Qua đề tài này, tác giả đã cho người đọc thấy được những nét tương đồng trong văn hóa dân gian giữa hai quốc gia là Hàn Quốc và Nhật Bản trên các lĩnh vực về Tín ngưỡng, Phong tục và Lễ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Mục tiêu nghiên cứu: 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu: 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Những đóng góp của đề tài 4
6 Cấu trúc: 4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
Chương 1 5
TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN CỔ TÍCH KOREA 5
1.1 Truyện cổ tích- đối tượng nghiên cứu khoa học hấp dẫn 5
1.2 Đặc điểm truyện cổ tích Korea 6
1.3 Về nghệ thuật truyện cổ tích Korea 11
Chương 2 12
VĂN HÓA DÂN GIAN KOREA 12
2.1 Định nghĩa “Văn hóa” và “Văn hóa dân gian” 12
2.2 Đôi nét về văn hóa dân gian Korea 16
Chương 3 20
TRUYỆN CỔ TÍCH KOREA - BỨC TRANH VỀ VĂN HÓA DÂN GIAN 20
3.1 Tín ngưỡng-tôn giáo 20
3.1.1 Tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” 20
Trang 2người Hàn 27
3.2 Phong tục-tập quán 37
3.2.1 Phong tục hôn nhân 37
3.2.2 Phong tục tang ma 41
3.2.3 Phong tục thờ cúng tổ tiên 43
3.2.4 Phong tục xem phong thủy 46
3.2.5 Phong tục ăn uống 48
3.3 Lễ hội dân gian - Trò chơi dân gian 53
3.3.1 Lễ hội “Cúng Phật” 54
3.3.2 Lễ hội “Múa mặt nạ” 56
3.3.3 Lễ hội “Nhân sâm Kumsan” 58
3.4 Những câu chuyện về động vật 63
Chương 4 67
TÍNH NHÂN VĂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA DÂN TỘC HÀN 67
4.1 Quan niệm về „tính nhân văn” 67
4.2 Tính nhân văn trong truyện cổ tích Hàn Quốc 69
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia đồng văn- đồng chủng trong khu vực Đông Á Từ đầu thế kỷ XIII, Hoàng tử Đại Việt triều Lý là Lý Long Tường do một nguyên cơ đã phiêu bạt tới bán đảo Triều Tiên, đất lành chim đậu đã định cư tại Hoa Sơn- Triều Tiên, mở đầu cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc Trong các thế
kỷ XVI-XVIII, sứ thần hai nước Đại Việt- Cao Ly cũng đã có những cuộc tao ngộ đầy ý nghĩa ở Trung Quốc, góp phần cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc Đặc biệt, mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 22/12/1992 Trong gần hai thập niên qua, quan hệ hai nước không ngừng củng
cố và phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục… Mối quan hệ Hàn Việt còn biết đến là mối quan hệ của sự tương đồng về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán và các ngày lễ Đã có khá nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam dành nhiều công sức cho việc tìm hiểu mối quan hệ văn hóa giữa hai dân tộc Việt- Hàn Tuy nhiên về vấn đề “văn hóa dân gian của người Hàn” dường như vẫn còn ít quan tâm Vì vậy, việc tìm hiểu về“văn hóa dân gian của người Hàn” sẽ mang lại một nhận thức hoàn chỉnh hơn về bức tranh văn hóa Hàn Quốc và cũng có thể coi là một điều hết sức cần thiết để thắt chặt hơn mối quan hệ Việt - Hàn mỗi ngày một thêm vững chắc
Trong thời đại ngày nay, việc tìm hiểu về vấn đề văn hóa dân gian của một quốc gia
có nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc sẽ rất khó khăn Vì vậy mà người viết đã mượn những câu chuyện cổ tích ngày xưa để tìm hiểu và khám phá ra những bí ẩn của văn hóa dân gian của một dân tộc Trong di sản văn hóa của nhân loại, truyện
cổ tích chiếm một vị trí độc đáo và có lẽ là loại nghệ thuật ngôn từ được nhiều người biết đến nhất Truyện cổ tích quen thuộc đối với mỗi người, nhiều khi ngay từ thuở còn nhỏ Truyện cổ tích có sức hấp dẫn đặc biệt đối với tuổi thơ, và thường để lại những dấu vết không phai mờ trong sự hình thành tư tưởng và tình cảm
Trang 4Mỗi dân tộc đều có gia tài truyện cổ tích của mình Từ những dân tộc còn đang ở trình độ phát triển thấp, đến những dân tộc đã đạt được tới những nền văn minh rực
rỡ, dân tộc nào cũng có kho truyện cổ tích cực kỳ phong phú, nổi tiếng thế giới mà theo các nhà nghiên cứu thuộc trường phái thần thoại học xem truyện cổ tích là
“những mảnh vỡ của thần thoại cổ”
Trong nền văn học của mỗi nước, văn học truyền miệng được hình thành thông qua câu chuyện được kể bằng miệng trong dân gian suốt thời gian dài nên có đặc tính hình thành nên nền văn hóa cơ bản một dân tộc Và đồng thời, truyện cổ cũng có đặc tính biến đổi theo tâm tính của từng dân tộc và tín ngưỡng của bản địa nên có lẽ yếu tố văn hóa bản địa xuất hiện trong truyện cổ tích là điều hiển nhiên Ở đây, người viết chọn những câu chuyện cổ tích làm đối tượng nghiên cứu là vì bối cảnh tạo nên sự tích ấy là những câu chuyện xuất phát từ tinh thần khoa học buổi sơ khai của thế hệ ông cha, hơn nữa những câu chuyện cổ tích ấy đều mang mô típ biến đổi
và mang đậm tín ngưỡng dân gian và cách suy nghĩ của người xưa
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề nghiên cứu về truyện cổ tích Korea không phải là ít Đã có rất nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm về vấn đề này như “Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc
và Việt Nam” của Jeon Hye Kyung, qua tác phẩm cho thấy tác giả đã nghiên cứu
khá sâu săc về sự truyền bá truyện cổ tích Hàn Quốc và Việt Nam nhưng lại chỉ so
sánh về truyện cổ tích động vật của Hàn Quốc và Việt Nam Đề tài “Vài nét về sự tương đồng trong văn hóa dân gian Hàn Quốc và Nhật Bản qua truyện cổ tích” của
tác giả Lưu Thị Hồng Việt Qua đề tài này, tác giả đã cho người đọc thấy được những nét tương đồng trong văn hóa dân gian giữa hai quốc gia là Hàn Quốc và Nhật Bản trên các lĩnh vực về Tín ngưỡng, Phong tục và Lễ hội Bài Nghiên cứu
khoa học của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh “Văn hoá Hàn Quốc qua truyện cổ tích”
khoá học: 2005- 2010 Tác giả không những đã nghiên cứu nhiều lĩnh vực của văn hóa Hàn Quốc như về văn hóa ẩm thực, văn hóa thời trang, văn hóa phong tục và văn hóa nghệ thuật của Hàn Quốc mà còn tìm ra được sự tương đồng và khác biệt giữa văn hóa Hàn Quốc và văn hóa Việt Nam qua truyện cổ tích
Trang 5Trong đề tài “Văn hóa dân gian Hàn Quốc qua truyện cổ tích”, người viết sẽ tập
trung nghiên cứu về văn hóa dân gian Hàn Quốc qua các câu chuyện cổ tích có thể khai thác được mà không phân biệt truyện cổ tích động vật, truyện cổ tích sinh hoạt hay truyện cổ tích thần kỳ Và sẽ có một số so sánh với văn hóa dân gian Việt Nam
qua truyện cổ tích
3 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Qua truyện cổ tích Korea, người viết mong muốn làm rõ vấn đề về văn hóa dân gian của người Hàn nhằm mang lại cho sinh viên ngành Hàn Quốc học cái nhìn
cụ thể hơn về thế giới cổ tích của người Hàn cũng như mang lại sự hiểu biết về những tín ngưỡng, phong tục tập quán, những lễ hội, các trò chơi dân gian hay như một số nghề truyền thống của người Hàn trên bán đảo Triều Tiên xa xưa Thông qua thế giới truyện cổ tích của người Hàn, người viết mong muốn đề cao tính nhân đạo, lòng hiếu thảo hay sự khoan dung của thế hệ ông cha
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Cũng như người Việt, người Hàn cũng có một kho tàng truyện cổ tích độc đáo, thú vị, đa dạng và giàu ý nghĩa Nhưng người viết chỉ tìm hiểu và khai thác các truyện cổ tích cho thấy nét văn hóa dân gian ẩn mình trong truyện cổ tích mà người Hàn đã dựng nên trải qua các thế hệ ông cha vẫn còn nguyên ý nghĩa Quyển sách
Hàn Quốc” do Đỗ Ngọc Luyến dịch, NXB Hội Nhà Văn của tác giả Seo Jeong Oh
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu người viết sử dụng trong đề tài này là: thu thập và đọc tài liệu; dịch tài liệu và phân tích các chi tiết; tổng hợp và so sánh Phương pháp tổng hợp và phân tích được dùng để khảo sát nội dung cụ thể của các câu chuyện cổ tích Phương pháp so sánh dùng để làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong quan hệ
Trang 6giữa văn hóa tín ngưỡng hai nước Việt- Hàn cũng như trong cách suy nghĩ của những con người buổi sơ khai qua các mẫu truyện cổ của Việt Nam và Korea
Ngoài ra người viết còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như phương pháp liên ngành: Tôn giáo học, Xã hội học, Sử học, Tâm lý học…
5 Những đóng góp của đề tài
Với đề tài nghiên cứu này, người viết mong muốn mang đến cái nhìn cụ thể hơn về xã hội người Hàn xa xưa cũng như về một số văn hóa dân gian của người Hàn qua thế giới cổ tích, một số tín ngưỡng dân gian, phong tục dân gian, những lễ hội và những trò chơi dân gian của người Hàn Từ những thành quả nghiên cứu được người viết mong muốn có thể đóng góp thêm một tài liệu tham khảo mới cho những ai quan tâm đến bán đảo Triều Tiên nói chung và đất nước Hàn Quốc nói riêng
6 Cấu trúc:
Mở đầu
Chương 1 Truyện cổ tích và đặc điểm truyện cổ tích Korea
Chương 2 Văn hóa dân gian Korea
Chương 3 Truyện cổ tích Korea – Bức tranh về văn hóa dân gian
Chương 4 Tính nhân văn trong truyện cổ tích của dân tộc Hàn
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 7NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN CỔ TÍCH KOREA
1.1 Truyện cổ tích- đối tượng nghiên cứu khoa học hấp dẫn
Truyện cổ tích là gì?
