Đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PG Bank trong giai đoạn 2008-2012

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh hà nội-ngân hàng xăng dầu (Trang 69 - 79)

1.Tỷ lệ nợ quá hạn.

Tại Việt Nam, theo điều 2 , quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, “ Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn

.Điều này có nghĩa là tất cả các khoản nợ thuộc nhóm 2-5 theo quy định của ngân hàng nhà nước đều có thể coi là các khoản nợ quá hạn. Việc đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay doanh nghiêp vừa và nhỏ là một trong những yếu tố quan trong để có thể đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.

Sau đây là thống kê về quy mô các nhóm nợ quá hạn, cũng như tỷ lệ nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn từ 2008-2012.Qua đó, ta có thể đánh giá một phần hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.

Bảng 3.13. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2012.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Năm Nợ nhóm 2

Nợ nhóm 3- 4

Nợ nhóm 5

Tổng nợ quá hạn

Tổng dư nợ cho vay

DNVVN

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tồng

dư nợ

2008 2,19 9,63 0,88 12,7 218,87 5,8%

2009 4,78 1,55 0,38 6,71 478,74 1,4%

2010 26,04 2,2 4,17 32,41 665,2 4,9%

2011 66,01 3,45 10,05 79,51 522,39 14,4%

2012 144,22 10,34 1,65 156,21 559 27,9%

(Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Hà Nội-PG Bank)

Từ bảng trên, có thể thấy là trong giai đoạn 2008-2012, nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh đã tăng lên.Đặc biệt, kể từ năm 2011, tỷ lệ này đã tăng đột biến, với mức 14,4% năm 2011 và 27,9% năm 2012. Về tổng quan, trong hai năm 2011 và 2012, mức nợ quá hạn của chi nhánh tăng cao đã thể hiện hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian này là không cao, thậm chí có thể nói là yếu kém.Chi nhánh càng có nhiều khoản nợ quá hạn có nghĩa là nguy cơ không thu được lợi nhuận hay mất vốn của chi nhánh càng cao.Đặc biệt, trong năm 2012, khi mà tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng đến mức 27,9%, có nghĩa là chi nhánh Hà Nội đang đứng trước nguy cơ lớn của việc chịu thiệt hại từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ phản ánh phần nào nguy cơ gặp rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngõn hàng.Để cú thể thấy rừ hơn, ta cần phân tích cơ cấu của từng nhóm nợ trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng.

Từ bảng 2.13, có thể thấy là , trong các năm từ 2008-2012, tỷ trọng nợ quá hạn thuộc nhóm 2 của chi nhánh có mức tăng mạnh mẽ.Năm 2008, con số này mới chỉ là 2,19 tỷ, thì đến năm 2012, nó đã tăng lên 144,22 tỷ, tức là gấp

gần 70 lần.Điều này cho thấy là, phần lớn mức tăng trong tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là do tác động của việc tăng nợ quá hạn nhóm 2. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, “Nợ nhóm hai là các khoản nợ quá hạn từ 10-90 ngày , và các khoản nợ trong hạn được cơ cấu lại thời hạn trả nợ”.Như vậy, nợ nhóm 2 không gây quá nhiều ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động cho vay của chi nhánh so với nợ nhóm 3,4,5.Vì vậy, việc nợ nhóm 2 gia tăng quá nhanh mặc dù cũng làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng, tuy nhiên ảnh hưởng này là không lớn và có thể khắc phục được.

Bên cạnh đó, nợ nhóm 3,4,5 được xem là nợ xấu, và nó có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh.Nợ nhóm 3,4,5 là những khoản nợ đã quá hạn ít nhất là 3 tháng, điều này đồng nghĩa với trong 3 tháng ngân hàng không thu được lợi nhuận, đồng thời cũng tăng nguy cơ mất vốn của ngân hàng.Sau đây là bảng thống kê nợ nhóm 3,4,5 của chi nhánh, cũng như tỷ lệ nợ xấu trên tông dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bảng 3.14.Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PG Bank chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2012.

Đơn vị : Tỷ đồng.

