PG BANK TRONG THỜI GIAN TỚI
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của PG-Bank, chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới
Trong giai đoạn 2008-2012, chi nhánh Hà Nội cũng đã có nhiều giải pháp khác nhau nhằm tác động đến nhiều khía cạnh khác nhau của hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả này.Tuy nhiên, với các biến động bất thường của nền kinh tế, hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh vẫn còn bất ổn, và chỉ ở mức trung bình nếu so với các ngân hàng lớn khác trong hệ thống.Trước những dự báo về tình hình kinh tế, cũng như một số động thái kinh tế-tài chính của chính phủ trong thời gian tới, chi nhánh nên có một số giải pháp bổ sung nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình.Sau đây là một số giải pháp được rút ra từ thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.
1.Các giải pháp đối với các tác động từ yếu tố bên ngoài.
Như đã phân tích ở trên, các yếu tố bên ngoài như tình hình kinh tế hay tác động từ phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh.Vì vậy, tìm kiếm giải pháp để giải quyết vấn đề này là một điều quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh.Sau đây là một số giải pháp cần được thực hiện trong thời gian tới để giải quyết các yếu tố này.
•Nâng cao chất lượng phân tích và dự báo thị trường và nền kinh tế:
Các biến động bất ngờ của nền kinh tế luôn có ảnh hưởng lớn tới cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhu ngân hàng.Vì vậy, việc phân tích và dự báo được các biến động này sẽ là một lợi thế lớn cho ngân hàng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình.Nó sữ giúp ngân hàng có các điều chỉnh một cách linh hoạt trong các chính sách cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình.Qua đó, chi nhánh có thể giảm thiểu được rủi ro cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ,cũng như nâng cao được các chỉ tiêu về lợi nhuận trong hoạt động cho vay này.Nhờ vậy, chi nhánh có thể nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình.
•Nâng cao chất lượng thông tin khách hàng: Thông tin về khách hàng là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đên hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.Như đã phân tích ở trên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có đội ngũ nhân viên trình độ không cao, và thương có các thông tin không chính xác về tình hình hoạt động của mình.Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm cách làm giả thông tin của mình nhằm mục đích huy động được nhiều vốn hơn từ ngân hàng, hay sử dụng vốn vay từ ngân hàng sai mục đích.Điều này gây nên rủi ro lớn cho chi nhánh, và vì vậy đe doạ tới hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.Vì vậy, để có thể giảm thiểu các rủi ro này, chi nhánh cần phải nâng cao chất lượng thông tin khách hàng của mình. Chi nhánh có thể thu thập các thông tin trực tiếp từ khách hàng, từ Hội sở, từ trung tâm tín dụng (CIC) hoặc từ các phương tiện thông tin đại chúng khác…Ngoài ra,để việc thu thập và xử lý thông tin được kịp thời, chính xác, cần thành lập một nhóm tư vấn thông tin tín dụng có chức năng thu thập, phân tích các thông tin về khách hàng, về kinh tế, thị trường, thông tin về pháp luật…có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.Việc nắm rừ cỏc thụng tin về khỏch hàng sẽ giỳp chi nhỏnh đưa ra được những quyết định chính xác, và vì vậy sẽ giúp chi nhánh nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình.
•Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý và linh hoạt: Chi nhánh cần tiến hành phân loại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành khách hàng truyền thống truyền thống, khách hàng tiềm năng và các đối tượng khách hàng khác
để có những chính sách khách hàng hợp lý.Bên cạnh đó, Chi nhánh cần có các chính sách ưu đãi với những doanh nghiệp truyền thống đặc biệt là những doanh nghiệp quan trọng như các doanh nghiệp có uy tín và có hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên thị trường, đồng thời có những chính sách để thu hút thêm các doanh nghiệp mới.Việc quan hệ khách hàng lâu dài với các khách hàng truyền thống sẽ giảm bớt chi phí dành cho việc tìm hiểu thông tin khách hàng của chi nhánh, đồng thời cũng giảm thiểu được rủi ro xuất phát từ phía doanh nghiệp.Ngoài ra, chi nhánh cũng đang sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng cho các doanh nghiệp.Điều này giúp chi nhánh giảm bớt nhiều chi phí cũng như thời gian cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, đông thời giúp cho việc thẩm định và kiểm soát phương án kinh doanh của khách hàng hiệu quả hơn.Trong thời gian tới, PG Bank cũng như chi nhánh cần tiếp tục xây dựng và nâng cao hệ thống chấm điểm này, qua đó nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.
