6. Cấu trúc:
3.2.5 Phong tục ăn uống
Mỗi một cộng đồng người, do nền sản xuất hay do nghề nghiệp sinh sống sẽ tạo nên những phong tục của cộng đồng người đó. Ở Hàn Quốc, từ trước công nguyên, người Hàn đã biết trồng lúa và lúa gạo đã trở thành lương thực chính. Theo nghiên cứu của các nhà văn hóa học, nghề nông nghiệp lúa nước bắt nguồn từ khu vực Đông Nam Á cổ đại phía nam sông Dương Tử qua cư dân Hoa Hạ ở lưu vực sông Hoàng Hà đã thâm nhập vào bán đảo Triều Tiên. Họ dùng cuốc đá để xới đất, gieo mì, kê; dùng lưỡi hái bằng xương bằng đá để thu hoạch, dùng bàn đá chà xát để ngũ cốc làm thức ăn. Đến thời kỳ đồ đồng thì việc trồng trọt được phổ biến rộng rãi.
Ở nước Phù Do, quan lại gọi là “gia”. Quan lại ở trung ương có: Mã gia, Ngưu gia,
Cẩu gia, Trư gia….35 Điều này chứng tỏ xã hội đã hình thành nền kinh tế nông
nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm đại trà nên tên của gia súc đã đi kèm với tên của các chức quan. Dấu ấn nông nghiệp ấy cũng được thể hiện trong thế giới truyện cổ tích Korea. Tác giả dân gian đã mô tả lại qui trình trồng lúa nước ngày xưa trong truyện cổ tích như sau: trước khi trồng lúa thì người ta dùng bò để cày bừa xới đất sau đó gieo hạt, tưới nước rồi nhổ mạ. Cô út trong truyện Cô út bị bỏ rơi trên đường đi tìm nước thuốc của núi Thuốc Tiên đã gặp một ông lão đang dắt bò để cày bừa
trên ruộng. Để được ông lão nhận lời chỉ đường lên núi Thuốc Tiên, cô út phải giúp
ông lão cày hết ruộng này đến ruộng kia, tưới nước rồi gieo hạt, nhổ mạ thì mới được ông giúp cho.
Do sản xuất nông nghiệp lúa nước nên trong phong tục ăn uống của người Hàn thì cơm nấu bằng gạo hoặc độn thêm lúa mạch, bắp hay những loại hạt khác là lương thực chính của người Hàn xưa. Người Hàn Quốc thường dùng gạo tròn hạt và trong để nấu cơm dính và dẻo. Người ta vo gạo, đổ nước vào và bắc lên bếp đun. Khi sôi, hạ bớt lửa trong khoảng 10-15 phút rồi tắt. Trong câu chuyện Chiếc bầu kỳ
35 Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La, Lịch sử Thế giới trung đại, NXB Giáo dục, 2008, tr 288
lạ có kể rằng: “Ngày xưa, ở một làng nọ có anh nông dân nghèo, gặp năm hạn hán không kiếm được cái ăn nên đã bán hết những đồ vật trong nhà chỉ trừ cái nồi, đôi đũa và cái muỗng để đổi lấy một đấu gạo. Nhưng trên đường đi anh đã đổi đấu gạo duy nhất
của mình để cứu những con ếch đang nằm thoi thóp trong cái gáo của một người đàn ông nọ. Để cảm tạ ơn cứu mạng của anh nông dân nghèo, những chú ếch đã tặng cho anh một chiếc bầu hồ lô. Anh nông dân mang bầu hồ lô về để trong nhà bếp và thật ngạc nhiên trong bầu hồ lô có đầy ắp những hạt gạo trắng muốt. Anh
bèn lấy số gạo đó đem nấu cơm ăn”36.
Qua câu chuyện này, chúng ta cũng biết thêm một điều về cách ăn của người Hàn Quốc là sử dụng cả đũa và muỗng khi ăn cơm. Thế nên anh nông dân nghèo ấy dù có khó khăn đến đâu cũng không bán muỗng và đũa để đổi lấy gạo. Trong truyện
Con cóc trả ơn cũng kể rằng: “Ngày xửa, ngày xưa có một cô gái nhà nghèo nọ, một ngày nọ khi cô gái này định xuống bếp nấu cơm sáng thì bất ngờ có một con cóc nhảy từ từ vào. Nó nhìn cô gái một hồi rồi, nhìn vào cái muỗng múc cơm nên cô nghĩ rằng con cóc đang đói. Vì thế cô lấy muỗng múc cơm vào cái chén sành rồi
đưa cho con cóc.”37Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn, đó là văn hóa tận dụng môi
trường tự nhiên. Cho nên, sẽ không có gì ngạc nhiên khi cư dân các nền văn hóa gốc du mục thiên về ăn thịt. Qua các truyện cổ tích Hàn Quốc chúng ta thấy bữa ăn chính của người Hàn quan trọng nhất vẫn là cơm, ngoài ra còn có cháo, đi kèm trong bữa ăn là rau quả, cá...