Mới nghe, câu hỏi tưởng như thừa, vì chỉ bằng kinh nghiệm tiếp xúc với truyện
cổ tích, mọi người dường như đã có thể cảm nhận được truyện cổ tích là gì Ngay cả
nhà bác học Phần Lan, H Honti, đã từng nói: “Định nghĩa một cách phiến diện một khái niệm mà ai nấy đều đã biết, thực ra là một việc thừa: mọi người đều biết truyện cổ tích là gì và nhờ linh cảm đều có thể phân biệt được truyện cổ tích với các thể loại gần gũi với nó như truyền thuyết, truyện truyền kỳ, giai thoại1” Tuy nhiên khoa học không thể chỉ dựa vào linh cảm Chúng ta biết rằng, tài liệu truyện cổ tích hết sức đa dạng, phức tạp nên việc xác định ranh giới giữa truyện cổ tích và một số thể loại văn học dân gian là rất khó
Cổ tích là một từ Hán Việt “Cổ” có nghĩa là xưa, cũ Ta có khái niệm “truyện
cổ” hoặc “truyện cổ dân gian”, “truyện đời xưa” dùng để chỉ nhiều loại truyện dân gian khác nhau trong đó có truyện cổ tích Tương đương với khái niệm này trong tiếng Hán là “cố sự” (sự tích đời xưa) hoặc “dân gian cố sự” Còn “tích” có nghĩa là
gì? Nguyễn Văn Khôn trong Từ điển Hán Việt đã có 29 định nghĩa về từ “tích”
1
V.Ia.Prop, Truyện cổ tích Nga, NXB Trường Đaị học tổng hợp Leeningrat, 1984, tr 23, Dẫn theo Chu Xuân Diên, Nghiên cứu văn hóa dân gian, NXB Giáo dục, 2008, tr433
Trang 8trong đó có hai nghĩa liên quan đến khái niệm truyện cổ tích Thứ nhất “tích” là dấu chân, vết tích Thứ hai “tích” là dấu vết cũ, dấu chân 2
Truyện cổ tích là một trong những thể loại văn học dân gian quan trọng và được phổ biến rộng rãi Khái niệm “truyện cổ tích” có một nội dung khá rộng, thường dùng để chỉ nhiều loại truyện khác nhau về đề tài và cả về phương pháp sáng tác Khác nhau về đề tài như truyện về loài vật, truyện về các nhân vật dũng sĩ hoặc các nhân vật có khả năng phi thường về trí tuệ, về sức khỏe, truyện về số phận các nhân vật có địa vị thấp kém trong gia đình và xã hội… Khác nhau về phương pháp sáng tác như các truyện thần kỳ, truyện hiện thực Vì vậy đã có khó khăn trong việc xác
định cho khái niệm “truyện cổ tích” một nội dung thật chặt chẽ Trong Văn học Korea đã nêu lên định nghĩa rằng: “Truyện cổ tích là một thể loại sáng tác dân gian phổ biến của nhiều dân tộc trên thế giới Nó bắt đầu xuất hiện vào cuối thời kỳ nguyên thủy và phát triển chủ yếu trong xã hội phong kiến, khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp Cho nên, quan hệ phổ biến nhất được đề cập trong cổ tích là quan hệ giữa người với người”3
1.2 Đặc điểm truyện cổ tích Korea
Qua hàng loạt các định nghĩa đã có về truyện cổ tích, người viết nêu lên mấy nội dung nói chung về truyện cổ tích ít nhiều đã có sự thống nhất như sau:
Truyện cổ tích đã nảy sinh trong xã hội nguyên thủy, do có những yếu tố phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên và xã hội
và có ý nghĩa ma thuật Song truyện cổ tích phát triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp, nên chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân
về cuộc sống xã hội muôn màu muôn vẻ với những xung đột đặc trưng cho các thời
kỳ lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp
và đấu tranh giai cấp Đây là mâu thuẫn không dung hòa Bởi vậy truyện cổ tích là tiếng nói chống bất công trong xã hội, nêu cao tinh thần lạc quan, thể hiện mong
Trang 9ước một xã hội tốt đẹp Truyện cổ tích Hàn đã phản ánh khá sinh động cuộc sống nô
lệ, làm thuê cuốc mướn của người nông dân, bị địa chủ bóc lột đàn áp (Cây bút
lông thần kỳ, Cối xay thần, Nhian và Torixi) các tác giả dân gian đã vạch trần thủ
đoạn bóc lột của bọn chúa đất, nhờ các lực lượng siêu nhiên phù trợ cuối cùng người nghèo khổ đã chiến thắng, cái ác bị trừng phạt là một điều tất yếu Những người nông dân nghèo khổ, cần cù, chăm chỉ cuối cùng được hưởng hạnh phúc
Người Tiều phu nghèo lấy được tiên nữ (Nàng ốc sên)
Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lý xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại Ở Korea, hai hệ tư tưởng lớn ảnh hưởng mạnh vào dân gian là là Phật giáo và Nho giáo Cho nên truyện cổ tích thường đề cao những trật tự, phép tắt, nghi thức ứng xử trong quan hệ xã hội và
gia đình Truyện Shim Ch’ong- cô gái hiếu thảo ca ngợi một cô gái sẵn sàng bán
mình làm vật hiến tế để có 600 bao gạo cúng chùa nhằm cứu mắt bố sáng lại
Truyện Lòng hiếu thảo của Hổ khi Hổ tin mình cũng là con cái của mẹ chàng tiều
phu nên cứ một tháng hai lần bắt thịt heo rừng để trước nhà cho mẹ và em trai ăn
Truyện Cá chép mùa đông ca ngợi chàng hiếu tử trong mùa Đông lạnh giá nhưng vẫn quyết tâm đi tìm mua cá chép cho mẹ già đang đau ốm Truyện Mối tình nàng
Bạch Hổ kể về một chàng trai trọn nghĩa vẹn tình với người mình yêu dù đó không
phải là người, chàng lập miếu thờ cầu cho linh hồn nàng Hổ được siêu linh, tịnh độ
Truyện cổ tích Korea không chỉ thể hiện tính khoan dung, đức hy sinh, lòng nhẫn nại của con người, ca ngợi cái tốt, khẳng định việc thiện mà còn phê phán cái xấu, tố cáo cái ác, thể hiện xu thế tất thắng của cái thiện đối với cái ác Chẳng hạn
ông Vua tham lam bị nhấm chìm trong lớp sóng hung dữ (Quà tặng của ông Tiên),
mụ dì ghẻ độc ác bị trừng trị đích đáng (Chiếc hài thêu, Con Bê Vàng), kẻ tham lam bị trừng phạt đích đáng (Con Rùa biết nói, Cái Lồng bắt hổ)
Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân, và
ở một phần chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kỳ tạo nên một đặc trưng nổi bậc
Trang 10trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ Ở loại truyện cổ tích về loài vật,
có sự kết hợp những điều quan sát hiện thực về các con vật với trí tưởng tượng nhân cách hóa giới tự nhiên Loại truyện này thời cổ xưa ở dân tộc nào cũng có Với trí tưởng tượng phong phú, trong truyện cổ tích Hàn Quốc, con vật cũng có thể hiểu và nói chuyện với con người Đặc biệt trong kho tàng truyện cổ Korea, truyện về con
hổ được phản ánh khá nhiều và được khai thác những phẩm chất khá đặc biệt so với các truyện hổ ở nước khác Thường thì hổ là biểu tượng của sức mạnh, của quyền
uy, của sự hung dữ tàn ác… nhưng đa số truyện hổ của Korea lại là những con vật
đại diện cho tình cảm cao thượng(Con hổ cao thượng), cho lòng hiếu thảo(Lòng
Hiếu thảo của hổ)
Truyện cổ tích có nội dung phong phú, phản ánh nhiều mặt của đời sống tự nhiên xã hội Đó là cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, lao động sản xuất và chinh phục thiên nhiên; quan hệ xung đột giữa con người với con người từ xã hội đến gia đình Đặc biệt là sự xung đột giữa anh em trong việc chia tài sản sau khi cha
mẹ qua đời trong câu chuyện HungPu và NonPu Những câu chuyện này kết thúc
đều có hậu Những người ở hiền thì gặp lành, được sống một cuộc đời hạnh phúc
Giống như nhiều dân tộc khác trên thế giới, ở bán đảo Triều Tiên, cổ tích là thể loại văn truyền khẩu có nội dung rất phong phú, số lượng rất lớn và nội dung rất rộng rãi Kho tàng cổ tích Korea cũng bao gồm đủ các loại, nó vừa mang tính quốc
tế vừa thể hiện tính dân tộc, vừa mang yếu tố nội sinh vừa có những yếu tố ngoại sinh thể hiện tính đại đồng trong các chủ đề và mô típ Trong gia tài truyện cổ tích của mỗi dân tộc, có phần sáng tạo riêng của dân tộc đó, có những cốt truyện của riêng dân tộc đó Nhưng trong gia tài truyện cổ tích của mỗi dân tộc, còn có những cốt truyện có tính chất quốc tế, nghĩa là những cốt truyện mà một số dân tộc khác,
thậm chí hầu hết các dân tộc khác cũng đều có Với mô típ mẹ kế hại con chồng, rồi
người con đó sau khi chết linh hồn được hóa thân vào một con vật, một sự vật hay
một cái cây nào đó Với mô típ đó thì ở Việt Nam có truyện Tấm Cám, ở Hàn Quốc
có truyện Con Bê Vàng hay truyện Chiếc hài thêu Cổ tích Việt Nam có truyện
Trang 11Cây khế còn cổ tích Hàn Quốc có truyện Hungbu và Nonbu cũng có cùng một mô
típ giống nhau Đó là sau khi cha mẹ mất, gia đình anh trai hất hủi đuổi cả gia đình đứa em ra khỏi nhà, và gia đình người em sau khi giúp đỡ một con vật nào đó và được đền đáp xứng đáng, còn gia đình người anh độc ác bị trừng trị đích đáng Tuy nhiên truyện cổ Korea dù có tiếp nhận bên ngoài hay vốn có sẵn trong nước, khi đã lưu truyền trong dân gian đều mang màu sắc, phong cảnh thiên nhiên đất nước, phong tục tập quán, suy nghĩ hoạt động của con người, cách xử lý cuộc sống của con người Korea
Như chúng ta biết, bán đảo Triều Tiên có trên ¾ diện tích núi rừng, cuộc sống con người luôn gắn với núi non Hình ảnh một con sông, khúc suối, ngon núi, cây cỏ muông thú trở thành gần gũi thân thiết như là những biểu tượng thiêng liêng
Vì vậy mà nhiều truyện cổ tích lấy cây cối, muông thú, các hiện tượng tự nhiên làm
đối tượng miêu tả và giải thích như kiểu truyện Sự tích chiếc cầu vồng, Sự tích cáo,
khỉ, thỏ và ngựa, Sự tích hòn đá hình con hổ Từ phản ánh những vấn đề thiên
nhiên, truyện cổ tích nói đến những vấn đề xã hội Nhiều truyện phản ánh khá sinh
động lối sống của người dân bản xứ Truyện Người thổi tiêu trên trời phản ánh việc kiếm sống của người Hàn thời xưa chủ yếu dựa vào việc bắt cá; truyện Tình anh
em phản ánh kiểu cách làm nhà của người Hàn; truyện Chiếc hài thêu phản ánh
cách trồng lúa; truyện Chàng mục đồng và nàng thợ dệt nói về nghề dệt vải và
cách ăn mặc
Truyện cổ tích Korea đã cung cấp cho chúng ta một hình dung về đời sống sinh hoạt vật chất, nói đúng hơn là cung cấp cho ta những thông tin về đời sống văn hóa vật chất, đó là một chuỗi sự việc liên quan của con người từ dựng nhà ở, trồng trọt,chăn nuôi săn bắt đến may mặc ăn uống Những thông tin về văn hóa vật chất
là chìa khóa để chúng ta tìm hiểu về văn hóa tinh thần, một nội dung lớn của truyện
cổ tích trên bán đảo Triều Tiên Trong truyện Lòng hiếu thảo của Hổ nói về phong
tục để tang người chết Đó chính là đeo khăn tang để tưởng nhớ đến người mới qua
Trang 12đời: “Cha chúng tôi mất nên chúng tôi đã đeo khăn ở đuôi”4 Với truyện Tài sản kế
thừa của ba anh em trai là câu chuyện nói về phong tục cúng giỗ của người Hàn
Sau khi cha qua đời, ba anh em chia tay nhau, mỗi người tự lập đi tìm cuộc sống
