Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống đầy sôi động hiện nay, sự phát triển như vũ bão của các ngành kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của một loạt các nhà máy, xí nghiệp; đồng thời kéo the
Trang 1MỤC LỤC
Trang
PHẦN DẪN LUẬN 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Mục tiêu nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Những đóng góp của đề tài 7
7 Cấu trúc đề tài 8
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VÀ TỈNH PHÚ YÊN 9
1.1 Khái quát về du lịch sinh thái 9
1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái 9
1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái 11
1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái 12
1.1.4 Các yêu cầu của du lịch sinh thái 13
1.1.5 Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái 15
1.1.6 Các loại tài nguyên du lịch sinh thái cơ bản 16
1.2 Khái quát về tỉnh Phú Yên 17
1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 17
1.2.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên 26
Tiểu kết chương I 43
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI TỈNH PHÚ YÊN 45
2.1 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên 45
2.1.1 Một số loại hình du lịch sinh thái hiện nay của tỉnh 46
2.1.2 Các tuyến du lịch sinh thái 51
2.1.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái 54
2.1.4 Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái 59
2.1.5 Thực trạng công tác quy hoạch và quản lý sinh thái của tỉnh 62
2.2 Kết quả hoạt động từ du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên 63
2.2.1 Nguồn khách đến các điểm du lịch sinh thái của tỉnh 63
2.2.2 Tình hình doanh thu của các điểm du lịch sinh thái 65
2.2.3 Mức độ tác động của môi trường 66
2.2.4 Tình hình phát triển về lượng khách, doanh thu, lợi nhuận 67
Trang 22.3.1.Thế mạnh 69
2.3.2 Điểm yếu 70
2.3.3 Cơ hội 71
2.3.4 Thách thức 72
Tiểu kết chương II 75
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH PHÚ YÊN 76
3.1 Định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên 76
3.1.1 Định hướng chung 76
3.1.2 Định hướng cụ thể 76
3.2 Một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên 77
3.2.1 Giải pháp về phát triển du lịch bền vững 77
3.2.2 Giải pháp về môi trường xã hội 78
3.2.3 Giải pháp về cơ chế chính sách và thị trường 79
3.2.3.1 Cơ chế chính sách 79
3.2.3.2 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch 80
3.2.3.3 Quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch 81
3.2.3.4 Khả năng liên kết 91
3.2.4 Giải pháp về quy hoạch và đào tạo 93
3.2.4.1 Về quy hoạch 93
3.2.4.2 Về đào tạo 93
3.2.5 Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch 94
3.2.5.1 Phương tiện vận chuyển 94
3.2.5.2 Đầu tư cho cơ sở hạ tầng 95
3.2.5.3 Phát triển cơ sở lưu trú 99
3.2.6 Giải pháp về tổ chức quản lý 100
Tiểu kết chương III 101
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 111
TÓM TẮT ĐỀ TÀI BẰNG TIẾNG VIỆT 123
TÓM TẮT ĐỀ TÀI BẰNG TIẾNG ANH 125
Trang 3DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên 18
Hình 1.2: Biển Long Thủy - An Phú -Tuy Hòa 25
Hình 1.3: Vịnh Xuân Đài 28
Hình 1.4: Đầm Cù Mông 30
Hình 1.5: Ghềnh Đá Dĩa 32
Hình 1.6: Biển Tuy Hòa 33
Hình 1.7: Tháp Nhạn 34
Hình 1.8: Bãi Môn 36
Hình 1.9: Ngọn Hải Đăng – Mũi Đại Lãnh 37
Hình 1.10: Cảng Vũng Rô 38
Hình 2.1: Bản đồ du lịch Phú Yên 46
Hình 2.2: Bãi Môn – Mũi Điện 48
Hình 2.3: Núi Đá Bia 49
Hình 2.4: Rạn San Hô 50
Hình 2.5: CenDeluxe Hotel 57
Hình 3.1: Tháp Nhạn 84
Hình 3.2: Đàn đá Tuy An 85
Hình 3.3: Đua thuyền ở Đầm Ô Loan 86
Hình 3.4: Chùa Từ Quang 86
Hình 3.5: Chùa Thanh Lương 87
Hình 3.6: Cua Huỳnh Đế 87
Hình 3.7: Vực Phun 88
Hình 3.8: Suối nước khoáng Phú Sen 89
Hình 3.9: Cao nguyên Vân Hòa 89
Trang 4Hình 3.11: Suối Lạnh 90
Hình 3.12: Khách sạn Anh Tuấn 96
Hình 3.13: Khách sạn Thu Hường 96
Hình 3.14: Khách sạn Sài Gòn - Phú Yên 97
Hình 3.15: Khách sạn Ái Cúc 2 97
Hình 3.16: Khách sạn Lam Trà 97
Trang 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên 39