Ngoài ra, có một loại bánh mà người Hàn thường hay đặt trên bàn thờ cúng gia tiên hoặc được ăn trong các ngày lễ tết. Đó là bánh gạo hay còn gọi là bánh Ttok.
36
Seo Jeong Oh, “100 chuyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc”, NXB Hội Nhà văn, tr 105
37 Seo Jeong Oh, “100 chuyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc”, NXB Hội Nhà văn, tr 97
Bánh Ttok đã có trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc từ rất sớm. Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng người dân Hàn Quốc đa biết làm bánh Ttok để ăn từ rất lâu đời. Nguyên liệu chủ yếu được dùng để làm bánh là các loại lương thực và ngũ cốc mà người dân trồng và thu hoạch được. Đã có nhiều di vật được khai quật mà người ta cho rằng đó là các dụng cụ cần thiết cho việc làm bánh Tteok. Đó là đồ cán bột (Kaltol), bàn cán bột (Kalpan), nồi đất (Siru)...Tại các di tích thời kỳ đồ đá mới ở Hwanghaedo, người ta cũng tìm thấy đồ dùng để tách vỏ ngũ cốc hay lương thực và bàn mài dùng để cán bột. Ở thời Silla khi khai quật một số ngôi mộ cổ của thời Tam quốc thì người ta tìm được một số nồi đất, và trong một số tài liệu lịch sử như “Tam quốc sử kí” có rất nhiều truyện liên quan đến bánh Ttok. Trong sách 100 chuyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc không ít truyện nói về loại bánh làm bằng gạo này. Truyện Con hổ đạp cối xay có kể rằng ngày xưa, ở một ngôi làng trên miền núi xa xôi hoang vắng có một đôi vợ chồng trẻ sống cùng các con. Một ngày kia vợ chồng họ phải đi ăn tiệc ở nhà một người họ hàng. Họ định đưa bọn trẻ theo nhưng vì đường xa quá nên đành phải dỗ ngon ngọt để bọn trẻ ngoan ngoãn ở nhà: “Lát về ba
mẹ sẽ mang thật là nhiều thịt và bánh gạo cho các con nhé”.
Hay truyện Túi tiền và túi bánh gạo cũng nói về bánh gạo. Truyện kể rằng:
“Ngày xưa, có một anh chàng độc thân đi ở đợ cho một nhà quý tộc. Vị quý tộc đó
có thú vui là cứ ngày ngày gom tiền bỏ vào túi rồi buộc lại rồi say mê ngắm nghía túi tiền của mình. Hắn rất keo kiệt, lúc nào cũng tính toán chi ly. Sợ cho gia nhân ăn cơm tốn tiền gạo, hắn chỉ cho ăn bánh gạo có trộn với bột bắp. Mỗi ngày, anh ở đợ kia ăn đúng ba bữa bánh gạo. Chủ thì gom tiền còn anh ta thì cứ mỗi bữa ăn
phải gom góp những mẫu bánh gạo thừa, cuộn chặt lại rồi bỏ vào một cái túi”38.
Còn truyện Sự tích mặt trăng, mặt trời có nhắc đến một loại bánh gạo có tên là bánh gạo kiều mạch. Truyện kể rằng “ngày xưa có mộtbà mẹ góa bụa sống cùng với hai đứa con trai và gái trong một ngọn núi hẻo lánh. Một hôm bà phải vượt qua năm ngọn núi để đi dệt vải thuê cho nhà người ta. Khi dệt xong nhà chủ nấu bánh gạo kiều mạch mời bà ăn. Nhưng bà nghĩ đến các con và đã gói bánh lại mang về
nhà. Trên đường đi để thoát khỏi con hổ đang muốn ăn thịt bà nên bà đành cho nó ăn bánh gạo. Nhưng đi qua các ngon núi, khi đã hết bánh gạo thì con hổ cũng
không tha cho bà, nó đã ăn thịt bà mẹ”39
.
Với các nguyên liệu đa dạng và phong phú, người dân Hàn làm ra rất nhiều loại bánh gạo khác nhau với đủ màu sắc. Bánh Baekseolgi là loại bánh gạo có màu trắng và xốp như tuyết. Bánh gạo hấp Baekseolgi trước kia không phải là thứ ẩm thực ngày thường, mà chỉ có thể thưởng thức trong những dịp lễ tết, hiếu hỉ, cúng giỗ hay đình đám. Do bánh gạo hấp Baekseolgi có màu trắng muốt, nên đây là món ăn tiêu biểu và tượng trưng cho điềm lành điềm vui.