Năm Nợ nhóm 3-4 Nợ nhóm 5 Tổng nợ xấu

Tổng dư nợ cho vay DNVVN

Tỷ lệ nợ xấu trên tồng dư

nợ

2008 9,63 0,88 10.51 218,87 4,8%

2009 1,55 0,38 1,93 478,74 0,4%

2010 2,2 4,17 6,37 665,2 0,96%

2011 3,45 10,05 13,5 522,39 2,6%

2012 10,34 1,65 11,99 559 2,14%

(Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Hà Nội-PG Bank)

Như đã thấy ở bảng trên , kể từ năm 2008-2010, nợ xấu ở chi nhánh đã có mức giảm tương đối ấn tượng.Không chi giảm về tỷ lệ, nợ xấu tại chi nhánh còn giảm cả về quy mô.Điều này cho thấy, trong thời gian này, khả năng quản lý nợ xấu tại chi nhánh rất tốt, và các khoản cho vay doanh nghiệp

vừa và nhỏ tại chi nhánh cũng đạt hiệu quả cao.Tuy nhiên, kể từ năm 2011, nợ xấu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh lại có xu hướng tăng trở lại,cả vê tỷ trọng trong tông dư nợ lẫn quy mô.Điều này là do một số yếu tố sau:

•Nợ xấu thuộc nhóm 3,4,5 có thời gian quá hạn ít nhất là 90 ngày.Vì vậy, trong năm 2011, nợ nhóm 3,4,5 tăng có thể là do ảnh hưởng từ các hợp đồng vay vốn ký từ năm 2010,hoặc thậm chí là 2009.

•Trong năm 2011, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đều gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.Vì vậy mà nợ xấu từ việc cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng.

Sang đến năm 2012, có thể thấy là, mặc dù nợ nhóm 3-4 tăng mạnh, tuy nhiên nợ nhóm 5 lại có mức giảm ấn tượng gần 9 tỷ đồng. Sở dĩ nợ nhóm 3-4 năm 2012 tăng cũng có thể do anh hưởng từ các hợp đồng vay vốn năm 2011.Tuy nhiên, việc nợ nhóm 5 giảm một cách ấn tượng chứng tỏ là chi nhánh đã giải quyết nợ nhóm 3-4 năm 2011 tương đối tốt, tránh để chúng trở thành nợ nhóm 5 năm 2012.Bên cạnh đó, nợ nhóm 2 năm 2011 là 66 tỷ, trong khi sang năm 2012, nợ nhóm 3-4 chỉ tăng 7 tỷ.Điều này cho thấy khả năng thu hồi các khoản nợ nhóm hai của chi nhánh là tốt, tránh được việc chúng trở thành nợ nhóm 3-4 vào năm sau.Vì vậy, mặc dù nợ nhóm 2 năm 2012 của ngân hàng là tương đối cao, tuy nhiên với khả năng quản lý và thu hồi nợ nhóm 2 tốt của mình , chi nhánh hoàn toàn có thể đảm bảo thu hồi được gốc và lãi các khoản vay thuộc nhóm 2 trong năm tới, và qua đó đảm bảo hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình.

Như vậy, qua việc phân tích tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời phân tích cơ cấu các khoản nợ thuộc các nhóm 2,3,4,5 trong tổng nợ quá hạn, ta có thể đánh giá được hiệu quả cho vay của chi nhánh Hà Nội đang ở mức khá.Hiệu quả này đạt mức cao trong các năm 2009 và 2010.Từ năm 2011, nền kinh tế khó khăn đã tác động không nhỏ đến hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh, qua việc làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ một cách đột

biến.Tuy nhiên, với việc phần lớn nợ quá hạn là nợ nhóm 2, đồng thời chi nhánh có khả năng xử lý nợ nhóm 2 tương đối tốt, hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh vẫn có thể được đảm bảo ở mức khá.

2.Tỷ lệ mất vốn.

Tỷ lệ mất vốn là tổng lượng vốn chi nhánh bị mất do tiến hành xoá nợ trên tổng dư nợ trong kì của chi nhánh.Trong đó, các khoản nợ phải xoá thông thường là các khoản nợ thuộc nhóm 5.Phân tích tỷ lệ mất vốn trên tổng dư nợ, ta sẽ có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.Cụ thể là , ta sẽ biết được số vốn thực tế mà doanh nghiệp mất do cho vay không hiệu quả-điều mà tỷ lệ nợ quá hạn hay tỷ lệ nợ xấu không phản ánh được.Ngoài ra, ta cũng có thể nhìn vao đó để biết được khả năng xử lý nợ nhóm 5 của chi nhánh.Sau đây là thống kê về tỷ lệ mất vốn từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh trong giai đoạn 2008-2012.

Bảng 3.15.Tình hình tỷ lệ mất vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2012.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Năm Nợ nhóm 5 Số vốn bị mất Tổng dư nợ Tỷ lệ mất vốn

2008 0,88 0,27 218,87 0,12%

2009 0,38 0,64 478,74 0,13%

2010 4,17 0,29 665,2 0,04%

2011 10,05 1,17 522,39 0,21%

2012 1,65 1,25 559 0,22%

(Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Hà Nội- PG Bank.)

