triển nhanh và toàn diện hơn. Hiện nay Phú Mỹ đã xây dựng được kết cấu hạ tầng khá hợp lý giúp cho việc giao thương trong nội bộ xã và với bên ngồi dễ dàng hơn. Đó là tỉnh lộ 10A và các tuyến trục ngang nối với tỉnh lộ An Vân Dương đi qua, với quốc lộ 49A. Phú Mỹ đã được quy hoạch nằm trong khu Đô thị Mỹ Thượng và được ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch tổng thể Cụm Cơng nghiệp làng nghề Phú Mỹ (Thơn Mỹ Lam). Đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành sản xuất và
dịch vụ của Phú Mỹ nói riêng và huyện Phú Vang nói chung.
Ngành nghề chằm nón lá là một trong những nghề truyền thống lâu đời của địa phương chiếm một bộ phận lao động khá lớn, tận dụng được lao động nông nhàn, đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình. Một số hộ gia đình bắt đầu sản xuất theo sự phân cơng lao động, có cơ sở cung cấp nguyên liệu lá, vành... có đầu mối thu gom sản phẩm của các hộ để đi tiêu thụ các thị trường trong và ngồi tỉnh.
Làng nghề nón lá Mỹ Lam phát triển cách đây khoảng 70 - 80 năm có nhiều thợ có kinh nghiệm và tay nghề cao, sản phẩm của làng nghề khá nổi tiếng trên địa bàn tỉnh, đã từng tham gia Hội chợ, Hội thi các sản phẩm làng nghề, hàng thủ công mỹ nghệ của huyện và tỉnh, nhất là các kỳ Festival Huế và các lễ Hội làng nghề truyền thống của huyện tổ chức tại Festival Thuận An biển gọi, trong năm 2010 nghề chằm nón lá Mỹ Lam được Sở Khoa học cơng nghệ và Hội phụ nữ của tỉnh đưa làng nón tham gia vào Hội nón lá Huế và từng bước xây dựng thương hiệu, Cục Sở Hữu trí tuệ cơng nhận sản phẩm được chỉ dẫn địa lý và quảng bá các du khách đến tham quan du lịch. Tuy nhiên, quy mô sản xuất vẫn cịn nhỏ lẽ, manh mún, mang tính hộ gia đình, sản phẩm khá đơn điệu chủ yếu sản xuất nón lá thơng thường phục vụ cho sinh hoạt, thị trường còn hạn hẹp, việc mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng thu nhập cho lao động còn hạn chế...[19].
b.Chức năng và ý nghĩa
Đến bây giờ, người dân Mỹ Lam khơng cịn ai nhớ nghề làm nón lá xuất hiện ở làng mình từ bao giờ, chỉ biết rằng trải qua bao sự thăng trầm của lịch sử, họ vẫn dựa vào nghề này để mưu sinh.
Sao anh không về thăm quê em Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón Mười sáu vành, mười sáu trăng lên
(Bài thơ đan nón Nguyễn Khoa Điềm)
Nghề chằm nón khơng chỉ dành riêng cho phụ nữ mà cả những người đàn ơng trong gia đình cũng có thể giúp chuốt vành, lên khung nón. Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách cơng phu,sau đó uốn thành vịng thật trịn trịa và bóng bẩy. Người phụ nữ thì nức vành và ủi lá. Để có được lá đẹp, người thợ thường chọn lá nón vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Khi xây và lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Khi nón chằm hồn tất, người ta đính thêm vào chóp nón một cái "xồi" được làm bằng chỉ bóng láng để làm dun, sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền. Điều làm nên nét đặc biệt nhất của nón lá Tây Hồ so với sản phẩm cùng loại của nhiều làng nón khác ở xứ Huế chính là dáng thanh mảnh, độ mỏng, màu nón nhã nhặn và đặc biệt nhất là những bài thơ chất chứa tâm hồn xứ Huế được cài trong chiếc nón. Vào thập niên 60 của thế kỷ 20, ông Bùi Quang Bặc - một nghệ nhân làm nón lá và cũng là một người rất yêu thơ phú đã nghĩ ra cách ép những câu thơ vào giữa hai lớp lá để tôn lên vẻ đẹp và giá trị tinh thần của nón Huế. Theo đó, người thợ thủ cơng cịn tạc lên những bức tranh mang đậm phong cách Huế với chùa Linh Mụ, cầu Trường Tiền, con đị trên sơng Hương cùng hàng chữ mềm mại "Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chng Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.."
Nón lá Mỹ Lam nổi tiếng bởi độ mỏng, thanh, màu sắc nền nã và đường kim, mũi chỉ đều, đẹp nên người tiêu dùng rất yêu chuộng. Nón lá là vật trang sức làm duyên thêm nét đẹp của những thiếu nữ và là vật che nắng hữu hiệu của nhiều người. Người dân quê đi chợ, đi làm ruộng khơng thể thiếu chiếc nón lá đội đầu. Nón lá đã gắn bó với cuộc sống của người nơng dân Tây Hồ một nắng hai sương trên đồng ruộng một cách tự nhiên và bền bỉ dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay.Khơng chỉ nổi tiếng với nón lá bài thơ, dân làng Mỹ Lam còn rất khéo léo khi tạo ra những chiếc nón lá kè hai lớp bền,
đẹp, đội mát.
