6. Cấu trúc:
4.2 Tính nhân văn trong truyện cổ tích Hàn Quốc
Cũng như bao truyện cổ tích trên thế giới, truyện cổ tích Hàn Quốc cũng mang nhiều giá trị mang tính nhân văn sâu sắc như: ở hiền gặp lành, kẻ ác sẽ bị trừng trị, dũng cảm đối mặt với những thử thách, biết hy sinh quên mình để giữ trọn chữ hiếu hay là để giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn…Trong hàng trăm câu chuyện cổ tích với nội dung gần gũi đầy tính nhân văn như vậy thì người viết chỉ chọn ra một số truyện tiêu biểu lấy tiêu chí “mô típ” để làm rõ ý nghĩa nhân văn mà các tác giả dân gian Hàn Quốc muốn lưu truyền hậu thế như một bài học về đạo làm Người.
Mô típ “Kết hôn”
Ước mơ lấy được người chồng tài giỏi, người vợ xinh đẹp, có được một gia đình hạnh phúc êm ấm là khao khát muôn đời của con người và được gửi gắm qua các truyện cổ tích. Mô típ sự kết hôn xuất hiện khá phổ biến trong truyện cổ tích Hàn Quốc. Có hôn nhân giữa những người khác nhau về thân phận, địa vị, như nhân vật cô gái bị chặt tay và đuổi khỏi nhà lấy được công tử nhà giàu trong truyện
Người con bị xua đuổi, “thấy con trai cũng đến tuổi trưởng thành phải cưới vợ, bà bèn cho con trai nên duyên vợ chồng với cô gái, thế là cô trở thành con dâu trong nhà”. Còn trong truyện Kong Chuy và Pat Chuy, nhân vật Kong Chuy là một cô gái hiền lành, chăm chỉ nhưng lại mồ côi cha mẹ, ở với mẹ kế và em cùng cha khác mẹ nên luôn bị ức hiếp, hành hạ đủ điều. Thế nhưng tác giả dân gian lại mơ ước cho số phận cô được đổi đời, được lấy quan huyện, “Kong Chuy ngồi kiệu đến nhà bà
51Lê Bá Hàn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục, 2007 ,tr 88
ngoại ăn tiệc đã đánh mất một chiếc giầy. Một quan huyện nhặt được chiếc giầy, ông muốn cưới chủ nhân chiếc giầy, bèn sai người đi tìm. Pat Chuy mang mãi không được, vì chân quá to. Kong Chuy mang vào vứa khít nên được kết hôn với
quan huyện”. Hay như ngày ngày ở ngôi chùa nọ luôn có một cô gái cầu khấn Phật
để mình được kết hôn với vị quan châu trong truyện Sự ngạc nhiên của nhà sư. Và may mắn hơn là Shim Ch‟ong được gặp vua và trở thành hoàng hậu trong truyện
Shim Ch’ong -cô gái hiếu thảo, “cô gái khi xuống Long Cung để làm vật tế cho Long Vương thì được trở thành Công chúa và được trở về trần gian được đặt trong đóa hoa sen, từ đóa hoa sen từ từ mở ra xuất hiện cô gái xinh đẹp. Nhà vua đã say mê nét đẹp diễm kiều và lập tức truyền lệnh lễ cưới, thế là Shim Ch’ong trở thành
hoàng hậu”.
Ngoài ra, còn có những hôn nhân giữa nhân vật người trần gian với thần tiên. Đó là chàng đốn củi trong truyện Chàng đốn củi và nàng tiên vì muốn kết duyên cùng nàng tiên, chàng đã trộm và giấu áo nàng tiên, nàng tiên mất áo không thể bay về trời “Cô tiên nữ không còn cách nào khác đành ngoan ngoãn đi theo anh tiều phu. Và hai người thành chồng thành vợ. Anh tiều phu thì cưới được vợ.”
