7. C
2.2.2. Thực trạng tuyển dụng của doanh nghiệpNhật Bản
Theo thống kê từ ban quản lý khu công nghiệp ở Đồng Nai thì đến thời điểm tháng 8 năm 2011 có tổng số 525.811 lao đông đang làm việc tại các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệpMabuchi Motor Việt Nam với số lao đông tại Việt Nam lên tới hơn 7000 người. Hai doanh nghiệp từ 2000-3000 lao động, 9 doanh nghiệp có số lao động trên 1000 người.
Đồng Nai có hơn 90 doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản đặt trụ sở làm việc. Các doanh nghiệp cần 1 lực lượng lao động đông đảo. Dù hàng năm có hàng ngàn
sinh viên tốt nghiệp ra trường cũng như các lao động tập trung vào khu vực song thực tế là các doanh nghiệp vẫn trong tình trạng thiếu hụt nguồn lao động bao gồm cả lao động phổ thông và lao động có chuyên môn tay nghề.
Để kể đến nguyên nhân của tiến trình này cần tính đến cách tuyển dụng và sử dụng con người tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Như hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở tại Việt Nam các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn khai thác hết tiềm năng khu vực để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiện nay theo số liệu từ cơ quan quản lý khu công nghiệp tại Đồng Nai 95% các doanh nghiệp đầu tư tại Đồng Nai để xây dựng các nhà máy gia công hay thực hiện một phần hay một bộ phận của chi tiết linh kiện. Ngoài ra hầu hết là những công đoạn dễ làm không yêu cầu cao về kỹ thuật.Vì đó mới có thể khai thác tiềm năng con người tại đây.
Đồng Nai là một tỉnh có dân cư khá đông đúc, nhưng nguyên nhân chủ yếu là nhờ vào lượng dân di cư. Những người hướng đến các trung tâm lập nghiệp. Đó là 1 lợi thế trong đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp. Đồng Nai tính đến năm 2012 đáp ứng được gần 80 % nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Không chỉ thế, còn đưa mức thu nhập bình quan của công nhân viên từ 1,2 triệu/ tháng vào năm 2008 lên 2,3 ~2,5 triệu/ tháng. Theo lời những công nhân làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản. Tuy mức lương cơ bản không cao nhưng doanh nghiệp nước ngoài nhất là Nhật Bản luôn có nhiều chế độ đãi ngộ khác như phụ cấp tiền nhà ở, phụ cấp chi phí đi lại, phụ cấp chuyên cần, phụ cấp thâm niên... nhiều khoản phụ cấp khác nhau nên hàng tháng thực lãnh cũng gần 4 triệu. Ngoài ra theo lời một số nhân viên doanh nghiệp Nhật như doanh nghiệp plus, sanyo... thì nếu chăm chỉ làm việc và chấp nhận tăng ca thì khoản tiền thực lãnh của nhân viên có thể lên hàng 2 số mỗi tháng. Trong cách tính lương của doanh nghiệp Nhật có phần khá đặc biệt đó là thâm niên. Đây cũng là đặc điểm trong cách dùng người của Nhật. Tức là căn cứ vào thâm niên của nhân Viên để quyết định về lương bổng và cách thức tăng chức...
