1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh hà nội-ngân hàng xăng dầu

110 301 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 834 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Thu Thủy MỤC LỤC SV: Nguyễn Hoàng Anh Lớp: Tài chính công Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Thu Thủy DANH MỤC VIẾT TẮT CIC: (Credit information Center ) : Trung tâm thông tin tín dụng. DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ. GDP: (Gross domestic product) : Tổng thu nhập quốc nội. IAS : (International Accounting standard) : Tiêu chuẩn kế toán quốc tế. ICOR : (Incremental Capital - Output Ratio) : Hệ số sử dụng vốn. L/C : (Letter of credit) : thư tín dụng. PG Bank : (Petrolimex Group Bank ) :Ngân hàng xăng dầu. SMEs : (Small and medium enterprises) : Doanh nghiệp vừa và nhỏ. TMCP : thương mại cổ phần. USD : (United State Dollar) : Đô la Mỹ. VAS : (VietNamese Accounting standard) : Tiêu chuẩn Kế Toán Việt Nam. VCB: (Vietcombank) : Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. VNĐ: Việt Nam đồng. SV: Nguyễn Hoàng Anh Lớp: Tài chính công Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Thu Thủy DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SV: Nguyễn Hoàng Anh Lớp: Tài chính công Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Thu Thủy LỜI MỞ ĐẦU Vai trò của nền kinh tế trong sự phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên quan trọng hơn.Tất cả các quốc gia đều có mục tiêu tăng cường sức mạnh kinh tế, cũng như sức mạnh tài chính của mình.Vì vậy, mỗi quốc gia đều cố gắng hết sức để kích thích nền kinh tế của mình phát triển.Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Hệ thống ngân hàng thương mại là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính, nó có chức năng kết nối giữa người cho vay và người đi vay để có thể nâng cao tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế.Nguồn tài chính từ ngân hàng thương mại là một đòn bẩy tài chính quan trọng và không thể thiếu đối với doanh nghiệp để có thể đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Có thể nói, hệ thống ngân hàng thương mại là không thể thiếu trong mỗi nền kinh tế, và nếu hệ thống này sụp đổ thì nền kinh tế cũng sẽ sụp đổ theo.Chính vì vậy,hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng thương mại ,và đặc biệt là hiệu quả trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại là các yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại của nền kinh tế quốc gia. Một trong những yếu tố quan trọng không kém là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Theo Zaman (2007), tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp.Tại Việt Nam, cũng như các nước khác trên thế giới, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chiếm ưu thế tuyệt đối, với 97% các doanh nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Với số lượng lớn như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nắm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Tại Việt Nam, tính đến năm 2011, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp 40% GDP .Thêm vào đó, lượng lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chiếm đa số trong lực lượng lao động Việt Nam ( khoảng 51% năm 2011).Với các con số nêu trên, có thể thấy là tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trị đặc biệt quan trọng, và sự hiệu quả trong hoạt động của cấc doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể gây ảnh hương lớn tới nền kinh tế quốc dân Việt Nam. SV: Nguyễn Hoàng Anh Lớp: Tài chính công 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Thu Thủy Bên cạnh đó,tại Việt Nam, lượng vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng có xu hương tăng cao trong các năm trở lại đây.Điều này được thể hiện rõ qua bảng sau: Bảng 1.1.Tình hình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của hệ thống ngân hàng thương mại. Đơn vị: nghìn tỷ đồng. Năm Tổng vốn cho vay Cho vay DNVVN Cho vay DN lớn Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng 2005 571 100% 155 27,1% 416 72,9% 2006 693 100% 203 29,3% 490 70,7% 2007 1.067 100% 353 33,1% 714 66,9% 2008 1.339 100% 445 33,2% 894 66,8% 2009 1.869 100% 699 37,4% 1.170 62,6% 2010 2.475 100% 1.044 42,2% 1.431 57,8% (Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.) Như đã thấy ở bảng trên, trong các năm gần đây, lượng vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mai đã gia tăng tương đối nhanh.Tính đến năm 2010, lượng vốn này đã là 1.044 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 42,2% tổng lượng vốn cho vay doanh nghiệp của toàn hệ thống ngân hàng.Chính vì vậy, có thể nói hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại đang đúng