II. Thực trạng hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PG Bank chi nhánh Hà Nội
3.2. Tỷ trọng các khoản cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo các hình thức phân loại khoản vay
3.2.2. Tỷ trọng các khoản cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo mục đích sử dụng vốn
Phân loại các khoản vay theo mục đích sử dụng vốn vay là việc phân loại các khoản cho vay của ngân hàng theo phương án sử dụng vốn của doanh nghiệp.Việc phân loại này sẽ giúp ngân hàng có một cái nhìn tổng quan hơn về các ngành , nghề kinh doanh mà mình đang cấp vốn.Từ đó, ngân hàng có thể xác định được ngành nghề nào có độ an toàn cao, ngành nghề nào co rủi ro cao, mang lại nguy cơ mất vốn cho ngân hàng.Vì vậy, ngân hàng có thể có
các điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả cho vay của mình.
Có nhiều ngành nghề khác nhau mà ngân hàng tài trợ vốn.Tuy nhiên, với doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần lớn vốn của ngân hàng được tài trợ cho một số ngành nghề chính.Sau đây là thống kê về một số ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ được chi nhánh Hà Nội cấp vốn.
Bảng 3.10.Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo ngành kinh tế tại chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2012.
Ngành kinh tế 2008 2009 2010 2011 2012
Nông,lâm nghiệp 2% 2% 2% 1% 0%
Nuôi trồng thuỷ sản 3% 3% 2% 1% 1%
Khai khoáng 7% 11% 16% 18% 23%
Xử lý, tái chế 5% 7% 7% 4% 5%
Xây dựng 18% 11% 8% 10% 4%
Thương mại 41% 44% 47% 48% 51%
Giao thông vận tải 8% 8% 4% 4% 4%
Nhà hàng, nhà nghỉ 16% 14% 14% 14% 12%
(Nguồn : Phòng kế toán chinh nhánh Hà Nội-PG Bank.)
Như đã thấy ở bảng trên, chi nhánh Hà Nội chủ yếu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên 8 lĩnh vực kinh doanh chính.Trong giai đoạn từ 2008- 2011, có thể nhận thấy tỷ trọng các khoản vay theo ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể.
Trong suốt thời kì 2008-2012, thương mại luôn là ngành kinh doanh nhận được sự ưu tiên cao nhất của ngân hàng. Tỷ trọng cho vay kinh doanh thương mại tại chi nhánh Hà Nội luôn đạt mức trên 40% kể từ năm 2008, và có xu hướng tăng đều qua các năm.Đến năm 2012, tỷ trọng này đã đạt đến 51%, tức là hơn một nữa dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh là cho vay hoạt động thương mại.Nguyên nhân của sự gia tăng này là do, các khoản vay thương mại thường là các khoản vay ngắn hạn, thường chỉ từ 4-6 tháng.Điều này phù hợp với chính sách cho vay của PG Bank trong thời kì này, là ưu tiên cho vay các khoản vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro.Chính vì vậy mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm trong lĩnh vực thương mại có nhiều cơ hội để tiếp cận với vốn vay tại chi nhánh hơn.Ngược lại, các
khoản vay để kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản, nông lâm nghiệp lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của PG Bank. Trong khi các khoản vay nuôi trồng thuỷ sản chỉ ở mức 3% năm 2008 và giảm dần về 1% vào năm 2012, thì vay nông, lâm nghiệp chỉ đạt 2% trong phần lớn giai đoạn này, và giảm về 0% trong năm 2012.Lý do của việc này là do nông , lâm nghiệp thuỷ sản là những ngành kinh doanh mang tính thời vụ , và tiểm ẩn rủi ro lớn.Đây cũng là một trong những ngành kinh tế mà PG Bank hạn chế cho vay.Trong tình trạng suy thoái của nền kinh tế, rủi ro tiềm ẩn trong những ngành này đang ngày càng tăng lên.Chính vì vậy, kể từ năm 2011, PG Bank đã hầu như không chấp nhận các khoản cho vay trên lĩnh vực này.Một ngành kinh tế khác cũng có mức giảm mạnh trong tỷ trọng cho vay của chi nhánh là xây dựng, khi tỷ trọng vay vốn đã giảm từ 18% năm 2008 về 4% năm 2012.Mức giảm này một phần là do tổng dư nợ cho vay của chi nhánh tăng mạnh trong cả thời kì, trong khi dư nợ cho vay của ngành không có nhiều thay đổi.Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy là PG Bank đang hạn chế cho vay xây dựng, do các khoản vay này thường có thời hạn dài, và vì vậy tiềm ẩn rủi ro lớn.
Mặt khác, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc ngành khai khoáng của PG Bank lại có mức tăng ấn tượng trong thời kì 2008-2012. Tỷ trọng cho vay ngành khai khoáng tăng dần trong suốt thời kì, và đã tăng từ 7% vào năm 2008 lên đến 23% vào năm 2012. Về con số tuyệt đối, với sự tăng lên nhanh chóng của tổng dư nợ, có nghĩa là quy mô dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc ngành khai khoáng cũng tăng mạnh mẽ.Điều này la do khai khoáng là một ngành kinh doanh ổn định trong giai đoạn này.Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khai khoáng vay vốn tại chi nhánh thường làm nhiệm vụ bóc vỉa mỏ quặng và vận chuyển đất đá, và hầu hết đều có hợp đồng với Vinacomin.Vì vậy mà độ an toàn khi cho vay ngành này là tương đối cao, dẫn đến việc chi nhánh ưu tiên cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này.
Trong khi đó, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh
trong lĩnh vực xử lý, tái chế cũng như trong lĩnh vực nhà hàng, nhà nghỉ lại tương đối ổn định trong suốt giai đoạn 2008-2012, mặc dù cũng có một số biến đông nhỏ.Về tương đối, tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc ngành xử lý tái chế biến động nhẹ từ 5-7% , trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh nhà nghỉ ,nhà hàng chiếm 14-16%.Tuy rằng về quy mô dư nợ, dư nợ cho vay các loại hình kinh doanh này tăng dần mỗi năm theo đà tăng của tổng dư nợ, nhưng nhìn chung chi nhánh đã không có nhiều thay đổi trong chính sách cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các lĩnh vực này.
Nhìn chung, có thể thấy trong thời kì từ 2008-2012, chính sách cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo ngành kinh tế của PG Bank nói chung và của chi nhánh Hà Nội nói riêng cũng đã có sự thay đổi lớn.Trong khi các ngành kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro như nông lâm nghiệp, thuỷ sản hay xây dựng bị hạn chế cho vay, thì các ngành kinh tế tiềm năng lớn như khai khoáng lại đang được ưu tiên, trong khi cho vay kinh doanh thương mại vẫn là ưu tiền hàng đầu. Điều này thể hiện sự nhạy cảm của PG Bank với sự biến động của nền kinh tế trong thời gian qua.
3.2.3.Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo phương