Yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông quốc tuấn, thành phố hải phòng (Trang 39 - 64)

Trong thời đại ngày nay, xu hướng chung của thế giới là tiến tới toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa dựa trên nền tảng của sự phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến. Xu thế phát triển khách quan đã đặt ra thách thức đối với các nước đang phát triển, đó là một quá trình hội nhập, hợp tác để phát triển và đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Trước những thách thức của XH trong thời kỳ đổi mới ở nước ta, GD&ĐT có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước với “nhân tố con người” nhằm thực hiện phương hướng của Đảng cộng sản Việt Nam là: “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, có năng lực sáng tạo”. Chính vì lẽ đó, Quốc hội khóa X đã ban hành Nghị quyết 40/2000/QH10, Quốc hội khóa XI ban hành Nghị quyết 37/2004/QH11 đặt trọng tâm vào đổi mới giáo dục THPT là hạn chế tính hàn lâm, tăng cường thực hành, gắn liền với thực tiễn cuộc sống; tăng cường tích hợp nội dung dạy học; thực hiện theo con đường phân hóa là phương án phân ban, tài liệu tự chọn để thực hiện chương trình; đảm bảo kiến thức toàn diện, hướng nghiệp cho học sinh. GDHN là cầu nối giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Do vậy, GDHN trong các trường THPT hiện nay cũng cần có những đổi mới để phù hợp và đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục THPT.

GDHN phải chú trọng việc phân luồng sau khi học sinh tốt nghiệp THPT, chuẩn bị nguồn cho đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhân lực đa năng và theo chuẩn công nghiệp của thế giới.

GDHN trong trường phổ thông phải bám sát xu thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, gắn với thị trường lao động và định hướng phát triển các ngành nghề trong XH.

GDHN nhằm hướng đến thế giới việc làm, không chỉ hướng đến một nghề mà hướng đến một nhóm nghề và rộng hơn.

1.5.4. Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện KT-XH của đất nước, của địa phương là yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến trường THPT nói chung và QLGDHN nói riêng. Do đó, Hiệu trưởng khi lập kế hoạch quản lý, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra cũng như thông tin trong QLGDHN không thể tách rời điều kiện KT-XH của đất nước cũng như địa phương và phải có những đổi mới về QLGDHN cho phù hợp đó là: Mục tiêu phải thiết thực, phù hợp và khả thi. Nội dung chương trình phải thiết thực, cập nhật, thường xuyên bổ sung những nội dung, thông tin phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của địa phương, đất nước, tình hình quốc tế.

Kết luận chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu tư liệu, trong chương 1 tác giả đã trình bày vấn đề cơ sở lý luận về quản lý giáo dục hướng nghiệp của Hiệu trưởng trong trường THPT, bao gồm những nội dung: Lịch sử nghiên cứu vấn đề; Một số khái niệm cơ bản của đề tài (Quản lý giáo dục; Quản lý nhà trường; Hướng nghiệp; Giáo dục hướng nghiệp; Quản lý giáo dục hướng nghiệp; Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp); Giáo dục hướng nghiệp trong trường Trung học phổ thông; Quản lý giáo dục hướng nghiệp của Hiệu trưởng trường THPT; Những nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT.

Công tác GDHN trong nhà trường THPT có vị trí vô cùng quan trọng, GDHN là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi HS hình thành những biểu tượng đúng đắn về các nghề cần phát triển trong XH; Phát triển hứng thú của HS trên cơ sở phân tích các đặc điểm, hoàn cảnh và điều kiện của mỗi HS; Tạo điều kiện để HS hình thành năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã xuất hiện; Giáo dục cho HS có thái độ, có ý thức đúng đắn với lao động. Qua đó HS lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu của XH.

Quản lý GDHN có vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu GDHN ở trường THPT, do đó Hiệu trưởng cần có những biện pháp quản lý phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của nhà trường, địa phương để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDHN.