riêng nhưng “đến ngày giỗ cha thì ba anh em quay trở về nhà như đã hứa hẹn… Họ
ra viếng mộ cha, dựng một cái bia trước mộ ông và cùng nhau vái hai vái” 5 Chúng
ta có thể tìm hiểu phong tục “đính ước” của người Hàn cổ ở truyện Đôi khuyên
vàng và Chiếc vòng đeo cổ
Còn rất nhiều truyện khác phản ánh phong tục tập quán của người Hàn biểu hiện ở
trang phục, nhà cửa, đồ ăn thức uống, kiêng kị như Ngọn núi Oknan, Tay thợ săn
khôn khéo, Ba tháng mười ngày, Họ hàng nhà ếch
Qua tìm hiểu về đặc điểm truyện cổ tích Korea, người viết nhận thấy cổ tích Korea rất đa dạng và phong phú….vì vậy trong khóa luận này em chỉ tập trung phân
tích văn hóa dân gian trong truyện cổ tích Lời phán xử của Thỏ, Cục bướu biết hát
để tìm hiểu về Tín ngưỡng vạn vật hữu linh; Tìm hiểu truyện Món quà của thần
núi, Con chuột huyền bí hay truyện Con hồ ly núi Kim Cương để thấy được Tín ngưỡng thờ thần Núi của người Hàn; Truyện Vì sao mũi heo lại ngắn, Cá chép mùa đông để hiểu rõ hơn về Tín ngưỡng thờ ông Trời của một dân tộc trên bán đảo
Triều Tiên vốn có nền văn minh Nông nghiệp lúa nước lâu đời; Để tìm hiểu về ảnh
hưởng của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đến đời sống tâm linh của người Hàn
người viết tìm hiểu thêm truyện Shim ch’ong- người con gái hiếu thảo, Nàng ốc
sên, Chàng tiều phu và nàng tiên, Cô út bị bỏ rơi Ngoài ra người viết còn tìm
hiểu thêm một số truyện cổ tích khác để tìm hiểu về phong tục- tập quán, các lễ hội
dân gian và một số trò chơi dân gian của người Hàn thời cổ xưa như truyện Lòng hiếu thảo của Hổ, Sự tích người hóa bò, Chiếc mũ tàng hình, Tài sản kế thừa của ba anh em trai
4
원장 고소웅, “ 재미있는 한국어 읽기 ” 연세대학교 출판부, 1998, tr 100
5
Lưu Thị Hồng Việt, “Vài nét về sự tương đồng trong văn hóa dân gian Hàn Quốc và Nhật Bản qua truyện
cổ tích”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5 (123) 5-2011, tr 65
Trang 131.3 Về nghệ thuật truyện cổ tích Korea
Chúng ta biết rằng truyện cổ tích là một loại hình truyện kể dân gian được lưu truyền trong nhân dân nên kết cấu cốt truyện, tính cách nhân vật, ngôn từ sử dụng đều phản ánh trình độ nhận thức của người xưa Truyện cổ tích Korea có kết cấu truyện thường theo một trục thời gian và không gian thuận chiều, trình tự đầu- cuối, trước- sau Với đặc tính ước lệ và tượng trưng nên cốt truyện còn đơn giản Mô típ
“ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” đã qui định sự kết thúc có hậu của tất cả các truyện trong cổ tích Korea
Tính cách nhân vật trong truyện cổ tích thế giới nói chung và ở Korea nói riêng đều đại diện cho một loại người chung chung, chưa được cá thể hóa, chưa miêu tả
số phận và khai thác tâm lý Do đó nhân vật trong truyện cổ tích thường chia thành hai tuyến chính diện và phản diện Điều này phù hợp với đặc điểm cốt truyện
Hình tượng bọn quan lại, nhà giàu, thông thường là những nhân vật tham lam, độc ác hay hại người lành Kết cục các nhân vật này thường bị trừng trị đích đáng hoặc phải chết Nhân vật phản diện càng làm nổi bật nhân vật chính diện với phẩm chất hiền lành, nhân nghĩa, vị tha, cần cù, chăm chỉ
Nhân vật trong truyện cổ Korea đều được khái quát hóa và trừu tượng hóa, hư cấu hóa, thần thánh hóa Quá trình phát triển tính cách hoặc thay đổi thân phận đều nhờ sự phù trợ của một sức mạnh kỳ diệu, siêu nhiên nên nhân vật mang tính lý tưởng hóa Nhờ có vai trò của yếu tố thần linh mà truyện cổ tích Korea càng trở nên lung linh, hấp dẫn, có sức sống từ ngàn xưa cho đến bây giờ Cũng như ở Việt Nam, người Hàn Quốc cũng có những câu chuyện theo mô típ người mang lốt vật có rất
nhiều Đó là Nàng Ốc sên, Chàng rể cóc hay Chồng Rắn Những yếu tố kỳ ảo cấu
thành mô típ người mang lốt vật tạo vừa hàm chứa sự khát khao mơ ước của người dân đồng thời cũng tạo nên sự hấp dẫn li kỳ cho người đọc muốn thoát khỏi lo âu sầu khổ và hướng tới ước mơ của mình
Trang 14Chương 2
VĂN HÓA DÂN GIAN KOREA 2.1 Định nghĩa “Văn hóa” và “Văn hóa dân gian”
Về khái niệm văn hóa
“Văn hóa” là một từ Hán –Việt Trong ngôn ngữ cổ của Trung Quốc, “văn” là
từ dùng để chỉ cái vẻ ngoài (cái được biểu hiện ra bên ngoài) Ví dụ như mặt trăng, mặt trời, mây mưa sấm chớp…là “văn” của trời; vằn lông màu lông là “văn” của muông thú; “Văn” của con người là lời nói hay, đẹp; “Văn” của xã hội là điển chương, chế độ, phong tục, đạo đức…thể hiện trong quan hệ giữa con người với con người trong một cộng đồng xã hội nhất định “Hóa” là dạy dỗ, sửa đổi phong tục (giáo hóa) Vậy “văn hóa” là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó do loài người sinh ra thích ứng nhu cầu đời sống và sự sinh tồn
Ngày xưa, ông cha ta thường dùng thuật ngữ “văn hiến” hàm nghĩa văn chương, sách vở và hiền tài (Nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu) Ngày nay, “văn hóa” được hiểu là văn trị và giáo hóa, sự chuyển hóa để thành những nét văn vẻ, tốt đẹp Suy rộng ra, có thể hiểu đó là sự cải biến làm cho con người từ tình trạng thô mộc, tự nhiên trở thành con người hoàn thiện, có lễ giáo Ở
phương Tây, thuật ngữ “văn hóa” bắt nguồn từ ngữ căn la tinh cultura, cultus có
nghĩa là vun trồng Trong xã hội, có loại vun trồng vật chất, đó là sự trồng trọt cây cối Có loại vun trồng về tinh thần cho con người, đó chính là văn hóa
Trong tiếng Việt, “văn hóa” được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình
độ phát triển của một giai đoạn… Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tính ngưỡng, phong tục, lối sống,
lao động…Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
Trang 15người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội 6
Theo cuốn “Culture: A critical review of concepts and definitions” (Văn hóa,
một sự điểm duyệt các khái niệm và định nghĩa) thì có tới 164 định nghĩa về văn hóa Điều đó nói lên tính đa dạng của văn hóa và cách hiểu về văn hóa Tuy có nhiều định nghĩa về văn hóa nhưng các định nghĩa không mâu thuẫn bài trừ nhau
mà bổ sung cho nhau ở các khía cạnh hay các đặc trưng khác nhau của văn hóa
Ngay ở những dòng đầu tiên của chương I trong cuốn sách “Primitive culture”,
đã viết rằng: “Văn hóa hay văn minh, được hiểu theo nghĩa rộng của dân tộc học, là một toàn bộ phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và mọi khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách một thành viên của xã hội”7 Ở định nghĩa này ta thấy văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa là một phức thể nhiều mặt, văn hóa là một thành tựu do con người tạo nên và con người có được xét trong bối cảnh xã hội
Theo Từ điển “Oxford Dictionary of Philosophy” định nghĩa: “Văn hóa là lối sống của một dân tộc, bao gồm những thái độ, giá trị, tín ngưỡng, nghệ thuật khoa học, phương cách nhận thức, nếp nghĩ và hoạt động”8 Còn theo cách giải thích của
Lại Cao Nguyện trong Từ điển Từ Hán Việt: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu của con người (như trình độ sản xuất khoa học, văn học- nghệ thuật, nếp sống, đạo đức, tập quán…”9
Tổng giám đốc UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tài Qua các thế
6
Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999, tr 10
7& 8 Nguyễn Thừa Hỷ, Văn hóa Việt Nam truyền thống-Một góc nhìn, NXB Thông tin và Truyền thông, 2011,
tr 8
9 Lại Cao Nguyện, Từ điển Hán- Việt, NXB Khoa Học Xã hội, 2007, tr 524
Trang 16kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu- những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc”10 Cũng theo tổ chức UNESCO của Liên Hợp Quốc, trong Hội nghị toàn thể khóa thứ 31 họp ngày 02/11/2001, trong Bản “Tuyên ngôn phổ quát về Đa dạng văn hóa”,
trong đó có nêu lên định nghĩa chung về văn hóa như sau: “Văn hóa phải nên được nhìn nhận như một tập hợp những nét khác biệt về đời sống tinh thần, vật chất, trí tuệ và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm xã hội, nó bao gồm văn học nghệ thuật, thêm vào là lối sống, phong cách chung sống, hệ giá trị, truyền thống và tín ngưỡng”11
Về khái niệm văn hóa dân gian
Thuật ngữ quốc tế “Folklore” - Văn hóa dân gian, được W J.Thom sử sụng đầu
tiên vào năm 1846 để chỉ “phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ…của người đời trước”12 Ở Việt Nam, thuật ngữ “Folklore” đã được sử dụng từ lâu và tùy theo mỗi thời kỳ được dịch ra tiếng Việt là “Văn học dân gian”, “Văn nghệ dân gian” và nay là “Văn hóa dân gian” Theo Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh
cho rằng: “Việc quan niệm rộng hẹp và chuyển sang tiếng Việt khác nhau như vậy
là do sự thay đổi nhận thức của chúng ta về văn hóa dân gian và cũng do sự tiếp thu ảnh hưởng của các quan niệm Folklore từ các trường phái khác nhau trên thế giới” 13
Và Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh cũng cho rằng ngày nay, ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu triển khai công tác sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa dân gian trên các lĩnh vực sau: Ngữ văn dân gian, Nghệ thuật dân gian, Tri thức dân gian, Tín ngưỡng, Phong tục và Lễ hội
10
Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2002, tr 10
11
Universal Declaration on Cultural Diversity, UNESCO, 2001, dẫn theo Nguyễn Thừa Hỷ, Văn hóa Việt
Nam truyền thống-Một góc nhìn, NXB Thông Tin và Truyền thông, 2011, tr 9
12
van-hoa-dan-gian-va-van-hoa-dan-toc.html
http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/vhvn-nhung-van-de-chung/678-ngo-duc-thinh-13
van-hoa-dan-gian-va-van-hoa-dan-toc.html
Trang 17http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/vhvn-nhung-van-de-chung/678-ngo-duc-thinh-Ngữ văn dân gian bao gồm: Tự sự dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, vè, sử thi, truyện thơ… Trữ tình dân gian (ca dao, dân ca); Thành ngữ, tục ngữ, câu đố dân gian
Nghệ thuật dân gian bao gồm: Nghệ thuật tạo hình dân gian (kiến trúc dân gian, hội họa dân gian, trang trí dân gian…); nghệ thuật biểu diễn dân gian (âm nhạc dân gian, múa dân gian, sân khấu dân gian, trò diễn…)
