THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam” (Trang 37 - 40)

NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần các Doanhnghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam( tên viết tắt tiếng Việt- Ngân hàng Ngoài Quốc doanh hay tên giao dịch tiếng Anh- VP Bank) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 9 năm 1993.

Vào thời điểm mới thành lập, VPBank không phải là một ngân hàng lớn nhưng đây cũng là một trong những nhà phân phối vốn lớn cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Sau năm 1990, khi có sự phân chia hệ thống ngân hàng thành hai cấp, ngân hàng hoạt động ngày càng kém hiệu quả đặc biệt là hoạt động tín dụng. Kết quả là tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, VPBank có nguy cơ bị phá sản. Chính vì thế, ngân hàng đã chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của ngân hàng trung ương cho đến tận năm 2004.

Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ đồng và chỉ có 18 nhân viên làm việc. Sau đó, do nhu cầu phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng cũng như của riêng VPBank, ngân hàng đã trải qua 4 lần tăng vốn điều lệ: 70 tỷ VND vào năm 1994 và tiếp tục tăng lến đến 174.9 tỷ VND vào 1996. Đến cuối năm 2004, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên tới 198,4 tỷ VND và tính đến thời điểm 31/12/2005 thì vốn điều lệ của ngân hàng đã đạt đến 310 tỷ VND. Kế hoạch VPBank sẽ tăng vốn diều lệ đến tháng 6 năm 2006 là 500- 600 tỷ đồng và đến hết 2006 là 800 tỷ đồng. Có thể nói với tốc độ tăng như vậy VPBank sẽ nhanh chóng trở thành NHTM CP hàng đầu Việt Nam.

Kể từ ngày 8 tháng 3 năm 1997, khi Đại hội Cổ đông bất thường diễn ra để tìm một hướng đi mới cho ngân hàng đã xác định rõ mục tiêu phát triển chiến lược là một ngân hàng bán lẻ, cho đến Đại hội Cổ đông năm 2004 vào đầu tháng 05/2005 lại khẳng định lần nữa kiên trì trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam (phục vụ khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Nhờ có sự nhanh nhạy và sự điều chỉnh kịp thời của ban lãnh đạo VPBank, ngân hàng đã trở thành một trong những ngân hàng cổ phần hiệu quả nhất ở Việt Nam với tổng tài sản có hơn 4.000 tỷ đồng (năm 2004- tăng 66.5% so năm 2003). Hiện nay, hệ thống VPBank có tổng cộng 31 điểm giao dịch, gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội; 11 Chi nhánh cấp 1 đặt tại các tỉnh, thành phố trong cả nước; 15 Chi nhánh cấp 2 và 4 Phòng giao dịch. Cuối năm 2005, VPBank vừa chuyển trụ sở mới từ số 4 Dã tượng sang số 8 Lê Thái Tổ

Số lượng cán bộ, nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến thời điểm này trên 782 người (tăng 298 người so với năm 2004), trong đó phần lớn là có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Đây cũng là một tiền đề giúp ngân hàng phát triển và cạnh tranh khi hệ thống ngân hàng bước vào hội nhập.

Trong quá trình hình và phát triển ngân hàng luôn quan tâm đến việc mở rộng quy mô cũng như mạng lưới hoạt động đề khẳng định vị thế và vai trò của mình trong nền kinh tế. Với quan điểm phải luôn hoàn thiện bộ máy điều hành của VPBank, ngân hàng liên tục có thay đổi phù hợp mới yêu cầu. Do đó, trong thời gian từ năm 2001 đến 2005 VPBank đã mở rất nhiều chi nhánh tại các đô thị lớn trong cả nước ngay khi còn trong tình trạng kiểm soát đặc biệt (KSĐB). Về mặt tổ chức nhân sự, VPBank đã bầu ra Hội đồng quản trị (HĐQT) mới có cơ cấu gọn nhẹ, gồm có 5 thành viên trong đó có 3 thành viên thường trực. Hội đồng quản trị họp định kỳ mỗi quý một lần để quyết định các vấn đề lớn thuộc thẩm quyền HĐQT. Như vậy, từ lúc thành lập ngân hàng cho tới nay VPBank không ngừng thay đổi về bộ máy tổ chức để thích ứng tình hình mới, ngày càng tỏ ra phù hợp với hướng phát triển chiến lược: trở thành một trong bốn ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Ta có thể thấy rõ điều này qua sơ đồ tổ chức của ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoài Quốc doanh ở trang bên.

Sơ đồ tổ chức năm 2005

Đại hội cổ đông

Ban Kiểm soát Hội đồng Quản trị

Hội đồng tín dụng

Ban Điều hành

Các Ban tín dụng Phòng Kiểm tra KTNB

Hội sở Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh HCM Chi nhánh Sài Gòn Chi nhánh Hải phòng Chi nhánh Huế Chi nhánh Đà nẵng Chi nhánh Cần thơ Chi nhánh Quảng ninh

Chi nhánh Vĩnh phúc Chi nhánh Bắc giang Chi nhánh Thăng long

Phòng Kế toán

Phòng Ngân quỹ

Phòng Tổng hợp và Quản lý Chi nhánh

Phòng Thanh toán Quốc tế &Kiều hối

Phòng Thu hồi nợ

Văn phòng VPBank

Trung tâm Tin học

Trung tâm Kiều hối phát chuyển tiền nhanh Western Union

Trung tâm đào tạo Các Chi nhánh cấp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam” (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w