Lễ hội “Nhân sâm Kumsan”

Một phần của tài liệu văn hóa dân gian korea qua truyện cổ tích báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 60 - 65)

6. Cấu trúc:

3.3.3. Lễ hội “Nhân sâm Kumsan”

Lễ hội nhân sâm Kumsan là một sự kiện văn hóa truyền thống để bày tỏ hy vọng thu hoạch được thật nhiều nhân sâm và khuyến khích sử dụng nhân sâm trên toàn thế giới. Tại lễ hội diễn ra nhiều sự kiện văn hóa dân gian như lễ tế thần Núi, lễ khai mạc và các trò chơi truyền thống. Nhân sâm được trồng rộng rãi ở Hàn Quốc vì điều kiện khí hậu đất đai ở đây rất thích hợp. Để phân biệt nhân sâm trồng tại Hàn Quốc với sản phẩm có xuất xứ khác trên thế giới, nhân sâm Hàn Quốc được đặt tên là "Goryeong Ginseng" theo tên triều đại Goryeo - triều đại đã hình thành tên Hàn Quốc trong tiếng Anh là Korea. Nhân sâm được sử dụng như là liều thuốc tăng cường sinh lực và phục hồi sức khỏe. Người ta tin rằng nhân sâm giúp tăng cường chức năng của các của các cơ quan quan trọng trong cơ thể, ổn định tim, bảo vệ dạ dầy, tăng cường chịu đựng và sự ổn định của hệ thần kinh.

Nhân sâm là một yếu tố cốt lõi trong Đông y, nhưng người Hàn Quốc thường dùng nhân sâm theo cách đơn giản hơn là uống trà hay rượu.

Câu chuyện Nhân sâm núi và con trăn cho thấy Hàn Quốc là đất nước của xứ sở nhân sâm. Truyện kể rằng: “Ngày xưa, ở một vùng núi nọ có ba người làm nghề đào nhân sâm. Một hôm, ba người rủ nhau lên núi để đào nhân sâm. Sau một hồi lần mò trong núi, họ nhìn thấy một vách đá dựng thẳng đứng và ở lưng chừng vách đá là một rừng nhân sâm. Bấy nhiêu đó sâm núi, chỉ cần đào rồi đem chia ra bán thì họ có thể ăn chơi sung sướng chẳng cần làm lụng gì suốt ba năm trời cũng không hết tiền”. Bấy nhiêu đó thôi chúng ta cũng đủ thấy giá trị của nhân sâm thế nào. Và một

đất nước có nhiều nhân sâm như Hàn Quốc như vậy thì việc tổ chức lễ hội nhân sâm là lẽ đương nhiên.

Ngoài ra vào những ngày xuân hay dịp tết Nguyên đán, nhân dân các nước phương Đông bao giờ cũng có những lễ nghi thiêng liêng đồng thời cũng thật vui vẻ, ý nghĩa như: tế lễ đất trời, làm các món ăn, các loại bánh truyền thống, tổ chức các trò chơi dân gian…

Ở Hàn Quốc, tết Nguyên đán được xem là ngày lễ truyền thống quan trọng với những nghi lễ trang nghiêm tưởng niệm tổ tiên, ông bà. Họ hàng thân thích tập trung về nhà của người trưởng tộc để lễ bái tổ tiên. Mọi người cầu nguyện trước bàn thờ tổ, nơi đặt bài vị và đủ các món ăn truyền thống. Những trò chơi phổ biến nhất vào ngày tết là thả diều, bập bênh và đá cầu... góp phần quan trọng vào không khí vui tươi, tràn đầy sức sống của ngày hội xuân. Các ngày hội xuân được mở ra từ đầu năm bằng tết năm mới gắn với những phong tục truyền thống: “Vào mùa xuân, con người thường làm bánh và đi leo núi, họ ăn bánh và ngắm phong cảnh” (Bí mật về vẻ ngoài của cóc). Hàn Quốc còn có lễ hội hoa anh đào được tổ chức tại thành phố cảng Chinhae vào mùa xuân, nhằm tưởng nhớ đô đốc hải quân Yi Sun-shin, người lãnh đạo quân đội đẩy lùi cuộc xâm lược của Nhật vào năm 1592- 1598. Lễ hội tiến hành trong 12 ngày gồm nhiều tiết mục hay như: ngắm hoa anh đào nở, lễ tế đô đốc Yi, các trò chơi cổ truyền. TrongTruyện cổ Hàn Quốc, tuy tác giả dân gian không kể tới lễ hội này, nhưng ở truyện Con đường có mùa xuân tới thì có: “Cô ơi, mùa xuân sẽ đến đâu trước vậy ạ? À, chắc là mùa xuân sẽ đến chỗ khu đất hội họp của làng mình. Ji Hoon mừng rỡ chạy ngay đến đó. ở đó, có nhiều người đang ngồi ngắm hoa đào”. Trong truyện cổ tích Việt Nam có truyện Tấm Cám, không khí hội xuân của người Việt được phản ánh rõ nét: “Trên các nẻo

đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy”. Lễ hội tạo cơ

hội cho các thành viên đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi ở vùng miền khác nhau cùng tham gia. Niềm vui dự hội là điểm chung của mọi người. Để tự tin đến không gian lễ hội, mọi người đều chuẩn bị chu đáo về trang phục: “Hai mẹ con Cám cũng sắm sửa

quần áo đẹp để đi trẩy hội”, Tấm không có quần áo đẹp nên “Tấm lại nức nở khóc

(...) Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội”. Được sự giúp đỡ của

Bụt, Tấm đã có đầy đủ quần áo đẹp và đến không gian lễ hội của Tấm là một hành trình chứa đựng niềm vui vô hạn: “Tấm mừng quá,vội tắm rửa rồi thắng bộ vào,

đoạn cưỡi lên ngựa mà đi”. Không gian lễ hội tiếp tục được tác giả dân gian khắc

họa kỹ với chi tiết mọi người háo hức, hy vọng ướm thử giày để trở thành vợ vua:

Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử giày”. Như

vậy, không gian lễ hội không chỉ là nơi thể hiện đời sống tinh thần phong phú, đa dạng mà còn là nơi cho chúng ta thấy rõ đời sống vật chất của người Việt xưa.

Giống như lễ hội của người Việt. Lễ hội của người Hàn còn nhằm suy tôn những con người hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất, giúp mọi người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và tạo dựng một cuộc sống hạnh phúc, yên bình. Trong lễ hội Việt Nam, lễ hội lịch sử chiếm một số lượng khá phong phú và nhiều lễ hội lớn, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc. Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương, Hội đền Hai Bà Trưng là một hội lớn và lâu đời của Việt Nam nhằm tưởng nhớ công ơn của các bậc tổ tiên, các vị nữ anh hùng Việt cổ. Ở Hàn Quốc, vào tháng năm, tại thành phố Namwon thuộc tỉnh Bắc Chun (Chung Yang), lễ hội Xuân Hương được tổ chức vào những ngày lễ hội mùa xuân, có các cuộc thi P‟ansori, thi hát, để tỏ lòng kính trọng và ngưỡng mộ người phụ nữ chung thủy tên là Chunhan (Choon Hyang). Nàng là một người phụ nữ xinh đẹp, thủy chung, được tác giả dân gian kể rất chi tiết trong truyện cổ tích Choon Hyang. Nữ nhân vật chính được đặt trong hoàn cảnh có người yêu đi xa, trong thời gian xa cách nhau, cô gái bị viên quan cậy quyền cậy thế ép buộc nàng làm thiếp, nhưng dù cho có phải chịu bao đau đớn cực hình, có phải chịu cảnh tù đày thì cô gái vẫn kiên quyết từ chối và một mực bảo vệ tình yêu, giữ vững lòng thủy chung son sắt với người yêu của mình, nàng vẫn thầm chờ mong ngày người yêu trở về. Nàng sống với một niềm tin mạnh mẽ vào tình yêu và lòng chung thủy. Dù cho người yêu có trở nên một kẻ nghèo khổ, khốn khó, có tàn tạ thế nào đi chăng nữa thì cô gái vẫn một lòng yêu thương, kính trọng và lo lắng cho người mình yêu. Truyện kết thúc thật có hậu, như là mong

muốn của nhân gian: nữ nhân vật chính đã được người yêu giải thoát và họ cùng hưởng một cuộc sống hạnh phúc, được mọi người yêu mến, khâm phục. Còn viên quan gian ác bị trừng phạt thích đáng. Truyện giúp ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa của lễ hội ngợi ca, tưởng nhớ Choon Hyang - người phụ nữ Hàn thủy chung, mẫu mực.

Nói đến Lễ hội thì có hai phần đó là phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ như chúng ta đã biết nó mang ý nghĩa tạ ơn và cầu khấn thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình. Còn phần Hội gồm các trò vui chơi, gải trí hết sức phong phú. Nên ta có thể nói Trò chơi là một phần không thể thiếu trong các lễ hội như thả diều, đánh đu, bập bênh, kéo co, trò chơi rùa, trò nuôi bò... Một nước có dấu ấn của nền nông nghiệp như Hàn Quốc thì việc thường xuyên tiếp xúc với những gì có liên quan đến người nông dân là lẽ đương nhiên. Trong truyện cổ tích Hàn Quốc, người ta hay nhắc đến việc cày cấy cùng với con bò hay con trâu. Điều đó chứng tỏ rằng người Hàn rất xem trọng con bò hay con trâu như là một tài sản quý nhất của người làm nông. Có lẽ vì vậy mà người Hàn xưa có những trò chơi rất “nông nghiệp”.