Tri thức dân gian bao gồm: Tri thức về môi trường tự nhiên (địa lý, thời tiết, khí hậu…); tri thức về con người (bản thân): y học dân gian và dưỡng sinh dân gian; tri thức ứng xử xã hội (ứng xử cá nhân và ứng xử cộng đồng); tri thức sản xuất (kỹ thuật và công cụ sản xuất)
Tín ngưỡng, phong tục và lễ hội: Các lĩnh vực nghiên cứu trên của văn hóa dân gian nảy sinh, tồn tại và phát triển với tư cách là một chỉnh thể nguyên hợp, thể hiện tính chưa chia tách giữa các bộ phận (ngữ văn, nghệ thuật, tri thức, tín ngưỡng phong tục…), giữa hoạt động sáng tạo và hưởng thụ trong sinh hoạt văn hóa, giữa sáng tạo văn hóa nghệ thuật và đời sống lao động của nhân dân Để nghiên cứu văn hóa dân gian với tư cách là một chỉnh thể nguyên hợp chúng ta cần phải có một quy phạm nghiên cứu tổng hợp
Văn hóa dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động Vì vậy, khi nhận thức, lý giải các hiện tượng văn hóa dân gian phải gắn liền với môi trường sinh hoạt văn hóa của nó, tức là các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, trong đó cộng đồng gia tộc, cộng đồng làng xã giữ vai trò quan trọng
Người ta thường nói văn hóa dân gian là “cội nguồn của văn hóa dân tộc” là
„văn hóa gốc”, “văn hóa mẹ” Điều đó hàm nghĩa văn hóa dân gian gắn với lịch sử lâu đời của dân tộc, là nguồn sản sinh và tiếp tục nuôi dưỡng văn hóa dân tộc Có con người là có văn hóa, có dân tộc là có văn hóa dân tộc Văn hóa đó trước hết là
Trang 18văn hóa dân gian, văn hóa của quần chúng nhân dân Qua văn hóa dân gian, nhân dân lao động “tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống của mình”
2.2 Đôi nét về văn hóa dân gian Korea
Hàn Quốc là một trong những quốc gia của Đông Bắc Á nên Hàn Quốc cũng có những nét văn hóa dân gian đặc trưng của nền văn hóa phương Đông Trước đây Korea là một nước nông nghiệp nên điều kiện địa lý- tự nhiên như đất đai, núi non, sông suối, khí hậu thường xuyên tác động đến đời sống con người Con người luôn phải quan hệ với tự nhiên, tác động vào tự nhiên và chinh phục tự nhiên Cuộc sống cộng đồng, đặc biệt tổ chức làng là một sự cố kết đời này qua đời khác tạo thành truyền thống không chỉ cho quá khứ mà cả với hiện tại và tương lai Nền văn hóa Nông nghiệp- Làng đã tạo nên một bản sắc, một phong tục tập quán của người bản
xứ được thể hiện qua các lễ hội cổ truyền, từ việc đính ước, cưới xin, kiêng kỵ, ma chay đến các biểu tượng hóa thần linh mang ý nghĩa tín ngưỡng và tôn giáo
Lễ hội cổ truyền trở thành một di sản văn hóa phong phú ở bán đảo Triều Tiên Trải qua mấy nghìn năm thăng trầm của lịch sử, lễ hội vẫn tồn tại và trải rộng khắp mọi miền của đất nước và suốt cả bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Lễ hội truyền thống nhằm tái hiện cuộc sống nông nghiệp, tái hiện lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ chủ quyền đất nước, giữ vững bản sắc dân tộc và phong tục tập quán Hầu hết các lễ
hội được phản ánh trong các truyện cổ tích như truyện Cái chùy yêu quái, truyện
Cục bướu biết hát, truyện Sự ngạc nhiên của nhà sư
Người Đông Á chúng ta thường quan niệm rằng sự kết hợp hài hòa giữa âm và dương kiến tạo và làm biến đổi vạn vật trên thế gian Âm là bóng râm, dương là ánh nắng Âm dương còn có nghĩa là nữ và nam, quần thần và quân vương Vạn vật trên thế gian đều mang trong mình vận khí âm dương, khi đối lập nhau, khi hài hòa, khi biến đổi Đối với các chữ số, số chẵn được gọi là âm, số lẻ là dương Những ngày trùng hai lần số dương đều là những ngày quan trọng đối với các dân tộc có nền văn hóa nông nghiệp Dù hiện nay, Hàn Quốc là một nước có nền công nghiệp phát triển mạnh và đã có những ảnh hưởng hiện đại hóa phương Tây trong đời sống văn hóa, song cho đến nay quốc gia này vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp Á Đông riêng có của
Trang 19dân tộc Hàn Một trong những nét đẹp văn hóa đặc sắc đó là văn hóa Tết Ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch là ngày Tết Nguyên Đán Văn hóa Tết âm lịch cổ truyền của người Hàn cũng như người Việt Nam, không khí tết đã tràn ngập từ những ngày cuối năm âm Vào ngày 30 tết, các gia đình đều dọn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng đêt tẩy trần Các thanh tre được đốt trong nhà để xua đuổi tà ma vì tục truyền do tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy Đêm giao thừa không ai ngủ cả, vì theo truyền thuyết nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy Vào ngày Tết mọi người mặc trang phục truyền thống Hanbok cùng cả nhà cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên Sau đó con cái bái lạy cha mẹ và cả nhà quây
quần cùng nhau thụ hưởng những đồ ăn vừa cúng tổ tiên Truyện Bí mật về vẻ
ngoài của cóc cho ta thấy phong tục của người Hàn vào dịp năm mới “vào mùa
xuân con người thường làm bánh và đi leo núi, họ ăn bánh và ngắm phong cảnh”
Trong một năm thì ngoài Tết Nguyên Đán là Tết có ngày lẻ tháng lẻ thì Tết Đoan Ngọ cũng nằm trong ngày lẻ tháng lẻ Đó là mùng 5 tháng 5 âm lịch Người Hàn Quốc gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Surinal “Suri” có nghĩa là “Thần”, là “cao”, tức là
vị thần tối cao, ám chỉ Mặt Trời Vào ngày này, người Hàn tổ chức nhiều trò chơi dân gian và tập tục truyền thống nhằm cầu một năm mùa màng bội thu Mỗi địa phương đều có những tập quán truyền thống đặc trưng của mình như: người dân tổ chức cúng tế lên đồng để cầu mong bình an và ấm no, còn các nô bộc thường ngày lào động cật lực thì nay được đeo mặt nạ nhảy múa ca hát tưng bừng được gọi là
“Kịch mặt nạ của những người nô bộc”.Như chúng ta biết mặt nạ và múa mặt nạ là
một trong những đặc trưng văn hóa của người Hàn Quốc Truyện Sự tích người
hóa bò cho chúng ta biết về nguồn gốc chiếc mặt nạ và con người đã đeo chiếc mặt
nạ trong trường hợp nào.Ngoài ra còn có ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hằng năm ở Hàn Quốc có một lễ hội rất có ý nghĩa cho những người yêu nhau mà phải xa nhau Khi gặp nhau nỗi xúc động dâng trào thành nước mắt Nước mắt ấy cũng chính là mưa Ngày mưa hằng năm cũng được chọn làm Ngày Tình yêu của một số nước Châu Á Đây trở thành một ngày lễ hội mà người ta cho rằng đó là ngày của yêu
Trang 20thương và xa cách Nếu ở Trung Quốc gọi là lễ hội Qixi, Nhật Bản có Tanabata, Việt Nam gọi là Ngày Thất tịch còn ở Hàn Quốc gọi là lễ hội Chilseok Truyện cổ
Chàng mục đồng và nàng thợ dệt kể rất chi tiết về mối tình sâu đậm của hai người
yêu nhau nhưng phải cách xa Mỗi năm chỉ được gặp một lần vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hằng năm
Cũng như các nước có nền văn hóa phương Đông, Hàn Quốc từ xưa đã tồn tại
một tín ngưỡng dân gian lâu đời mà người ta gọi là Musok-kyo, đây là một thuật
ngữ mà nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo Hàn Quốc dùng để chỉ một hiện tượng dân gian đa thần có mặt ở Hàn Quốc từ thời cổ xưa, tức là tập tục cúng tế, bói toán, lên đồng Musok-kyo vừa thể hiện những đặc thù của văn hóa Hàn Quốc vừa mang nhiều nét phổ biến của truyền thống văn hóa phương Đông Cũng như người Việt, người Hàn tin rằng con người sau khi chết đi thì linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại và có thể phù hộ ban cho tài lộc hay đem lại điều ác, thậm chí trừng phạt những người đang sống tùy vào cách cư xử của họ với những linh hồn này Vì thế mà trong Musok-kyo hình thành một loại người được tin là có khả năng đặc biệt giữ vai trò trung gian giữa người sống và thế giới thần linh đo là thầy cúng, thầy tế, thầy bói
Và trong tín ngưỡng dân gian Musok-kyo có rất nhiều vị thần khác nhau Người Hàn cho rằng các vị thần luôn có mặt ở khắp mọi nơi, trên trời, trên núi, ngoài cánh đồng, trên những dòng sông và mọi ngóc ngách nơi căn phòng họ đang sống Các thần linh gần gũi và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của người Hàn Đó là thần tối cao, thần không gian, thần đất, thần nước, các vị
thần vô danh và linh hồn các tổ tiên Truyện Lời hứa của quỷ thần, Shim Ch’ong –
cô gái hiếu thảo cho chúng ta thấy thế giới thần linh luôn tồn tại thật gần gũi và có
thể phù hộ cho con người Truyện Tài sản kế thừa của ba anh em trai chứng minh
rằng Vu giáo đã tồn tại ở bán đảo Triều Tiên từ rất lâu
Ở Hàn Quốc, những giai đoạn mà mỗi người phải trải qua trong cuộc đười và đánh dấu những thay đổi cơ bản thường được gọi chung là “Gwanhongsangje” (Quan-Hôn-Tang-Tế), bao gồm lễ trưởng thành, lễ thành hôn, tang lễ, và tế lễ tổ tiên Lễ trưởng thành thường rất đơn giản Các chàng trai trưởng thành cuộn mái tóc
Trang 21dài thành búi trên đỉnh đầu và được tặng một chiếc mũ truyền thống của dân tộc Hàn Quốc làm từ đuôi ngựa Các cô gái trưởng thành tết tóc thành hai bím và cài vào tóc đồ trang sức được gọi là binyeo
Lễ thành hôn được tổ chức tại gia đình cô dâu và vợ chồng mới cưới thường nghỉ hai hay ba ngày tại gia đình cô dâu trước khi trở về nhà chú rể mà chúng ta có thể
tìm thấy ở truyện Lời hứa của quỷ thần Truyện Chú rể cóc, truyện Vì sao lưng
kiến lại nhỏ, truyện Chàng mục đồng và nàng thợ dệt đề cập đến tập tục hôn nhân
như dạm hỏi, định ngày cưới và tổ chức lễ cưới Tang lễ được cử hành theo nghi thức truyền thống Hàn Quốc rất cầu kỳ Thời gian để tang kéo dài trong hai năm, sau hàng loạt các nghi lễ cầu khấn Bên cạnh những nghi thức tang lễ cầu kỳ, người Hàn Quốc còn thực hiện nhiều nghi lễ thờ cúng khác liên quan giữa sự sống và cái
chết Truyện Lòng hiếu thảo của Hổ, truyện Tài sản kế thừa của ba anh em trai là truyện nói về phong tục cúng giỗ; truyện Cái chết của một ông vua đề cập đến tập
tục lập đàn cúng tế
Trang 22Chương 3
TRUYỆN CỔ TÍCH KOREA - BỨC TRANH VỀ VĂN HÓA DÂN GIAN 3.1 Tín ngưỡng-tôn giáo
3.1.1 Tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”
Tín ngưỡng là một loại niềm tin, nó ra đời do trình độ nhận thức của con người còn hạn chế Nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và về chính bản thân con người chưa thể lý giải, bên cạnh đó hiện thực cuộc sống còn nhiều đau khổ mà người xưa không thể thoát ra được, do vậy họ đã nghĩ ra tín ngưỡng để gửi gắm ước