Bảng 2.1: Hiện trạng về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2000 - 2009 55
Bảng 2.2: Công suất phòng trung bình của các khách sạn ở Phú Yên 56
Bảng 2.3: Hiện trạng cơ cấu cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Phú Yên 58
Bảng 2.4: Hiện trạng lao động du lịch Phú Yên đã qua đào tạo năm 2000 - 2009 61
Bảng 2.5: Diễn biến lượng khách du lịch đến Phú Yên 2000 - 2009 63
Bảng 2.6: Thu nhập của ngành du lịch tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2000 - 2009 65
Bảng 2.7: Cơ cấu doanh thu du lịch Phú Yên, giai đoạn năm 2001 - 2009 68
Trang 6
PHẦN DẪN LUẬN
1 Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống đầy sôi động hiện nay, sự phát triển như vũ bão của các ngành kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của một loạt các nhà máy, xí nghiệp; đồng thời kéo theo quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư cùng với những vấn đề khác như khói bụi, ô nhiễm, tranh chấp, chen lấn,… Đời sống sinh hoạt đô thị làm con người ngày càng mệt mỏi và căng thẳng
Vì thế, để nghỉ ngơi, giải trí và giảm thiểu những căng thẳng trong cuộc sống, con người đang ngày càng có xu hướng tìm về và hòa mình vào thiên nhiên mỗi khi có thể Điều này đã giúp cho loại hình du lịch sinh thái ngày càng được nhiều người quan tâm và lựa chọn
Tỉnh Phú Yên là một trong những tỉnh có thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái với nhiều khu du lịch tuyệt đẹp và thơ mộng như: Bãi biển Đại Lãnh, Cảng Vũng Rô, Tháp Nhạn, Bãi biển Tuy Hòa, Khu sinh thái Thuận Thảo, Suối nước nóng, Suối nước lạnh, Thác Vực Phun, Thác Đá Bàn, Đập Đầm Cam, Đầm Ô Loan, Ghềnh Đá Dĩa, Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông và nhiều khu danh lam thắng cảnh khác, nhưng tiếc rằng do nhiều yếu tố khác nhau mà du lịch của tỉnh Phú Yên vẫn chưa thật sự phát triển
Là một người con của tỉnh Phú Yên, tôi muốn cố gắng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để giúp du lịch tỉnh nhà phát triển, đặc biệt là du lịch sinh thái, giới thiệu những hình ảnh đẹp về du lịch sinh thái của tỉnh Phú Yên đến với mọi người
và hy vọng từ những hình ảnh đó, ngày càng có nhiều người đến với Phú Yên để tham quan, du lịch, nghỉ ngơi và mua sắm, giúp tỉnh nhà ngày càng phát triển và thịnh vượng đúng nghĩa với tên gọi Phú Yên (vùng đất với hàm nghĩa “giàu có” và
“bình yên”) nhưng lâu nay đa số người dân Phú Yên chỉ được yên mà chưa được phú Đây chính là lý do tôi chọn đề tài:
“Phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên – Thực trạng và Giải pháp.”
Trang 7- 2 -
2 Lịch sử vấn đề
Lâu nay đã có nhiều tác giả quan tâm và đề cập đến du lịch tỉnh Phú Yên Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên trong tiến trình phát triển du lịch sinh thái vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung
Cuốn sách “Khảo sát về việc hoạch định biên giới Việt Nam - Lào: Chủ yếu nói về đoạn biên giới Quảng Ngãi - Bình Định – Phú Yên và Nam Lào” (Nguyễn
Ngọc Mô, 1900), đã đề cập đến vấn đề về đường biên giới của các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và một phần của nước Lào, trong đó có nói vài nét về tỉnh Phú Yên như đường biên giới, vị trí tiếp giáp của tỉnh Phú Yên với các tỉnh khác
Cuốn sách “Đánh giá tài nguyên nước và môi trường sống của hai tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa” (Bùi Đức Tuấn, 1996), nhà xuất bản Hà Nội - Viện khí tượng
thủy văn, viết về hiện trạng tài nguyên nước của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, vai trò của tài nguyên nước đối với sự sống của nhiều loài sinh vật trong đó có con người Đã đề cập đến hiện trạng các mạch nước ngầm, sông, suối, ao, hồ,… của tỉnh Phú Yên như về nguồn nước sạch và những nơi nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng của tài nguyên nước đến đời sống con người trong sinh hoạt, trồng trọt và sản xuất…
Cuốn sách “Phú Yên: Diện tích và Dân số” của nhà xuất bản sách Nha Địa