2.Các giải pháp đối với các yếu tố nội tại.
Như đã phân tích ở trên, các yếu tố nội tại của chi nhánh Hà Nội cũng có tác động lớn tới hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tai chi nhánh.Vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp để giải quyết các yêu tố nội tại này là cần thiết để nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh.
2.1.Xây dựng chính sách cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ hợp lý.
Chính sách cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh thể hiện chủ trương của chi nhánh đối với việc cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong một thời kì.Nó có thể được coi là cơ sở hạ tầng, quyết định đến nội dung các hợp đồng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.Việc có chính sách cho vay hợp lý sẽ giúp chi nhánh cân đối được hai mục tiêu của cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, đó là an toàn và lợi nhuận.Qua đó, chi nhánh sẽ nâng cao được hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình.
Trong giai đoạn 2008-2012, chính sách cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh có thể chia làm hai giai đoạn.Trong giai đoạn 2008-2012, tuy đã hướng đến mục tiêu an toàn, nhưng nhìn chung chủ trương của chi nhánh trong thời gian này vẫn là tăng dư nợ càng nhanh càng tốt, với việc mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nhiều lĩnh vực.Sang giai đoạn 2011-2012, chủ trương của chi nhánh lại là đặt mục tiêu an toàn trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ lên hàng đâu.Điều này thẻ hiện qua việc chi nhánh thắt chặt các điều kiện cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Như đã phân tích ở trên, trong thời gian tới, có nhiều dự báo là trong ngắn hạn, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn và khó có thể cải thiện được.Kết hợp với các phân tích về thực trạng hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh, chính sách cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của PG Bank nói chung và của chi nhánh Hà Nội nói riêng nên có các điều chỉnh sau đây.
•Thứ nhất, trong thời gian tới, chi nhánh cần tiếp tục đặt chỉ tiêu an toàn vốn lên hàng đầu khi cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.Cần duy trì các điều kiện cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách chặt chẽ, chỉ cho vay các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, cũng như có phương án kinh doanh hợp lý để giảm thiểu rủi ro cho vay.Điều này là do nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, lòng tin của người dân vào sự phục hồi của nền kinh tế còn rất thấp.Vì vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Chính vì vậy, việc chấp nhận rủi ro để đánh đổi lấy lợi nhuận trong thời gian này là không hợp lý.Việc thắt chặt các điều kiện cho vay để giảm thiểu rủi ro cũng như đạt được một mức lợi nhuận tương đối nên được ưu tiên hơn.
•Thứ hai, trong thời gian tới, chi nhánh cần tiếp hạn chế danh mục cho vay của mình một cách hợp lý.Hạn chế cho vay với các ngành nghề chưa đựng nhiều rủi ro và có tiềm năng thấp, đồng thời ưu tiên cho vay các ngành nghề kinh tế ổn định hay có tiềm năng phát triển lớn.Đông thời, tiếp tục
không cho vay kinh doanh bất động sản hay chứng khoán.Điều này cũng nhằm mục tiêu duy trì tính an toàn của vốn cho vay ở mức cao.Trong thời kì suy thoái của nền kinh tế, nhiều ngành nghề kinh doanh bị đóng băng, và có rủi ro rất cao.Tiêu biểu là kinh doanh bất động sản,mặc dù trong thời gian tới, chính phủ đã có một số gói cứu trợ ngành bất động sản, tuy nhiên, cón số 30.000 tỷ đồng là quá nhỏ so với lượng hàng tồn kho hàng triệu tỷ đồng của ngành này,và vì vậy thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đóng băng.Bên cạnh đó, nhiều ngành nghề kinh doanh khác cũng suy thoái trầm trọng trong thời gian này.Vì vậy, nghiên cứu và khảo sát để hạn chế hoặc không cho vay với các ngành nghề này là điều quan trọng để có thể nâng cao an toàn hoạt động cho vay cũng như nâng cao hiệu quả cho vay của chi nhánh.