Tuyển và dùng nguồn lao động có trình độ kỹ thuật chuyên môn. Theo như nhận xét của một số phụ trách nhân sự của doanh nghiệp Nhật Bản trên địa bàn tỉnh thì cho tới thời điểm hiện nay doanh nghiệp vẫn đang tuyển dụng các lao động có chuyên môn kỹ thuật song cung không đủ cầu. Thực tế là doanh nghiệp Nhật Bản
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thường có cấu trúc như sau : những nhà quản lý chung (Tổng giám đốc; Giám đốc) là người Nhật hay các chuyên gia tư vấn thuê từ nước ngoài. Tiếp theo là quản lý các bộ phận như Trưởng phòng phó phòng sử dụng những nhân lực có kinh nghiệm lâu năm gắn bó lâu dài, không chỉ yêu cầu trình độ chuyên môn mà có cần kinh nghiêm giao tiếp tốt. Bậc thứ ba chính là những phụ tá, nhân viên văn phòng, những người này chủ yếu là những người trẻ năng nổ có khả năng làm việc tốt. Đó là phân tầng của doanh nghiệp, còn các phòng ban mà hầu hết các doanh nghiệpNhật Bản trong các khu công nghiệp đều có gồm phòng hành chính nhân sự tổng vụ chuyên làm các công việc liên quan vấn đề nhân sự hay các công việc không thuộc phòng ban khác; phòng kỹ thuật ( chuyên lo các vấn đề về máy móc trong doanh nghiệp, có thể tại một số doanh nghiệpnhư Fujitsu hay Sanyo còn bao gồm cả vấn đề mạng, máy tính....); Phòng sản xuất là bộ phận không thể thiếu trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Phòng kinh doanh là bộ phận chuyên lo về khâu bán hàng, tuy nhiên hiện nay do nhu cầu sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản chủ yếu là để đáp ứng như cầu xuất khẩu hàng hóa về doanh nghiệpmẹ hay phân phối đến các thị trường đã có sẵn nên rất ít doanh nghiệpcó bộ phận này, điển hình có thể kể tới Viêt Nam Shine doanh nghiệpchuyên sản xuất mặt hàng chảo chống dính và có bán mặt hàng này tại hệ thống siêu thị tại Việt Nam. Ngoài ra tùy thuộc tính chất doanh nghiệpmà cón có nhiều phòng ban khác như phòng kiểm định chất lượng iso, phòng dịch thuật...., tuy nhiên đây là phần không thể thiếu trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Mabuchi Việt Nam (1996) với tổng số vốn đầu tư lên tới 69.000 nghìn USD. Doanh nghiệp liên tục tuyển dụng các kỹ sư có tay nghề và phiên biên dịch làm việc trong doanh nghiệp. Hiện nay tổng số lao động trong doanh nghiệp đã lên con số hơn 7000 người. Hiện nay doanh nghiệp đang tiến hành tuyển dụng kỹ sư có kỹ thuật cao để phục vụ việc tăng cường kỹ thuật tiến hành đưa vào giai đoạn sản xuất tích hợp. Song việc tuyển các kỹ sư này còn gặp nhiều khó khăn.
Ajinomoto là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản, và Việt Nam thương hiệu Ajinomoto đã và đang có một vị trí được nhiều người biết đến. Là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất các sản phẩm về gia vị tại Việt Nam. Tính đến hiện nay Ajinomoto có hơn 2471 lao động. Năm 2010 doanh nghiệp tiến hành tăng vốn mở rộng sản xuất, dự định đến năm 2015 tiến hành hoàn thành xong giai đoạn bổ sung
vốn chuyển đổi sâu hơn vào giai đoạn sản xuất tích hợp. Để phục vụ cho nhu cầu này doanh nghiệp đang tiến hành tuyển dụng các kỹ sư hóa, kỹ sư lắp đặt... Ngoài ra nhờ có các chính sách ưu đãi đối với nhân viên nên doanh nghiệp không hay gặp phải các trường hợp công nhân viên nghỉ việc không lý do.