Qua chương này, tác giả đã thể hiện cơ sở lý luận giúp cho việc nghiên cứu được đúng hướng, đúng chuẩn mực, phù hợp với yêu cầu chung của giáo dục và đào tạo cũng như xu thế phát triển chung của xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Đây là những vấn đề cơ bản từ đó có cơ sở để nghiên cứu, phân tích thực trạng QLGDHN và đề xuất những biện pháp để góp phần nâng cao chất lượng GDHN ở trường THPT Quốc Tuấn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

HƯỚNGNGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC TUẤN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1. Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo tại trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng

Trường THPT Quốc Tuấn được UBND thành phố Hải Phòng kí quyết định số 1931 ngày 30 tháng 8 năm 2006 về việc thành lập trường THPT Quốc Tuấn trực thuộc Sở GD-ĐT Hải Phòng. Trong giai đoạn đầu nhà trường đứng trước những khó khăn và thách thức to lớn về mọi mặt như: Cơ sở vật chất và trường sở chưa có, lúc đầu phải đi học nhờ hoàn toàn trong phạm vi 2 năm học (2006-2007 và 2007-2008). Đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh được tách ra từ phân hiệu 2 của trường THPT An Lão với qui mô là 18 lớp tương đương với 806 học sinh và 41 giáo viên và nhân viên. Sau khi tiếp nhận đội ngũ và học sinh, lãnh đạo nhà trường đã có kế hoạch và lộ trình nhằm tập trung tổ chức, triển khai tốt hoạt động dạy và học; đồng thời tiếp cận, chăm lo tới dự án xây dựng trường theo chủ trương của thành phố và huyện An Lão; bên cạnh đó, từng bước lãnh đạo nhà trường đã đề xuất với các cấp thành lập các tổ chức chính trị, xã hội: Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, cùng với việc hình thành tổ chức bộ máy nhà trường. Đến năm học 2012 – 2013, quy mô của nhà trường là 22 lớp với 978 học sinh và 70 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Hiện nay nhà trường vẫn phải tổ chức dạy và học tại 2 địa điểm cách xa nhau hơn 7 km.

Đứng chân trên huyện An Lão, mặc dù một huyện ven đô của thành phố Hải Phòng xong kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Trong những năm gần đây, một số nhà máy, xí nghiệp đã được xây dựng trên địa bàn huyện, đã thu hút được một lượng lớn lao động vào làm, kinh tế có nhiều thay đổi. Tuy nhiên đi kèm với đó là sự quan tâm của gia đình với học sinh giảm sút, tình trạng học sinh bỏ học, lêu lổng, chơi bời tăng, nhiều học sinh không có ý thức học tập.

- Chất lượng giáo dục của trường THPT Quốc Tuấn từ ngày thành lập đến nay có nhiều chuyển biến tích cực. Mặc dù là một trong số các trường THPT trẻ nhất của thành phố Hải Phòng; điểm đầu vào thấp xong trong những năm vừa qua, chất lượng giáo dục của nhà trường được từng bước khẳng định thông qua các con số sau:

Bảng 2.1: Thống kê chất lượng giáo dục của Trường THPT Trần Quốc Tuần trong 5 năm học gần đây

Nội dung Năm học

2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012 - 2013 Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng 95,4 % 96,1% 96,23% 96,6% 96,1% Tỷ lệ học sinh khá giỏi 45,6% 48,3% 58,7 55,5% 58,38% Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp 93,97 (Thấp hơn TB TP 0,5%) 100% (Vượt TB TP 1,3%) 99,27% (Vượt TB TP 1,48%) 100% (Vượt TB TP 0,18%) 99,67% (Vượt TB TP ) Tỷ lệ học sinh đỗ đại học, CĐ so với số hồ sơ dự thi 25% 33% 35% 43% 43% Số giải học sinh giỏi cấp