mơ và thỏa mãn nhu cầu nhận thức Có một tác giả nói rằng: trước khi tin vào trí tuệ, vào sức mạnh của chính mình, con người cần phải tìm một nguồn tin nào đó để
có thể sống; từ xa xưa, niềm tin đó không thể là cái gì khác ngoài sức mạnh siêu nhiên 14 Theo đó có thể thấy, tín ngưỡng là lòng tin và sự ngưỡng mộ vào một lực
lượng siêu nhiên, lực lượng thần bí mà con người tin là có thật và tôn thờ Ở bán đảo Triều Tiên, tín ngưỡng xuất hiện từ thời cổ xưa và mang nhiều nét đặc thù của nền văn hóa Korea
Theo dòng lịch sử, con người thời đồ đá mới đã có tín ngưỡng vạn vật hữu
linh “mỗi vật thể trong thế giới tự nhiên đều có linh hồn” và đến giai đoạn các
vương quốc đầu tiên của Korea, con người cũng đã có sự sùng bái các lực lượng tự
nhiên và có niềm tin vào sự bất tử của linh hồn Người Hàn xưa tin rằng: thiên nhiên và con người không tách rời nhau và có ảnh hưởng tác động lẫn nhau 15
Trong đời sống tinh thần của người Hàn xưa chúng ta thấy tồn tại quan niệm vạn vật hữu linh, vạn vật tương giao cho nên trong nhiều truyện cổ tích Korea có hình
ảnh, đối thoại sinh động giữa người với vật Ở truyện Lời phán xử của thỏ, người
14
Mai Thanh Hải, Từ điển Tín ngưỡng tôn giáo Thế giới và Việt Nam, NXB Văn hóa-Thông tin, 2006, tr 621
15 Nguyễn Trường Tân, Tìm hiểu Văn hóa Hàn Quốc, NXB Văn hóa-Thông tin,2011, tr 76
Trang 23Hàn kể rằng “Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, từ khi loài vật còn biết nói như người” con
người có thể nói chuyện với các loài vật như hổ, bò, thỏ hay cũng có thể nói chuyện
với cây thông Ở truyện Cục bướu biết hát, ông già có cục bướu nói chuyện được với yêu tinh Hay như ở truyện Lòng hiếu thảo của hổ, anh chàng tiểu phu và hổ đã
nói chuyện với nhau mừng mừng tủi tủi giống như hai anh em xa cách lâu ngày mới gặp lại Con hổ được mệnh danh là Chúa sơn lâm trong truyện cổ tích cũng biết
khóc, biết thương như con người “Cha của chúng tôi là người, cứ hai lần một tháng
đã bắt heo rừng dâng lên cho bà nội chúng tôi Trước đây không lâu, từ ngày bà nội mất, cha chúng tôi không ăn gì mà chỉ nằm trong hang vừa khóc vừa gọi mẹ nên đã
bị bệnh và đã qua đời” 16 Không những biết nói tiếng người mà các loài vật cũng
biết làm những điều mà con người làm Ngay lời mở đầu cho câu chuyện Cô út bị
bỏ rơi, người Hàn xưa đã từng khẳng định: “ngày xửa ngày xưa, xưa thật là xưa,
thuở cọp còn hút thuốc lá và chim khách còn biết nói tiếng người ” Hay như lời
mở đầu của câu chuyện Anh tiều phu và cô tiên nữ cũng có câu mở đầu rằng:
“Ngày xửa ngày xưa, thời mà cọp còn ve vẩy hút thuốc lá và chim chóc còn biết nói tiếng người thì ” Ngoài ra còn có những truyện tuy động vật không biết nói nhưng
dân gian cho rằng chúng có thể hiểu được tất cả những gì con người nói về chúng Con người ứng xử với thiên nhiên, muông thú, cỏ cây như thế nào thì sẽ nhận lại sự
đáp trả từ thiên nhiên như thế ấy Trong truyện Chim ác là báo ân, chàng thư sinh
trên đường đi đã giương cung bắn con rắn đang định ăn thịt một tổ chim ác là Sau
đó, chàng thư sinh đã gặp nạn nên ba con chim ác là đã quyết định trả ơn chàng thư sinh cứu mạng Ba con chim đã đập đầu vào chuông làm chuông kêu lên 3 tiếng để
cứu chàng thư sinh Con người đối xử tốt với con vật thì sẽ được con vật báo đáp là
như thế ấy Còn câu chuyện Chó mèo tìm ngọc nói về chó và mèo vì muốn đền ơn
cho chủ của mình nên đã đi tìm lại ngọc bị mất cắp trả lại cho chủ, nhưng trên đường đi chó mèo lại xảy ra mâu thuẫn và làm cho mối quan hệ của 2 con ngày càng xấu đi Truyện không chỉ cho chúng ta biết về nguồn gốc loài vật mà còn nhấn
16 원장 고소웅, “ 재미있는 한국어 읽기 ” 연세대학교 출판부, 1998, tr 100
Trang 24mạnh đến sự báo đáp công ơn của 2 con vật Đây là truyện kết hợp giữa câu chuyện nhận được ngọc khi cứu sống cá chép và mâu thuẫn trong quá trình tìm ngọc của
chó với mèo Câu chuyện “Chó mèo tìm ngọc” nhấn mạnh sự đền đáp của những
con vật với những người đã cứu giúp mình Dù là con vật, nhưng khi chịu ơn thì cũng sẽ trả ơn Câu chuyện muốn nói đến đạo lí làm người, đó là khi mình nhận ơn của ai thì phải biết trả ơn, và người càng làm nhiều việc thiện việc tốt thì sẽ gặp điều tốt điều lành
Trong đời sống tinh thần của người Việt chúng ta xưa kia cũng tồn tại quan niệm “vạn vật hữu linh”, vạn vật tương giao cho nên trong nhiều truyện cổ tích Việt
Nam có hình ảnh, đối thoại sinh động giữa vật với vật, vật với người như truyện Voi
và Kiến, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn hay truyện Con trâu, con hổ và bác nông dân Truyện cũng kể rằng:“ngày xưa loài vật và loài người sống gần gũi với nhau,
có thể nói chuyện được với nhau”.Trong quan niệm của người Việt từ ngàn xưa,
không chỉ con người mà vạn vật xung quanh cũng đều có linh hồn và có các thần
cai quản, như truyện Sự tích con Sam có sự xuất hiện của thần Cây.
3.1.2 Tín ngưỡng thờ ông Trời
Về tín ngưỡng, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo, đạo shaman, phật giáo, nho giáo, lão giáo và gần đây nhất là thiên chúa giáo Shaman là tôn giáo cổ xưa nhất Hàn Quốc, từng giữ vị trí hàng đầu trong vị trí tín ngưỡng của người dân, đạo này thờ các thần linh, mà trên tất cả là Hanunim hay còn gọi là ông trời, theo triết lí là người tốt sau nay sẽ được lên thượng giới, kẻ xấu sẽ bị đày xuống địa ngục Yêu tinh là vong hồn của người tốt nhưng vì lí do gì đó mà chưa được lên trời, còn lang thang ở trần thế Còn ma quỹ là linh hồn của kẻ xấu số, hay gian ác vẫn lẫn quẫn bên người sống Tôn giáo này hiện đã mai một nhưng ảnh hưởng của nó đã ăn vào trong đời sống tâm linh người Hàn Quốc
Trang 25Hình 3.1
Trong các yếu tố tạo nên diện mạo văn hóa Hàn Quốc có sự ảnh hưởng tác động
to lớn của môi trường tự nhiên đã tạo nên tính cách và bản sắc văn hóa dân tộc Yêu
và tôn thờ thiên nhiên nên trong truyện cổ tích, người Hàn thể hiện sự sùng bái vật linh, tin vào những sức mạnh thần bí Trước sự khắc nghiệt và tàn phá của thiên nhiên, không riêng gì dân tộc Hàn mà toàn nhân loại thời cổ đại đều tin rằng có một thế lực các thần linh đầy huyền bí với quyền lực vô song, con người chỉ biết phó mặc cho số mạng, cầu phúc từ các đấng thần linh vô hình đó, với mong muốn được
sự che chở Sự kiện mặt trời mọc hay lặn tạo nên ngày và đêm, sự kỳ vĩ của núi rừng, những trận cuồng phong, lụt lội, bão tuyết, mây, mưa người xưa đều cho là công việc của các thần Và xuất phát từ quan niệm mọi vật đều có linh hồn nên trong tư duy của người Hàn cổ đâu đâu cũng có các vị thần cai trị Nghĩa là trong mỗi dòng sông, trong những cánh rừng rậm và hang núi… đang tồn tại những vị
thần Và trong cuộc sống của người Hàn cổ bắt đầu xuất hiện tín ngưỡng thờ các vị
thần Vị thần cao nhất trong các vị thần được gọi là Hanunim Trong các truyện cổ
tích người Hàn đã thể hiện niềm tin của mình vào Hanunim Hanunim chính là ông
Trời, mà Trời theo ý nghĩa tôn giáo - “như một vị thần tối cao, có ý chí, có nhân cách, là chủ thể chi phối vận mệnh của vạn vật và quyết định mọi họa phúc của con người”17 Có thể nói Trời là đấng tối cao, có thể chi phối, quyết định vận mệnh con
người và vạn vật: có thể phù hộ, che chở nhân gian, quan sát và trừng phạt con người
Truyện Vì sao mũi heo lại ngắn kể rằng:
“Thuở rất xa xưa, Hanunim là đấng cai quản cả thiên đình và hạ giới Một ngày kia, Hanunim cho gọi Gà, Chó và Heo đến và truyền lệnh cho Gà, Chó và Heo xuống trần gian giúp ích cho loài người”
17 PGS.TS Doãn Chính, Từ điển Triết học Trung Quốc, NXB Chính Trị Quốc gia, 2010, tr 649-656
Trang 26Và khi Heo không tuân lời của Hanunim “không giúp ích con người, chỉ ăn với ngủ nên Hanunim đã dùng thanh kiếm chặt phăn cái mũi của Heo” Hanunim có sức
mạnh và quyền lực tối cao, thấu hiểu mọi nỗi khổ, những tấm lòng, những khát khao của con người Mỗi khi rơi vào cảnh khổ đau bất hạnh, không lối thoát, người dân thường cầu khấn Hanunim, mong được cứu giúp Đó là hai anh em trong truyện
Sự tích mặt trăng, mặt trời là những số phận bất hạnh, mồ côi, khi lâm hoạn nạn
cũng chỉ biết phó thác số phận mình và trông mong vào Hanunim: “Ông trời ơi, ông trời ơi Nếu ông có lòng muốn cứu chúng con thì ông hãy thả xuống cho chúng con cái thúng mới treo trên sợi dây thừng mới, còn nếu ông muốn giết chết chúng con thì ông thả xuống cho chúng con cái thúng cũ treo trên sợi dây thừng cũ”18 Hay
truyện Cá chép mùa đông Hanunim đã ban cá chép cho cậu thanh niên hiếu thảo
đang tìm mua con cá chép cho mẹ già đang bị bệnh Khi mẹ cậu hiếu tử ăn cá chép thì được khỏi bệnh và được sống thật lâu” Có lẽ tất cả sự may mắn đến với con
người cùng với khát khao, mong ước một cuộc sống tình nghĩa, no đủ, hạnh phúc được dân gian tin tưởng rằng do Hnunim hiểu rõ sự cầu khấn chân thành của mình
Qua đây, ta hiểu rõ hơn triết lý của Saman giáo ở Hàn Quốc: “ông Trời là đấng tối cao, là một lực lượng siêu nhiên thần bí quyết định số phận con người” 19
Ông trời ở Việt Nam cũng có những sức mạnh và quyền lực tối cao Ông trời có thể làm cho mưa thuận gió hòa, cũng thấu hiểu những nổi khổ đau của những người
hiền lành chăm chỉ nhưng vẫn nghèo khó Truyện Cóc kiện trời là một ví dụ cho
sức mạnh của ông trời có thể ra lệnh cho rồng phun mưa xuống trần gian Hay
truyện Ngọc Hoàng và anh học trò nghèo, Ngọc Hoàng ngự trên thiên đình có thể
nhìn thấy tất cả mọi chuyện trên thế gian và cũng có thể giúp đỡ con người giải quyết mọi khó khăn như cô gái câm muốn nói được chỉ khi có trạng nguyên đến cưới hỏi, cá chép muốn hóa rồng phải nhả viên ngọc trong miệng ra hay bà lão trồng cây cam nhưng không có trái vì có hai hũ vàng dưới gốc cam
Trang 27vừa giúp con người ứng phó với môi trường xã hội (các thành quách được xây trên núi, những bức tường thành trên núi được sử dụng làm tuyến phòng ngự khi có nguy cấp giặc ngoại xâm) 20 Vì thế mà chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy
trong truyện cổ tích Hàn Quốc tín ngưỡng thờ thần Núi được nhắc tới nhiều Tuy nhiên Thần Núi đầu tiên lại được tìm thấy ở thần thoại Tangun
Hàn Quốc là nơi nổi bật với nhiều ngọn núi và dòng sông kỳ vĩ, ở những ngọn núi
ấy có nhiều loài cây thuốc quý hiếm mà thiên nhiên đã ban tặng cho người Hàn
trong đó đặc biệt là nhân sâm Và truyện Món quà của thần núi vừa cho ta thấy
được vẻ đẹp thiên nhiên lại vừa thể hiện niềm tin lớn vào thần Núi của những người dân lương thiện Mỗi khi gặp khó khăn, mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, dân chúng lại cầu xin thần núi giúp đỡ Thần Núi thấu hiểu tấm lòng hiếu thảo của hai vợ
chồng trẻ nên đã ban tặng cho họ củ nhân sâm quý báu để chữa bệnh cho cha Thần
Núi luôn ngự trị ở trong núi theo dõi và luôn xuất hiện giúp đỡ những người tốt khi
họ gặp nguy hiểm Người xưa cho rằng Thần Núi có hình dáng là một ông lão tóc bạc phơ nên trong các câu chuyện cổ tích Thần Núi luôn xuất hiện với hình dáng
như vậy Truyện Con hồ ly núi Kim Cương kể về một chàng trai nọ trên đường đi
thăm nhà vợ về đã đi lạc vào núi Kim Cương Bỗng nhiên có một ngôi nhà hiện ra ngay giữa núi bên trong có một ông lão tóc bạc phơ đang ngồi tỉa cỏ Sau khi biết
được nguyên nhân anh chàng này lạc vào núi, Thần Núi đã dặn dò là: “Đi đâu thì đi nhưng anh nhớ đừng đi vào ngôi nhà có mái ngói thật đẹp, và cũng đừng ăn thức ăn
20
Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc học, Lịch sử Hàn Quốc, NXB Trường Đại học Seoul, tr 11
Trang 28Hình 3.2
của cô gái trẻ mời đấy”21 Nhưng chàng trai không nghe theo lời dặn của ông lão tóc bạc nên đã gặp nạn Cũng may nhờ chàng trai vốn tính tốt bụng nên Thần Núi
lại xuất hiện lần nữa để chỉ đường giúp chàng trai thoát nạn Ông lão nói: “Con hồ
ly chín đuôi đó giỏi phép thuật, lại sử dụng thành thục phép thần thông nên đối phó với nó rất khó Con đường sống của anh lúc này phụ thuộc vào anh thôi Từ trước đến giờ có cứu mạng người nào không? Không nhất định phải là người, không lẽ anh không cứu một con vật nào sao?”22 Cũng may mà lúc trước anh có cứu một con rùa nên ông lão viết mấy chữ lên tờ giấy rồi đưa cho anh, và bảo anh mang tờ giấy đến quăng vào nơi mà anh đã cứu con rùa ấy Con rùa chính là con trai của Long Vương Khi biết ân nhân gặp nạn rùa đã tặng cho chàng trai một con dao thần diệt trừ con hồ ly Thần Núi cũng xuất hiện trong mơ để báo tin hay chỉ ra lối thoát cho
người tốt Trong truyện Con chuột huyền bí, anh học trò vì để cho con chuột ăn
móng tay móng chân của mình mà trở thành người giống mình và rồi thảm họa cũng xảy ra Con chuột thành người giống anh đã đến ở nhà anh còn anh thì bị đuổi
ra khỏi nhà Trong lúc không muốn sống trên đời này nữa thì ông lão tóc bạc trắng
đã xuất hiện trong giấc ngủ và chỉ đường dẫn lối cho anh đối phó với con chuột tinh
ác kia Ông lão tóc bạc trắng đã nói rằng: “Lúc con còn học chữ trên chùa con đã
từng cho con chuột kia ăn móng tay móng chân của mình phải không? Con chuột đó nhận được sinh khí của con nên đã hóa thành hình dạng con đấy, con đừng buồn nữa, con hãy tìm một con mèo rồi trở về nhà đi” 23
Theo nguồn gốc thì thần Núi không chỉ hiện thân là một ông lão với bộ râu hùm dài, bạc trắng mà còn là một
Trang 29phụ nữ Nhưng dưới sự ảnh hưởng của Nho giáo, hình ảnh của Thần Núi được thay thế bằng hình ảnh của người đàn ông Hơn nữa trong tín ngưỡng dân gian, thần Núi đôi lúc cũng được xem là một con cọp
Trong bức tranh về thần Núi, thường vẽ một ông lão với bộ râu dài và bạc trắng bên cạnh có một con cọp Phải chăng con cọp chính là sứ giả của thần Núi Tuy nhiên theo một lối suy nghĩ khác, người ta tin bản thân con cọp cũng chính là hiện thân của thần Núi Trên khắp các ngọn núi của đất nước Hàn Quốc, nhiều đền thờ thần Núi xuất hiện cùng với các nghi lễ cúng tế thần Núi được hình thành từ rất lâu
Ở Hàn Quốc xưa kia, khi người dân muốn cầu nguyện thần Núi điều gì đó thì người
ta múc một chén nước giếng để trên một cái bàn nhỏ rồi quỳ xuống chấp tay cầu
nguyện Truyện Giả làm thần núi có chi tiết là khi tên phú hộ muốn dọa cho hai mẹ
con sợ khiếp vía để họ ngoan ngoãn nghe lời hắn mà bán nhà đi Nên đã giả làm thần Núi bảo hai mẹ con bán nhà và đi nơi khác ở Người mẹ vì sợ hãi và hoang mang nên đã đến múc nước giếng lên mà cầu khấn 24
Còn trong nghi lễ cúng tế thần Núi mang tính chất địa phương thì tất cả dân làng sẽ tham gia để cầu nguyện cho sự
bình an, thịnh vượng của làng
Nếu như ở Hàn Quốc có tín ngưỡng thờ thần Núi thì ở Việt Nam cũng có tín
ngưỡng thờ thần qua câu chuyện Sự tích thần núi Tản Viên
3.1.4 Ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo và Shanman giáo đến đời sống tâm linh của người Hàn
Cùng với tín ngưỡng dân gian, các yếu tố Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo chi phối sự sáng tạo và trở thành một nội dung trong các truyện cổ tích của người xưa Cũng như người Việt, người Hàn cũng mang tính cách, phẩm chất của người phương Đông, sống coi trọng tình nghĩa, và người xưa nghĩ rằng xã hội cũng như một gia đình lớn
Phật giáo hay còn gọi là đạo Phật là một tôn giáo ngoại lai Có nguồn gốc từ Ấn
Độ, là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới Phật giáo có tính triết lý và kỷ
24 Seo Jeong Oh, “100 chuyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc”, Đỗ Ngọc Luyến dịch, NXB Hội nhà văn, tr 294
Hình 3.2
Trang 30luật cao Đây là một tôn giao có vị trí quan trọng đối với người Hàn Quốc bởi người Hàn rất đề cao tính kỷ luật, nhấn mạnh sự rèn luyện của bản thân mỗi người Qua các truyện cổ tích của Hàn Quốc chúng ta có thể tìm hiểu thêm về niềm tin của
người Hàn vào Phật giáo Truyện Shim Ch’ong- cô gái hiếu thảo phản ánh niềm tin
vào đức Phật của hai cha con Đặc biệt là đứa con gái hiếu thảo Shim Ch‟ong lúc nào cũng cầu nguyện và tin rằng đức Phật thấu hiểu và sẽ đền đáp xứng đáng Shim
Ch‟ong tin rằng cúng giường cho nhà Chùa 300 bao gạo thì đức Phật sẽ làm cho
cha được sáng mắt Hay truyện Cô út bị bỏ rơi, vợ chồng nhà phú ông tin rằng xây
cho chùa một gian nhà và cúng cầu khẩn Phật trong ba tháng mười ngày thì nhất định sẽ sinh con trai Như vậy là dân gian tin vào Phật giáo, tin rằng Phật sẽ giúp đỡ
họ giải quyết mọi khó khăn, hoạn nạn, trừng phạt kẻ gian ác, ban thưởng người hiền lành, lương thiện, đem lại cuộc sống yên bình cho dân chúng
Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam thì đạo Phật thân thiết đến nổi dường như một người Việt Nam nếu không theo một tôn giáo nào khác thì ắt là theo đạo Phật hoặc chí ít là có tình cảm với đạo Phật Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ
Ấn Độ nên từ Buddha(Bậc giác ngộ) được phiên âm là Bụt, từ Bụt được dùng nhiều
trong các truyện cổ tích Việt Nam Bụt được coi là một vị thần chuyên cứu giúp
người tốt, trừng phạt kẻ xấu Truyện Tấm Cám là một truyện cổ tích tiêu biểu
Truyện kể về cô gái tên Tấm mồ côi cha mẹ, ở với mụ dì ghẻ độc ác và đứa em cùng cha khác mẹ tên là Cám Cám và dì ghẻ nhiều lần hãm hại Tấm nhưng mỗi lần như vậy là Tấm được Bụt xuất hiện và giúp đỡ Ông Bụt xuất hiện rất nhiều trong
cổ tích Việt Nam như truyện Cây tre trăm đốt ông Bụt cũng xuất hiện giúp đỡ cho
anh nông phu nghèo cưới con gái nhà phú ông
Bên cạnh sự ảnh hưởng của Phật giáo là ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tâm linh của dân gian Hàn Quốc Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, lấy đạo đức làm đầu trong mọi ứng xử gia đình, xã hội, người Hàn rất tin tưởng vào việc con người sẽ được thưởng hay phạt tùy theo hành động của họ có hợp với nguyên tắc đạo đức hay không và tùy theo mức độ tin tưởng vào trật tự đạo đức trong xã hội
Trang 31Và cần có những hành động cụ thể để giúp người khác hơn là mơ ước những điều quá cao xa nên hành động dù nhỏ nhưng chứa đựng cả tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ được người Hàn đưa vào truyện cổ tích với niềm tự hào và trân trọng Qua những truyện cổ tích, mối quan hệ gắn bó tràn đầy yêu thương ấy được
người Hàn phản ánh rõ nét và sinh động Truyện Con dâu thành mẹ vợ kể về mối
quan hệ tốt đẹp giữa cha chồng và nàng dâu, họ yêu thương, quan tâm và hy sinh cho nhau, Cưới chồng chưa được bao lâu, chưa sinh được mụn con nào thì chồng mất và không bao lâu thì mẹ chồng cũng qua đời Người con dâu vô cùng hiếu thảo
và hết lòng chăm sóc người cha chồng già yếu đơn độc Còn người cha chồng vô cùng xúc động trước tấm lòng hiếu thảo của con dâu Nhưng ông cũng vô cùng xót
xa, tiếc nuối cho người con gái còn xuân sắc chỉ vì một người già cả như mình mà
phí hoài tuổi xuân Nên ông đã gọi nàng dâu lại và bảo rằng: “Con à, con dâu của ta
à Con hãy lắng nghe lời ta nói này Nhìn thấy con chỉ vì ta mà phải chịu nhiều thiệt thòi vất vả như thế này, ta đau lòng lắm Con còn trẻ, con không đáng phải chịu khổ như vậy Ta cũng gần đất xa trời, chẳng còn sống được bao lâu nữa Con đừng lo lắng cho ta nữa, hãy mau kiếm cho mình một tấm chồng tốt để nương tựa và sống hạnh phúc đi con”25 Nhưng nàng dâu ngoan hiền đấy đâu dễ chấp thuận, dù vất vả thế nào nhưng nàng dâu cũng đâu đành bỏ cha chồng mà đi bước nữa vì vậy mà
nàng dâu mới thưa rằng: “Thưa cha Sao cha lại nói như vậy ạ? Cha đã có tuổi rồi, sao con có thể để lại cha một mình đơn độc mà đi đâu được chứ ạ? Xin cha đừng nói với con những lời như vậy nữa” Chính tình yêu thương con người với con
người, sự chia sẻ đã giúp hai cha con vượt qua mọi thử thách , khó khăn và cuối cùng tìm được mối nhân duyên tốt đẹp cho mình Người con dâu sau nhiều lần được
bố chồng động viên cho phép đi tìm hạnh phúc riêng nên nàng dâu cũng không thể nào cãi lời được và nàng đã mang tiền của cha chồng cho mà lên đường tìm mối nhân duyên khác Cuối cùng nàng kết hôn với người đàn ông góa bụa có một người con gái lỡ thì Nàng dâu dùng số tiền của cha chồng cho mà xây dựng gia đình được sung túc hơn nhưng trong lòng vẫn lo lắng không yên về người cha chồng sống đơn