Doanh nghiệp Sanyo Ha Asean có nhà máy đặt tại khu công nghiệp Amata với nguồn vốn. Do Nhật Bản đầu tư được xây dựng từ với khoảng 2000 nhân viên thu hút 1 lượng lớn lao động. doanh nghiệpSanyo có bộ phận tuyển dụng riêng thu hút nhiều anh tài từ các nơi tụ hội. Đặc biệt hiện nay có hơn 10% nhân viên văn phòng của doanh nghiệplà sinh viên Lạc Hồng chủ yếu là các những nhân viên tốt nghiệp chuyên ngành điện tử tin công công nghệ thông tin….. Theo lời một cựu sinh viên trường Lạc Hồng (tốt nghiệp khóa 06) hiện đang làm tại doanh nghiệp cho biết, doanh nghiệpSanyo có chế độ thực tập dành cho sinh viên. Chị là một trong số những sinh viên tốt nghiệp ngành công Nghệ thông tin đã thực tập và trở thành nhân viên chính thức ngay khi tốt nghiệp. Doanh nghiệpcó yêu cầu nhiều về chuyên môn, và ngoại ngữ chính sử dụng lại là tiếng Anh, Tiếng Nhật chủ yếu dùng trong các cuộc họp cấp cao hay liên lạc qua email. Ngoài ra, còn có bộ phận chuyên đảm nhiệm dịch thuật trong doanh nghiệp. Hàng năm doanh nghiệpvẫn liên tục tuyển dụng nhân viên mới vào làm. Năm 2012 doanh nghiệp được nhà đầu tư Trung Quốc mua lại. Tuy nhiên hơn 1500 nhân viên vẫn tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp. Hiện nay doanh nghiệp thay đổi chế độ tuyển dụng từ công khai sang tuyển dụng nội bộ. Các thông tin tuyển dụng không được trực tiếp đăng 1 cách công khai mà thay vào đó là thông báo dành cho nhân viên làm việc trong doanh nghiệp, nhân viên doanh nghiệptự nhận thấy có năng lực phù hợp có thể ứng tuyển hoặc giới thiệu người quen ứng tuyển vào vị trí mới. Theo nhận xét của bộ phận nhân sự của doanh nghiệp các làm này tiết kiệm 1 khoản chi phí không nhỏ cho doanh nghiệp mà hiệu quả tương đối tốt.
Một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin rất đáng kể tới là Fujitsu. Doanh nghiệp Fujitsu thành lập từ 1995. Xây dựng chi nhánh tại Đồng Nai tính đến nay hơn 13 năm với tổng số vốn đầu tư lên tới 190.000 nghìn USD Và liên tục tăng vốn đầu tư vào các năm 2009 -2012. Doanh nghiệp không chỉ sản xuất các linh kiện xuất khẩu mà còn làm có thế mạnh về kinh doanh và phát triển các phần mềm kỹ thuật. Hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản có trụ sở tại Việt Nam đều tin
tưởng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp Fujitsu. Doanh nghiệp Fujitsu có chế độ tuyển dụng khá thông thoáng, họ thường tuyển là những sinh viên tốt nghiệp loại ưu có thành tích tốt hay những người có tinh thần cầu tiến cao. Vì rất đậm nét Nhật Bản nên tại Fujitsu nếu bạn có khả năng giao tiếp tốt, làm việc cần cù, có năng lực sẽ có các chương trình cử đi chuyên tu tại nước ngoài, hoặc cử đi làm việc tại nước ngoài. Theo lời của nhân viên tuyển dụng tại doanh nghiệp hàng năm doanh nghiệp đều có tuyển dụng và hồ sơ ứng tuyển rất nhiều, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn ưu tiên sử dụng các văn phòng tư vấn giới thiệu lao động. Theo số liệu từ ban quản lý khu công nghiệp thì đến năm 2011 doanh nghiệp có hơn 2000 nhân viên. Tính đến nay gần 50 cán bộ nhân viên doanh nghiệp được đưa đi đào tạo tại Nhật đã quay về làm việc tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp Cam plas mould (Việt Nam) được thành lập năm 2007 với số vốn đầu tư …. Chuyên làm về lĩnh vực khuôn và các sản phẩm liên quan về khuôn. doanh nghiệp Cam plas mould sử dụng tiếng Nhật làm ngôn ngữ chính vì vậy hầu hết nhân viên tại doanh nghiệp đều được tham gia khóa học ngắn rèn luyện tiếng nhật.
Tiếng Nhật tuy không phải là điều kiện tiên quyết để quyết định chất lượng công việc song nó chính là tấm vé để được giữ chân tại các doanh nghiệpNhật. Có một thức tế là sau khi làm việc trong môi trường sử dụng ngôn ngữ tiếng Nhật hầu hết mọi người đều nâng cao khả năng nghe hiểu. Tại doanh nghiệp New Việt Nam chuyên sản xuất động cơ xe thì, hầu hết những nhân viên tại đây từ kế toán đến phiên dịch hay sản xuất đều có thể hiểu tối thiểu 40% từ vựng chuyên ngành dù chưa qua đào tạo chính thức. Hay tại Việt Nam Shine thì tất cả nhân viên tại đây đều có khả năng sử dụng tiếng Nhật chào hỏi. doanh nghiệp cũng tuyển dụng nhiều nhân tài trong đó có nhửng nhân viên là người đã sang Nhật tu nghiệp hay du học 3 đến 7 năm không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn có khả năng ngoại ngữ tốt.
