Tìm hiểu tình hình tuyển dụng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nhật bản tại một số khu công nghiệp trên địa bàn đồng nai 2008 2012 báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên

67 1K 2
Tìm hiểu tình hình tuyển dụng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nhật bản tại một số khu công nghiệp trên địa bàn đồng nai 2008 2012 báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC -------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TUYỂN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ( 20082012 ) Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ NGA Giáo viên hƣớng dẫn : PGS.TS NGUYỄN TIẾN LỰC BIÊN HÒA 12/ 2012 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Lạc Hồng - khoa Đông phương – nghành Nhật Bản học, em đã nhận được sự chỉ bảo và sự giúp đỡ tận tình của cha mẹ, thầy cô, anh chị em, bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Tiến Lực đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho em tham khảo,những tài liệu quí báu làm nên luận văn này.Trong suốt thời gian qua thầy vẫn luôn dành thời gian và tâm huyết để chỉ bảođộng viên em hoàn thành bài nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn quý ban Giám hiệu các thầy khoa Đông phương và các thầy giảng dạy bộ môn tiếng Nhật trường Đại học Lạc Hồng những người đã dạy dỗ em trong suốt quãng thời gian sinh viên của mình.Các thầy không chỉ truyền đạt kiến thức chuyên môn mà còn cung cấp cho em rất nhiều kiến thức xã hội ,là nền tảng vững chắc cho em bước vào đời. Xin cám ơn các tổ chức đoàn thể đã giúp đỡ cung cấp tài liệu em trong quá trình làm bài nghiên cứu. Cám ơn các bạn đã luôn ở bên động viên em hoàn thành bài nghiên cứu. Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới gia đình em, những người luôn bên cạnh tạo điều kiện tốt nhất về vật chất cũng như tinh thần cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Thị Nga MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. L ý do chọn đề tài . 1 2. T ổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài 3 3. M ục đích và nhiệm vụ của đề tài . 3 4. P hạm vi nghiên cứu của đề tài . 4 5. P hƣơng pháp nghiên cứu 4 6. N hững đóng góp mới của đề tài 4 7. C ấu trúc đề tài . 5 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 6 1.1. Vị trí địatỉnh Đồng Nai 6 1.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế chính trị xã hội Đồng Nai . 7 1.3. Một số khu công nghiệpĐồng Nai. . 8 1.3.1. Một số Khu công nghiệp trên địa bàn TP Biên Hòa 8 1.3.2. Các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch 12 1.4 Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vốn đấu tƣ nƣớc ngoài tại các khu công nghiệp tại Đồng Nai 15 CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢNĐỒNG NAI. 20 2.1. Tình hình đầucủa các doanh nghiệp Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 2008 đến 2012 . 20 2.2. Tình hình tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật Bản . 22 2.2.1 Tiêu chuẩn tuyển dụng tại doanh nghiệp Nhật Bản . 22 2.2.2. Thực trạng tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật Bản . . 32 CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 39 3.1 Những động thái xúc tiến tuyển dụng cuối năm 2012 39 3.2 Đề xuất ý kiến xây dựng nguồn nhân lực . 43 3.2.1.Về phía trường Đại học Lạc Hồng 43 3.2.2.Về phía những nhân viên đang hoặc sẽ làm việc trong doanh nghiệp Nhật Bản 44 KẾT LUẬN . 47 Tài Liệu Tham Khảo 48 Phụ lục 51 Phần tóm tắt luận văn bằng tiếng Nhật 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Nhắc tới Nhật Bản, người ta hay nghĩ đến một đất nước phát triển kinh tế từ đống tro tàn chiến tranh, đất nước đứng thứ 3 về tổng thu nhập quốc nội năm 2011. Trước đây Nhật Bản luôn đứng ở vị trí thứ 2 về kinh tế và mới bị Trung Quốc vượt qua vào năm 2011. Nhật Bảnmột nước nguồn vốn cho vay viện trợ và đầu ra nước ngoài lớn bậc nhất thế giới. Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năn 1973. Năm 1992, Nhật Bản đã nối lại viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam. Đặc biệt, ngày 1/10/2009, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) chính thức hiệu lực, đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác kinh tế hai nước. Cùng các hiệp định đã kí kết trước đó, VJEPA tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Về đầu tính đến 20/04/2010, Nhật Bản 1.211 dự án đầu trực tiếp (FDI) còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng vốn đầu đăng ký 19,34 tỷ USD đứng vị trí thứ 3/84 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tại Việt Nam (sau Đài Loan và Hàn Quốc). Đầu năm 2011 Nhật Bản đứng hàng thứ 4/42 quốc gia và lãnh thổ dự án đầu tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu cấp mới và tăng thêm 844,4 triệu USD chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư. Về viện trợ phát triển chính thức (ODA) tính đến năm 2009 khoản vay Nhật bản dành cho Việt Nam đạt 145,613 tỷ yên, với mức giải ngân là 13,8%. Nhật Bản chính là nhà viện trợ phát triển chính thức lớn nhất Việt Nam. Các dự án vốn đầu quốc tế đóng góp quan trọng trong tạo công ăn việc làm cho người lao đông Việt Nam. Tính đến năm 2011, Việt Nam với dân số 87,5 triệu người hàng năm tăng thêm gần 1,5 triệu, đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ 13 thế giới về đông dân, gần 13000 dự án đầu FDI đã thu hút hơn một triệu bảy trăm ngàn lao động trực tiếp và gần 3,5 triệu lao động gián tiếp (vì theo chuyên gia lao động của Liên hiệp quốc, một người lao động trực tiếp tạo thêm việc làm cho 2 lao động gián tiếp liên quan đến dịch vụ, cung ứng, vận tải, sản xuất sản phẩm hỗ trợ, thương mại…). Ngoài ra, hàng vạn lao động đang làm việc tại các dự án ODA, các chuyên gia cao cấp đang làm trong các công ty chứng khoán, các quỹ đầu 2 nước ngoài…Tóm lại, các dự án vốn đầu nước ngoài đã góp phần làm giảm nạn thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động Việt Nam. Các dự án đầu nước ngoài không chỉ giải quyết vấn đề về số lượng lao động, mà còn góp phần nâng cao chất lượng lao động thông qua việc đào tạo nghề, huấn luyện và trình độ quản lý. Nhật Bản một nước đứng thứ 4/42 nước và khu vực lãnh thổ dự án đầu tại Việt Nam (2011) là nhà viện trợ phát triển chính thức lớn nhất Việt Nam đã thu hút và sử dụng một lượng không nhỏ nguồn lao động tai Việt Nam. Nếu chúng ta đáp ứng được nhu cầu về lao động của các công ty Nhật Bản mặt tại địa phương sẽ góp phần rất lớn về giải quyết việc làm cho lao động thất nghiệp trong vùng. Tuy nhiên một thực tế là trong khi các doanh nghiệp thiếu hụt lao động thì một lượng lớn lao động đang trong tình trạng thất nghiệp. Nguyên nhân là do nguồn cung lao động không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng về chuyên môn, kỹ thuật hay sự lành nghề. Vậy thực tế tuyển các nhà tuyển dụng Nhật Bản cần nguồn lao động như thế nào ? Với lợi thế nhân công rẻ Việt Nam và đặc biệt các khu công nghiệp đã thu hút các nhà đầu nước ngoài. Các khu công nghiệp của Việt Nam đã đạt được một số thành công trong thu hút vốn FDI, khuyến khích xuất khẩu tạo công ăn việc làm.Thu hút nhiều nhà đầu lớn nhất đến từ Châu Á như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Hồng Kông. Tạo ra một nhu cầu lớn về nhân sự. Năm 2000 khoảng 200.000 người đến năm 2006 khoảng 918.000 lần lượt chiếm khoảng 12,5% và 27% tổng số lao động trong khu vực sản xuất của cả nước. Để tìm hiểu sâu hơn về việc sử dụng lao động của công ty Nhật Bản vào các khu công nghiệp tôi dự định tiến hành điều tra thực địa tại Đồng Nai. Đồng Nai được chọn cho việc tiến hành điều tra bởi vì, khu công nghiệp tại Biên Hòa – Đồng Nai lịch sử ra đời sớm nhất nước (khu công nghiệp biên hòa 1 thành lập năm 1963 với tên gọi khu kỹ nghệ Biên Hòa – TP. Biên Hòa – Đồng Nai), tính đến nay đã 32 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu trên địa bàn, với tỷ lệ sử dụng đất lên tới khoảng 70% – 90%. Trong đó khoảng 100 doanh nghiệp Nhật Bản đã được cấp phép kinh doanh, đứng thứ 4/32 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu trên địa bàn. Với những lý do trên tôi chọn đề tài : “Tìm hiểu tình hình tuyển dụng của doanh nghiệp vốn đầu Nhật Bản tại một số khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai 2008-2012”. 