2008-2012 Đơn vị: Tỷ đồng.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh hà nội-ngân hàng xăng dầu (Trang 77 - 94)

5 Phân theo mục đích vay

2008-2012 Đơn vị: Tỷ đồng.

Đơn vị: Tỷ đồng. Năm Lợi nhuận cho vay DNVVN Tổng lợi nhuận từ cho vay Dư nợ cho vay DNVVN Tổng dư nợ Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN Tỷ trọng lợi nhuận cho vay DNVVN 2008 5 19,78 218,87 659,26 33,2% 25,28% 2009 10,1 37,12 478,74 1280,06 37,4% 27,21% 2010 19,96 42,56 665,2 1576,3 42,2% 46,89% 2011 11,49 33,75 522,39 1349,84 38,7% 34,04% 2012 16,21 38,84 559 1387,12 40,3% 41,74%

(Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Hà Nội-PG Bank.)

Từ bảng 2.17, có thể thấy từ năm 2008 đến năm 2010, xu hướng chung của tỷ trọng lợi nhuận cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng lợi nhuận có xu hướng tăng. Từ năm 2008-2010, tỷ lệ này tăng nhanh từ 25,28% lên 46,89%, đặc biệt là trong năm 2009-2010.Sang năm 2011, tỷ lệ này giảm xuống còn 34,04% , nhưng sang năm 2012 đã lại tăng lên 41,74%.Như vậy, từ năm 2008-2012, nhìn chung tỷ lệ sinh lời cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

trên tổng lợi nhuận cho vay đã tăng hơn 16%.Đây là một con số tăng khá ấn tượng, đồng nghĩa với nó là hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Hà Nội đang được nâng cao trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, để có cái nhìn chi tiết hơn, ta cần xem xét đến cả tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng dư nợ cho vay của chi nhánh.Trong năm 2008 và 2009, mặc dù tỉ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng dư nơ lần lượt là 33,2% và 37,4%, tuy nhiên, tỷ lệ sinh lời từ hoạt động này trên tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay chỉ là 25,28% và 27,21%.Như vậy, tỷ trong sinh lời thấp hơn tỷ trọng dư nợ, và có nghĩa là trong thời kì này, hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ không đạt được hiệu quả cao xét theo khía cạnh này.

Từ năm 2010 -2012, hiệu quả của hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hưởng tăng cao so với thời kì trước.Năm 2010, tỷ lệ sinh lời đạt đến 46,89%, trong khi tỷ lệ dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng dư nợ chỉ là 42,2%, có nghĩa là tỷ lệ sinh lời cao hơn tỷ lệ dư nơ.Điều này thể hiện là trong năm 2010, hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh đã tăng đột biến. Sang năm 2011, mặc dù tỷ lệ sinh lời giảm , nhưng so sánh với tỷ trọng dư nợ, nó chỉ kém 4%, có nghĩa là vẫn cao hơn giai đoạn 2008-2009 khá nhiều.Trong năm 2012, tỷ lệ sinh lời đã tăng trở lại, lên 41,74% , và lại vượt qua tỷ trọng dư nợ.Điều này cho thấy, hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh trong năm 2012 đã được cải thiện trở lại.Và nhìn chung, hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn 2010-2012 đã được cải thiện đáng kể so với thời kì trước đó.Đây là một thành công của chi nhánh, khi mà nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi trong thời kì này.

Tuy nhiên, một điều cần chú ý là , trong năm 2011 và 2012,tỷ trọng của tổng lợi nhuận cho vay trên tổng dư nợ cho vay đã giảm sút so với năm 2010,năm 2011 chỉ đạt 2,5%, trong khi trong năm 2012 đạt 2,8% so với mức 3% năm 2010.Điều này cho thấy hoạt động cho vay doanh nghiệp lớn của chi nhánh trong thời kì này cũng không cao.Vì vậy, việc tỉ lệ sinh lời của hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng lợi nhuận cho vay trong năm

2012 tăng cũng là do nguyên nhân này.

IV.Phân tích các tác động của các yếu tố tới hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Như vậy, qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Hà Nội, có thể thấy là hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn 2008-2012 có nhiều biến động.Trong khi một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay giam xuống, thì ngược lại, một số chỉ tiêu khác lại phản ánh chỉ tiêu này đang được cải thiện.Vì vậy, có thể kết luận là, mặc dù đạt được một số thành tựu trong thời gian này, nhưng nhìn chung, việc cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh chưa đạt được hiệu quả cao nhất, đặc biệt còn yếu kém trên một vài khía cánh.Điều này là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có các yếu tố bên ngoài và các yếu tố nội tại của ngân hàng.Điều cần thiết phải làm là phân tích tác động của các yếu tố đến hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh, để từ đó có các biến pháp hợp lý để cải thiện và nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.