25 Seo Jeong Oh, “100 chuyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc”, Đỗ Ngọc Luyến dịch, NXB Hội nhà văn, tr 259
Trang 32độc một mình Và nàng bàn bạc với chồng quyết định gã cô con gái quá lứa lỡ thì cho người cha chồng Như vậy là sự gặp gỡ giữa những người có cùng số phận bất hạnh nhưng lại có tấm lòng rộng lượng và nhân hậu đã trở thành mối nhân duyên đẹp Những người có tấm lòng nhân hậu và rộng lượng đó xứng đáng được hưởng cuộc sống tốt đẹp
Truyện Shim Ch’ong – cô gái hiếu thảo đã làm xúc động người đọc bởi hành
động cao đẹp của đứa con gái hiếu thảo có tên là Shim Ch‟ong Từ nhỏ Shim Ch‟ong đã sớm mồ côi mẹ nhưng đã được bù đắp bởi tình yêu thương không gì sánh nổi của người cha Hai cha con đã vượt qua bao khổ đau để tồn tại và hy vọng Niềm vui và hạnh phúc lớn nhất của Shim Ch‟ong chính là được thấy đôi mắt của cha sáng trở lại, thoát khỏi cảnh sống mù lòa Vì vậy mà Shim Ch‟ong đã tự nguyện
hy sinh thân mình để thực hiện điều mong ước đó Shim Ch‟ong quyết định tìm đến người thủy thủ đang tìm người làm vật hiến tế cho Long Vương và cô quyết định hiến thân mình làm vật tế cho Long Vương đổi lại cô được nhận 300 bao gạo cúng giường cho nhà Phật để cứu cha thoát khỏi cảnh mù lòa Trước khi đi ra biển làm vật hiến tế, Shim Ch‟ong nhiều đêm thức khuya để khấu vá và giặt giũ quần áo cho
cha dùng đủ bốn mùa Vào đêm hôm trước ngày phải ra đi, cô đến cạnh người cha
mù lòa đang nằm ngủ, những dòng lệ nóng hổi đang tuôn trào như suối khi cô nghĩ
cha già không biết rồi sẽ ra sao cô thầm kêu khóc: “Trời ơi, ước gì ta có thể ngăn được mặt trời mọc, ngăn được tiếng gà gáy sáng, ngăn được trăng không tròn Ôi, mình biết phải làm sao đây? biết phải làm sao đây? 26 ”
Ở Hàn Quốc, với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo, chữ hiếu luôn được đề cao, nên nội dung cơ bản trong truyện cổ tích cũng đã được biến đổi theo nhận thức truyền thống này Nho giáo từ xưa có ảnh hưởng lớn tới tư duy chính trị và đời sống tinh thần của người Hàn nên người Hàn rất coi trọng gia đình, đề cao tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, đối xử tốt với người xung quanh, sống có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội Nho giáo thường luôn nhắc đến bổn phận của con
26 http://ngochoangduyduy.blogspot.com/2010/01/nghe-oc-truyen-co-tich-gioi.html
Trang 33người đối với cha mẹ tổ tiên, nhất là giữ chữ hiếu với mẹ cha Qua truyện Cô út bị
bỏ rơi kể về gia đình nhà phú ông nọ muốn sinh con trai nhưng lại sinh đến bảy
người con gái Vì thất vọng mà phú ông đã bỏ rơi người con gái thứ bảy Người con gái đó được muông thú chăm sóc và thắm thoát đã được mười lăm tuổi Mười lăm năm trôi qua, phú ông lâm bệnh nặng và chỉ có thể uống nước thuốc của núi Thuốc Tiên mới mong được khỏi bệnh Nhưng sáu người con gái của ông không ai chịu đi vào núi tìm thuốc chữa bệnh cho cha Vậy mà khi hay tin cha bị bệnh, người con gái
thứ bảy đã nói rằng: “Vì cha đã sinh thành ra con, dù nó có xã ngàn dặm hay vạn dặm, con cũng đi.” Và cô con gái thứ bảy không mang nỗi hận cha mẹ vứt bỏ mình,
đã không ngại nguy hiểm ,khó khăn mà lên đường tìm thuốc chữa bệnh cho cha Cô vượt qua bao ngọn núi, bao nhiêu con suối, làm biết bao nhiêu việc và phải cưới người chồng xấu xí để được tìm thấy nước thuốc của núi Thuốc Tiên Không những vậy cô phải kiên trì chờ đợi đến ba tháng mười ngày mới hứng được đầy bình thuốc
mang về cứu cha Hay truyện Cá chép mùa đông, người Hàn xưa muốn ca ngợi về
một tấm gương hiếu tử Vào một ngày mùa đông rét cóng, người con hiếu tử đến bên bà mẹ đang nằm liệt giường vì chứng suy nhược chán ăn mà giỗ dành rằng:
“Mẹ ơi, mẹ phải ăn một chút mới có sức chứ.” Nhưng người mẹ chẳng muốn ăn gì Chàng hiếu tử lại giỗ dành mẹ lần nữa: “Mẹ ơi, mẹ nghĩ thử coi mẹ muốn ăn món gì? Món gì mà mẹ thấy ăn ngon miệng nhất thì con sẽ tìm cho bằng được” Khi biết
mẹ muốn ăn cá chép, chàng không suy nghĩ lâu, chạy ngay một mạch đi mua cá chép cho mẹ Vào mùa đông lạnh giá, tìm đâu ra cá chép mà mua Nhưng hiếu tử vẫn cố đi khắp nơi để tìm cho bằng được cá chép về cho mẹ ăn
Sự ảnh hưởng của Nho giáo dường như đã in sâu vào trong tâm thức của người Hàn nên có thể thấy đâu đâu trong các truyện cổ tích đều xuất hiện tư tưởng Nho
gia mà chúng ta dễ thấy nhất trong câu chuyện Chàng tiều phu và cô tiên nữ, vì
chữ hiếu, dù yêu thương chồng hiếu thảo với mẹ chồng, nhưng nàng tiên nữ cũng
chọn con đường bay về trời sống bên cha mẹ Cũng vì chữ hiếu, đang sống hạnh phúc bên vợ con trên thiên đường, vì thương nhớ mẹ, chàng đốn củi đã xuống trần gian và kết quả là không thể lên trời được nữa Với sự thay đổi linh hoạt trong tình
Trang 34tiết truyện, ta nhận thấy rằng, hơn cả vợ con, người Hàn Quốc đặt quan niệm hiếu
đạo với mẹ cha lên hàng đầu Đối với người Hàn Quốc việc trở thành con gà trống sau khi chết không phải là một kết thúc đầy bi kịch mà khi đó, chàng đốn củi vừa
thể hiện trọn vẹn hiếu đạo với mẹ, đồng thời cũng thể hiện lòng thương yêu, trông ngóng vợ con mình Đây là câu chuyện một phần cho thấy nhận thức mạnh mẽ về hiện thực, chữ hiếu, một phần thể hiện sự mong muốn, khao khát về thế giới khác
Tư tưởng Nho giáo của người phương Đông bên cạnh đề cao đạo làm con phải giữ chữ hiếu với tổ tiên ,cha mẹ nên việc sinh con trai để nối dõi tông đường cũng chính là một trong những việc mà người con phải thực hiện Điều đó vô tình tạo nên
quy luật trọng nam khinh nữ trong xã hội phương Đông nói chung và Hàn Quốc nói
riêng Thế nên trong truyện Cô út bị bỏ rơi, tác giả dân gian đã nói rằng: “con gái
hay con trai đều là con như nhau, nhưng trách sao cho kẻ nào đó đã đặt ra cái luật trọng nam khinh nữ, người không sinh được con trai là kẻ vô tích sự” 27 Việc người dân Hàn Quốc đưa vào truyện cổ tích tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo
như muốn nhấn mạnh rằng Nho giáo đã ảnh hưởng rất mạnh đến tư duy và lối sống của người Hàn từ rất xa xưa Và ngày nay, đạo hiếu của người làm con vẫn được sùng kính như một đức tính của xã hội Hàn Quốc
Tư tưởng Nho giáo cũng du nhập vào nước ta Việt Nam hơn một nghìn năm bị
đô hộ bởi giặc Tàu nên trong đời sống xã hội của người Việt ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể tìm thấy những yếu tố hay dấu ấn văn hóa Trung Hoa và trong văn học dân gian, từ thần thoại, cổ tích, truyền thuyết đến phong tục tập quán, từ lễ hội, lễ tết, cưới xin, ma chay đến hội hè đình đám đều tiếp nhận hay mô phỏng ít nhiều yếu
tố văn hóa ấy Nếu tấm lòng hiếu thảo của cô gái út trong truyện Cô út bị bỏ rơi
(Hàn Quốc) đã vượt qua bao khó khăn vất vả tìm thuốc chữa bệnh cho cha thì đến với truyện cổ tích Việt Nam, người nghe, người đọc lại bắt gặp hình ảnh này trong
truyện Người con út hiếu thảo Truyện cũng kể về một gia đình nọ có ba anh em
27
Seo Jeong Oh, “100 chuyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc”, Đỗ Ngọc Luyến dịch, NXB Hội nhà văn, tr 14
Trang 35trai Hai người anh thì ích kỉ tham lam, ngược lại người em út thì siêng năng hiếu thảo Một hôm người cha lâm bệnh nặng, út vô cùng lo lắng, ngày đêm túc trực cho cha Ông cụ mắc phải bệnh nan y, chỉ cần tìm thấy một loại cỏ ở trên núi Trúc Lĩnh Người con út không màn gian nguy, hiểm trở đã vượt qua cây cầu làm bằng dây thừng bắt ngang con suối sâu, phải vượt qua con sông rộng mà không có đò ngang, rồi phải leo lên một ngọn núi cao bốn phía đá dựng đứng như bức tường thành sừng
sững và đến được ngôi chùa cổ có thứ cỏ thơm mang về sắc thuốc cứu cha hết bệnh
Người Việt Nam ta cũng khuyên bổn phận làm con phải biết vâng lời ông bà cha mẹ Rất nhiều tấm gương hiếu tử làm sáng danh đạo lý Á Đông được ca ngợi trong truyện cổ tích Việt Nam
Nếu như ước mơ được hưởng một cuộc sống hạnh phúc bên cha mẹ, được báo hiếu đối với những bậc sinh thành, dưỡng dục luôn là động lực giúp con người hoàn thiện về phẩm chất, đạo đức thì ước muốn được trẻ mãi không già, được trường sinh, bất tử khi đó con người sẽ không phải đối mặt trước những đau thương như sự ra đi vĩnh viễn của người thân ruột thịt cũng là một trong những nội dung được tác giả dân gian phương Đông phản ánh rất rõ nét Vì tài liệu tham khảo có hạn nên người viết cũng không chắc rằng truyện cổ Hàn Quốc có đề cập đến thuốc trường sinh bất
tử hay không nhưng người viết khẳng định rằng truyện cổ Hàn Quốc có chịu sự ảnh hưởng của Đạo giáo vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc Đó chính là tư tưởng tin vào thần tiên cùng với khao khát cuộc sống ấm no hạnh phúc được thể hiện rõ ở các
truyện Nàng tiên ốc hay Anh tiều phu và cô tiên nữ Nàng tiên trong truyện Anh
tiều phu và cô tiên nữ vốn là con của Ngọc Hoàng Thượng Đế, cứ đến trăng rằm,
nàng cùng các chị xuống trần gian tắm ở hồ nước có trong thung lũng Anh tiều phu
vì cứu con hươu trốn thoát khỏi gã thợ săn nên được con hươu mách nước để có
được vợ tiên Nhưng vì không nghe theo lời dặn của hươu mà anh phải xa vợ và các
con Hay nàng tiên trong truyện Nàng tiên ốc vốn là ái nữ của Long Vương Nàng
cảm động trước chàng nông dân hiền lành chăm chỉ nhưng lại sống một thân một mình nên đã tự nguyện về sống chung với chàng nông dân để chăm sóc bữa ăn giấc ngủ cho chàng Trải qua bao khó khăn trong cuộc tranh tài với tên vua háo sắc để
Trang 36dành lại nàng tiên ốc, chàng nông dân với sự giúp đỡ của Long Vương đã dành được nàng tiên ốc và sống cùng nàng rất hạnh phúc
Dù ít đề cập đến thuốc trường sinh bất tử nhưng truyện cổ Hàn Quốc đã nhắc đến nước thuốc ở núi Thuốc Tiên có thể chữa bệnh và cứu sống người chết Điều đó
được thể hiện qua câu chuyện Cô út bị bỏ rơi, trên đường đi tìm nước thuốc cho cha,
cô con gái thứ bảy bị bỏ rơi ấy đã tìm ra một loài hoa màu đỏ có tên là Hoa Máu có thể tái tạo lại máu cho người chết, một loài hoa màu vàng có tên là Hoa Da có thể cứu cho da người chết lấy lại sự sống và một loại hoa có dạng phập phồng thở như lồng ngực con người có tên là Hoa Hơi Thở có tác dụng cứu sống hơi thở của người chết và nước thuốc ở núi Thuốc Tiên chính là thuốc có thể làm cho người chết sống
