Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh hà nội-ngân hàng xăng dầu (Trang 27 - 31)

III. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.2 Các yếu tố chủ quan

Ngoài những yếu tố khách quan từ bên ngoài, những thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng cũng là những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.Các yếu tố chính từ phía ngân hàng có tác động tới hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng có thể bao gồm:

o Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Đây là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên tới hiệu quả cho vay của ngân hàng. Việc vạch ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn trong ngắn hạn và cả trong dài hạn giúp có thể triên khai những kế hoạch bộ phận đúng đắn cho từng thời kỳ để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đề ra đặc biệt những kế hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay .

o Chính sách cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng: Đây là một bộ phận trong chính sách tín dụng của ngân hàng. Nó bao gồm hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ để đạt được mục tiêu đã hoạch định của ngân hàng.Chính sách cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các chính

sách về quy mô, giới hạn dư nợ , chính sach về lãi suất và phí suất cho vay, chính sach về thời hạn, kì hạn trả nợ, các chính sách về tài sản đảm bảo,...Chính sách cho phản vay doanh nghiệp vừa và nhỏ phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích phương án vay vốn , tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời của hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy để đảm bảo hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại đạt hiệu quả cao thì các ngân hàng đều phải xây dựng một cách hợp lý các chính sách tín dụng nói chung và chính sách cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng trong từng thời kỳ và hoàn cảnh cụ thể khách nhau của nền kinh tế.

o Hoạt động phân tích phương án vay vốn và quản trị rủi ro của ngân hàng: Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động sinh lời lớn nhất của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là khi cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.Các rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân, và có thể gây ra tổn thất đáng kể làm giảm thu nhập của ngân hàng. Do vậy các ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi đưa ra quyết định cho vay. Đó chính là quá trình phân tích phương án cho vay và quản trị rủi ro của ngân hàng.Một doanh nghiệp nếu muốn được ngân hàng chấp nhận giải ngân thì hồ sơ cũng như phương án kinh doanh của doanh nghiệp đều phải trải qua quá trình phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng cũng như bộ phận quản lý rủi ro của ngân hàng.Quy trình phân tích tín dụng bao gồm phân tích thông tin về hồ sơ pháp lý, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng cũng như với các ngân hàng thương mại khác, phân tích phương án kinh doanh của doanh nghiệp và các phương án quản lý tài sản đảm bảo của doanh nghiệp.Như vây, có thể thấy là hiệu quả và độ chính xác của hoạt động phân tích phương án vay vốn của doanh nghiệp chịu tác động từ hệ thống thông tin của ngân hàng, cũng như trình độ của cán

bộ phân tích. Nhìn chung, đây là một bước rất quan trọng quyết định đến chất lượng của hoạt động cho vay giúp ngân hàng nắm được những thông tin về khách hàng, xác định được những rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản cho vay. Nhờ đó hiệu quả hoạt động cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng của ngân hàng sẽ được đảm bảo.

o Quy trình cho vay:Quy trình cho vay là một hệ thống các hoạt động để có thể giải ngân một khoản vay cho doanh nghiệp kể từ khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng đề nghị vay vốn.Quy trình cho vay theo thứ tự bao gồm các hoạt động lập báo cáo thẩm định, lập báo cáo tái thẩm định, phê duyệt khoản vay, giải ngân, quản lý , kiểm tra việc sử dụng vốn vay , thu hồi gốc và lãi của khoản vay khi đến hạn. Báo cáo thẩm định được cán bộ tín dụng lập, trình bày các thông tin về hoạt động kinh doanh, tài chính và quan hệ với ngân hàng của doanh nghiệp, cũng như các phân tích, đánh giá về phương án kinh doanh và tài sản đảm bảo của doanh nghiệp.Báo cáo này được lập dựa trên các thông tin thu thập được từ quá trình tiếp xúc, phỏng vấn khách hàng, từ các hồ sơ mà khách hàng trình lên ngân hàng và từ các trung tâm thông tin.Báo cáo tái thẩm định là báo cáo của bộ phận quản trị rủi ro lập, với nọi dung tương tự như báo cáo thẩm định.Đây là hai hoạt động quan trọng đầu tiên quyết định đến hiệu quả cho vay của ngân hàng, bởi ngân hàng sẽ phê duyệt khoản vay dựa trên hai báo cáo này. Nếu hai báo cáo này tốt, khoản vay của ngân hàng sẽ đảm bảo được tính an toàn và khả năng thu hồi vốn.Bên cạnh đó, các hoạt động quản lý khoản vay sau giải ngân cũng đóng vai trị quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.Việc quản lý, kiểm tra hoạt động sử dụng vốn vay của doanh nghiệp là để tránh các rủi ro đạo đức khi doanh nghiệp cố tình sử dụng vốn vay sai mục đich, làm tăng rủi ro của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động cho vay của ngõn hàng.Việc theo dừi sỏt sao dũng tiền của doanh nghiệp, để cú thể thu nợ gốc và lãi một cách nhanh chóng khi đến hạn sẽ tránh được việc doanh nghiệp chây ì không thanh toán nợ cho ngân hàng.Thêm vào đó, việc theo dừi này cũng giỳp ngõn hàng đưa ra cỏc quyết định gia hạn nợ đỳng đắn

nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Như vậy, có thể nói hiệu quả cho vay có được đảm bảo hay không phụ thuộc nhiều vào quy trình tín dụng của ngân hàng. Việc thực hiện tốt các nội dung, quy định trong từng bước cùng với việc phân tích tín dụng hiệu quả sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro cũng như nâng cao được hiệu quả cho vay, đặc biệt là hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

o Hoạt động huy động vốn của ngân hàng: Ngân hàng muốn thực hiện được hoạt động cho vay với doanh nghiệp nói chung và với doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng thì điều kiện tiên quyết nhất là phải phát triển được hoạt động huy động vốn tốt, từ đó mới có thể nâng cao được hiệu quả cho vay. Khi một ngân hàng có được chính sách tín dụng hợp lý, có chiến lược khách hàng tốt, thu hút được nhiều khách hàng vay vốn có uy tín nhưng số vốn huy động được không đủ để cho vay không những hoạt động cho vay không thể tiến hành được mà còn mang lại rủi ro rất lớn.

o Công tác thanh tra, kiểm tra: công tác này phải được thực hiện song song kết hợp giữa thanh tra, kiểm tra ngân hàng và kiểm tra, giám sát doanh nghiệp. Và phải được thực hiện một cách khách quan, trung thực có như vậy mới giúp ngân hàng tránh được những rủi ro mang tính chủ quan gây ra.Từ đó, ngân hàng có thể nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình.

o Trình độ của cán bộ ngân hàng: Con người luôn là trung tâm của mọi hoạt động, con người là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào, hoạt động cho vay của ngân hàng cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Hiệu quả cho vay cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào công tác tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ của mỗi ngân hàng Một ngân hàng có được một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt thì việc thực hiện hoạt động cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nói

riêng sẽ trở nên có hệ thống, chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao hơn.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh hà nội-ngân hàng xăng dầu (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w