3.2.8.1. Mục đích của biện pháp
Đây là hoạt động mang tính pháp chế nhằm phân tích, xác định thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả công việc. Qua đó Hiệu trưởng thấy được các quyết định quản lý của mình có kịp thời, phù hợp không. Trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch, điều chỉnh những biện pháp quản lý, tìm ra những biện pháp uốn nắn những lệch lạc, xử lý những vi phạm và phát huy những nhân tố tích cực, để phát huy những ưu điểm, khắc phục khuyết điểm nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu GDHN của nhà trường.
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ GDHN của các bộ phận, đoàn thể, cá nhân trong nhà trường và sự phối hợp với các lực lượng XH khác trong các hoạt động GDHN cho HS.
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên tất cả các nội dung trong công tác GDHN cho HS từ tất cả các khâu, các công đoạn bằng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt, phù hợp với đối tượng và nội dung cụ thể.
Từ kết quả kiểm tra, đánh giá kịp thời kiểm định lại độ chính xác, hiệu quả của các biện pháp và các kết quả quản lý, có biện pháp điều chỉnh, khắc phục tồn tại, phát huy thế mạnh.
Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục,có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng nội dung trong công tác GDHN. Khi xây dựng tiêu chí đánh giá cần phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu của từng nội dung để xây dựng chuẩn đánh giá, từ đó làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.
3.2.8.3. Cách thức thực hiện
Hàng năm, Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác GDHN.
Bám sát kế hoạch, nhiệm vụ, mục tiêu của Bộ, Sở GD&ĐT, kế hoạch của nhà trường, Hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch cho công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDHN ngày từ đầu năm học, ngoài kế hoạch kiểm tra định kì, cần phải tăng cường kiểm tra đột xuất các hoạt động GDHN.
Hiệu trưởng cùng với các bộ phận, cá nhân có chức năng và khả năng, có kinh nghiệm về công tác kiểm tra, đánh giá xây dựng được tiêu chuẩn, quy định, nguyên tắc cụ thể về các mặt hoạt động của công tác GDHN cho HS phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trường.
Hiệu trưởng có kế hoạch lựa chọn, bố trí con người làm công tác kiểm tra; sắp xếp thời gian, điều kiện phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá; Phân công công việc cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng của các bộ phận, cá nhân làm công tác kiểm tra, đánh giá, tập huấn, thống nhất nội dung, quy trình, cách thức kiểm tra, đánh giá.
Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá cần biểu dương những điển hình trong công tác GDHN, đồng thời nhắc nhở, rút kinh nghiệm với những cán bộ, GV chưa làm tốt công tác này để từ đó có biện pháp điều chỉnh, khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ, đạt được mục tiêu.
Hình thức kiểm tra, đánh giá phải linh hoạt như: đọc báo cáo, nghe báo cáo, kiểm tra hồ sơ, kế hoạch, dự giờ, kiểm tra kỹ năng, nghiệp vụ GDHN của GV; kết hợp kiểm tra trực tiếp với gián tiếp; kiểm tra định kì hàng tuần, hàng tháng, kiểm tra đột xuất; kiểm tra, đánh giá ý kiến đánh giá của các bộ phận, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường từ nhiều kênh thông tin khác nhau.
3.2.8.4. Điều kiện thực hiện
Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức các hoạt động GDHN trong trường THPT.
Hiệu trưởng phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của công tác GDHN đối với nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường, qua đó có kế hoạch, có biện pháp phối hợp, chỉ đạo kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDHN của nhà trường.
Phải có kế hoạch rõ ràng, làm căn cứ cung cấp những chỉ tiêu chính xác cho việc kiểm tra, đánh giá. Xác định chính xác chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch GDHN để kiểm tra, đánh giá đúng người, đúng việc.
Thực hiện kiểm tra, đánh giá phải thường xuyên, toàn diện, kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau.
Phải có thước đo phù hợp đựa vào các tiêu chuẩn của các yếu tố định tính và định lượng trong công tác GDHN cho HS.