Phong tục hôn nhân

Một phần của tài liệu văn hóa dân gian korea qua truyện cổ tích báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 39 - 43)

6. Cấu trúc:

3.2.1Phong tục hôn nhân

Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa có một phong tục cưới hỏi riêng, mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Đám cưới truyền thống của người Hàn Quốc được gọi là Taerye. Lễ cưới được tổ chức linh đình và sang trọng với nhiều thủ tục, nghi lễ bao gồm các bước sau: nhà trai sắm sửa và mang lễ vật đê đặt vấn đề hôn nhân với nhà gái; sau đó chọn ngày lành tháng tốt hai bên gia đình gặp nhau và bàn chuyện hôn nhân; nhà trai thông qua bà mối hỏi nhà gái ấn định ngày cử hành hôn lễ; nhà trai mang sính lễ tới nhà gái; chú rể tới nhà gái mang cô dâu về. Trong truyện cổ tích, hôn nhân người Hàn ít nói đến phong tục mai mối nhưng lại có phong tục dạm hỏi. Đối với những người phải mang lốt vật chẳng may thầm yêu trộm nhớ ai đó thì

Hình 3.3

người mai mối dạm hỏi chính là cha hay mẹ của người mang lốt vật. Họ sẽ thay “ông tơ, bà nguyệt” đi làm nhiệm vụ kết tóc se duyên cho chính con cái của mình. Thế nên dù không biết phải mở lời như thế nào nhưng vì thương con nên cha mẹ cũng đánh liều mà qua nhà người ta để dạm hỏi vợ hay chồng cho con mình. Trong truyện Con trăn lột xác, khi con trăn phải lòng cô út bên nhà hàng xóm, chàng bèn thưa với mẹ là: “Mẹ, mẹ hãy sang nhà bên xin hai bác ấy gả cô gái út cho con đi.” Và chàng được cô út đồng ý. Khi nhà gái đồng ý, nhà trai cũng sắm sửa cho tân

lang đầy đủ quần áo, mũ nón chẳng khác gì chú rể thường như giày hoa,... Tuy

nhiên cũng có những bà mẹ phải chịu rất nhiều lời qua tiếng lại, những câu nói mỉa mai thậm tệ, cái cười khinh bỉ cùng những cơn nổi giận lôi đình khi dạm hỏi gia đình không môn đăng hộ đối với mình. Đó là bà mẹ của cậu bé chỉ có nửa thân người trong câu chuyện cùng tên Cậu bé chỉ có nửa thân người. Cậu bé phải lòng con gái phú ông nên đã nói với mẹ: “Mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ cho con cưới con gái phú ông

ở phía sau núi đi.” Dù biết rằng rất khó nhưng người mẹ chiều con đành sang nhà

phú ông thưa: “Bẩm ông, thằng con trai một bên nhà tôi muốn cưới con gái của phú

ông, ông thấy thế nào ạ?”. Phú ông đã tháo quát bà mẹ: “Quả là ngông cuồng. Bà

mà còn có ý đó thì tôi lấy dùi cui cho một phát đây”29

.

Một trong những nghi thức không thể thiếu trong cưới hỏi đó là thách cưới. Thách cưới có thể là những lễ vật cũng có thể là những lời thách đố. Trong truyện

Hôn nhân tiền định, có một cô gái có tài dệt vải rất khéo và rất nhanh. Đến tuổi trưởng thành người cha muốn tìm cho con mình một tấm chồng xứng đáng nên đã treo một tấm bảng thách cưới cho những chàng trai nào muốn cưới con gái ông “ Con gái của ta, có tài dệt ra 12 cuộn vải trong một buổi sáng, nếu chàng trai nào có tài năng

xứng đáng như thế thì ta sẽ gả con gái cho”. Hay câu chuyện Kén dâu của nhà quý tộc cũng cho chúng ta thấy tục thách cưới không chỉ dành cho chú rể mà người ta cũng muốn tìm cho con trai mình một người con dâu hiền và người vợ đảm đang. Vì cũng muốn cưới một người vợ thông minh, lanh lợi và đảm đang cho con trai nên nhà quý tộc đã loan tin khắp làng rằng mình đang kén dâu “cô gái nào có thể chỉ bằng một thùng gạo mà nuôi sống được ba người trong ban tháng thì sẽ lập tức

chọn làm con dâu.” Bằng những lời thách đố đó, những bậc cha mẹ đã chọn được

cho mình những chàng rể giỏi giang và những nàng dâu tốt.

