Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông quốc tuấn, thành phố hải phòng (Trang 94 - 95)

Mỗi biện pháp quản lý GDHN được đề xuất ở trên đều có những ưu điểm nhất định và phù hợp với một nhiệm vụ cụ thể của công tác QLGDHN trong nhà trường. Song chúng không phải là những biện pháp riêng lẻ tách rời mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống. Biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ xung cho nhau và cùng góp phần nâng cao hiệu quả GDHN. Do đó, nếu

sử dụng phối hợp, đồng bộ, mềm dẻo, linh hoạt thì sẽ phát huy được sức mạnh tối ưu của các biện pháp, đảm bảo sự thành công trong công tác GDHN, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Biện pháp tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, các lực lượng giáo dục về GDHN là biện pháp quan trọng hàng đầu, có tính định hướng cho các biện pháp tiếp theo, là kim chỉ nam cho mọi hành động bởi biện pháp này mang tính chỉ đạo nhận thức, nhận thức có đúng thì hành động mới đúng. Do đó, biện pháp 1 là biện pháp tiền đề, là cơ sở để thực hiện các biện pháp tiếp theo.

Khi đã có nhận thức đầy đủ về GDHN, người thực hiện sẽ sẵn sàng tham gia vào hoạt động. Lúc này cần có một kế hoạch chủ động, chu đáo. Một kế hoạch dài hạn, cụ thể, chi tiết về nhiều phương án. Từ đó ta thấy được biện pháp 2 là biện pháp có tính quyết định, có tính mục tiêu, còn lại các biện pháp 3, 4, 5, 6, 7, 8 là những biện pháp hỗ trợ làm cho quá trình GDHN của nhà trường đạt kết quả cao hơn.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông quốc tuấn, thành phố hải phòng (Trang 94 - 95)