1.Tác động của các yếu tố bên ngoài. 1.1.Ảnh hưởng của các biến động kinh tế.

Như đã phân tích ở trên, trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, nền kinh tế Việt Nam đã xảy ra nhiều biến động bất lợi với cả ngân hàng cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Đây cũng là một nguyên nhân không nhỏ đóng góp vào sự bất ổn của hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Hà Nội trong thời gian này.

Ảnh hưởng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam năm 2008 đã gây ra ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.Việc thị trường chứng khoán lao dốc thảm hại, cũng như thị trường bất động sản đóng băng đã gây thiệt hại lớn với các doanh nghiệp hoạt động trong hai lĩnh vực

này.Bên cạnh đó, người dân- những khách hàng chính tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng chịu thiệt hại nặng, và vì vậy nhu cầu tiêu thụ hàng hoá giảm xuống trông thấy.Điều này đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp thua lỗ, phá sản do không thể thực hiện được dự án kinh doanh của mình, trong khi nợ ngân hàng ngày càng tăng.Tình hình tài chính xấu đi cũng làm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng khostieep cận với nguồn vốn từ ngân hàng, hay phải chấp nhận các điều kiện chặt chẽ từ ngân hàng.

Ảnh hưởng tới chi nhánh Hà Nội: PG Bank nói chúng và chi nhánh Hà Nội nói riêng cũng phải chịu ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng kinh tế, và điều này đã gây ảnh hưởng lớn tởi hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.Sau đây là các ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Hà Nội.

- Ảnh hưởng tới tỷ lệ nợ quá hạn: Do những biến động bất ngờ và bất lợi của nền kinh tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các phương án kinh doanh của mình, hoặc khó khăn trong công tác thu hồi tiền từ đối tác kinh doanh.Vì vậy, chi nhánh cũng bị ảnh hưởng bời điều này.Trong các năm 2011 và 2012, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tăng đột biến cũng một phần là do chịu ảnh hưởng từ các biến động của kinh tế trong thời gian đó.

- Ảnh hưởng đến tỷ lệ mất vốn : Cũng như ảnh hưởng tới tỷ lệ nợ quá hạn, khủng hoảng kinh tế cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ mất vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh theo một cơ chế tương tự.Khi doanh nghiệp vừa và nhỏ thua lỗ từ các dự án kinh doanh của mình do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, họ sẽ có nguy cơ không thể thanh toán được nợ cho chi nhánh.Điều này dẫn đến nguy cơ làm tăng tỷ lệ mất vốn của chi nhánh.Có thể thấy trong năm 2011 và 2012, số vốn bị mất của chi nhánh đã tăng lên 1,17 và 1.25 tỷ đồng, mụt mức tăng tương đối mạnh so với các năm trước đó.

- Ảnh hưởng đến mức sinh lời của vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ: Như đã phân tích ở trên, khi mà tỷ lệ nợ quá hạn cũng như tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Hà Nội tăng cao do các doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, điều tất yếu là ngân hàng sẽ thu được ít lãi hơn ( nợ quá hạn bao gồm cả các khoản lãi

không trả được trong hạn).Thêm vào đó, chi nhánh còn phải trích lập dự phòng đôi với các khoản nợ thuộc nhóm 2-4 theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN.Vì vậy, khi mà nợ quá hạn tăng lên , chi nhánh sẽ phải tốn nhiều tiền để trích lập dự phòng hơn, và vì vậy mức sinh lời cũng giảm xuống.

- Ảnh hưởng tới tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng thu nhập từ lãi vay: khi mà lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm sút, điều tât yếu nó sẽ gây ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng thu nhập cho vay của chi nhánh. Điều này được thể hiện rõ khi trong nắm 2011 và 2012, tỷ lệ này giảm sút đáng kể so với năm 2010.Thêm vào đó, như đã phân tích ở trên, trong năm 2011 và 2012, hiệu quả cho vay doanh nghiệp lớn của chi nhánh cũng giảm sút.Vì vậy mà mức giảm của đến tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng thu nhập cho vay của chi nhánh là tương đối nghiêm trọng.

Như vậy , có thể thấy, các biến động của khủng hoảng kinh tế đã có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2008-2012, đặc biệt là trong năm 2011. Các biến động kinh tế bất lợi đã tác động đến mọi khía cạnh đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh, mặc dù với các mức độ tương đối khác nhau.Vì vậy, để nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới, việc cần thiết của chi nhánh là dự báo tốt hơn các biến động kinh tế , để có biên pháp ứng phó một cách phù hợp.

1.2.Tác động từ phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Với vị thế là người đi vay trong quan hệ với ngân hàng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là người hoàn lại các khoản gốc và lãi vay. Vì vậy, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tác động trực tiếp đên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại.Bên cạnh các yếu tố biến động của nền kinh tế ảnh hưởng đến kết quả

kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn một số yếu tố nội tại của doanh nghiêp vừa và nhỏ đã tác động đến hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.

