Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng GDHN, QLGDHN của trường THPT Quốc Tuấn trong những năm qua, đề tài đã đề xuất 08 biện pháp quản lý cơ bản nhằm nâng cao chất lượng GDHN. Để tiến hành đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất trên đây, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến, lựa chọn khách thể điều tra, lấy ý kiến khảo sát và xử lý kết quả. Quy trình xin ý kiến được thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia
Đề tài đánh giá các biện pháp QLGDHN của nhà trường theo hai tiêu chí: Tính cần thiết của các biện pháp quản lý (Rất cần thiết, Cần thiết, Bình thường, Không cần thiết). Tính khả thi của các biện pháp quản lý (Rất khả thi, Khả thi, Bình thường, Không khả thi).
Nguyên tắc lựa chọn: CBQL giáo dục cấp thành phố và các trường THPT, Phòng GD&ĐT đã qua trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các hoạt động GDHN và có kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động giáo dục này. Đội ngũ GV đã và đang chủ nhiệm lớp 12 có nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động GDHN.
Lựa chọn chuyên gia: Tổng số: 22
- Sở GD&ĐT thành phố Hải Phòng: 05 (chuyên viên phòng Giáo dục Trung học: 03; chuyên viên phòng Giáo dục chuyên nghiệp: 02).
- Phòng GD&ĐT huyện An Lão: 01 cán bộ phụ trách tuyển sinh. - Trường THPT Quốc Tuấn: 04 CBQL và 12 GV.
Bước 3: Tiến hành xin ý kiến các chuyên gia bằng phiếu trưng cầu. Bước 4: Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia qua phiếu trưng cầu.
Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện quản lý đề xuất, định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:
- Mức độ 1: Rất cần thiết và rất khả thi (A): 4 điểm. - Mức độ 2: Cần thiết và khả thi (B): 3 điểm.
- Mức độ 3: Bình thường (C): 2 điểm.
- Mức độ 4: Không cần thiết và không khả thi (D): 1 điểm.
Tính điểm trung bình cho các biện pháp đã được khảo sát, xếp thứ bậc, nhận xét và đưa ra kết luận.