lại
Ở Việt Nam, những truyện cổ tích liên quan đến Đạo giáo rất nhiều Đó là những truyện liên quan đến thần tiên như tu tiên, lạc vào động tiên, cõi tiên hay lấy
tiên Truyện Miếng trầu kì diệu kể về một cậu học trò đã nhờ đạo sĩ trên núi Ba Vì
làm phép để được trở thành một chân thơ lại ở huyện Khi đến hang núi cậu kêu to, hang mỏe lối vào Đạo sĩ đưa cho một miếng trầu, cậu nhai trầu và ngủ Sau cậu trở thành một chức quan nhỏ thuộc tỉnh Câu giở nhiều mánh khóe, trở thành người giàu có, lấy vợ và có con Rồi bị thanh tra nhiều chứng cớ hối lộ, cậu ta bị xử tử, hối hận vì đã xin Đạo sĩ giúp Chợt tỉnh giấc, hắn vội trở về và tu chí làm ăn trên ruộng đất mình Hình ảnh Đạo sĩ và giấc mơ phù du ấy ta có thể thấy sắc màu Đạo giáo
qua cổ tích Truyện Từ Thức gặp tiên cũng là một ví dụ rất rõ nét Thế giới thần
tiên trong truyện cổ là thế giới bất tử, một năm ở đó có thể dài bằng hàng trăm năm
so với cuộc sống của con người trần tục Sau một năm lấy vợ tiên, sống ở cõi tiên,
Từ thức quay về thăm nhà, nhưng mọi thứ đã hoàn toàn biến đổi, hơn tám mươi
năm đã trôi qua Hay truyện Tích Chu, cậu bé mồ côi cha mẹ và sống với bà Bà
thương yêu Tích Chu nhưng cậu bé thì ham chơi không nghe lời bà Bà bệnh khát nước nhưng Tích Chu mãi ham chơi không nghe tiếng bà gọi Bà biến thành chim
bay đi tìm nước uống Tích Chu hối hận và chạy theo chim Bà Tiên đi ngang qua
Trang 37nghe thấy tiếng khóc của Tích Chu đã xuất hiện và nói: “Cháu biết lỗi như vậy là tốt rồi Bây giờ cháu muốn bà cháu trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước ở suối Tiên về cho bà uống”28 Như vậy là nếu ở Hàn Quốc có nước thuốc tiên thì ở Việt Nam cũng có nước thần kỳ làm cho chim được trở thành người
Khi nói đến tín ngưỡng dân gian ở Hàn Quốc, ngưởi ta thường nghĩ đến một loại tín ngưỡng rất độc đáo của người dân xứ sở này là Shaman giáo Shaman giáo ở Hàn Quốc là một loại tín ngưỡng bản địa được coi là hiện diện trong đời sống văn hóa tâm linh của người Hàn từ thời tiền sử Thế nhưng trên thực tế, trong tín ngưỡng dân gian của Hàn Quốc ngày nay không chỉ có shaman giáo cho dù nó có vai trò chủ đạo Trải quan hàng nghìn năm giao lưu và phát triển, nền văn hóa Hàn Quốc ngày nay là kết quả của sự tiếp biến, hỗn dung đầy sáng tạo các giá trị văn hóa bản địa vốn có của người Hàn và các giá trị văn hóa của nhiều dân tộc khác Chúng ta có thể nhận biết nét đặc trưng này trong sự đa dạng của những người hành nghề tín ngưỡng dân gian trong đời sống xã hội Hàn Quốc hiện đại
Theo tín ngưỡng dân gian của người Hàn, ngoài cuộc sống hiện hữu mà con người
có thể cảm nhận được bằng giác quan còn có một thế giới siêu nhiên huyền bí - thế giới của những linh hồn, thần thánh, ma quỷ đang chi phối cuộc sống của họ Do vậy, cần phải đoán biết được ý nguyện của những thế lực siêu nhiên này để tỏ lòng tôn kính, an ủi chúng để được nhiều tài lộc hay xua đuổi chúng để được bình an Để giao tiếp được với những linh hồn, thần thánh, ma quỷ đó cần có những người đặc biệt - những ông đồng, bà cốt chuyên làm nghề giao tiếp, thông linh với thế giới siêu nhiên Có thể tạm gọi họ là những người hành nghề tín ngưỡng dân gian Những người hành nghề tín ngưỡng dân gian ở Hàn Quốc, về cơ bản, có thể được
chia làm ba loại khác nhau là pháp sư, thầy tế và thầy bói
Pháp sư là những người có khả năng đặc biệt, có thể giao tiếp được với thế giới
thần linh, ma quỷ; có thể mời gọi những lực lượng này đến hoặc xua đuổi họ đi Hành nghề của những người này thể hiện điển hình trong tín ngưỡng shaman giáo
28 http://ngochoangduyduy.blogspot.com/2010/01/nghe-oc-truyen-co-tich-gioi.html
Trang 38Ở Hàn Quốc, có hai loại pháp sư, phần lớn là pháp sư nữ, được gọi
là MuDang (무당) và pháp sư nam được gọi là Pak Su (박수) Những nhà nghiên
cứu ngôn ngữ cho rằng tên gọi này hoàn toàn là ngôn ngữ Hàn chứ không phải những thuật ngữ du nhập từ bên ngoài Điều này chứng tỏ tín ngưỡng Shaman mang
tính bản địa rất sâu sắc Mu Dang cũng có hai loại: Kang Sin Mu (강신무), tức là
những người có khả năng nói được tiếng nói của linh hồn tổ tiên và Se Seum Mu (세습무) - những mudang được mẹ truyền nghề và được thừa kế vị trí của người mẹ
Thầy tế, hay Je Gwan (제관) là những người được chọn để đảm nhiệm chức năng tế
lễ trong một dịp lễ của một làng nào đó Thông thường mỗi lần tế, người trưởng làng chọn ra ba người để tiến hành nghi lễ Những người được chọn phải tuân thủ nghiêm ngặt những kiêng kỵ nhất định để có được sự thanh tịnh cho đến hết kỳ lễ Những nghi lễ của thầy tế mang nhiều yếu tố có liên hệ chặt chẽ với nghi lễ của các thị tộc ở Siberia, hơn thế nữa, do kết quả của quá trình hỗn dung văn hoá mà nó cũng mang nhiều yếu tố Khổng giáo, Phật giáo bắt nguồn từ Trung Quốc
Trong tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc còn có các thầy bói, thầy địa lí, thầy tướng số
Đặc điểm hành nghề của những người này có khá nhiều nét giống với công việc của những người hành nghề tương tự ở Việt Nam
Ji Gwan (지관) là thầy xem đất cát hay còn gọi là thầy địa
lý Jeom Jaeng Y (점쟁이) là một loại thầy bói chuyên phán vận rủi, may Il Gwan (일관) là thầy xem và chọn ngày tốt xấu Kwan Sang (관상) là người chuyên xem tướng mặt, Su Sang (수상) lại là người chuyên xem về tiền vận hậu
vận của một người bằng cách dựa trên đường nét vân tay
Thày địa lí ở Hàn Quốc cũng bói để tìm chỗ tốt cho việc xây cất nhà cửa và an táng người chết Trong tín ngưỡng dân gian, người Hàn tin rằng địa thế nhà cửa, nơi chôn cất mồ mả cha ông rất có ảnh hưởng đến cuộc sống của chủ nhà cũng như của
các thành viên trong gia tộc Môn phong thủy địa lí là một nghệ thuật tìm ra những nơi đắc địa Thầy Il Gwan thường sử dụng sách bói hoặc tung đồng xu để tìm ra
ngày thích hợp thực hiện một công việc gì đó, ví dụ ngày tổ chức đám cưới hỏi,
Trang 39ngày dựng nhà, ngày xuất hành…Thầy bói xem may rủi phải có thể đoán định tiền vận và hậu vận của một người thông qua những thông số như ngày giờ sinh theo lịch âm Trong cách thức hành nghề của những người này, bên cạnh những sắc thái tín ngưỡng shaman đặc trưng của người Hàn còn thể hiện rất rõ những yếu tố Đạo giáo và Phật giáo
Thông qua tìm hiểu giới hành nghề trong tín ngưỡng dân gian ở Hàn Quốc hiện nay,
ta nhận thấy rất nhiều nét tương đồng trong tín ngưỡng của người Hàn và người Việt Những nét giống nhau này là những yếu tố góp phần tạo nên cơ sở thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hóa giữa hai nước
Cuộc sống với nhiều lo toan, vất vả, khó khăn nhưng với các tín ngưỡng dân gian và niềm tin tôn giáo đã giúp con người có chỗ dựa tinh thần được vượt qua tất
cả và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, luôn hướng vào những điều tốt đẹp
3.2 Phong tục-tập quán
Gắn liền với tín ngưỡng là phong tục Đó là những thói quen ăn sâu vào đời
sống xã hội lâu đời, được mọi người thừa nhận và làm theo “Phong” là nề nếp đã lan truyền rộng rãi; “Tục” là thói quen lâu đời Phong tục mà người viết nghiên cứu
ở đây chỉ tập trung nghiên cứu về ba nhóm chủ yếu: phong tục thuộc về hôn nhân, phong tục thuộc về tang ma, phong tục thờ cúng tổ tiên và một số phong tục khác
3.2.1 Phong tục hôn nhân
Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa có một phong tục cưới hỏi riêng, mang đậm bản sắc của dân tộc mình Đám cưới truyền thống của người Hàn Quốc được gọi là Taerye Lễ cưới được tổ chức linh đình và sang trọng với nhiều thủ tục, nghi lễ bao gồm các bước sau: nhà trai sắm sửa và mang lễ vật đê đặt vấn đề hôn nhân với nhà gái; sau đó chọn ngày lành tháng tốt hai bên gia đình gặp nhau và bàn chuyện hôn nhân; nhà trai thông qua bà mối hỏi nhà gái ấn định ngày cử hành hôn lễ; nhà trai mang sính lễ tới nhà gái; chú rể tới nhà gái mang cô dâu về Trong truyện cổ tích, hôn nhân người Hàn ít nói đến phong tục mai mối nhưng lại có phong tục dạm hỏi Đối với những người phải mang lốt vật chẳng may thầm yêu trộm nhớ ai đó thì
Trang 40Hình 3.3
người mai mối dạm hỏi chính là cha hay mẹ của người mang lốt vật Họ sẽ thay
“ông tơ, bà nguyệt” đi làm nhiệm vụ kết tóc se duyên cho chính con cái của mình Thế nên dù không biết phải mở lời như thế nào nhưng vì thương con nên cha mẹ cũng đánh liều mà qua nhà người ta để dạm hỏi vợ hay chồng cho con mình Trong
truyện Con trăn lột xác, khi con trăn phải lòng cô út bên nhà hàng xóm, chàng bèn
thưa với mẹ là: “Mẹ, mẹ hãy sang nhà bên xin hai bác ấy gả cô gái út cho con đi.”
Và chàng được cô út đồng ý Khi nhà gái đồng ý, nhà trai cũng sắm sửa cho tân lang đầy đủ quần áo, mũ nón chẳng khác gì chú rể thường như giày hoa, Tuy
nhiên cũng có những bà mẹ phải chịu rất nhiều lời qua tiếng lại, những câu nói mỉa mai thậm tệ, cái cười khinh bỉ cùng những cơn nổi giận lôi đình khi dạm hỏi gia đình không môn đăng hộ đối với mình Đó là bà mẹ của cậu bé chỉ có nửa thân
người trong câu chuyện cùng tên Cậu bé chỉ có nửa thân người Cậu bé phải lòng
con gái phú ông nên đã nói với mẹ: “Mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ cho con cưới con gái phú ông
ở phía sau núi đi.” Dù biết rằng rất khó nhưng người mẹ chiều con đành sang nhà phú ông thưa: “Bẩm ông, thằng con trai một bên nhà tôi muốn cưới con gái của phú ông, ông thấy thế nào ạ?” Phú ông đã tháo quát bà mẹ: “Quả là ngông cuồng Bà
mà còn có ý đó thì tôi lấy dùi cui cho một phát đây”29
Một trong những nghi thức không thể thiếu trong cưới hỏi đó là thách cưới Thách cưới có thể là những lễ vật cũng có thể là những lời thách đố Trong truyện
Hôn nhân tiền định, có một cô gái có
tài dệt vải rất khéo và rất nhanh Đến tuổi trưởng thành người cha muốn tìm cho con mình một tấm chồng xứng đáng nên đã treo một tấm bảng thách cưới cho những chàng trai nào muốn
cưới con gái ông “ Con gái của ta, có tài dệt ra 12 cuộn vải trong một buổi sáng, nếu chàng trai nào có tài năng
29 Seo Jeong Oh, “100 chuyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc”, Đỗ Ngọc Luyến dịch, NXB Hội nhà văn, tr 33