II. Thực trạng hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PG Bank chi nhánh Hà Nội
3.2. Tỷ trọng các khoản cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo các hình thức phân loại khoản vay
3.2.1. Tỷ trọng các khoản cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thời hạn cho vay
Phân loại các khoản cho vay theo thời hạn là việc ngân hàng tiến hành phân loại các khoản cho vay của mình theo tiêu thức thời hạn vay vốn.Tại PG bank các khoản vay được phân loại theo thời hạn các thành các khoản vay
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cụ thể như sau:
- Các khoản vay ngắn hạn : thời hạn khoản vay ≤ 12 tháng.
- Các khoản vay trung hạn : thời hạn khoản vay từ 1 đến 3 năm.
- Các khoản vay dài hạn: thời hạn khoản vay trên 3 năm.
Sau đây là tỷ trọng các khoản cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Hà Nội được phân loại theo thời hạn khoản vay trong thời kì từ 2008-2012.
Bảng 3.9. Tỷ trọng các khoản cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ phân loại theo thời hạn khoản vay tại chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2012.
Đơn vi: tỷ đồng.
Thời hạn vay Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Tổng dư nợ
2008 Quy mô 178,25 29,74 10,88 218,87
Tỷ trọng 81,44% 13,59% 4,97% 100%
2009 Quy mô 398,74 65,06 14,94 478,74
Tỷ trọng 83,29% 13,59% 3,12% 100%
2010 Quy mô 574 71,51 19,69 665,2
Tỷ trọng 86,29% 10,75% 2,96% 100%
2011 Quy mô 443,4 61,34 17,65 522,39
Tỷ trọng 84,88% 11,74% 3,38% 100%
2012 Quy mô 482,25 60,18 16,57 559
Tỷ trọng 86,27% 10,77% 2,96% 100%
(Nguồn : Báo cáo phòng kế toán- PG Bank chi nhánh Hà Nội).
Từ bảng trên, có thể thấy là phần lớn các khoản cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PG Bank- Chi nhánh Hà Nội là các khoản vay ngắn hạn, trong khi các khoản cho vay dài hạn chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ, chỉ khoảng 3-5%
tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Từ năm 2008-2012, tỷ trọng các khoản cho vay ngắn hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn tăng đều qua các năm.Trong vòng 5 năm, tỷ trong này đã tăng gần 5%, từ 81,44% vào năm 2008 lên 86,27% vào năm 2012.Tuy nhiên,
trong năm 2011, tỷ trọng này có giảm nhẹ so với năm trước đó, và đây là năm duy nhất tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm.
Về mặt các khoản vay trung hạn và dài hạn, có thể thấy, thời gian từ 2008-2010 là thời kì tăng tưởng tương đối ấn tượng của các khoản vay này về mặt con số tuyệt đối. Mặc dù tỷ trọng các khoản vay giảm , tuy nhiên về mặt quy mô, các khoản cho vay trung dài hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng đột biến.Cụ thể là , từ năm 2008-2010, dư nợ cho vay trung hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh tăng 40 tỷ đồng, từ 29,74 tỷ năm 2008 lên 71,51 tỷ năm 2010.Trong khi đó, mặc dù tăng chậm hơn, nhưng dư nợ cho vay dài hạn trong thời gian này cũng tăng khoảng 9 tỷ, từ 10,88 tỷ lên 19,69 tỷ đồng.
Tuy nhiên,trong hai năm 2011 và 2012, các khoản vay này lại có xu hướng giảm xuống, khi mà dư nợ cho vay trung hạn giảm 11 tỷ còn 60,18 tỷ thì dư nợ cho vay dài hạn giảm 3 tỷ còn 16,57 tỷ đồng.
Như vậy, giai đoạn từ 2008 đến 2012 có thể chia làm hai thời kì nhỏ: từ 2008-2010, ta có thể thấy chi nhánh vẫn thúc đẩy tăng trưởng tín dụng một cách toàn diện với doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi mà quy mô của các khoản vay theo cả ba loại đều tăng trưởng mạnh.Nhờ vậy mà trong năm 2010, chi nhánh đã đạt mức dư nợ đỉnh là 665,2 tỷ đồng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, trong thời kì từ 2011-2012,chi nhánh đã bắt đầu có các thay đổi trong chính sách cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.Điều này thể hiện qua việc trong hai năm 2011 và 2012, quy mô dư nợ cho vay trung và dài hạn các doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu giảm. Điều này cho thấy trong hai năm này, số lượng các hợp đồng vay trung và dài hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh là rất ít, trong khi phần lớn dư nợ trung và dài hạn là từ các hợp đồng cho vay từ các năm trước.
Nguyên nhân của sự thay đổi này phần lớn là do các biến động của kinh tế Việt Nam trong thời kì này.Trong thời điểm từ 2008-2010, mặc dù nền kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào thời kì suy thoái, nhưng do tâm lý của chủ doanh nghiệp vẫn còn lạc quan, thể hiện qua việc số doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập gia tăng đột biến trong thời gian này.Bên cạnh đó, gói kích
thích kinh tế trị giá 160.000 tỷ đồng của Việt Nam cũng góp phần cải thiện tình hình kinh tế trong năm 2009 và 2010.Do vậy, trong thời gian nay, chính sách cho vay của chi nhánh Hà Nội với doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tương đối thoả mái, và vì vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận được với vốn vay để phục vụ cho cả sản xuất kinh doanh, cũng như mua sắm máy móc thiết bị ( vay trung và dài hạn).
Tuy nhiên, bước sang năm 2011, kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng, niềm tin của người dân xuông thấp.Các doanh nghiệp nói chung, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng đều gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Vì vậy, ngày càng ít doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đáp ứng được điều kiện vay vốn trung và dài hạn của chi nhánh.Bên cạnh đó, chi nhánh cũng không chấp nhận được rủi ro từ việc cho vay vốn quá lâu, khi mà nguồn vốn huy động được phần lớn cho thời hạn ngắn. Điều này đã làm cho dư nợ cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm mạnh kể từ năm 2011.
Nhìn chung, từ bảng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thời hạn, ta có thể thấy là trong thời gian gần đây, chi nhánh đang ngày một thận trọng hơn trong việc cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.Mục tiêu an toàn được đặt lên hàng đầu,và ưu tiên cho vay các khoản vay có thời hạn ngắn.Đặc biệt, kể từ năm 2011, chi nhánh gần như không chấp nhận cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ thêm một khoản vay trung và dài hạn nào.
3.2.2.Tỷ trọng các khoản cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo mục