Tình hình phát triển các làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 42)

- Giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu + Rượu:

3.1.1.Tình hình phát triển các làng nghề truyền thống

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG TRUYỀN THỐNG

3.1.1.Tình hình phát triển các làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống của Phú Vang đã có từ lâu đời. Nhiều làng nghề và nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm nay, được nêu danh trong sử sách.. Tranh dân gian làng Sình có những yếu tố thẩm mỹ quý giá cần tiếp thu và kế thừa trong sáng tác tranh hiện đại để tạo ra một giá trị nghệ thuật với chất liệu mới, vừa hiện đại, vừa có tính truyền thống dân tộc. Bên cạnh đó, hoa giấy Thanh Tiên cũng đã rất gắn bó với đời sống tâm linh của người dân xứ Huế.

Với sự phong phú và đa dạng, hoa giấy Thanh Tiên đã đáp ứng được nhu cầu về tín ngưỡng dân gian, đang có xu hướng trở thành sản phẩm du lịch và nghệ thuật.

Sự phát triển của làng nghề và nghề truyền thống Phú Vang trong thời gian qua đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, giải quyết việc làm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, làm giàu và tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên việc phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua nhìn chung còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh mà làng nghề có được. Xuất phát từ nguyện vọng chung của đông đảo các doanh nghiệp, hợp tác xã, các làng nghề mong muốn được thành lập một tổ chức mới để góp phần thúc đẩy việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống Thừa Thiên Huế ngày càng tốt hơn. Được sự quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo và tạo điều kiện của Ủy Ban Nhân Dân thành phố, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Công thương, Liên minh hợp tác xã thành phố của hiệp hội làng nghề Việt Nam.

Một phần của tài liệu du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 42)