Nghề làm nón nhìn có vẻ đơn giản nhưng địi hỏi người làm nón phải cẩn thận và tỉ mỉ trong các khâu, đặc biệt là khâu chằm nón. Để có một chiếc nón đẹp thì tất cả các cơng đoạn đều phải được làm một cách cơng phu.
Để có lá đẹp và tốt, người làm nón phải ra chợ, tự tay chọn lá. Lá được chọn thường là lá dừa hay lá gồi có màu xanh nhẹ. Lá được ủi nhiều lần thật thẳng và thật láng, 16 vành nón được trắc thật trịn trịa. Xây và lợp lá cũng đòi hỏi tay nghề tinh tế. Người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá khơng bị chồng lên nhau nhiều lớp, để nón có thể thanh và mỏng, và đặc biệt các mũi kim phải đều, khít, sắc.
Nghề làm nón tuy khơng mang lại thu nhập cao, nhưng là nghề để mưu sinh, giải quyết công việc cho những phụ nữ làng quê những lúc nơng nhàn, rảnh rỗi. Một ngày chằm nón, những người phụ nữ ở làng cũng kiếm thêm được khoảng 30 nghìn đồng [14]. Dù thu nhập không cao nhưng họ vẫn mong muốn gìn giữ cái nghề truyền thống nổi tiếng của làng mình.
Người Mỹ Lam tự hào vì nón lá của làng quê nghèo được khách hàng nhiều nơi ưa chuộng, và tự hào vì họ vẫn sống được với nghề nón truyền thống, những chiếc nón bài thơ toả đi khắp nẻo đường và trở nên gần gũi, thân quen trong cuộc sống thường nhật của mỗi phụ nữ Huế. Chỉ với nguyên liệu đơn giản của lá dừa, lá gồi, những chiếc nón bài thơ vẫn trở thành vật “trang sức” của biết bao thiếu nữ. Với nhiều người, lựa nón, lựa quai cũng là một thú vui nên khơng ít người đã kỳ cơng đến tận nơi làm nón để đặt cho riêng mình với dịng thơ u thích. Buổi tan trường, các con đường bên sông Hương như dịu lại trong cái nắng hè oi ả bởi những dáng mảnh mai với áo dài trắng, nón trắng và tóc thề. Những gương mặt trẻ trung ẩn hiện sau vành nón sáng lấp lố đã trở thành một ấn tượng rất Huế, rất Việt Nam.
Nghề nón là một trong những nghề thủ cơng, dễ tiếp thu và học tập nên nhiều người trong độ tuổi từ 12 đến 60 tuổi có thể tham gia làm được, nhiều
hộ có trên 06 lao động cùng chằm, với đặc điểm lấy công làm lãi, thu nhập cho người lao động cịn thấp, bình quân thu nhập từ 400.000 đồng - 800.000 đồng/lao động/tháng[14]. Hiện nay nghề nón nhìn chung cịn gặp nhiều khó khăn, nếu khơng có cơ chế chính sách hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền địa phương thì ngày càng bị mai một. Vì vậy, việc khơi phục, phát triển làng nghề chằm nón lá Mỹ Lam cần có phương hướng, kế hoạch cụ thể nhằm phát triển sản phẩm và thị trường phục vụ lễ Hội và du lịch, để phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cải thiện đời sống góp phần xố đói giảm nghèo, góp phần bảo tồn bản sắc văn hố dân tộc.
Làng nghề nón lá Mỹ Lam, xã Phú Mỹ (Phú Vang) có mặt hàng trăm năm nay và góp phần khơng nhỏ vào việc giải quyết việc làm cho hàng ngàn hộ dân nơi đây. Thế nhưng, chừng 10 năm trở lại đây, làng nghề này trở nên buồn tẻ bởi đầu ra cho nón lá gặp khó, cộng với nhiều hộ dân tự chuyển sang các nghề khác để tăng thu nhập nên cái tên nón lá Mỹ Lam lừng danh một thời giờ như cảnh chợ chiều,người dân phải tự đi tìm nghề mới để mưu sinh. “Trong cơ chế thị trường, lớp trẻ giờ đây khơng cịn mặn mà theo đuổi nghề truyền thống, chỉ còn những người đứng tuổi cịn tâm huyết và khát khao khơi phục nghề cha ông để lại. Vậy nên, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song hàng trăm hộ dân làng nghề Mỹ Lam vẫn bám lấy nghề, vẫn ngày đêm sáng tạo ra các mẫu mã mới để thu hút khách”, bác Nguyễn Viễn, Chủ nhiệm HTX Phú Mỹ II cho biết [14].