Trước lễ cưới ít ngày, gia đình nhà trai gửi một cái hộp (ham) đựng quà tặng hay còn gọi là yemul cho cô dâu. Những quà tặng này thông thường là những thước vải đỏ và xanh để may y phục truyền thống cùng đồ trang sức. Trước đây chiếc hộp này thường do một người hầu mang đến, nhưng ngày nay người đảm nhận công việc đó thường là bạn bè cô dâu chú rể. Chiếc hộp này được giao cho cô dâu vào ban đêm và khi đến gần nhà cô dâu thì người mang quà với bộ mặt vui vẻ cười nói, có thể kêu to “mua hộp đi! Hộp để bán đây!. Chiếc hộp đó sẽ chỉ đưa cho bố mẹ cô dâu khi nào người mang hộp được tặng đồ ăn, rượu và nhận được một khoản tiền. Khi nhận tiền người đó sẽ đưa chiếc hộp cho mẹ cô dâu. Để trả công, người mang hộp được mời ăn một bữa thịnh soạn, trong lúc đó thì mẹ cô dâu mở hộp ra và kiểm tra những thứ bên trong. Lễ cưới truyền thống Hàn Quốc thường được tổ chức ở nhà cô dâu, ở phòng ngoài hoặc ở trong sân. Buổi lễ bắt đầu bằng việc cô dâu và chú rể cúi chào nhau và làm lễ giao bôi. Họ đứng đối diện nhau trước bàn cưới. Trong suốt lễ giao bôi, cô dâu thường được một người hầu gái lớn tuổi hoặc một hay hai người phụ nữ thông thạo về thủ tục cưới xin giúp đỡ. Sau khi chú rể đến nhà cô dâu, đại lễ chưa được tiến hành và chú rể cũng chưa được vào nhà cô dâu ngay. Trước tiên chú rể phải nghỉ tạm tại một ngôi nhà hàng xóm ở gần nhà cô dâu. Chờ khi giờ tốt đến, chú rể phải chỉnh tề trang phục, đầu đội khăn sa, mình mặc lễ phục, lưng buộc dải đai bước vào sân nhà cô dâu. Trong sân nhà gái trải sẵn một chiếc chiếu trên đó có đặt bàn thờ. Một đôi gà sống, hai đài nến, hai vò rượu cùng xôi, bánh trứng, táo là những lễ vật để thờ cúng đã được bày biện tươm tất. Chú rể mang theo một con

chim nhạn có màu sắc sặc sỡ tiến lên trước bàn thờ và đặt con nhạn lên đó, sau đó quỳ vái. Nghi lễ này ý chỉ chúc phúc cho chú rể và cô dâu cùng yêu thương kính trọng nhau và không bao giờ chia lìa giống như những con chim nhạn. Sau đó cô dâu chú rể vái nhau, uống rượu trao chén và nghi thức vào tiệc mừng. Truyện Con trăn lột xác, tác giả dân gian đã miêu tả rất chi tiết ngày con trăn cưới vợ và cũng có đủ thủ tục như người thường “Ngày cưới chú rể sang nhà cô dâu...tân lang, tân

nương cùng cúi lạy trước bàn thờ gia tiên và uống rượu mừng”30.

Sau lễ cưới chú rể sẽ phải đến nhà cô dâu và ở lại ở đó ba ngày trước khi đón cô dâu về nhà mình. Điều này được nhắc đến trong truyện Ai mà không đánh rắm, truyện viết rõ rằng: Ngày xưa có một tục trong ngày cưới gọi là “Tam nhật tân

hôn” theo đó thì tân lang phải ngủ ở nhà tân nương trong ba ngày liền.31

Ngoài ra, trong hôn nhân còn tồn tại một quy luật rất độc đáo mà cũng rất buồn cười. Quy luật đó được người xưa nói rất rõ trong câu chuyện Ai mà không đánh răm. Qua truyện này, chúng ta được biết thêm một cái luật trong đêm tân hôn. Đó là tân nương mà dám đánh rắm trước mặt chồng mới cưới thì cô gái đó sẽ bị thiên hạ chế giễu, dèm

pha. Vì tân nương đã đánh rắm trước mặt chồng nên tân lang đã rất tức giận và cho

rằng tân nương của mình là người không biết phép tắc lễ nghĩa, không có tính cẩn

trọng. Quy luật cấm cô dâu không đánh rắm trước mặt chồng mới cưới khiến cho

bao nhiêu gia đình tan vỡ hạnh phúc, làm cho người vợ mất chồng, đứa con nhỏ chưa chào đời mà không thấy mặt cha.

Ở Việt Nam cũng có phong tục cưới hỏi và tục thách cưới trong hôn nhân. Thách cưới đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện từ thời vua Hùng thứ 18 trong truyện

Sơn Tinh Thủy Tinh, khi kén chồng cho công chúa Mị Nương, để thử thách tài năng của các chàng rể đức vua đã đưa ra nhưng yêu cầu về lễ vật như: “Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng

mao...”. Còn câu chuyện Người lấy cóc cũng cho ta thấy phong tục cưới hỏi ở Việt

Nam cũng đầy đủ thủ tục và khi đi hỏi vợ bên nhà trai lúc nào cũng mang trầu cau

30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Seo Jeong Oh, “100 chuyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc”, Đỗ Ngọc Luyến dịch, NXB Hội nhà văn, tr 53

đến nhà gái. Vì người Việt ta thường có câu: “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Truyện kể rằng có một chàng thư sinh cảm tình với nàng cóc đã về nhà nói với cha mẹ xin hỏi cóc làm vợ. Cha mẹ chàng cũng chiều theo con mà đem trầu cau đi hỏi cóc. Đến ngày cưới, nhà trai mang đủ lễ vật, đồ nữ trang, quần áo cho cô dâu.

Văn học là lăng kính khúc xạ cuộc sống, phản ánh chân thực cuộc sống. Truyện cổ tích thể hiện những phong tục cưới hỏi mang lại cho ta cái nhìn khách quan, chân thực về những nét đẹp văn hóa trong hôn nhân đồng thời cũng đóng vai trò là vũ khí tinh thần đấu tranh giành lấy hạnh phúc của những người phải mang lốt vật, vừa mang tính châm biếm chống lại một số quan niệm cổ hũ, nực cười khiến con người phải sống cuộc sống tủi nhục hổ thẹn với những lời dị nghị của xã hội.

Một phần của tài liệu văn hóa dân gian korea qua truyện cổ tích báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 39 - 43)