Còn bánh Songpyeon là một loại bánh gạo làm từ bột gạo nhào với nước ấm và có nhân đậu xanh, hạt mè, hạt dẻ và các nguyên liệu khác, được nắn thành hình bán nguyệt rồi đem hấp. Songpyeon được dùng cho ngày tết Trung Thu hay lễ Tạ ơn, đó là những ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc nên còn gọi là bánh gạo hình bán nguyệt. Còn có một loại bánh có tên là bánh Jeungpyeon hay còn gọi là bánh gạo rượu. Jeungpyeon là một loại bánh gạo nhào và rượu gạo, trang trí v táo tàu, hạt dẻ, hạt thông và nấm đá, sau đó hấp trong xửng. Jeung pyeon là loại bánh thích hợp cho mùa hè vì nó được lên men với rượu nên có vị rượu rất độc đáo, vị chua nhẹ và khá mềm, đặc biệt bánh này để lâu không sợ thiu.
39 Seo Jeong Oh, “100 chuyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc”, NXB Hội Nhà văn, tr 72
Hình 3.6
Gyeongdan là một loại bánh gạo làm từ bột nếp nhào với nước nóng, nắn thành hình viên tròn rồi luộc và phủ một lớp bột có vị ngọt từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Vì vậy mà có tên gọi là bánh gạo viên. Tên gọi của loại bánh này là vì nó có hình dạng như viên ngọc bích tròn. Màu sắc và hương vị của bánh phụ thuộc vào lớp bột phủ bên ngoài. Yakgwa còn có tên là bánh mật ong, là một loại bánh làm từ bột nhào với dầu mè, mật ong và rượu nguyên chất. Bánh được ép vào khuôn hình vuông, hay cán mỏng rồi cắt thành từng miếng vuông. Sau đó chúng được chiên trong dầu rồi nhúng mật ong. Đây là món bánh truyền thống Hàn Quốc trang trọng và ngon ngọt nhất, được làm để phục vụ cho ngày hội, những bữa tiệc hay dùng trong các nghi lễ.
Một trong những thứ không thể thiếu trong các ngày giỗ hay những ngày lễ, những ngày đặc biệt của gia đình đó là thức uống. Một trong những đồ uống mà họ thường dùng đó là rượu. Những loại rượu với mùi vị truyền thống rất tuyệt vời như
Ch’onggju (rượu gạo), Shikhye (một loại rượu pân nấu bằng gạo), Isamju (rượu
gừng) và Makkolli(rượu gạo thô không lọc)40. Từ xưa người Hàn đã biết làm ra
rượu để uống. Bức tranh chảy ra rượu là câu chuyện cổ tích nói về sự có mặt của
40
rượu. Câu chuyện kể rằng: “ngày xưa, dưới chân núi nọ có một người tiều phu sống với một người mẹ già. Ngày ngày, anh lên núi đốn củi bán lấy tiền nuôi mẹ. Vào một mùa đông lạnh lẽo, anh tiều phu thấy một bà lão đang nằm thở khò khè đầy khó nhọc và rên rỉ như muốn trút hơi thở cuối cùng. Anh tiều phu thương bà lão một thân một mình ở chốn rừng sâu nên đã chăm sóc bà tận tình. Nhờ sự chăm sóc của anh bà lão khỏe lại và bà đã tặng anh một bức tranh vẽ hình con hạc trắng đang đậu trên một cây thông xanh, phía dưới là một dòng suối mát lạnh. Khi anh lấy tay chà chà lên dòng suối mát đó thì quả nhiên một dòng nước thật mát lạnh chảy ra và anh dùng tay hứng uống thì mới biết đó không phải là nước mà là rượu. Uống xong rượu đó anh thấy tinh thần mình sảng khoái và sức lực căng tràn. Anh mang rượu đó về cho mẹ uống và cho hàng xóm uống, ai nấy đều khỏe mạnh lạ thường và bệnh
gì cũng lành hẳn41”. Rượu của người Hàn xưa kia được người ta quý trọng như thế
ấy. Nên trong các dịp như cúng giỗ người ta cũng dùng rượu để dâng tổ tiên và dùng rượu để uống trong các dịp lễ. Như trong lễ cưới của chàng trăn trong truyện
Con trăn lột xác, tân lang và tân nương cúi lạy trước bàn thờ gia tiên và uống rượu
mừng. Người Hàn Quốc thích rượu gạo truyền thống và họ thường uống trước bữa
ăn. Cách uống rượu ở các địa phương tại Hàn Quốc cũng khác nhau. Nhưng khi ai đó muốn đãi thêm rượu cho khách thì hãy cầm ly lên bằng tay phải và tay trái để hờ dưới đáy ly. Đãi khách bằng rượu truyền thống là một phong tục phổ biến. Nếu rót rượu mời khách mà không rót đầy cốc thì bị coi là không lịch sự. Việc chia sẻ từng cốc rượu cho nhau trong một bầu không khí vui vẻ có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Hàn Quốc. Trong những buổi tiệc tùng này, thứ bậc về quan hệ xã hội cũng vẫn được giữ vững. Người ít tuổi hơn không được phép uống rượu trước mặt người lớn.