thành phố 5 giải 9 giải 13 giải 14 giải 21 giải

Giáo viên dạy giỏi cấp cụm, thành phố

4 giáo viên 11 giáo viên 13 giáo viên Sở không tổchức 19 giáo viên Giáo viên

tham gia đào tạo trên chuẩn

0 giáo viên 3 giáo viên 6 giáo viên 12 giáo viên 14 giáo viên Danh hiệu thi đua tập thể Tập thể Lao động tiên tiến Tập thể Lao động xuất sắc UBND thành phố tặng cờ thi đua xuất sắc Được UBND thành phố tặng cờ thi đua xuất sắc Tập thể Lao động tiên tiến Danh hiệu thi đua cá nhân 01 CSTĐTP, 14 CSTĐCS, 35 LĐTT 25 CSTĐCS, 34 LĐTT, 01 CSTĐ TP, 29 CSTĐCS, 56 LĐTT 01 CSTĐ TP, 14 CSTĐCS, 57 LĐTT 01 CSTĐ TP, 13 CSTĐCS, 67 LĐTT

2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn

2.2.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn

2.2.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên

Để thầy rõ quan điểm nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động GDHN trong trường THPT và mức độ quan tâm của CBQL, GV đến hoạt động GDHN chúng tôi tiến hành điều tra 54 khách thể (trong đó có 4 CBQL và 50 GV ở trường THPT Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng) đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDHN

Mức độ Cán bộ quản lý Giáo viên Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Rất quan trọng 3 75 28 56 31 57,4

Quan trọng 1 25 17 34 18 33,3

Bình thường 0 0 5 10 5 9,3

Không quan trọng 0 0 0 0 0 0

Bảng 2.3. Mức độ quan tâm của CBQL, GV với công tác GDHN

Mức độ Cán bộ quản lý Giáo viên Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Rất quan tâm 0 0 0 0 0 0

Quan tâm 3 75 18 36 21 38,9

Bình thường 1 25 32 64 33 61,1

Không quan tâm 0 0 0 0 0 0

Kết quả điều tra ở bảng 2.2 cho thấy đa số CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động GDHN trong nhà trường, thể hiện có 90,7% ý kiến đánh giá ở mức độ rất quan trọng và quan trọng, chỉ có 5/54 ý kiến chiếm 9,3% đánh giá quan trọng ở mức độ bình thường, không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng.

GDHN là một bộ phận cấu thành trong chương trình giáo dục và đào tạo của nhà trường và là trách nhiệm của toàn XH. Tuy nhiên, kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy có tới 61,1% CBQL, GV quan tâm đến GDHN ở mức độ bình thường. Đây là một thực tế đáng suy nghĩ, nó phản ánh suy nghĩ thực sự của CBQL, GV về công tác GDHN trong nhà trường. Qua quan sát thực trạng tổ chức GDHN ở trường THPT Quốc Tuấn cho thấy chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức từ phía lãnh đạo nhà trường và đội ngũ GV giảng dạy cũng chưa tâm huyết trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động GDHN. Bởi trong nhận thức, nhà trường xem kết quả thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi, thi ĐH, CĐ là tiêu chí để đánh giá chất lượng GD&ĐT trong nhà trường chỉ tập trung giảng dạy các môn văn hoá là chính, với tâm lý luôn xem nhẹ kiến thức kỹ

thuật nghề nghiệp, kỹ năng thực hành và không quan tâm đến việc dạy cho HS những kỹ năng sống và làm việc, thậm chí trong nhận thức của một số CBQL và GV chỉ xem GDHN là một hoạt động ngoại khoá, ít ảnh hưởng đến kết quả thi đua nên miễn sao thực hiện cho có; về phía Chính quyền địa phương thì chưa có sự phối hợp với nhà trường; về phía Sở GD&ĐT trong các hoạt động thanh kiểm tra các trường THPT cũng chưa quan tâm đến công tác này. Chính từ nhận thức trên của một bộ phận CBQL, GV đã dẫn đến việc tổ chức thực hiện GDHN trong trường THPT Quốc Tuấn chưa đồng bộ, nên hiệu quả GDHN chưa cao.

