Tạo động lực, khuyến khích thúc đẩy giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông quốc tuấn, thành phố hải phòng (Trang 88 - 90)

hiểu; hướng dẫn quy trình tự hướng nghiệp, các kỹ năng chuẩn đoán xu hướng, khí chất, tính cách, năng lực nghề của HS; hướng dẫn HS thu thập và xử lý thông tin về yêu cầu của nghề, về thị trường lao động, ...

Tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề cho HS tham gia thảo luận để từ đó tìm hiểu nguyện vọng, hứng thú nghề nghiệp của HS.

Thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp lồng ghép việc tổ chức thi tìm hiểu nghề nghiệp cho HS.

Tổ chức các buổi nói chuyện về con đường lập nghiệp giữa HS và những cựu HS tốt nghiệp ĐH hoặc chưa học ĐH nhưng thành đạt.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Nhà trường phải xây dựng được phòng hướng nghiệp và ban tư vấn hướng nghiệp có kinh nghiệm và kỹ năng hướng nghiệp.

Phải xây dựng được đội ngũ làm công tác tư vấn hướng nghiệp là những thầy cô giáo có kinh nghiệm, các bậc CMHS có uy tín làm trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau.

Phải liên hệ được với các chuyên gia, nhà kinh doanh thành đạt, các CSSX và huy động được họ tham gia cùng với nhà trường trong hoạt động ngoại khoá và tư vấn hướng nghiệp.

Vận động sự ủng hộ và tạo điều kiện của các cá nhân và tập thể về con người và vật chất để thực hiện tốt hoạt động ngoại khoá và tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường.

3.2.6. Tạo động lực, khuyến khích thúc đẩy giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dụchướng nghiệp hướng nghiệp

3.2.6.1. Mục đích biện pháp

Tạo động lực thôi thúc từ bên trong mỗi cán bộ, GV của nhà trường làm cho mỗi cá nhân hăng hái tích cực bồi dưỡng nâng cao hiểu biết về GDHN. Khi mọi người có động lực được xem như niềm hi vọng hay một sức mạnh giúp cho công tác GDHN đạt kết quả tốt.

Song song với mục tiêu nhiệm vụ cần phải đạt được về GDHN, nhà trường cần phải xây dựng những qui định về thi đua khen thưởng, đưa ra những điều kiện khuyến khích tính tích cực của mỗi người một cách công bằng, công khai, minh bạch, để làm sao cho những người đã làm tốt thì họ còn muốn phấn đấu hơn nữa, người chưa làm tốt thì cố gắng vươn lên để làm tốt hơn.

3.2.6.2. Nội dung thực hiện

Trước hết, phải làm cho mỗi cán bộ, GV của nhà trường thấy rằng GDHN là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục phổ thông, là một nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường, góp phần cụ thể hoá mục tiêu đào tạo của trường THPT. Từ đó mọi người có ý thức, trách nhiệm, hăng hái thực hiện nhiệm vụ.

Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, bầu không khí lành mạnh trong nhà trường. Chia sẻ những khó khăn, động viên, khuyến khích kịp thời trong quá trình mà mỗi tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ GDHN.

Nêu rõ những yêu cầu, mong đợi của nhà trường về các kết quả công việc. Đưa ra ý kiến phản hồi và nhận xét đối với cả những mặt tích cực lẫn hạn chế. Làm cho mọi cán bộ, GV thấy được tác động công việc của từng người đối với toàn bộ các hoạt động GDHN của nhà trường.

Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với công tác GDHN rõ ràng, công khai. Phải khen thưởng đúng, kịp thời và việc khen thưởng có tác dụng thật sự, khích lệ được cán bộ, GV trong nhà trường, đồng thời kiên quyết phê bình, kỷ luật với những người thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong công việc.

Ngoài các quyền lợi khác được hưởng theo quy định chung của Nhà nước, Hiệu trưởng căn cứ vào quyền hạn của mình có thể quyết định khen thưởng cho những cán bộ, GV có nhiều đóng góp cho nhà trường cũng như động viên được gương điển hình nổi bật về một mặt nào đó trong công tác GDHN như: Có bài viết về công tác GDHN có tính ứng dụng cao; xây dựng diễn đàn hướng nghiệp cho HS, ...

Tổ chức các đợt tham quan những trường có kinh nghiệm trong công tác GDHN để cán bộ, GV trong trường được học hỏi, tao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác này.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng phải luôn động viên, khuyến khích GV không ngừng học tập, tự bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong các hoạt động GDHN.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động GDHN trong và ngoài nhà trường.

Xây dựng các hình thức thi đua, khen thưởng thường xuyên và theo định kỳ. Trong thi đua, khen thưởng cần xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải khoa học, phù hợp với thực tiễn của nhà trường và có tính khả thi cao; Hình thức thi đua phải phù hợp, phát huy trách nhiệm, ý thức tự giác của từng cán bộ, GV; Có kế hoạch triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, tổ chức chỉ đạo để rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm làm tốt cho các đối tượng tham gia thi đua; Phải tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thi đua, lựa chọn công khai những cán bộ, GV tiêu biểu xuất sắc trong từng lĩnh vực của GDHN để biểu dương, khen thưởng.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

Có nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động GDHN trong và ngoài nhà trường.

Có quy định rõ ràng về khen thưởng, kỷ luật (về tinh thần cũng như vật chất) đối với cán bộ, GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GDHN.

Có kinh phí phục vụ cho tham quan, học tập kinh nghiệm của các trường có kinh nghiệm trong công tác GDHN.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông quốc tuấn, thành phố hải phòng (Trang 88 - 90)