Luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, bài tập, đề tài, ngân hàng, tài chính, vốn, đầu tư, tín dụng, cổ tức, tài chính, cổ phần
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian vừa qua, nước ta nỗ lực cố gắng để được gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới - WTO, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (VVN). Khu vực kinh tế này không những đóng góp cho nền kinh tế quốc dân hàng trăm tỷ đồng thu nhập mỗi năm, tạo ra việc làm cho hàng nghìn lao động thất nghiệp mà còn làm cho nền kinh tế trở nên linh hoạt hơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước. Chính vì thế, phát triển các doanh nghiệp VVN là một chiến lược vô cùng quan trọng với nhiều nước không chỉ riêng ở Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp VVN thu hút rất nhiều vốn đầu tư của các tổ chức quốc tế (khoản vốn 165 triệu USD của ngân hàng phát triển Châu á và KFW Entwicklunysbank đồng tài trợ cho “Chương trình hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ”). Xuất phát từ tình hình này, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ (VVN) là thị trường đầy hứa hẹn. Hầu hết các ngân hàng đều mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp VVN. Điều này khiến cho môi trường cạnh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank có thể coi là một trong những ngân hàng đầu tiên chọn các doanh nghiệp VVN là đối tượng khách hàng tiềm năng phải phục vụ. Với phương châm trở thành địa chỉ đáng tin cậy của các doanh nghiệp VVN, VPBank luôn tìm mọi hướng để cho vay đối với doanh nghiệp VVN ngày càng chất lượng hơn. Xuất phát từ thực tế trên cùng với việc VPBank vừa thoát khỏi kiểm soát đặt biệt, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp Nguyễn Anh Đức Lớp TCDN 44B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp là tìm hiểu về hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank: những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu nhập từ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng đóng góp nhiều thu nhập vào ngân hàng. Đối tượng nghiên cứu: thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở VPBank. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở VPBank. Chuyên đề sử dụng sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phương pháp thống kế kinh tế, tổng hợp, so sánh số liệu dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trong sự nghiệp đổi mới, trên quan điểm của ngân hàng về cho vay, căn cứ trên cơ sở hoạt động thực tiễn của ngân hàng để đưa ra các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tên đề tài: “Nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam”. Ngoài phần mở đầu, kết luận và doanh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ngân thương mại. Nguyễn Anh Đức Lớp TCDN 44B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam. Nguyễn Anh Đức Lớp TCDN 44B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Vai trò của cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong một nền kinh tế, các doanh nghiệp là một thành phần không thể thiếu nếu nền kinh tế đó muốn hoạt động tốt. Do đó, muốn hiểu rõ thế nào là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (VVN), trước hết ta phải làm rõ một vấn đề : Thế nào là một doanh nghiệp? Chúng ta có thể hiểu doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và được tổ chức ra để hoạt động sản xuất kinh doanh ở một lĩnh vực nhất định nhằm mục đích thu lợi nhuận (với doanh nghiệp vị lợi nhuận) hoặc đạt lợi ích xã hội (với doanh nghiệp phi lợi nhuận). Hiện nay, trên thế giới có nhiều loại hình doanh nghiệp đa dạng và phong phú trong nền kinh tế. Nếu chúng ta căn cứ vào quy mô hoạt động của các doanh nghiệp thì chia ra làm 2 loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp lớn và Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DN VVN). Các tiêu chuẩn để xác định quy mô doanh nghiệp Nguyễn Anh Đức Lớp TCDN 44B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nhìn chung ở các quốc gia đó là : (1) số lượng lao động, (2) tổng nguồn vốn (tổng tài sản) và (3) doanh thu trung bình hàng năm. Hai tiêu chuẩn đầu tiên được sử dụng phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng khó có thể đưa ra một khái niệm chuẩn về các DN VVN bởi vì quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế của quốc gia đó cũng như mục đích phân loại trong từng thời điểm nhất định. Hơn nữa, cách xác định các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong trong từng ngành nghề kinh doanh là khác nhau. Ví dụ như doanh nghiệp công nghiệp có thể coi là nhỏ trong khi một doanh nghiệp thương mại cùng cỡ lại là doanh nghiệp vừa hoặc lớn bởi vì doanh nghiệp công nghiệp cần nhiều lao động hơn. Hiện nay, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới – WB (World Bank) các doanh nghiệp vừa và nhỏ được phân chia theo quy mô như sau: BẢNG 1.1: TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DN VVN CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI Loại hình DN Số lao động (người) Doanh thu hàng năm (USD) Tổng tài