2.2.1.2. Nhận thức của cha mẹ học sinh

Gia đình chiếm một vị trí rất lớn ảnh hưởng đến tâm lý lựa chọn ngành, nghề của HS và có tác động lớn đến sự định hướng nghề nghiệp của các em. Kết quả khảo sát 120 CMHS về vai trò GDHN của gia đình trong việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh thể hiện ở bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4. Vai trò của gia đình trong GDHN

Mức độ Số lượng %

Rất cần thiết 46 38,33

Cần thiết 38 31,67

Bình thường 31 25,83

Không cần thiết 5 4,17

Qua kết quả điều tra cho thấy hầu hết CMHS đều cho là việc lựa chọn nghề nghiệp của HS có sự GDHN của gia đình, thể hiện có 70% ý kiến cho rằng GDHN của gia đình là cần thiết và rất cần thiết. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận không nhỏ CMHS nghĩ rằng sự định hướng nghề nghiệp của HS không cần đến GDHN của gia đình, thể hiện 25,83% ý kiến cho rằng GDHN của gia đình có vai trò bình thường và 4,17% ý kiến cho rằng GDHN của gia đình là không cần thiết. Huyện An Lão - thành phố Hải Phòng có đại đa số người dân làm nông nghiệp và ở nông thôn nên CMHS ít có thời gian và điều kiện để tìm hiểu những thông tin về yêu cầu nghề, về thị trường lao động và nhu cầu nhân lực của địa phương, ... nên ít có điều kiện để tìm hiểu đến tâm tư, nguyện vọng, sở trường của con em để kịp thời có hướng giáo dục và điều chỉnh những định hướng trong việc lựa chọn ngành, nghề của các em cho phù hợp. Để thực hiện tốt GDHN cho học sinh cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng: nhà trường - gia đình - xã hội, do đó công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDHN với CMHS là hết sức cần thiết.

Mục đích cuối cùng của công tác GDHN trong trường THPT là giúp HS chọn được nghề phù hợp. Nếu chọn nghề đúng, sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động XH, chất lượng sản phẩm, phát triển toàn diện nhân cách, tạo điều kiện cho con người cống hiến tối đa, đưa lại cho con người sự thoả mãn về đạo đức, niềm tin vào sức mạnh của bản thân.

Để đánh giá mức độ hiểu biết của HS khi chọn nghề, chúng tôi tiến hành khảo sát 210 học sinh lớp 12 của trường.

Mức độ hiểu biết được hiểu như sau:

- Biết rất rõ: phải biết tường tận, cụ thể toàn bộ nội dung của vấn đề.

- Biết vừa phải: tuy chưa biết được cụ thể, tường tận nhưng biết được những nội dung cơ bản của vấn đề.

- Biết rất ít: chỉ biết được một vài nội dung của vấn đề

Bảng 2.5. Đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh khi chọn nghề

TT Nội dung

Mức độ hiểu biết về nghề

Biết rất rõ Biết vừa phải Biết rất ít

SL % SL % SL %

1 Đặc điểm, yêu cầu của

nghề 13 6,19 40 19,05 157 74,76

2 Thông tin về nhu cầu

XH 16 7,62 29 13,81 165 78,57

3 Những điều kiện cần có của bản thân đối với nghề (năng lực, sức khoẻ, ...)

28 13,33 66 31,43 116 55,24

4 Cơ hội phát triển của

nghề 18 8,57 59 28,1 133 63,33

5 Thu nhập về kinh tế của

nghề 14 6,67 36 17,14 160 76,19

Bảng số liệu trên phản ánh một thực trạng là đa số các em HS hiểu biết rất ít về nghề mà các em dự định lựa chọn. Thể hiện như sau:

- Đặc điểm, yêu cầu của nghề: có tới 157/210 HS chiếm 78,58% hiểu biết rất ít về đặc điểm, yêu cầu của nghề; số HS biết rất rõ về đặc điểm, yêu cầu của nghề là 13/210, chiếm 6,19%.

- Thông tin về nhu cầu XH: 165/210 HS chiếm 78,57% có hiểu biết rất ít; chỉ có

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông quốc tuấn, thành phố hải phòng (Trang 39 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w