•Thứ nhất, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề thấp, kể cả chủ doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện được dự án kinh doanh của mình một cách thuận lới.Đồng thời, doanh nghiệp cũng phản ứng chậm và thiếu hiệu quả trước các biến động của nền kinh tế.Điều này làm doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và không trả được nợ cho chi nhánh.

•Thứ hai, do yếu kém về quản trị, không ít doanh nghiệp lập báo cáo tài chính chưa rõ ràng, minh bạch. Có những doanh nghiệp cố tình cung cấp thông tin không chính xác, không trung thực cho chi nhánh. Điều này gây khó khăn cho chi nhánh trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng như việc theo dõi, giám sát sử dụng vốn của doanh nghiệp.Chính vì vậy.hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh có thể gặp rủi ro, hiệu quả cho vay bị giảm sút.

•Thứ ba,tư cách đạo đức của doanh nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của chi nhánh. Với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dựng mọi thủ đoạn để lừa gạt ngân hàng làm cho ngân hàng không xác định được chính xác về mục đích sử dụng vốn, từ đó dẫn đến rủi ro cho chi nhánh.Trong thực tế, trong giai đoạn từ 2009-2011, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng vốn vay ở chi nhánh để kinh doanh bất động sản và cổ phiếu, gây thua lỗ và làm thiệt hại cho chinh nhánh. Bân cạnh đó, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ mặc dù kinh doanh có lãi nhưng vẫn chây ì không trả nợ đúng hạn cho chi nhánh, gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của chi nhánh.

•Thứ tư, vấn đề quản lý tài sản đảm bảo cũng gây nhiều thiệt hai cho chi nhánh.Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số ít tài sản đảm bảo thường tìm cách gian lận để có thể vay được nhiều vốn hơn.Trong năm 2010, tại chi

nhánh đã xảy ra một số vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ làm giả sổ đỏ và đem một mảnh đất đi cầm cố tại nhiều ngân hàng.Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dựng hàng hoá hình thành từ tiền vay làm tài sản đảm bảo cũng thường tìm cách rút hàng trong kho ra để bán, mặc dù chi nhánh đã thuê bảo vệ trông kho.Điều này cũng gây thiệt hại không nhỏ cho chi nhánh, làm tăng chi phí cho vay của chi nhánh, và vì vậy làm giảm lợi nhuận cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.

Như vậy, có thể thấy , các yếu tố thuộc về doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh, gây nhiều thiệt hại cho chi nhánh.Vì vậy, giải quyết các yếu tố này một cách hiệu quả cũng là một biện pháp cần làm để nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh trong thời gian tới.

2.Tác động của các yếu tố nội tại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.Tác động của việc điều chỉnh chính sách cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kì khủng hoảng.

Trong giai đoạn 2008-2012, chính sách cho vay doanh nghiêp vừa và nhỏ của PG Bank nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng đã có nhiều thay đổi so với thời kì trước, đặc biệt là trong giai đoạn 2011-2012, chính sách cho vay đã được điều chỉnh một cách sát sao theo định kì từng tháng.Nhìn chung, chính sách cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kì này được điều chỉnh theo xu hướng làm chặt chẽ hơn các điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.Đây là một xu hướng hợp lý, phù hợp với các biến động của nền kinh tế trong thời kì này.

Bảng 3.7. Một số thay đổi trong chính sách cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của PG Bank giữa hai thời kì 2005-2007 và 2007-2012.

Chi tiêu 2005-2007 2008-2012 Ghi chú

Cơ cấu, quy mô tín dụng

Tỷ lệ cho vay tối đa 80% giá trị tài

Tỷ lệ cho vay tối đa 65% giá trị tài

Quy mô cho vay doanh nghiệp

sản đảm bảo. Hạn mức tín dụng là 30 tỷ , với vốn điều lệ của PG Bank là 1000 tỷ sản đảm bảo. Hạn mức tín dụng là 50 tỷ, với vốn điều lệ là 3000 tỷ vừa và nhỏ giảm. Hạn mức tín dụng cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế. Đối tượng khách hàng Tăng cường cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giới hạn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ cho vay tại một số ngành nghề có tiềm năng.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ bị giới hạn cho vay tại PG Bank.

Điều kiện vay vốn

Có lãi trong 2 năm liên tiếp trước đó

Có quan hệ tín dụng lành mạnh trong 2 năm liên tiếp trước đó

Có lãi trong 3 năm liên tiếp trước đó

Có quan hệ tín dụng lành mạnh trong 3 năm liên tiếp trước đó

Điều kiện để được vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn Quản lý danh

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh hà nội-ngân hàng xăng dầu (Trang 77 - 94)