I. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex
4.1. Hoạt động huy động vốn
4.1.1.Quy mô huy động vốn của PG Bank – chi nhánh Hà Nội.
Hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại nói chung và PG Bank Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Hoạt động huy động vốn là nguồn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng, quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn, PG Bank Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng tăng cường khả năng huy động nguồn vốn bằng nhiều phương thức, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển. Sau thời gian đầu tạo được uy tín thì lượng khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh tăng lên đáng kể. Có thể thấy tình hình huy động vốn được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.2.Tình hình huy động vốn của PG Bank – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2012.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện % so với kế
hoạch(%)
31/12/2008 700 785,68 112,24
31/12/2009 1200 1682 140,17
31/12/2010 1800 1938,56 107,69
31/12/2011 1500 1713,25 114,22
31/12/2012 1600 1789,67 111,85
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PG Bank- Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2012).
Từ bảng trên, có thể thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã đạt được thành công đáng kể trong giai đoạn từ 2008-2012. Tổng lượng vốn huy động mỗi năm đều vượt qua kế hoạch đề ra, ấn tượng nhất là năm 2009 với mức vượt 40% so với kế hoạch. Về quy mô huy động, có thể thấy lượng vốn huy động được tăng mạnh trong ba năm 2008-2010.Kể từ năm 2011, lượng vốn huy động giảm xuống, nhưng đã có xu hướng tăng trở lại trong năm 2012.Điều này là do tâm lý bất ổn của người dân khi mà lạm phát tăng cao trong giai đoạn này.Tuy nhiên, có thể nói chi nhánh đã có kế hoạch huy động vốn hết sức hợp lý, bám sát với các biến động của nền kinh tế trong nước, cũng như các chính sách của ngân hàng nhà nước. Đó là nguyên nhân của việc tổng lượng vốn huy động luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.Điều này giúp cho chi nhánh có thể huy động được nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất.
4.1.2. Cơ cấu huy động vốn của PG Bank- Chi nhánh Hà Nội.
Bảng 3.3 Cơ cấu huy động vốn của PG Bank- chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2012.
Đơn vị : Tỷ đồng.
Chỉ tiêu Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi
khác Tổng
31/12/2008 Giá trị 630,9 151,64 3,14 785,68
Tỷ trọng 80,3% 19,3% 0,4% 100%
31/12/2009 Giá trị 1200,95 467,6 13,45 1682
Tỷ trọng 71,4% 27,8% 0,8% 100%
31/12/2010 Giá trị 1525,65 399,43 13,48 1938,56
Tỷ trọng 78,7% 20,6% 0,7% 100%
31/12/2011 Giá trị 1392,87 308,39 11,99 1713,25
Tỷ trọng 81,3% 18% 0,7% 100%
31/12/2012 Giá trị 1469,32 309,61 10,74 1789,67
Tỷ trọng 82,1% 17,3% 0,6% 100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh PG Bank – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2012.)
Có thể thấy từ bảng trên, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lượng vốn huy động của PG Bank- chi nhánh Hà Nội trong các năm qua.
Trong suốt giai đoạn 2008-2012, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trong tổng lượng vốn huy động luôn đạt mức trên 70%, và đến năm 2012 đạt mức 82,1%.
Trong khi đó, lượng tiền gửi khác chỉ chiếm quy mô giao động từ 0,4% đến 0,8% trong giai đoạn này- một tỷ trọng không đáng kể, còn lại là tiền gửi thanh toán.sự sụt giảm của tiền gửi tiết kiệm trong năm 2009 và 2010 là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong việc huy động tiền gửi, làm cho lãi suất huy động vốn có những lúc lên đến gần 20%. Trong những năm 2011 và 2012, ngân hàng nhà nước đã quy định lãi suất trần cho hoạt động huy động vốn, với việc lãi suất trần liên tục giảm từ 14% về đến 9% năm 2012.Điều này, kết hợp với tâm lý bất an của người dân khi mà nền kinh tế đang suy thói ,đã làm tăng tỷ trọng lượng tiền gửi tiết kiệm lần lượt lên 81,3%
và 82,1% trong giai đoạn 2011-2012.Với lượng tiền gửi tiết kiệm cao, chi nhánh có thể có một nguồn vốn tương đối ổn định để phục vụ cho hoạt động cho vay của mình.