Từ bảng trên, có thể thấy là kể từ năm 2008-2012, tỷ lệ mất vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh nhìn chung có xu hướng tăng dần.Nếu như năm 2008, tỷ lệ này là 0.12%, thì đến năm 2011, nó đã là 0.21%

và năm 2012 là 0,22%.Chỉ có năm 2010, tỷ lệ có mức giảm đáng kể xuống còn 0,04%.Tỷ lệ mất vốn tăng trong hầu như toàn bộ thời kì , cả về tỉ trọng cũng như quy mô đã phần nào thể hiện là trong giai đoạn 2008-2012, hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh giảm dần theo thời gian.Tỷ lệ

mất vốn tăng đồng nghĩa với thiệt hại của chi nhánh tăng lên, và đồng thời lợi nhuận từ việc cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm sút.Nó cũng phần nào làm tăng rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.

Tuy nhiên, chỉ nhìn vào tỷ lệ mất vốn, ta không thể thấy được một cách toàn diện khả năng quản lý cũng như xử lý nợ xấu của chi nhánh, và vì vậy không thể đánh giá được hoàn toàn hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh thông qua tỷ lệ này.

Tại PG Bank nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng ,thông thường, các khoản vốn bị mất do xoá nợ là do phải xoá các khoản nợ nhóm 5 tồn đọng từ năm trước.Vì vậy, ta cũng cần nhìn vào tỷ lệ giữa số nợ phải xoá trên tổng nợ nhóm 5 của năm phía trước để có thể đánh giá được khả năng xử lý nợ có khả năng mất vốn của chi nhánh.Có thể thấy ở bảng trên, trong năm 2009 và 2010, mặc dù số vốn bị mất từ việc xoá nợ là không cao, nhưng nó lại chiếm tỷ trọng lớn trong quy mô nợ nhóm 5 từ năm trước.Cụ thể, trong năm 2009, 72,3% nợ nhóm 5 năm 2008 bị xoá, còn trong năm 2010, 74,4% nợ nhóm 5 năm 2009 bị xoá.Điều này cho thấy là, khả năng xử lý nợ nhóm 5 của chi nhánh trong thời gian này là không cao, và vì vậy, rủi ro từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng bị tăng thêm.Trong thời kì 2008-2010, tỷ lệ mất vốn thấp một phần cũng nhờ dư nợ có khả năng mất vốn của năm trước thấp.

Trong các năm 2011 và 2012, mặc dù tỷ lệ mất vốn tăng cao, và quy mô mất vốn cũng tăng, cụ thể là 1,17 tỷ vào năm 2011 và 2012, tuy nhiên có thể thấy, khả năng xử lý nợ nhóm 5 của PG Bank đã có sự tiến bộ lớn.Trong năm 2011, chỉ có 28,1% nợ xấu năm 2010 không xử lý được, trong khi trong năm 12, tỷ lệ này chỉ còn 12,4%.Đây là một sự cải thiện ấn tượng.Nó góp phần giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.Trong năm 2013, với khả năng xử lý tốt nợ nhóm 5, cộng với việc dư nợ nhóm 5 năm 2012 giảm xuống ấn tượng, tỉ lệ mất vốn có thể giảm mạnh, qua đó nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.

3.Mức sinh lời của vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mức sinh lời của vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết một đồng vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.Đây là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh theo lãi thu được từ hoạt động. Phân tích chỉ tiêu này trong giai đoạn 2008-2012, ta có thể thấy được sự biên động của hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Hà Nội trong suốt thời kì.Sau đây là thống kê về tình hình lợi nhuận cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Hà Nội trong thời kì 2008-2012.

Bảng 3.16. Tình hình lợi nhuận từ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2012.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Năm Lợi nhuận cho vay DNVVN

Tổng dư nợ cho vay DNVVN

Mức sinh lời của vốn cho vay

2008 5 218,87 2,3%

2009 10,1 478,74 2,1%

2010 19,96 665,2 3%

2011 11,49 522,39 2,2%

2012 16,21 559 2,9%

(Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Hà Nội-PG Bank.)

Từ bảng trên, có thể thấy trong giai đoạn này, mức sinh lời từ vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Hà Nội có sự biến động không ngừng và không có xu hướng cụ thể.Từ năm 2008 đến năm 2010, quy mô lợi nhuận từ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức tăng gần 100% mỗi năm, từ 5 tỷ năm 2008 lên đến 19,96 tỷ năm 2010.Tuy nhiên, mức tăng này chủ yếu là do dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh trong thời kì này tăng mạnh.Còn về tỷ lệ sinh lời trên vốn cho vay, từ năm 2008-2010, tỉ lệ này đã tăng từ 2,3% lên 3%,nhưng lại giảm xuống 2,1% trong năm 2009.Có mức giảm này là do trong năm 2009, các ngân hàng có đợt chay đua lãi suất huy động , và vì vậy chi phí huy động vốn tăng mạnh, dẫn đến giảm lợi nhuận cho vay.Có thể nói, trong giai đoạn từ 2008-2010, tuy lợi nhuận thu được từ

hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh gia tăng về số lượng và tỉ trọng, tuy nhiên con số này còn không cao so với một số ngân hàng khác trong cùng thời kì.”Trong giai đoạn từ 2008 -2010, mức sinh lời bình quân cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cao nhất thuộc về Vietinbank - 4,4%, Techcombank- 3,9%, Vietcombank – 3,4%” (Báo cáo của Phòng nghiên cứu thị trường- hơi sở PG Bank).

Trong hai năm 2011 và 2012, mức sinh lời từ vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh đã giảm cả về quy mô và tỷ lệ so vói năm 2010.Trong năm 2011, quy mô lợi nhuận chỉ còn 11,49 tỷ , tương ứng với tỷ lệ 2,2%, còn trong năm 2012, lợi nhuận cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng lên 16,21 tỷ, tương đương với 2,9%.Sở dĩ có mức giảm về quy mô lợi nhuận này là do, trong năm 2011 và 2012 dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sụt giảm so với năm 2010.Tuy nhiên, do cả tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cho vay cũng giảm tương ứng nên có thể nói là, trong năm 2011 và 2012, hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh đã giảm so với năm 2010.Điều này là do trong giai đoạn 2011-2012, nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh tăng đột biến, có nghĩa là chi nhánh không thu được gốc và lãi của nhiều khoản cho vay đúng hạn, dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động cho vay giảm sút.Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh lời này vẫn còn thấp so với các ngân hàng khác trong cùng thời kì.”Trong giai đoạn 2011- 2012,ngân hàng tỷ lệ sinh lời bình quân từ vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cao nhất là MB – 4,1%, Vietcombank- 3,6%, Vietinbank – 3,3%” ( Báo cáo của Phòng nghiên cứu thị trường – Hội sở PG Bank).

Nhìn chung, có thể kết luận là, về mặt lợi nhuận, hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của PG Bank nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng trong giai đoạn 2008-2012 là không cao, so với các ngân hàng khác trong cùng thời kì. Điều này cũng làm giảm hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung của chi nhánh.

4.Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng thu nhập từ hoạt động cho vay.

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng thu nhập từ hoạt động cho vay cho biết lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng thế nào trong tổng thu nhập từ hoạt động cho vay.So sánh với tổng dư nợ từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, ta có thể đánh giá được hiệu quả của hoạt động cho vay donah nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh một cách chính xác hơn.Nếu tỷ lệ này càng cao , thì chứng tỏ hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ càng cao.

Bảng 3.17. Tỷ trọng giữa thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tông thu nhập cho vay tại chi nhánh Hà Nội giai đoạn

2008-2012.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Năm

Lợi nhuận cho vay DNVVN

Tổng lợi nhuận từ cho

vay

Dư nợ cho vay DNVVN

Tổng dư nợ

Tỷ trọng dư nợ cho

vay DNVVN

Tỷ trọng lợi nhuận cho

vay DNVVN

2008 5 19,78 218,87 659,26 33,2% 25,28%

2009 10,1 37,12 478,74 1280,06 37,4% 27,21%

2010 19,96 42,56 665,2 1576,3 42,2% 46,89%

2011 11,49 33,75 522,39 1349,84 38,7% 34,04%

2012 16,21 38,84 559 1387,12 40,3% 41,74%

(Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Hà Nội-PG Bank.)

Từ bảng 2.17, có thể thấy từ năm 2008 đến năm 2010, xu hướng chung của tỷ trọng lợi nhuận cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng lợi nhuận có xu hướng tăng. Từ năm 2008-2010, tỷ lệ này tăng nhanh từ 25,28% lên 46,89%, đặc biệt là trong năm 2009-2010.Sang năm 2011, tỷ lệ này giảm xuống còn 34,04% , nhưng sang năm 2012 đã lại tăng lên 41,74%.Như vậy, từ năm 2008-2012, nhìn chung tỷ lệ sinh lời cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh hà nội-ngân hàng xăng dầu (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w