Phong tục tang ma

Một phần của tài liệu văn hóa dân gian korea qua truyện cổ tích báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 43 - 45)

6. Cấu trúc:

3.2.2Phong tục tang ma

Trong những nghi lễ vòng đời của con người thì nghi lễ đưa linh cữu về nơi an nghỉ là nghi lễ quan trọng của người sống tiễn đưa người quá cố. Với niềm tin mọi vật đều có linh hồn và linh hồn của con người là bất diệt nên người nguyên thủy rất chú ý đến việc mai táng người chết. Họ đã đặt ra hàng loạt các nghi thức khi mai táng người đã mất với nhiều ý nghĩa độc đáo.

Trong văn hóa Hàn Quốc, tang lễ là một nghi thức vô cùng quan trọng đối với cuộc đời của người Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc, sau khi người thân mất được một ngày, gia quyến sẽ đặt một chiếc bàn hướng ra cửa, còn cánh cửa thì được che bằng một tấm vải xô. Trên bàn đặt di ảnh, thức ăn và nước uống. Sau khi lập bàn thờ, người chết được mặc một loại quần áo đặc biệt, buột chân tay bằng dây thừng rồi cho vào quan tài, con cháu mặc trang phục gai thô trắng. Khi mang người chết đi chôn, quan tài được đặt trên xe tang sơn nhiều màu sắc sặc sỡ nhất là những gam màu nóng nhằm xua đuổi tà ma. Nơi chôn cất người chết được chọn lựa kỹ càng vì theo quan niệm của người Hàn Quốc từ thời xa xưa thì vận mệnh của mỗi cá nhân bị chi phối bởi nơi mà tổ tiên họ được chôn cất. Vì vậy nơi chôn cất rất quan trọng và được thầy địa lý quyết định dựa vào tuổi và giờ người đó chết.

Trong truyện Lòng hiếu thảo của hổ, hổ cha tin mình là con cái của người nên khi biết tin mẹ anh tiều phu qua đời nên đã khóc thương tiếc mà cũng chết theo

từ ngày bà nội mất, cha chúng tôi không ăn gì mà chỉ nằm trong hang vừa khóc

vừa gọi mẹ nên đã bị bệnh và đã qua đời”. Những con hổ con vì cha mất nên chúng

đã buột khăn ở đuôi. Như vậy là ở dân gian người Hàn có phong tục khi người thân

qua đời thì con cháu buột khăn trên đầu để tang và tưởng nhớ đến người đã khuất. Ở đây, tác giả nhân gian đã nhân cách hóa con vật như con người. Con hổ cũng biết buột đuôi để tang cho cha. Còn truyện Cô út bị bỏ rơi, khi phú ông qua đời thì có ba mươi tên khiêng quan tài hô hò và nâng quan tài lên. Sáu người con gái và sáu người con trai thì mặc áo tang đi theo sau quan tài than khóc: “ôi cha ơi, cha ơi là

cha”. Và khi cô gái út tìm thuốc về cho cha đúng lúc người ta khiêng quan tài đi.

Lúc này cô út nhờ người khiêng quan tài đặt quan tài xuống và nói: “Các anh làm

ơn mở nắp quan tài ra dùm tôi.” Rồi lại nhờ họ mở nắp hòm ra dùm. Sau khi mở

nắp hòm ra cô út bắt đầu sử dụng các loài hoa chà sát lên người cha để cứu ông. Qua đây, ta thấy xác người chết được đặt trong một cái hòm và cái hòm này lại được đặt trong quan tài. Có ba mươi người khiêng quan tài và dù con gái hay con rể cũng mặc áo tang đi theo sau quan tài mà khóc gọi cha. Ở Hàn Quốc còn có phong tục khi chết thì lại muốn chết bên cạnh tổ tiên hay cũng muốn chôn bên cạnh mộ tổ tiên. Điều đó được nhắc đến trong câu chuyện Con chuột huyền bí, anh học trò vì bị con chuột ăn móng tay, móng chân mà biến thành hình dạng giống mình. Anh bị người nhà xua đuổi và chẳng còn muốn sống trên đời này nữa nhưng dù có chết thì anh học trò này cũng phải chết bên cạnh mộ tổ tiên.

Đối với người Việt, khi một đứa trẻ chào đời được cả dòng họ, làng mạc chào đón, ăn mừng, chia vui. Đến lúc lìa đời con người cũng được cả dòng họ, làng xóm xót thương đưa tiễn bởi quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận”. Đó là những lễ tục trong cuộc đời của một con người. Vì quan niệm “sống gửi thác về” nên nghi lễ đưa tiễn cũng linh đình không kém nghi lễ chào đón một con người được sinh ra. Nghi lễ tang ma ở Việt Nam cũng trãi qua nhiều nghi thức. Trong các truyện cổ tích Việt Nam, việc khâm liệm được nhắc đến trong truyện cổ tích như Hồn Trương Ba, da

hàng thịt, Sự tích khăn tang, Quan âm Thị Kính... Trong câu chuyện Cái chết của bốn ông sư, việc khâm liệm chỉ qua loa bằng một manh chiếu quấn quanh thi thể người chết. Đối với những gia đình nghèo khó thì việc khâm liệm chỉ khâm liệm bằng những vật liệu có sẵn trong nhà và người ta còn bỏ vào quan tài những đồ vật cần thiết nhưng có khi chỉ là một mảnh gương vỡ như trong truyện Người cưới ma. Người Việt cũng như người Hàn, họ quan niệm “linh hồn bất tử nên nếu ai đó chết nghĩa là chuyển sang một nơi ở khác nên họ cũng cần dùng đến mọi thứ như khi còn sống. Và khi có người qua đời, người thân trong gia đình cũng có tang phục riêng tùy theo thứ bậc, quan hệ với người chết. Thời gian người sống để tang người đã chết cũng tùy thuộc vào quan hệ người sống với người chết. Trong truyện Sự tích ông đầu rau, người vợ đã để tang chồng trong ba năm.

Bất cứ một dân tộc nào cũng quan niệm người chết có ảnh hưởng đến đời sống của những người còn sống. Chính vì thế các nghi lễ khi chôn cất cũng rất quan trọng. Khi trong nhà có người qua đời, người nhà nhờ thầy địa lý đi tìm chỗ đất tốt vì người Việt cũng tin rằng sự chi phối của người chết đến người sống rất mạnh mẽ nên việc chôn người chết ở chỗ đất xấu sẽ gây bất lợi ảnh hưởng đến con cháu đời sau. Có một đứa con bất hiếu vì tiếc một con gà đã tự đào huyệt chôn mẹ, không cần lựa chọn vùng đất, khâm liệm, cúng tế nên anh ta đã bị chết. Đó là anh chàng trong truyện Tiếc gà chôn mẹ.

Một phần của tài liệu văn hóa dân gian korea qua truyện cổ tích báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 43 - 45)