Cư năm 1971 nói về diện tích của tỉnh Phú Yên đồng thời phân loại địa hình và diện tích đất đang được sử dụng, dân số, mật độ dân số và các dân tộc đang sinh sống ở tỉnh Phú Yên
“Trăn trở cúng lễ hội đầm Ô Loan” trích từ báo Sài Gòn Giải Phóng ngày
02/03/1997 đề cập về những lễ hội được diễn ra hằng năm ở đầm Ô Loan cùng những trăn trở của người dân địa phương Vào ngày mùng 7 tháng Giêng tại xã An
Cư huyện Tuy An tổ chức lễ hội hằng năm gồm có: Đua thuyền rồng, sõng chài, sõng lưới, sõng chống sào, lắc thúng chai, ngoài ra còn có phần trình diễn: Múa siêu, múa lân, hòa bá đạo, cùng nhiều trò chơi dân gian đã thu hút hàng vạn người
về trảy hội
Trang 8“Tập trung khai thác kinh tế biển và dịch vụ du lịch: Thăm và làm việc với hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, nguyên thủ tướng Phan Văn Khải”, trích từ báo
Sài Gòn Giải Phóng ngày 13/03/1998, đề cập đến định hướng phát triển về kinh tế biển, tập trung khai thác các tiềm năng kinh tế biển ở hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa Đây cũng là sự khởi đầu cho việc phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên, đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ du lịch biển
“Ai làm cho đầm Ô Loan bị ô nhiễm nghiêm trọng”, trích từ báo Sài Gòn
Giải Phóng ngày 07/10/ 1998, đã phân tích, đánh giá thực trạng hiện tại của đầm Ô Loan và hướng khắc phục ô nhiễm tại đầm Ô Loan nhằm định hướng phát triển du lịch trong tương lai
“Đầu tư gần hai tỷ đồng trùng tu di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn – Phú Yên, Thế Giới – Việt Nam”, trích từ báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 14/12/1998,
đã đặt ra một câu hỏi cho việc trùng tu Tháp Nhạn và trách nhiệm thuộc về ai Tại sao sau một thời gian dài xây dựng và trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, Tháp Nhạn
có những dấu hiệu bị xuống cấp Việc đầu tư hai tỷ đồng nhằm bảo tồn một nghệ thuật kiến trúc của người Chăm mà hiện nay đã mất mã di truyền về kĩ thuật xây dựng là đúng hay sai? Trong khi đó, Tháp Nhạn là một cảnh quan đẹp của thành phố Tuy Hòa bên bờ sông Đà Rằng, được xem là một trong những ngôi tháp lớn của người Chăm và ngày 16/11/1988, Bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận Tháp Nhạn - Núi Nhạn là di tích kiến trúc, nghệ thuật cấp Quốc gia
“Nuôi tôm gây ô nhiễm đầm Ô Loan”, trích từ báo Sài Gòn Giải Phóng ngày
20/03/1999, đề cập đến hậu quả của việc nuôi trồng thủy sản một cách đại trà do cơ quan địa phương không có những định hướng cụ thể Cụ thể là các hồ tôm của các
hộ dân đang thải ra một lượng nước thải lớn vào đầm Ô Loan, gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho đầm, một số lượng lớn các sinh vật trong đầm chết do ô nhiễm, làm mất đi vẻ đẹp vốn có của đầm Ô Loan Trong khi đó đầm Ô Loan được công nhận là Di tích thắng cảnh cấp Quốc gia ngày 27/09/1996
Trang 9- 4 -
“Trường ca tiếng cồng ông bà Hbia Lơ Đắc: dân tộc Chăm Phú Yên”, nhà
xuất bản Phú Yên _ Hội VHDG và VHCDT năm 2000, viết về những dấu tích, bảo tồn và phát huy những di sản phi vật thể tiếng cồng Hbia Lơ Đắc
“Mở thầu thi công Cảng Vũng Rô – Phú Yên”, trích từ báo Sài Gòn Giải
Phóng ngày 09/04/2001, nêu nội dung về xây dựng và bảo tồn cảng Vũng Rô, đầu
tư phát triển du lịch tại cảng Vũng Rô được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia ngày 18/06/1997
“Khám phá Gành Đá Đĩa xã An Ninh Đông – Tuy An – Phú Yên”, trích từ
cuốn tạp trí tiếp thị gia đình ngày 04/04/2002, miêu tả chi tiết về Gành Đá Đĩa Gành Đá Đĩa có chiều rộng khoảng 50m và trải dài hơn 200m, là một thắng cảnh thiên tạo hiếm thấy Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột, liền khít nhau, có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn, giống như những cái đĩa xếp chồng lên nhau nên mới có tên gọi là gành Đá Đĩa Có thể nói phong cảnh ở đây còn nguyên vẻ hoang
sơ và môi trường thiên nhiên thuần khiết sẽ để lại ấn tượng khó quên cho khách du lịch Gành Đá Đĩa được công nhận Di tích thắng cảnh cấp Quốc gia ngày 23/01/1997
“Phú Yên: Quy hoạch vùng kinh tế Đông Tác – Vũng Rô”, trích từ báo Sài