Trên đây là một số định hướng tổng quan cho chính sách tín dụng của chi nhánh trong thời kì tới, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.Tuy nhiên, chính sách tín dụng chỉ là một trong các yếu tố tác động đến hiệu quả cho vay của chi nhánh.Vì vậy, cần phải có các giải pháp khác cho các yếu tố khác tác động đến hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.2.Xây dựng cơ cấu và tỷ trọng vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng dư nợ hợp lý.
Như đã phân tích ở trên, tỷ trọng vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp tới tất cả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng.Chính vì vậy,xây dựng một tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng vốn cho vay của chi nhánh một cách hợp lý sẽ góp phần cải thiện được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay, và vì vậy sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.
Tỷ trọng vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng dư nợ cho vay của chi nhánh có các tác động trái chiều đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của chi nhánh, cụ thể như sau:
•Tác động lên tỷ lệ nợ quá hạn và tỉ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ:.Như đã phân tích ở trên, trong thời kì 2008-2012, khi mà tỷ trọng vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên, thì tỷ lệ nợ quá hạn cũng như nợ xấu cũng có xu hướng tăng theo,
•Tác động lên tỷ lệ mất vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ: Tỷ trọng vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng vốn cho vay của chi nhánh cũng tác động tới chỉ tiêu tỷ lệ mất vốn theo một cơ chế tương tự như nó tác động lên tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu.
• Tác động lên mức sinh lời của vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ: Tỷ trọng vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng vốn cho vay cũng tác động gián tiếp tới chỉ tiêu này thông qua tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn.
•Tác động lên tỷ lệ thu nhập từ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng thu nhập từ cho vay: Như đã phân tích ở trên, nếu tỷ trọng vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ càng cao thì quy mô lợi nhuận từ hoạt động này sẽ tăng.
Vì vậy, một tỷ trọng vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng dư nợ cho vay hợp lý phải đảm bảo ổn định được cả bốn chỉ tiêu trên.Nếu như tỷ trọng này nâng cao lên tỷ lệ thu nhập từ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng thu nhập từ cho vay, nhưng lại làm tăng nợ xâu, nợ quá hạn hay tỷ lệ mất vốn thì nó cũng không nâng cao được hiệu quả cho vay của chi nhánh.Ngược lại, nếu như tỷ trọng này làm cho mức sinh lời của vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như tỷ lệ thu nhập từ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng thu nhập từ cho vay quá thấp, thì nó cũng không tăng hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.Một tỷ trọng hợp lý cần đảm bảo một tỷ lệ thu nhập từ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng thu nhập từ cho vay tương đối, cùng với tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ mất vốn ở mức thấp.
2.3.Xây dựng tỷ trọng các khoản vay theo các hình thức phân loại khoản vay một cách hợp lý.
Việc điều chỉnh tỷ trọng các khoản vay theo các hình thức phân loại khoản vay cũng là việc chi nhánh phải cân bằng giữa lợi nhuận cho vay là an toàn trong hoạt động cho vay một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình.