sản (USD) DN siêu nhỏ 1 - 9 < 0,1 triệu < 0,1 triệu DN nhỏ 10 - 49 < 3 triệu < 3 triệu DN vừa 50 - 300 < 15 triệu < 15 triệu Nguồn: http:// www. worldbank.org Đây là cách phân loại chung được Ngân hàng Thế giới đưa ra sau khi đã thu thập số liệu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở hầu hết quốc gia trên thế giới. Do đó, chúng ta có thể coi đây là một cách phân loại đáng tin cậy và khá chính xác. Tuy nhiên, do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước phát triển với các nước kém phát triển nên cách phân loại này chỉ còn phù hợp về tiêu chí Nguyễn Anh Đức Lớp TCDN 44B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp số lượng lao động. Chúng ta thấy rõ điều này qua ví dụ về phân loại doanh nghiệp trong liên minh các nước Châu Âu (EU). BẢNG 1.2: TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CÁC DN VVN CỦA HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU Loại hình doanh nghiệp (DN) Số lao động (người) Doanh thu hàng năm (euros) Tổng tài sản (euros) DN siêu nhỏ 1 - 9 < 2 triệu < 2 triệu DN nhỏ 10 - 49 < 10 triệu < 10 triệu DN vừa 50 - 249 < 50 triệu < 43 triệu DN lớn > 250 > 50 triệu > 43 triệu Nguồn: http:// europa.eu.int Còn ở các nước đang phát triển, chẳng hạn ở Việt Nam các doanh nghiệp VVN bao gồm các doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Hợp tác xã, Liên minh hợp tác xã, Doanh nghiệp nhà nước hoặc Hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo Nghị định 02/2002/NĐ-CP) có số vốn nhỏ hơn 10 tỷ đồng và số lao động thường xuyên hàng năm không quá 300 người. 1.1.1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Có thể nói, các doanh nghiệp VVN là một thực thể kinh tế mang những đặc điểm riêng không giống bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế. Điều này cũng giải thích một cách chính xác sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp VVN trong nền kinh tế. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một số đặc điểm nổi bật của các doanh nghiệp VVN mang lại cho các doanh nghiệp này những ưu thế nhất định như sau: Nguyễn Anh Đức Lớp TCDN 44B 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Về quy mô nhỏ so với các doanh nghiệp lớn nhưng chính đặc điểm này giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ năng động, linh hoạt, thích ứng kịp thời với những biến động của thị trường, có khả năng tiếp cận và đáp ứng những nhu cầu nhỏ lẻ mang tính khu vực tốt hơn các doanh nghiệp lớn, có thể tận dụng công nghệ kỹ thuật mới kết hợp với sự đa dạng hoá về mặt hàng tạo điều kiện sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường để tăng khả năng cạnh tranh. Bộ máy tổ chức sản xuất và quản lý không cồng kềnh, phức tạp như trong các doanh nghiệp lớn mà khá đơn giản, gọn nhẹ nên tiết kiệm phần lớn chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp. Vốn đầu tư vào khu vực doanh nghiệp VVN thường ít nhưng khả năng thu vốn đầu tư nhanh, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm cao. Điều này đã thu hút một lượng vốn đầu tư đáng kể để hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp VVN. Do quy mô nhỏ, điều kiện làm việc không tốt bằng ở các doanh nghiệp lớn nên trình độ lao động trong khu vực doanh nghiệp VVN nói chung thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn nhưng tạo điều kiện thu hút số lượng lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội đến với các doanh nghiệp VVN, giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi thế đó doanh nghiệp VVN cũng gặp nhiều hạn chế đối với sự phát triển xuất phát từ chính những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này. Hầu hết vốn chủ sở hữu ở các doanh nghiệp VVN thấp so với các doanh nghiệp lớn, lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư ít nên hạn chế khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới để hiện đại hoá sản xuất. Điều này làm giảm rõ rệt khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp VVN trong việc thoả mãn nhu cầu trên thị trường. Trong khi đó, vốn huy động từ thị Nguyễn Anh Đức Lớp TCDN 44B 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp trường chứng khoán bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu lại khá xa vời do uy tín của các doanh nghiệp VVN thấp, thị trường tài chính không thực sự hoàn hảo làm nhà đầu tư ngần ngại khi bỏ vốn đầu tư, hơn nữa, bị hạn chế khi tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng thương mại (NHTM). Nguyên nhân chủ yếu vẫn do vốn thấp, không có người bảo lãnh, không lập phương án kinh doanh khả thi… , nên doanh nghiệp VVN thường vay vốn từ bạn bè, họ hàng, chính người lao động trong doanh nghiệp để tiến hành hoạt động nhưng không ổn định. Mặt khác, các doanh nghiệp lớn có điều kiện làm việc cũng như các ưu đãi khác tốt hơn (đặc biệt là trả lương cao) nên thu hút nhiều lao động chất lượng cao. Tất yếu một số ít lao động trình độ cao và còn lại có trình độ thấp hơn sẽ về các doanh nghiệp VVN. Thực tế này giải thích một phần tại sao năng suất lao động trong các doanh nghiệp VVN thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn. Đây cũng là một hạn chế cho sự phát triển doanh nghiệp VVN. Doanh nghiệp VVN gặp nhiều khó khăn do điều kiện cạnh tranh không bình đẳng khi mà quyền sở hữu trí tuệ và công nghiệp chưa được thực hiện và công nhận một cách nghiêm túc, luôn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp VVN. Trong khi đó, bản thân một số doanh nghiệp VVN không muốn tăng trưởng và phát triển vì sợ mất quyền kiểm soát doanh nghiệp. Do đó, hạn chế đối với các doanh nghiệp VVN không chỉ xuất phát từ bên ngoài mà còn từ chính bản thân bên trong doanh nghiệp. Từ những ưu thế và hạn chế của doanh nghiệp VVN, chúng ta thấy vì sao hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển đều có chiến lược phát triển các doanh nghiệp VVN - một xu thế của thời đại. Để làm được điều này, cần phải phát huy hết các ưu thế mà doanh nghiệp VVN đang có đồng thời khắc phục các hạn chế đối với các doanh nghiệp VVN. Trong đó, “thiếu vốn” là hạn chế thường trực, lớn nhất cản trở sự phát triển bởi vì điều này làm cho các doanh Nguyễn Anh Đức Lớp TCDN 44B 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nghiệp VVN khó có thể xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài. Với quy mô doanh nghiệp VVN hiện nay, trong số nguồn vốn doanh nghiệp VVN có thể huy động thì nguồn vốn Ngân hàng coi như khá ổn định và phù hợp. Chính vì thế, Chính phủ các nước cần phải tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp VVN có thể sử dụng nguồn vốn vay Ngân hàng nhằm mục đích phát huy vai trò của khu vực này đối với nền kinh tế quốc gia. 1.1.1.2. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Ngày nay, nền kinh tế thế giới không ngừng phát triển. Chúng ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều tập đoàn kinh tế lớn ở các nước tư bản. Các tập đoàn này đã, đang và sẽ đóng góp vai trò to lớn đến sự hội nhập và sự phát triển kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, sự tồn tại của các doanh nghiệp VVN là rất quan trọng, bởi vì: Sự cần thiết phải tiếp cận gần với thị trường. Một số hoạt động cần phải có sự chuyên môn hoá cao do công nghệ kỹ thuật áp dụng hay do quy mô của thị trường. Sự biến động của môi trường đòi hỏi tính linh hoạt, năng động mà doanh nghiệp lớn khó có thể đạt đến. Một số chủ doanh nghiệp muốn hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp để không mất đi quyền làm chủ doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lớn luôn thúc đẩy xây dựng mạng lưới doanh nghiệp với quy mô nhỏ hơn để phân phối và sử dụng sản phẩm của họ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp VVN sẽ kích thích nền kinh tế thế giới nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng phát triển lành mạnh, bởi vì có nhiều lĩnh vực kinh tế mà các Doanh nghiệp VVN hoạt động rõ ràng hiệu quả hơn các tập đoàn lớn. Nguyễn Anh Đức Lớp TCDN 44B 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thật vậy, các doanh nghiệp VVN đang dần khẳng định vị thế và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc gia trong hiện tại và tương lai. Với sự phát triển bùng nổ về khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp VVN có thể tận dụng cơ hội này để tăng năng suất lao động và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Hơn nữa, quá trình toàn cầu hoá trong lĩnh vực kinh tế không cho phép bất kỳ doanh nghiệp nào tự khép kín chu trình sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. Chính vì vậy, các doanh nghiệp VVN là một nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Điều này được thể hiện cụ thể qua các mặt sau: Các doanh nghiệp VVN đóng góp một phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của toàn nền kinh tế. Thực tế, không chỉ ở các nước đang phát triển mà ở cả các nước phát triển, số lượng các doanh nghiệp VVN chiếm một tỷ lệ khá lớn trong số các doanh nghiệp và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Chúng đáp ứng khá tốt nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp lớn cũng như nhu cầu tiêu dùng đa dạng trong xã hội mà bản thân các doanh nghiệp lớn khó có thể đáp ứng được ngay. Do đó, thu nhập từ loại hình doanh nghiệp này chiếm phần lớn trong tổng thu nhập quốc dân. Theo số liệu thống kê, hiện nay nước Việt Nam có 200.000 doanh nghiệp thì trong đó có 97% các Doanh nghiệp VVN (hơn 55% số này hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ) và đóng góp hơn 26% GDP của nền kinh tế. Hay ở Pháp, các Doanh nghiệp này tạo ra thu nhập hơn 2/3 trong GDP của nước này. Có thể nói, số lượng các doanh nghiệp VVN chiếm số lượng rất lớn trong nền kinh tế. Mặt khác, các doanh nghiệp này có khả năng tận dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội sẵn có để phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Do đó, vô hình chung các doanh nghiệp VVN đóng góp vào sự Nguyễn Anh Đức Lớp TCDN 44B 10 . 1.2. Chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các ngân hàng thương mại 1.2.1. Chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguyễn. 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam. Nguyễn