Phong tục thờ cúng tổ tiên

Một phần của tài liệu văn hóa dân gian korea qua truyện cổ tích báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 45 - 48)

6. Cấu trúc:

3.2.3 Phong tục thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên là một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của người Hàn. Cùng với tiến trình lịch sử dân tộc, phong tục này bồi lắng, kết tụ những giá trị tinh thần quý báu của người Hàn. Thờ cùng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập mối liên hệ giữa người sống và người chết, giữa người ở thế giới hiện tại với thế giới tâm linh. Thờ cùng tổ tiên xuất hiện ở Korea rất sớm. Theo các nhà nghiên cứu tôn giáo thì việc thờ cúng gia tiên tồn tại từ thời thượng cổ, thường do thủ lĩnh bộ tộc hay người đứng đầu gia đình thực hiện. Tín ngưỡng này dựa trên quan niệm: con người chết đi

nhưng linh hồn vẫn còn sống. Và con cháu tin rằng linh hồn của tổ tiên có thể ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của gia đình. Vì mọi người tin rằng linh hồn tổ tiên luôn sống với mọi người trong gia đình, có sức mạnh vô biên, sự giàu có của gia đình luôn tùy thuộc vào tổ tiên. Nếu như các tôn giáo thường tuyệt đối hóa đời sống tinh thần, hướng con người về thế giới siêu thoát, thì phong tục thờ cúng tổ tiên tuy hướng con người về quá khứ song lại rất coi trọng hiện tại và luôn hướng về tương lai. Trong quan niệm truyền thống, con người dù sinh sống và làm việc ở bất kỳ nơi đâu, khi đến ngày giỗ họ đều quy tụ về. Truyện Tài sản kế thừa của ba anh em trai,

sau khi người cha qua đời, ba anh em chia tay nhau, mỗi người một nơi tự lập cuộc

sống riêng. Họ hẹn nhau đến ngày giỗ cha thì quay trở về...

Hình thức thờ cúng tổ tiên của Hàn Quốc được gọi là Chesa. Các nghi lễ này nhằm nhấn mạnh trật tự từ trên xuống dưới, từ người cao tuổi nhất đến người ít tuổi nhất, và là sự xác nhận mối quan hệ máu mủ giữa người đang sống và người đã chết. Có ba loại Chesa cơ bản là Kije, Charye va Myoje.32

Chesa là nghi lễ tưởng nhớ những

người đã khuất được thực hiện vào lúc nửa đêm (khoảng 1-2 giờ sáng) của ngày giỗ. Nhưng ngày nay các gia đình thực hiện nghi lễ này vào lúc sáng sớm.

Charye là ngày lễ tưởng nhớ, được thực hiện vào mỗi buổi sáng của những ngày lễ

đặc biệt nào đó. Nghi lễ này biểu hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên trong bốn thế hệ gần nhất. KijeCharye đòi hỏi phải dâng cúng đồ ăn thức uống cho tổ tiên. Bài vị được làm bằng gỗ gọi là Shinju, làm bằng giấy gọi là Chibang. Ở câu chuyện Chiếc mũ tàng hình, đến ngày giỗ của nhà ai đó thì những con ma bước ra khỏi các ngôi

32 Nguyễn Trường Tân, Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, NXB Văn hóa- Thông Tin Hà Nội, 2011, tr 212

Hình 3.4

mộ rủ nhau đi ăn giỗ. Nhà có giỗ thường rước thầy tụng về và trên bàn thờ cúng

cũng bày biện thức ăn đồ uống để cúng người chết33

.

Myoje là lễ viếng mộ, được thực hiện đơn giản hơn hai lễ trên, chỉ vài món ăn dâng

cùng với rượu. Trong Truyện tài sản kế thừa của ba anh em trai khi đến ngày giỗ cha, ba anh em quay trở về nhà như đã hứa hẹn... Họ ra viếng mộ cha, dựng một cái bia trước mộ ông và cùng nhau vái hai vái.

Ở Hàn Quốc, con cháu từ thế hệ thứ năm trở đi, thường tổ chức giỗ tổ tiên mỗi năm một lần vào ngày Tết Trung Thu. Vào ngày này, con cháu tề tựu đông đủ tại nấm mồ của tổ tiên để cúng giỗ. Con cháu dù ở xa cũng phải về đầy đủ. Với phong tục thò cúng tổ tiên người Hàn cổ tin rằng linh hồn tổ tiên sẽ vẫn ở đâu đó trong nhà của mình và có năng lực siêu nhiên nào đó giúp đỡ gia tộc hưng thịnh và che chở cho con cháu trước mọi tai ương. Đây cũng chính là quan niệm của người Việt ta về linh hồn của người đã mất. Như vậy việc thờ cúng tổ tiên của người Hàn cũng xuất hiện ngay từ buổi sơ khai và trở thành một niềm tin mãnh liệt ăn sâu vào trong tiềm thức của người Hàn cổ: linh hồn bất tử.

Trong truyện cổ tích Việt Nam cũng xuất hiện những tình tiết, câu chuyện liên quan đến phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên. Trong hệ thống thờ cúng của người Việt, tục thờ ông bà đã được nhiều người xem như một thứ tôn giáo. Từ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” hay chim có tổ, người có tông nên tục thờ cúng ông bà tổ tiên rất quan trọng đối với người Việt. Bởi vậy mà Vua Hùng đã đặt vấn đề thờ cúng tổ tiên lên đầu để chọn ra người nối dõi thừa kế ngai vàng. Sự tích bánh chưng bánh dày, là câu chuyện kể về cuộc thi tài chọn ra người kế nghiệp ngai vàng. Cuộc thi đề ra trong số các hoàng tử, ai có được cúng phẩm lạ, ngon, có ý nghĩa sẽ được truyền ngôi. Hay trong một số truyện cổ Gái ngoan dạy chồng, Của thiên trả địa,...cũng có hình ảnh thờ cúng ông bà, cha mẹ thông qua các đám giỗ.

Có thể thấy, thờ cúng là một phong tục khá phổ biến của các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Hàn Quốc. Mặc dù Việt Nam ở Đông Nam Á, Hàn

Quốc ở Đông Bắc Á nhưng cả hai nước đều chịu tác động chung của tâm lý phương Đông, đều có đời sống tâm linh rất phong phú.

Một phần của tài liệu văn hóa dân gian korea qua truyện cổ tích báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)