•Thứ nhất, theo thời hạn cho vay: Điều chỉnh các khoản vay theo thời hạn cho vay là sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận từ hoạt động cho vay.Các khoản cho vay ngắn hạn thường có rủi ro thấp hơn, tuy nhiên lãi suất cũng thấp hơn các khoản vay trung và dài hạn.Trong thời kì kinh tế suy thoái, chi nhánh đã và đang có xu hướng ưu tiên hàng đầu đến tính an toàn của hoạt động cho vay.Vì vậy, điều cần thiết là nên tiếp tục ưu tiên các khoản cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời hạn chế cho vay các khoản vay trung và dài hạn.Điều này sẽ giúp nâng cao an toàn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ,tuy rằng lợi nhuận của hoạt động cho vay sẽ bị giảm sút phần nào.Tuy nhiên, trong thời kì kinh tế suy thoái, đây là một chiến lược hợp lý, và nó sẽ giúp chi nhánh nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình.
•Thứ hai, theo mục đích sử dụng vốn vay:Điều chỉnh các khoản cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo mục đích sử dụng vốn vay cũng là một phần trong chính sách cho vay của chi nhánh.Đây là việc chi nhánh ưu tiên cho vay các ngành kinh tế được đánh giá là có tiềm năng phát triển lớn, đồng thời hạn chế cho vay các ngành ,nghề chứa đựng nhiều rủi ro.Để làm được điều này,chi nhánh cần nghiên cứu và dự báo nền kinh tế một cách sát sao và hiệu quả, nhằm tìm kiếm và đánh giá chính xác các ngành nghề có tiềm năng , cũng như các ngành nghề chứa đựng rủi ro cao.Điều này sẽ giúp chi nhánh đảm bảo được an toàn trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình, đồng thời cải thiện được doanh thu từ hoạt động cho vay.Qua đó, hiệu
quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh sẽ được cải thiện.
•Thứ ba, theo phương thức hoàn trả khoản vay:Điều chỉnh tỷ trọng các khoản vay theo phương thức hoàn trả khoản vay cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.Nếu điều chỉnh tỷ trọng này không hợp lý, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay tại chi nhánh sẽ có thể gặp phải khó khăn hơn trong việc thực hiện phương án kinh doanh của mình, và vì vậy không thể hoàn trả tiền vay đứng hạn, dẫn đến giảm hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.Tuy nhiên, nếu quá nới lỏng điêu kiện hoàn trả tiền vay, chi nhánh sẽ đứng trước nguy cơ gặp rủi ro trong hoạt động cho vay của mình.Vì vậy, tỷ trọng hợp lý cần phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa chi nhánh và doanh nghiệp.Trong giai đoạn 2008-2012, chi nhánh đã có xu hướng giảm thiểu các khoản vay có gốc và lãi được hoàn trả một lần vào cuối kì, đông thời gia tăng các khoản vay có gốc trả cuối kì, lãi trả theo đinh kì.Đây là một chiến lược hợp lý, và cần được tăng cường trong thời gian tới.Với việc phần lớn các khoản cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh là các khoản cho vay ngắn hạn, hình thức vay có gốc trả cuối kì, lãi trả theo đinh kì vẫn sẽ đảm bảo an toàn cho chi nhánh.Bên cạnh đó, nó cũng giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực trả nợ, và có nguồn tài chính để tài trợ cho phương án kinh doanh của mình.
•Thứ tư, theo phương thức đảm bảo khoản vay: Như đã phân tích ở trên, phương thức đảm bảo khoản vay cũng có tác động tương đối lớn tới hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh.Tài sản đảm bảo quyết định đến lương tiền trich lập dự phòng rủi ro của chi nhánh, và qua đó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu lợi nhuận.Đồng thời, nó cũng là nguồn xử lý thu hồi nợ của chi nhánh, và vì thế quyêt định đến độ an toàn của hoạt động cho vay của chi nhánh.Tại chi nhánh, cho vay tín chấp không được chấp nhận trong giai đoạn 2008-2012, và đây là điều cần duy trì trong thời gian tới, do nền kinh tế vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro.Bên cạnh đó, việc ưu tiên các tài sản