3 2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài: Trần Thị Linh (2005) với đề tài “Sự thay đổi trong tuyển dụng của các công ty Nhật Bản”đã nêu được khái quát về chế tuyển dụng tại các công ty Nhật Bản và các thay đổi trong các năm gần đây. Jago Penrose và Đinh Minh Tuấn, Đánh giá vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế Việt Nam, trong Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2010,Nguyễn Đức Thành (chủ biên), Hà Nội, Nhà xuất bản tri thức, 281-310. Đề tài đã đưa ra đánh giá vai trò của các khu công nghiệp trong sự phát triển nền kinh tế, cũng như nhận định về tầm quan trọng của đầu nước ngoài đối với các khu công nghiệp. Tuy nhiên các đề tài chưa đi sâu vào vấn đề các công ty Nhật Bản đã sử dụng nguồn nhân lực tại Việt Nam nói chung Đồng Nai nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: Trình bày một cách hệ thống thực trạng tuyển dụng nhân viên tại các công ty Nhật Bảnkhu công nghiệp Biên Hòa 2008- 2012cũng như các chính sách xúc tiến đầu của Nhật Bản tại khu công nghiệp Biên Hòa – Đồng Nai đặc biệt là các chính sách của Đồng Nai dành cho các doanh nghiệp tại khu công nghiệp nhấtdoanh nghiệp Nhật Bản.Từ đó đưa ra các ý kiến nhằm góp ý về vấn đề xây dựng chế độ đào tạo nguồn nhân lực cho vùng. 4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu: Đối tượng là các công ty Nhật, hay công ty vốn đầu của Nhật Bản tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tìm hiểu về thực trạng sử dụng lao động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Đổng Nai với mong muốn hiểu rõ hơn về tình hình tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp Nhật Bản đồng thời góp phần làm cho khu công nghiệp ngày càng phát triển giúp ích cho nền kinh tế nước nhà. Đề tài giới hạn phạm vi tìm hiểu doanh nghiệp vốn đầu Nhật Bản tại một số khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai Trong đó đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tuyển dụng của các doanh nghiệp. Nếu hội nghiên cứu sâu 4 hơn người viết muốn phác họa một cách rõ nét hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp Nhật Bản, cách sử dụng nhân tài, quá trình học tập nâng cao tay nghề cải tiến phương thức sản xuất, các vấn đề liên quan đến người lao động tại các doanh nghiệp Nhật Bản…một cách chi tiết và đầy đủ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thể hoàn thành bài nghiên cứu này người viết đã sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích, so sánh dựa trên các nguồn tài liệu về các vấn đề tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp Nhật Bản. Đồng thời tiến hành khảo sát tại các buổi phỏng vấn tuyển dụng cũng như các phiên làm việc của trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 6. Những đóng góp mới của đề tài: Trình bày một cách hệ thống thực trạng tuyển dụng các công ty Nhật Bản ở các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai 2008-2012 và nhu cầu tuyển dụng trong những năm tới. Chỉ rõ những bất cập trong công tác đào tạo nguồn nhân lực so với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật Bản. Đề xuất các giải pháp đào tạo nhằm nâng cao khả năng ra trường việc làm của sinh viên, nhấtsinh viên Trường Đại học Lạc Hồng. 7. Cấu trúc đề tài: Tên đề tài: “Tìm hiểu tình hình tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp vốn đầu Nhật Bản tại một số khu công nghiệp trên địa bàn TP.Biên Hòa - Đồng Nai” Cấu trúc đề tài: Chương 1: Khái quát chung khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Chương 2 : Thực trạng tuyển dụng tại các doanh nghiệp vốn đầu của Nhật Bản tại Đồng Nai Chương 3 : các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực 5 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI 1.1. Vị trí địatỉnh Đồng Nai Đồng Naitỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước Việt Nam, diện tích 5.903.940 km 2 , chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Dân số khoảng 2,56 triệu người, trong đó: dân số khu vực thành thị 33,23%, khu vực nông thôn 66,73%;Tỉnh 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú. Đồng Naimột tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng Nai hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông huyết mạch quốc gia đi qua như: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cụm Cảng Thị Vải - Vũng Tàu … đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Hiện tại chính phủ đã khởi công xây dựng các dự án giao thông liên kết vùng: Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; Nâng cấp Quốc Lộ 51 Biên Hòa - Vũng Tàu; và đang kế hoạch triển khai đầu xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng : - Sân bay quốc tế Long Thành 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng /năm. - Cảng nước sâu Phước An, trọng tải tàu 60.000 DWT. Cụm cảng biển nhóm V huyện Nhơn Trạch trọng tải tàu 30.000 DWT. - Tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu 6 - Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu - Dự án cầu đường từ Quận 9 TP.HCM sang Nhơn Trạch, Đồng Nai. - Các tuyến đường Vành đai 3, 4 nối các địa phương vùng kinh tế trọng điểm. 1.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế chính trị xã hội Đồng Nai Về khí hậu, thổ nhƣỡng: - Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu ôn hòa, ít bão lụt và thiên tai, nhiệt độ bình quân hàng năm 25-26 0 C, gồm 2 mùa mưa nắng, lượng mưa tương đối cao khoảng 1.500mm - 2.700mm, độ ẩm trung bình 82%. - Đồng Nai địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam, chủ yếu là địa hình đồng bằng, địa hình đồi lượn sóng, địa hình núi thấp, tương đối bằng phẳng, 82,09% đất độ dốc < 8 0 , kết cấu đất độ cứng chịu nén tốt (trên 2kg/cm 2 ), thuận lợi cho việc đầu phát triển công nghiệp và xây dựng công trình với chi phí thấp. Tài nguyên: - Nguồn nước mặt và nước ngầm rất phong phú đủ cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt trong tỉnhkhu vực. Trong đó: + Nước mặt: được cung cấp bởi các sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai gồm dòng chính sông Đồng Nai, sông La Ngà, . Tổng lượng nước 25,8 tỉ m3/năm, mùa mưa chiếm từ 85-90%, mùa khô từ 10-15%. + Nước dưới đất: Tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất khoảng 4,9 triệu m3/ngày, trong đó trữ lượng động là 4,1 triệu m3, trữ lượng tĩnh 0,8 triệu m3. - Khoáng sản : Đồng Nai tài nguyên phong phú và đa dạng, nhất khoáng sản phi kim loại, trong đó chủ yếu là đá xây dựng và đá ốp lát, sét gạch ngói, thạch anh, cát xây dựng, vật liệu san lấp, sét kaolin, puzlan, Laterit, đất phún… đáp ứng nguồn cung ứng vật liệu xây dựng cho công trình hoặc sở chế biến các sản phẩm liên quan. Nguồn nhân lực: - Đồng Nai tháp dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động 65,54% (Khoảng 1,63 triệu lao động), lực lượng lao động trình độ văn hoá khá, quen với tác . chọn đề tài : Tìm hiểu tình hình tuyển dụng của doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản tại một số khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai 2008- 2012 . 3 2. Tổng. ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC -------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TUYỂN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI MỘT SỐ KHU

Ngày đăng: 18/12/2013, 13:17

Hình ảnh liên quan

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TUYỂN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI MỘT SỐ KHU  CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI   - Tìm hiểu tình hình tuyển dụng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nhật bản tại một số khu công nghiệp trên địa bàn đồng nai 2008 2012 báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TUYỂN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan