Lễ hội dân gian Trò chơi dân gian

Một phần của tài liệu văn hóa dân gian korea qua truyện cổ tích báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 55 - 56)

6. Cấu trúc:

3.3Lễ hội dân gian Trò chơi dân gian

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển, lễ hội dân gian từ sơ khai - nguyên thủy đã trở thành hệ thống lễ hội có nhiều loại hình. Đó là kết quả của các

mối quan hệ giữa lễ hội với tín ngưỡng và các tôn giáo chính thống (Nho - Phật - Đạo). Lễ hội dân gian gồm có hai phần: lễ hội gắn quyện chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Hội là một sinh hoạt văn hóa tổng hợp gồm ca, nhạc, vũ, kịch, các trò chơi thi sức thi tài của một tập thể hay một cộng đồng người, với một lý do, một thời gian và không gian nhất định. Là một dân tộc có truyền trống văn hóa lâu dài và huy hoàng, Hàn Quốc thực sự là đất nước của nhiều lễ hội, có lễ hội mang tính quốc gia, nhưng cũng có những lễ hội mang tính chất địa phương. Phần lớn các lễ hội dân gian truyền thống được tiến hành theo lịch âm. Và trong suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mùa nào cũng có những lễ hội quan trọng gắn với nền sản xuất nông nghiệp, gắn với lịch sử và phong tục tín ngưỡng.

Hàn Quốc có rất nhiều lễ hội phản ánh đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của người Hàn. Tuy nhiên lễ hội của Hàn Quốc thời kỳ bấy giờ chủ yếu mang ý nghĩa tạ ơn và cầu khẩn thần linh có được một năm dồi dào sung túc với mùa màng bội thu. Do vậy lễ hội thường được diễn ra vào mùa xuân. Vì người ta tin rằng vận may một năm bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm mới. Nên tháng giêng là tháng có nhiều lễ hội để cầu may khỏe mạnh và một năm thịnh vượng. Thời gian có nhiều lễ hội nữa là sau mùa gieo mạ khoảng chừng tháng 5 âm lịch nhằm cầu xin được mùa, một hình thức khá phổ biến trong xã hội nông nghiệp. Khi được ban cho một mùa bội thu, người Hàn cổ không quên tổ chức các nghi lễ tạ ơn đến các vị thần. Lễ hội được mùa là một tập tục hào phóng nhất bởi được tổ chức vào tháng 10 âm lịch lúc mà người nông dân đã thu hoạch xong. Âm nhạc và nhảy múa không thể thiếu ở các lễ hội cầu mùa hay được mùa của cư dân trên bán đảo Triều Tiên. Do đó ở một số truyện cổ tích như Cục bướu biết hát hay Cái chùy yêu quái có đoạn kể về các nhân vật ca hát, nhảy múa suốt đêm, đây là một dấu hiệu của lễ hội.

Một phần của tài liệu văn hóa dân gian korea qua truyện cổ tích báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 55 - 56)