Trò chơi nuôi bò

Truyện cổ tích Hàn Quốc đã đề cập nhiều đến các con bò. Có những con bò thường như bao con bò khác của nhà nông nhưng cũng có những con bò có xuất thân kỳ lạ như Người hóa bò, hay cũng có những con bò mang tính chất thần kỳ như con bò đen trong truyện Kong Chuy và Pat Chuy. Với người Việt Nam, “con trâu là đầu cơ nghiệp” thì có lẽ ở Hàn Quốc, con bò cũng là con vật có giá trị và có ích với nhà nông. Truyện cổ tích là sáng tác của các tác giả dân gian thì việc tác giả đem con vật gần gũi nhất của mình vào truyện cổ tích là điều hiển nhiên. Là con vật gắn bó, gần gũi nên người Hàn cũng muốn đem hình ảnh con vật thân thương ấy vào trong các lễ hội nên trò chơi nuôi bò đã xuất hiện.

Trò chơi nuôi bò được tiến hành vào rằm tháng Giêng hay rằm tháng Tám hằng năm với mong ước có một vụ mùa bội thu và cũng để giải trí sau những ngày lao

động mệt nhọc của người nông dân. Hai thanh niên mang một hình nộm bện bằng rơm. Một người đàn ông làm chủ, dắt bò đến từng nhà trong làng. Đến mỗi nhà, bò đều đập chân vào cổng. Chủ nhà mở cổng và cho bò ăn uống. Trò chơi được kéo dài đến tận đêm khuya.

Trò chơi Đấu vật (ssireum)

Ssireum là môn vật thể thao truyền thống phổ biến nhất Hàn Quốc và được nam giới ưa chuộng. Trong trò chơi, hai đấu thủ nắm vào satba (dây vải thắt quanh lưng và bắp đùi), sử dụng toàn bộ sức mạnh và các kỹ thuật của mình để vật đối thủ chạm lưng xuống sàn đấu.

Trò chơi này được bắt nguồn từ giai đoạn đầu của triều đại Goguryo (BC 37- AD 668). Trên những bức tường đá của những khoang chính của ngôi mộ cổ Gakjuchong có những bức tranh sống động vẽ những cảnh đấu vật. Theo truyền thống thường tổ chức thi đấu Ssireum trong lễ hội Ngày Tết Đoan ngọ (5.5), vào dịp Tết Trung thu (15.5)

Trong phương pháp thi đấu có 3 loại kĩ thuật trong ssireum: paljaegan - kĩ thuật sử dụng cánh tay để vật đối thủ, baljaegan - kĩ thuật sử dụng chân, dealjaegan - kĩ thuật ôm và vật đối thủ xuống đất. Tổng cộng có tất cả 44 kĩ thuật phức tạp khác nhau.

Và có 2 kỹ năng cơ bản, đó là ném và counterattacking. Trong thi đấu Ssireum, hai đối thủ cạnh tranh ngồi mặt đối mặt ở trung tâm của một vòng tròn cát lớn. Tay trái họ xoắn lấy đai của đối thủ chỗ đùi phải. Tay phải họ với ra hông trái đối thủ và ghìm lấy phần đai phía sau lưng. Khi đã ghìm chắc nhau rồi họ đứng lên chiến đấu cùng một lúc khi nghe lệnh trọng tài. Người chiến thắng là người đầu tiên ném đối thủ của mình xuống đất. Một trận đấu Ssireum bao gồm 3 vòng trong đó một đối thủ chiến thắng phải thắng 2 trận. Nếu không có người chiến thắng sau 3 vòng, võ sĩ có trọng lượng nặng hơn hay đã nhận được cảnh báo phạm lỗi từ trọng tài nhiều hơn sẽ bị loại.

Từ một môn đấu vật truyền thống kết hợp với các phương pháp tự vệ ssireum

đã trở thành một môn thi đấu thể thao được nhiều người yêu thích và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của người Hàn Quốc ngày nay

Truyện Cuộc mạo hiểm của bốn tráng sỹ, kể về cuộc gặp gỡ của bốn chàng trai và với cuộc thi đấu vật họ đã tìm ra được thủ lĩnh thực sự dẫn đầu cuộc chiến đấu với giặc ngoại xâm đang mang giã tâm cướp nước. Câu chuyện không chỉ muốn cho chúng ta biết đấu vật là trò chơi, là môn thi đấu xuất hiện từ rất lâu và chỉ trong một câu chuyện thôi nhưng tác giả dân gian đã đưa việc “đấu vật” được lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều đó cũng cho chúng ta thấy đấu vật là trò chơi, là môn thi đấu phổ biến lúc bấy giờ.

Như vậy, Hàn Quốc với nhiều lễ hội được tổ chức trong năm đã phản ánh triết lý, lẽ sống và mơ ước của người Hàn. Lễ hội là dịp để con người có những khoảng thời gian nghỉ ngơi, vui chơi sau những ngày mệt nhọc, vất vả. Đây cũng là dịp để con người gặp gỡ, giao lưu và tạo những mối quan hệ tốt đẹp.

Một phần của tài liệu văn hóa dân gian korea qua truyện cổ tích báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)