Ngoài các doanh nghiệp kể trên vẫn còn hơn 7 doanh nghiệp có số lao động đăng ký vào năm 2011 lên tới hơn 1000 người là doanh nghiệp Mitsuba sản xuất mô tơ:1984 lao động; Nec Tokin Electronis Việt Nam : 1900 lao động; Việt NamNok: 1807 lao động; Doanh nghiệp sản xuất khuôn Muto Việt Nam : 1762 lao động...
Năm 2012 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu có nhiều doanh nghiệp e ngại khi tiến hành đầu tư mở rộng thị trường. Song nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản vào
Đồng Nai có xu hướng gia tăng, vượt kế hoạch. Những tháng cuối năm 2012 liên tiếp diễn ra các lễ khai trương xưởng sản xuất, nhà máy mới của các doanh nghiệpNhật Bản tại Đồng Nai. Doanh nghiệp Việt Nam Create Medic thành lập từ cuối năm 2010 với 100% vốn đầu tư Nhật Bản chuyên về lĩnh vực sản xuất dụng cụ y tế. Năm 2012 doanh nghiệp đã tiến hành tăng vốn và xây dựng nhà máy mới tại khu công nghiệp Amata. Với số nhân viên hiện tại khoảng 300 người, kế hoạch xây dựng tăng 30% nhân viên mỗi năm. Doanh nghiệp Create Medic là 1 trong số những doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với đại học Lạc Hồng. Hàng năm doanh nghiệp tiếp nhận không ít thực tập sinh do trường giới thiệu vào làm việc, 90% số đó được công nhận là nhân viên chính thức sau quá trình thực tập. Theo lời của nhân viên trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp tuyển dụng chủ yếu là sinh viên tốt nghiệp ngành Nhật Bản học, và cho phép các nhân viên ưu tú đi chuyên tu học tập tại Nhật Bản trong thời gian ngắn về xây dựng doanh nghiệp. Hiện nay doanh nghiệp Create Medic được đánh giá là một trong số những doanh nghiệp tương đối tốt tại Amata đối với sinh viên mới tốt nghiệp ra trường.
Ngày 25-5, doanh nghiệp TNHH Major Craft Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy sản xuất cần câu cá cao cấp xuất khẩu tại Khu công nghiệp Amata (TP.Biên Hòa). Doanh nghiệpTNHH Major Craft Việt Nam có vốn đầu tư Nhật Bản được cấp phép thành lập và xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Amata vào tháng 9-2011 với số vốn điều lệ là 1,2 triệu USD, đi vào hoạt động từ tháng 4-2011
Cũng trong những tháng cuối năm 2012 nhiều nhà máy có vốn đầu tư Nhật Bản được khánh thành như nhà máy sản xuất điện gia dụng Tiger trở thành nhà đầu tư Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực này, cũng trong tháng 11 doanh nghiệp TNHH Maspro Việt Nam (100% vốn Nhật Bản khánh thành nhà máy sản xuất mới tại khu công Nghiệp Amata chuyên sản xuất các loại thiết bị thu tín hiệu truyền hình và vệ tinh, thiết bị an ninh và cá phần mền chuyên dụng…. Maspro Việt Nam vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong tháng 5 năm 2012 với tổng số vốn đầu tư gần 6 triệu USD, nhà máy hoạt đông trên diện tích gần 5 ngàn mét vuông.
Ngoài ra, từ những năm đầu tiên thành lập các khu công nghiệp tại Amata chính quyền địa phương luôn dành sự quan tâm và ủng hộ to lớn, cũng như có nhiều chính sách thúc đẩy đầu tư tại khu vực. Từ năm 2008 mối quan hệ giữa chính quyền Đồng
Nai và các khối doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng được thắt chặt, hai bên đã tổ chức nhiều hoạt động thăm quan giới thiệu, cũng như các hội thảo thúc đẩy đầu tư. Chỉ tính riêng cuối năm 2012 có hơn 5 hội thảo đầu tư giữa Đồng Nai và các doanh nghiệp thuộc vùng Kansai và Aichi .
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC