PG BANK TRONG THỜI GIAN TỚI
I. Dự báo về nền kinh tế và các chủ trương kinh tế-tài chính của chính phủ trong thời gian tới
1.Dự báo về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Diễn biến kinh tế Việt Nam năm 2013 là một trong những năm không dễ dự báo nếu chỉ căn cứ vào những diễn biến tình hình thực tế của năm 2012 và các yếu tố tác động khác sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới.Nếu phân tích và đánh giá một cách toàn cục thì những khó khăn kinh tế hiện nay về cơ bản là do sự tích tụ những mâu thuẫn kéo dài từ nhiều năm.Chính vì vậy, việc tìm kiếm một giải pháp để cải thiện nền kinh tế trong ngắn hạn có thể xem như là bất khả thi.Sau đây là một số tình hình chính về kinh tế Việt Nam trong năm 2013.
Về thị trường bất động sản, cho đến thời điểm này, thị trường bất động sản vẫn được xem là “ Mối quan tâm lo lắng nhất của chính phủ”.Đây có thể coi là hệ quả từ những con sóng đầu cơ nhà đất đầu tiên vào năm 1995.Tính đến này, vẫn còn hàng trăm nghìn căn hộ cao cấp đang bị tồn kho không bán được.Điều này thể hiện thị trường bất động sản trong thời điểm này vẫn còn rất ảm đạm, và sẽ rất khó có thể cải thiện trong thời gian ngắn.
Về vấn đề nợ xấu, nợ xấu đã hình thành và tích tụ từ năm 2007, và tính đến thời điểm này, nợ xấu đã trở thành một quả bom có thể phát nổ bất kì lúc nào, đe doạ nghiêm trọng đến thị trường tài chính và nền kinh tế Việt Nam.Trong một thực tế sâu sát nhất với các doanh nghiệp con nợ, nó có thể chiếm đến phân nửa số nợ, thay cho chỉ từ 6-8% theo con số báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước.Thêm vào đó, khác năm 2007 ,khi mà ngân sách nhà nước còn khá dồi dào tiền mặt có thể tung ra gói kích cầu trị giá 143.000 tỷ đồng,tình hình hiện nay ảm đạm hơn rất nhiều.Một khi quả bom nợ xấu
phát nổ, nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều biến động tiêu cực, gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp cũng như toàn hệ thống ngân hàng.
Trong khi đó, hệ số ICOR của nền kinh tế đang lên cao, điều này có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nói chung, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng đang ở mức rất thấp.Điều này sẽ dẫn đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế sút giảm, nền kinh tế thường xuyên bị lạm phát đe dọa..Một nghiên cứu độc lập cho biết, tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng hiện nay là 2,7 triệu tỉ đồng, với lãi suất cho vay bình quân là 15%/năm, mỗi tháng nền kinh tế phải trả lãi cho hệ thống ngân hàng 40 ngàn tỉ đồng, tương đương 2 tỉ USD.Với một nền kinh tế có quy mô GDP 130 tỉ USD, mỗi năm khu vực sản xuất kinh doanh phải trả đến 24 tỉ USD cho hệ thống ngân hàng (trên lý thuyết), tương đương 18,6% GDP, như vậy là quá cao.
Nhìn chung, trong năm 2013, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rất lớn.Trong khi thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, cũng như các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng hoạt động không hiệu quả, thì quả bom nợ xấu lại đã và đang đe doạ thị trường tài chính Việt Nam.Nếu không được giải quyết một cách hiệu quả, nền kinh tế Việt Nam rất có thể sẽ tiếp tục chìm trong suy thoái.Điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng.
2.Dự báo các chủ trương của chính phủ về kinh tế-tài chính.
Trong suốt những năm qua, chính phủ vẫn luôn cố gắng hết sức để có thể cải thiện tình hình kinh tế Việt Nam.Năm 2009, chính phủ đã có gói kích cầu trị giá 143.000 tỷ đồng, và sau đó tăng thành 160.000 tỷ đồng.Trong năm 2010 và 2011, chính phủ đã nhiều lần phá giá VNĐ để cải thiện cán cân thương mại.Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, các động thái này là chưa đủ để cứu nền kinh tế.
Trong năm 2013, chính phủ đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách mới nhằm sớm giúp nền kinh tế quay đầu phục hồi.Sau đây là một số chủ trương của chính phủ trong năm 2013.
•Ngày 19/2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2013 - 2020. Trong đề án này, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước có vị trí rất quan trọng và là một trong những nhiệm vụ được đẩy mạnh thực hiện trong năm 2013. Mục tiêu của tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh.
•Trong tháng 3/2013, đề án thành lập công ty mua bán nợ xấu của chính phủ đang đi đến những bước cuối cùng.Công ty đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng tổng lượng phương tiện thanh toán của nền kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề nợ xâu của hệ thống ngân hàng.
•Trong năm 2013, chính phủ đã có gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, với lãi suất 6% để kích thích thị trường bất động sản.Chính phủ cũng chấp nhận việc cắt nhỏ các căn hộ để bán với giá rẻ hơn, nhằm kích thích người dân mua bất động sản.
Bên cạnh đó, nền kinh tế vẫn còn ẩn chứa những nguồn lực lớn.. Đó là luợng kiều hối từ nước ngoài chuyển về cho thân nhân trong nước ước tính khoảng trên 10 tỷ USD vẫn được dự báo tiếp tục chuyển về ngay cả trong lúc kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn. Nếu Nhà nước có chính sách khai thác tốt, các mục tiêu về tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô sẽ có nhiều khả năng sáng sủa hơn.
Mặt khác, theo một nghiên cứu thì lượng vàng trong dân còn khá lớn.
Theo tính toán bước đầu, lượng vàng nhập khẩu ròng của Việt Nam trong 20 năm (tính từ năm 1990 đến năm 2011) vào khoảng 500 tấn, tương đương 28 tỷ USD theo thời giá hiện nay.Thêm vào đó, vàng còn được được tích luỹ dưới nhiều hình thức như vàng nữ trang, vàng miếng ... trong mọi tầng lớp nhân dân, tổng giá trị tính bằng USD của khối dự trữ vàng trong dân hiện nay vào khoảng 40 tỷ USD .Nếu chính sách đối với vàng đúng đắn thì nguồn lực sẽ đóng góp lớn vào việc cải thiện nền kinh tế trong thời gian tới.
Như vậy, có thể kết luận là ,mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng chính phủ đang có nhiều động thái nhằm giải cứu nền kinh tế trong thời gian tới.Bên
cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, và nếu biết tận dụng một cách hợp lý, nó sẽ trở thanh các nguồn lực chính để giải cứu nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong năm 2013, nhiều khả năng nền kinh tế vẫn chưa có nhiều biên động tích cực, do các giải pháp của chính phủ đều có độ trễ,và cũng chưa đủ sức mạnh để trong ngắn hạn giải cứu nền kinh tế.Vì vậy, trong năm 2013 , cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, và chi nhánh cần có các biện pháp hợp lý để duy trì và tăng cường hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian này.
II.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và