một vai trò quan trọng quyết định tới hiệu quả hoạt động nói chung của ngân hàng thương mại.Xa hơn nữa, nó còn có ý nghĩa sống còn tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân tại Việt Nam. Chính vì những lý do trên,em quyết định chọn đề tài:”Nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Nội-Ngân hàng xăng dầu” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.Mục tiêu của đề tài là: •Cung cấp một nghiên cứu chuyên sâu về ngân hàng, về doanh nghiệp vừa và nhỏ và hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại. SV: Nguyễn Hoàng Anh Lớp: Tài chính công 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Thu Thủy •Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại thông qua số liệu tại chi nhánh Hà Nội-Ngân hàng xăng dầu, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh. Với các mục tiêu trên, kết cấu đề tài sẽ được chia làm ba phần chính như sau: Chương 1.Lý luận chung về hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại. Chương 2.Thực trạng hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Nội của PG Bank. Chương 3.Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Nội của PG Bank trong thời gian tới. Với kiến thức các số liệu có hạn nên bài nghiên cứu của em không thể tránh khỏi thiếu sót.Em mong muốn nhận được những ý kiến phê bình, đóng góp quý báu của các thầy cô nhằm giúp em nâng cao trình độ hiểu biết về lý luận cũng như thực tiễn tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình, chu đáo của Ths. Lê Thu Thuỷ – là người trực tiếp hướng dẫn cũng như các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT SV: Nguyễn Hoàng Anh Lớp: Tài chính công 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Thu Thủy I.Một số vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về doanh nghiệp vừa và nhỏ.Sự khác nhau giữa các khái niệm này phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức đưa ra khái niệm, và vì vậy giữa mỗi quốc gia khác nhau sẽ có một khái niệm cho riêng mình về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo cuốn “The new SMEs definition – User guide and model declaration” -European Commission, doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa là một thực thể , với bất kì hình thức pháp lý nào, và phải tham gia vào các hoạt động kinh tế. Ủy ban Châu Âu cũng đưa ra ba tiêu thức thường được dựng để xác định một doanh nghiệp vừa và nhỏ.Nó bao gồm số lượng nhân viên, doanh thu hàng năm và bảng cân đối kế toán hàng năm.Dựa trên cuốn “The new SMEs definition – User guide and model declaration”, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu được xác định theo ba tiêu thức trên như bảng dưới đây. Bảng 2.1.Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Liên Minh Châu Âu. Loại doanh nghiệp Số lượng nhân viên Doanh thu hàng năm Bảng cân đối kế toán hàng năm Doanh nghiệp vừa < 250 ≤ 50 triệu euro ≤ 43 triệu euro Doanh nghiệp nhỏ <50 ≤ 10 triệu euro ≤ 10 triệu euro Doanh nghiệp siêu nhỏ <10 ≤ 2 triệu euro ≤ 2 triệu euro (Nguồn: The new SMEs definition – User guide and model declaration) Doanh nghiệp vừa và nhỏ được xác định chủ yếu dựa trên tiêu thức về số lượng nhân viên.Các tiêu thức còn lại như doanh thu hàng năm và bảng cân đối kế toán hàng năm không nhất thiết phải đồng thời được thỏa mãn. Ở Việt Nam, theo nghị định số 59/2009/ND-CP của chính phủ, doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa dựa trên ba ngành kinh tế chính, và sử SV: Nguyễn Hoàng Anh Lớp: Tài chính công 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Thu Thủy dụng hai tiêu thức để xác định, theo như bảng dưới đây. Bảng 2.2. Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Việt Nam. Ngành Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Lượng lao động Lượng lao động Nguồn vốn Lượng lao động Nguồn vốn Nông , lâm , thủy sản ≤ 10 Khoảng 10 đến 200 ≤ 20 tỷ VNĐ Khoảng 200 đến 300 20 đến 100 tỷ VNĐ Công nghiệp và xây dựng ≤ 10 Khoảng 10 đến 200 ≤ 20 tỷ VNĐ Khoảng 200 đên 300 20 đến 100 tỷ VNĐ Thương mại và dịch vụ ≤ 10 Khoảng 10 đên 50 ≤ 10 tỷ VNĐ Khoảng 50 đến 100 20 đến 50 tỷ VNĐ (Nguồn: Nghị định số 59/2009/ND-CP) Như vậy, có thể thấy là định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có những điểm giống và khác với định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới nói chung và của Liên Minh Châu Âu nói riêng. Cả hai định nghĩa đều sử dụng số lượng lao động như là một tiêu chuẩn để xếp loại một doanh nghiệp, tuy nhiên ở Việt Nam, nguồn vốn chủ sở hữu được quan tâm hơn là doanh thu hàng năm.Ngoài ra, ở Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế khác nhau cũng có sự khác biệt trong các chỉ tiêu đánh giá. Do sự khác biệt nhau về các tiêu thức này, một doanh nghiệp có thể được xếp loại khác nhau theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, và vì vậy sẽ gây nên sự khác biệt về các chỉ số đanh giá hiệu quả cho vay khi áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. 