Kết hôn với nhân vật mang lốt là một trong những biểu hiện thường thấy trong cổ tích. Nhân vật mang lốt thường mang hình thức các con vật: cóc, ếch, trăn…và luôn phải phấn đấu để khẳng định mình với những thách thức lớn: gia đình nghèo khó, bị phân biệt đối xử. Cái lốt là hình thức tạm thời để nhân vật ẩn mình trong đó. Cái lốt có thể là sự ẩn mình chủ động và tự nguyện khi nhân vật được kể là các vị thần tiên như con gái Long Vương trong truyện Nàng ốc sên, chàng trai cóc trong truyện Chàng rể cóc. Cái lốt cũng có thể là sự ẩn mình do bắt buộc, nhân vật khi sinh ra đã phải mang lốt như nhân vật chàng trăn trong truyện Con trăn lột xác. Trong hôn nhân, cái lốt của nhân vật là thách thức lớn khi nhân vật đó muốn bảo vệ tình yêu chính đáng của mình. Có được hạnh phúc lứa đôi, cái lốt sẽ được cởi bỏ. Để có hạnh phúc lứa đôi thật sự đối với những ngời mang lốt vật hay người mang hình dạng xấu xí thì đối tượng mà họ kết hôn phải là những người hiền lành,
tốt bụng, biết đồng cảm và có tấm lòng nhân ái bao la rộng lớn. Qua đây tác giả dân gian khẳng định quyền hạnh phúc của mỗi người trong xã hội và quan niệm về sự hài hòa đạo đức và thẩm mỹ của con người.
Mô típ “Mẹ kế con chồng”
Như chúng ta biết nhân văn là cái văn vẻ tốt đẹp của con người trong xã hội. Từ khái niệm đó, trong dân gian, cái Thiện đồng nghĩa với cái Đẹp. Trong truyền thống đạo đức của dân tộc ta, cái Thiện luôn luôn được trân trọng, đề cao. Đó là “mặt trời chân lý” để mỗi hành động, việc làm của con người hướng tới. Ngược lại cái Ác
luôn được lên án, ghét bỏ kết tội. Trong cuộc chiến giữa cái Thiện và cái Ác, dân gian luôn để cái Thiện chiến thắng vẻ vang. Đó là ước mơ cũng là sự thật ở đời. Những câu chuyện cổ tích sỡ dĩ được lưu truyền rộng rãi và có sức sống bền bỉ phần lớn là vì đã phản ánh được sự chiến thắng của cái Thiện đối với cái Ác.
Truyện cổ tích ra đời và phát triển khi xã hội đã phân chia giai cấp. Truyện cổ tích phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp ấy. Yếu tố kỳ ảo được sử dụng để hỗ trợ cho cái Thiện, giúp cái Thiện chiến thắng. Trong truyện cổ tích, hai tuyến nhân vật
Thiện-Ác phân ra rất rõ rệt. Cái Ác tiêu biểu là những bà mẹ kế và người con của mẹ
kế. Những nhân vật ấy xuất hiện hầu như rất nhiều trong các truyện có mô típ “mẹ kế con chồng” như Kong Chuy và Pat Chuy, Người con bị xua đuổi, Con bê vàng…Trong những truyện này thường thì người mẹ kế tiêu biểu cho cái Ác. Đây là nhân vật luôn có những hành động áp bức, bóc lột đối với nhân vật khác đồng thời chúng có những âm mưu thâm độc, những hành động độc ác mất hết tính người. Nhân vật đóng vai trò là con chồng như Kong Chuy trong truyện Kong Chuy và Pat Chuy hay những đứa con bị mồ côi mẹ từ thuở lọt lòng trong truyện Con bê vàng, Người con bị xua đuổi lại là những nhân vật đại diện cho cái thiện. Đó là những nhân vật vừa đẹp người lại đẹp nết nhưng phải chịu số phận hẩm hiu bất hạnh: mẹ mất sớm, bố có vợ khác, luôn bị mẹ kế và cô em cùng cha khác mẹ hiếp đáp.
Truyện Kong Chuy và Pat Chuy kể rằng: Ngày xưa có Kong Chuy và Pat Chuy cùng sống với nhau. Kong Chuy là con của vợ cả, Pat Chuy là con của người vợ kế. Người mẹ kế đưa cho Kong Chuy và Pat Chuy, mỗi người một cái cuốc gỗ và một cái cuốc sắt, bảo đi cuốc nương. Cuốc của Kong Chuy bị gãy, cô ngồi khóc. Bỗng có con bò đen từ trên trời bay xuống cày giúp cô. Một hôm, người mẹ kế về bên ngoại ăn tiệc, cho Pat Chuy đi theo, còn bắt Kong Chuy phải giã ba thúng thóc và ba thúng kê, bắt đỗ đầy nước vào cái chum bị thủng đáy, bắt nấu cơm trong cái nồ thủng trôn, rồi mới được đi. Nhưng Kong Chuy được con cóc bít hộ đáy nồi, con trăn bít hộ đáy chum, lũ chim giã hộ thóc và kê. Con bò đen từ trên trời bay xuống cho Kong Chuy áo, giầy, kiệu, người hầu. Kong Chuy ngồi kiệu đến nhà bà ngoại ăn tiệc đã đánh mất một chiếc giầy. Một quan huyện nhặt được chiếc giầy, ông muốn cưới chủ nhân chiếc giầy, bèn sai người đi tìm. Pat Chuy mang mãi không được, vì chân quá to. Kong Chuy mang vào vứa khít nên được kết hôn với quan huyện. Pat Chuy ghen tức đã lừa Kong Chuy đẩy nàng xuống ao khiến nàng bị chết. Pat Chuy thay Kong Chuy sống với quan huyện. Ở cái ao nơi Kong Chuy chết, mọc lên một bông hoa, quan huyện ngắt bông hoa về cắm. Bông hoa thấy quan huyện thì nhảy múa, thấy Pat Chuy thì giật tóc, chọc tức. Pat Chuy bèn vứt bông hoa vào lò sưởi. Bà lão nhà bên cạnh đến xin lửa, nhìn thấy viên ngọc đỏ trong lò sưởi, liền mang đi. Từ viên ngọc hiện ra một cô gái xinh đẹp. Kong Chuy nhờ bà lão mời quan huyện đến nhà đãi cơm. Nhưng bà lão dọn lên một đôi đũa lệch. Quan huyện vừa nói đôi đũa bị lệch thì Kong Chuy xuất hiện. Nàng kể lại cho ông biết chuyện Pat Chuy đã tráo nàng để làm vợ ông và đòi trả thù. Quan huyện trở về giết chết Pat Chuy và gửi thịt về cho mẹ kế ăn. Người mẹ kế ăn thịt Pat Chuy xong biết chuyện đã choáng ván ngã lăn ra chết.
Tác giả dân gian đã cho nhân vật Kong Chuy được chuyển kiếp hóa thân thành bông hoa khi bị đẩy xuống “cái ao nơi Kong Chuy chết mọc lên một bông hoa” rồi lại được chuyển kiếp thành viên ngọc “khi bông hoa bị vứt vào lò sưởi thì được biến
thành viên ngọc” và cuối cùng cũng trở về kiếp con người “từ viên ngọc hiện ra một
trở về giết chết Pat Chuy và gửi thịt về cho mẹ kế ăn. Người mẹ kế ăn thịt Pat Chuy
xong biết chuyện đã choáng ván ngã lăn ra chết.”
Hay truyện Con bê vàng, kể về một cậu bé mồ côi mẹ từ sớm. “Ngay từ nhỏ cậu bé đã bị mẹ kế hãm hại. Nhân lúc cha cậu đi vắng mẹ kế đã bế cậu bé quăng
xuống hồ sen”. Nhưng với tấm lòng nhân hậu của con người nên trước cái chết oan
ức của một cậu bé ngây thơ và đáng yêu ấy, các tác giả dân gian đã cho cậu bé trải qua bao lần chuyển kiếp hóa thân thành con ếch xanh, rồi thành cây thài lài rồi thành một chú bê con. Và “Sau bao lần chuyển kiếp con bê vàng được làm bạn với công chúa và được trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú và được kết hôn cùng
công chúa và trở về quê hương làm chức Ám hành ngự sử”. Đó chẳng phải là mong
muốn khát khao được làm người một cách mãnh liệt của con người hay sao? Thế nên tác giả dân gian cũng muốn người tốt được sống lâu và hạnh phúc nên mới sử dụng yếu tố thần kỳ để con người được phép luân hồi chuyển kiếp trở thành người trong cổ tích hay sao?
Trong truyện Người con bị xua đuổi kể về một cô bé khi vừa mới sinh ra đã mồ
côi mẹ. Từ nhỏ đã sống với mẹ kế và các con riêng của bà. Mẹ kế đối xử với cô bé
vô cùng tệ bạc còn các con riêng của bà thì được ăn uống đàng hoàng và không phải làm bất cứ việc gì. Đến một ngày nọ bà đuổi người con gái riêng của chồng và
tệ hơn là bà đã chặt cả hai bàn tay của cô. Tuy nhiên tác giả dân gian không cam
tâm để cô gái tội nghiệp ấy phải chịu cảnh lang thang không nhà không cửa nên tạo điều kỳ diệu để cô gái gặp vị công tử con nhà giàu rồi được ở lại ngôi nhà đó và cuối cùng là được kết hôn với vị công tử trở thành thiếu phu nhân. Qua đây có thể thấy tính nhân văn rõ nét nhất trong câu chuyện này là dù cô gái không có đôi tay nhưng với người xinh đẹp nết na, vị công tử và mẹ chàng đã dùng tấm lòng nhân hậu “thương người như thể thương thân” mà đón nhận cô. Để được hạnh phúc trọn vẹn bên chồng con, cô gái còn phải cố gắng vượt qua thử thách “mẹ kế đánh tráo
thư và khiến mẹ chồng đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà”, một thân một mình cùng với
rơi xuống suối khi uống nước nhưng dù không có tay cô cũng cố dùng cánh tay giữ
chặt lấy con mình. Trước cảnh thương tâm ấy điều kỳ diệu đã xảy ra. Cô đã có lại
đôi bàn tay của mình. Nhờ đó mà cô có thể nuôi con và sống qua ngày. Ông trời
không triệt con đường sống của người tốt. Với những người không có đủ các bộ phận như cô gái này thì việc có lại đôi tay là một ước mơ lớn mà có lẽ chưa bao giờ họ nghĩ đến. Qua truyện cổ tích, tác giả dân gian đã cho phép ước mơ lớn lao ấy trở thành hiện thực. Hạnh phúc hơn khi cuối truyện tác giả nhân gian đã vẽ nên một gia đình xum họp, hạnh phúc khi cho vợ gặp lại chồng, con gặp được cha.
Ban đầu các truyện Kong Chuy và Pat Chuy, Con bê vàng, Người con bị xua đuổi đơn giản là những câu chuyện phản ánh xung đột trong một gia đình (xung đột mẹ ghẻ con chồng, xung đột chị em khác mẹ) nhưng lại có ý nghĩa xã hội lớn. Sự trở về của Kong Chuy qua bao lần hóa thân trong vai trò là vợ của quan huyện; qua bao lần chuyển kiếp câu bé trong truyện Con bê vàng cũng trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú được cưới công chúa và gặp được cha; Cô gái có được đôi tay và gặp lại chồng, gia đình xum họp. Tất cả những kết thúc có hậu ấy chứng minh cho sự chiến thắng trọn vẹn của cái Thiện và khẳng định quy luật “Ác giả ác báo”, “Ở hiền gặp lành”. Như vậy là Tác giả dân gian đã thông qua quy luật chuyển kiếp luân hồi trong đạo Phật mà muốn chứng minh rằng cái Ác không bao giờ vùi dập được cái Thiện, cái Thiện là cái cái Đẹp vĩnh cửu. Xã hội càng tàn bạo, bất công, phi lí càng làm cho những người bất hạnh, đau khổ nung nấu mãnh liệt niềm tin, ước mơ thêm thiết tha cháy bỏng. Niềm tin và mơ ước ấy của họ như được sẻ chia, thông cảm trong truyện cổ tích.
Truyện cổ tích thường có kết thúc với sự trừng phạt những nhân vật tham lam, gian ác làm những điều bất lương như người anh chiếm đoạt hết gia tài của em, người dì ghẻ độc ác giết hại con chồng, những kẻ nhà giàu tham lam, độc ác…Cách trừng phạt tiêu biểu là khiến các nhân vật trở nên xấu xí hay mất hết tài sản, của cải, có khi mất cả tính mạng. Các lực lượng trừng phạt là có khi là có sự tham gia của yếu tố thần kỳ hay những người quan lại nghiêm minh, công bằng. Truyện Kong
Chuy và Pat Chuy, mẹ con Pat Chuy bị mất mạng. Còn truyện Con bê vàng, người mẹ kế bị đày đi một nơi xã xôi và hai cha con được hội ngộ sau bao nhiêu năm xa cách. Dù cuối câu chuyện Người con bị xua đuổi, dân gian không nói rõ về hậu quả mà người mẹ kế sẽ phải chịu là bị phạt gì nhưng cũng cho biết rằng “người mẹ kế ác độc đang tâm hại con gái chồng đến cùng bằng những lá thư giả, cuối cùng cũng
phải lãnh quả báo về sau”. Phải chăng người dân muốn nói rằng “gieo nhân nào thì
gặp quả nấy”.
Còn những nhân vật người anh tham lam, độc ác, không biết thương em trong truyện Cái chùy yêu quái, “ngày xưa, có hai anh em. Người anh rất giàu nhưng ích kỉ và vô trách nhiệm, còn người em nghèo khổ nhưng hiền lành và trọng lễ nghĩa. Cha mẹ già nhưng người anh không nuôi dưỡng, nên người em phải gánh trách
nhiệm đó. Khi vào rừng đốn củi, cậu em gặp bọn yêu tinh đang sử dụng cái chùy
biến ra thức ăn, thức uống và nhiều vàng bạc. Cậu em út được cái chùy bảo bối đó và cậu cũng làm phép cho ra những đồng tiền vàng, tiền bạc và quần áo mang về cho cha mẹ. Người anh cũng bắt chước đứa em vào rừng để có cái Chùy nhưng bọn