2.Huy động vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.1.Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ. SV: Nguyễn Hoàng Anh Lớp: Tài chính công 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Thu Thủy Có rất nhiều lý do để cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm nguồn tài chính. Trong những lĩnh vực truyền thống, tìm kiếm nguồn tài chính có thể là nhằm mục đích mua sắm tài sản vốn như là mua mới máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng,…Ngoài ra, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới cũng rất tốn kém , và việc tìm kiếm nguồn tài chính cũng nhằm mục đích cung ứng cho mục đich này.Trong thực tế, “ hầu hết nguồn tài chính phục vụ cho công tác nghiên cứu sản phẩm được tài trợ nội bộ, trong khi các nguồn tài chính bên ngoài thì thường được sử dụng cho các mục đích mua sắm máy móc thiết bị” (Carter et al., 1997). Theo Carter et al. ( 1997), nguồn vốn có hai loại khác nhau.Các nguồn tài chính nội bộ là nguồn tài chính phổ biến nhất để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Theo European Commission (2009), các nguồn tài chính nội bộ của một doanh nghiệp bao gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận giữ lại và các khoản tiền có được từ việc bán tài sản. Rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh cũng cần phải tiếp cân với các nguồn tài chính từ bên ngoài.Có hai nguồn tài chính bên ngoài, nguồn “ không chính thức” và nguồn “ chính thức” (European Commission, 2009). Nguồn “không chính thức” là nguồn vốn được huy động từ bạn bè, gia đình, hay những “người dại dột”.Trong khi đó, nguồn “chính thức” bao gồm các khoản nợ theo hình thức vay ngân hàng hay các tổ chức tài chính, thuê tài chính hay là mua trả góp.Ngoài ra, còn một vài nguồn vốn từ bên ngoài khác.Đó là các nguồn vốn rủi ro ( vốn liên doanh, vốn cổ phần), bao thanh toán và tín dụng thương mại (European Commission, 2009). 2.2.Những khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong vấn đề huy động vốn. SV: Nguyễn Hoàng Anh Lớp: Tài chính công 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S. Lê Thu Thủy Theo Beck, Demirguc-Kunt (2006), doanh nghiệp vừa và nhỏ đã gặp phải một vài khó khăn có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.Nó bao gồm sự khó khăn để tiếp xúc với nguồn tài chính, cơ sở hạ tầng yếu kém, sự không ổn định của nền kinh tế vĩ mô, tội phạm và tham nhũng.Theo Schiffer và Weder (2001), doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn so với các doanh nghiệp lớn trong quá trình phát triển doanh nghiệp.Đồng quan điểm với họ, Beck, Demirguc-Kunt, Laeven và Maksimovic (2006) cũng đề xuất ý kiến là các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp thuộc sở hữu nước ngoài gặp ít khó khăn về tài chính hơn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Họ cũng chứng minh rằng những khó khăn lớn hơn về tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ là bằng chứng từ cả những nước đang phát triển và phát triển mà còn được xác nhận như một dự đoán mang tính lý thuyết(Beck, Demirguc- Kunt, 2006). Một điều hiển nhiên là, những khó khăn lớn về tài chính sẽ hạn chế sự tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ.Beck, Demirguc-Kunt và Maksimovic (2005) đã chỉ ra là những khó khăn về tài chính sẽ dẫn đến sự tăng trưởng chậm của doanh nghiệp. Zavatta (2008, p.23) đã chỉ ra một số trở ngại có ảnh hưởng lớn tới khả năng huy động được nguồn tài chính đầy đủ của doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: •Sự tồn tại của thông tin bất đối xứng giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ và người cho vay: Thông tin bất đối xứng là hiện tượng một bên trong giao dich có được thông tin tốt hơn và đầy đủ hơn so với bên còn lại.Trong hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp, hiện tượng thông tin bất đối xứng là việc người cho vay ( ngân hàng và các tổ chức tài chính) không có được thông tin đầy đủ và tụt về doanh nghiệp vay vốn, và vì vậy rủi ro trong hoạt động tài trợ này là cao.Vì vậy, ngân hàng và các tổ chức tài chính có thể từ chối tài trợ vốn cho doanh nghiệp để tránh những rủi ro mà họ không muốn đối mặt.Điều này dẫn đến những khó khăn trong quá trình huy động vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ. SV: Nguyễn Hoàng Anh Lớp: Tài chính công 7 [...]... doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập thuần cho ngân hàng Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại, nó cho biết khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ Mức sinh lời từ vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ càng lớn thì có nghĩa là khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ càng cao, ... hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ phải xem xét đến tỷ trọng thu nhập của hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng thu nhập của hoạt động cho vay Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cao phải thể hiện ở tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay trên tổng thu nhập từ hoạt động cho vay cao Như vậy,để đánh giá đúng hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương... động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng thu nhập từ hoạt động cho vay Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho va doanh nghiệp vừa vả nhỏ trên tổng thu nhập cho vay là tỷ số giữa thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ với tổng thu nhập của hoạt động cho vay Hoạt động cho vay đặc biệt là cho vay doanh nghiệp là hoạt động cơ bản mạng lại thu nhập cho ngân hàng Vì thế để đánh giá hiệu quả cho. .. cũng như nâng cao được hiệu quả cho vay, đặc biệt là hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ o Hoạt động huy động vốn của ngân hàng: Ngân hàng muốn thực hiện được hoạt động cho vay với doanh nghiệp nói chung và với doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng thì điều kiện tiên quyết nhất là phải phát triển được hoạt động huy động vốn tốt, từ đó mới có thể nâng cao được hiệu quả cho vay Khi một ngân hàng có... của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.Các yếu tố chính từ phía ngân hàng có tác động tới hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng có thể bao gồm: o Chi n lược kinh doanh của ngân hàng: Đây là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên tới hiệu quả cho vay của ngân hàng Việc vạch ra những chi n lược kinh doanh đúng đắn trong ngắn hạn và cả trong dài hạn giúp... năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại Việt Nam, các kỹ thuật cho vay còn lại như thuê tài chính, bao thanh toán cũng không phát triển bởi các lý do đã nêu trên III.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.Khái niêm về hiệu quả cho vay của ngân hàng Hiệu quả cho vay là thuật ngữ phản ánh hiệu quả của hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại, nó được cấu thành bởi hai... hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng Nó được tính bằng tỷ lệ giữa tổng nợ quá SV: Nguyễn Hoàng Anh 16 Lớp: Tài chính công Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Lê Thu Thủy hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng Nếu tỷ lệ này ở mức quá cao chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng đang ở mức yếu kém Điều này có thể do ngân hàng. .. có hệ thống, chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao hơn CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI CỦA PG-BANK I.Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex 1.Quá trình hình thành phát triển ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex Tiền thân của ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (gọi tắt là PG Bank) là ngân hàng thương mại cổ... hoạt động cho vay giúp ngân hàng nắm được những thông tin về khách hàng, xác định được những rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản cho vay Nhờ đó hiệu quả hoạt động cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng của ngân hàng sẽ được đảm bảo o Quy trình cho vay: Quy trình cho vay là một hệ thống các hoạt động để có thể giải ngân một khoản vay cho doanh nghiệp kể từ khi doanh nghiệp trình... của ngân hàng Với vị thế là người đi vay trong quan hệ với ngân hàng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là người hoàn lại các khoản gốc và lãi vay Vì vậy, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tác động trực tiếp đên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại.Thứ nhất, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng lao động có trình . ngân hàng thương mại. Chương 2.Thực trạng hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Nội của PG Bank. Chương 3.Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi. tới hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại thông qua số liệu tại chi nhánh Hà Nội-Ngân hàng xăng dầu, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả. vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.Khái niêm về hiệu quả cho vay của ngân hàng. Hiệu quả cho vay là thuật ngữ phản ánh hiệu quả của hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại, nó được cấu thành

Ngày đăng: 05/11/2014, 18:04

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w