Gòn Giải Phóng ngày 6/8/2002, đề cập đến sự phát triển vùng kinh tế trọng điểm từ Đông Tác đến cảng Vũng Rô
“Phú Yên một thời để nhớ: Hồi ký lịch sử _tập 2” của nhiều tác giả, xuất bản
năm 2003, ca ngợi mảnh đất và con người Phú Yên trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử Một mảnh đất gánh chịu bao đau thương của chiến tranh, con người ở đây hiền lành, chất phát, mộc mạc, chịu nhiều mất mát do chiến tranh để lại
Cuốn sách “Phú Yên miền đất ước vọng” của tác giả Trần Huyền Ân, xuất
bản năm 2004, là một quyển sách trong toàn bộ công trình Việt Nam các vùng văn hoá, nhằm giới thiệu những diện mạo văn hoá của từng địa phương, gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể, những gì hiện tồn tại, những gì đang phát triển hay phục hồi, những gì chỉ là phế tích, những gì đã mai một, những gì vẫn còn mãi lắng sâu trong tiềm thức nhiều người Cuốn sách này đã giới thiệu khái quát vùng đất Phú Yên:
Trang 10Lịch sử hình thành, những nét cơ bản về tự nhiên, kinh tế, sau đó là phần tương đối
cụ thể về đất, nước, môi trường và con người: Các di tích, thắng cảnh, nhân vật lịch
sử, tiếp theo là các hình thức lễ hội, làng điệu dân ca, những sản vật đặc biệt, món
ăn địa phương, Bên cạnh đó còn có một số phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số
Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tái sinh rừng lá rộng thường xuyên sau khai thác và đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng ở tỉnh Phú Yên”
của Nguyễn Thành Mến và người hướng dẫn khoa học Phùng Ngọc Lan, Bảo Huy, Trường Đại Học Lâm Nghiệp (2005), nêu ra một số phương pháp để bảo vệ rừng lá rộng sau khi khai thác và cách nuôi dưỡng rừng với thổ nhưỡng, khí hậu và điều kiện thời tiết của tỉnh Phú Yên
Đối với ngành du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, việc nghiên cứu về loại hình du lịch này chưa nhiều Tài liệu nước ngoài nghiên cứu về tỉnh Phú Yên rất hiếm, tài liệu nghiên cứu trong nước về tỉnh Phú Yên còn ít và chủ yếu chỉ tập trung ở các khía cạnh nhỏ như về lễ hội, ô nhiễm môi trường, định hướng phát triển nhưng không toàn diện mà chỉ ở một khu vực nhỏ hay chỉ đơn thuần là một thắng cảnh trong nhiều thắng cảnh du lịch ở tỉnh Phú Yên Đối với ngành du lịch tỉnh Phú Yên, đặc biệt là du lịch sinh thái thì vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu
Tỉnh Phú Yên chưa đặc biệt chú trọng việc phát triển du lịch sinh thái, tầm quan trọng của du lịch sinh thái đối với vùng đất, con người Phú Yên nói riêng và đất nước nói chung Vì vậy, nghiên cứu du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên và đưa ra giải phát để phát triển đang thực sự cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội và phục vụ nhu cầu, tham quan, tìm hiểu, nghỉ dưỡng của du khách thời nay
Trang 11- 6 -
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu toàn diện các yếu tố liên quan đến phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Phú Yên
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, đặc biệt
là những vùng du lịch nổi tiếng của tỉnh như: Vũng Rô, Tháp Nhạn, Đầm Ô Loan, Vịnh Xuân Đài, Mũi Điện - Bãi Môn, Biển Long Thủy, Biển Tuy Hòa, Ghềnh Đá Dĩa, Núi Thơm, Núi Chóp Chài, Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh, Chùa Đá Trắng, trong thời gian 10 năm trở lại đây đồng thời định hướng phát triển du lịch sinh thái trong tương lai
4 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu những tiềm năng, hiện trạng và các định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên
Xác định rõ những tiềm năng cụ thể có giá trị cao để phát triển loại hình du lịch sinh thái tại đây
Nêu lên những hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên trong thời gian qua
Tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất góp phần đưa du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên lên một tầm cao mới và khai thác một cách triệt để những tiềm năng sẵn có
5 Phương pháp nghiên cứu
Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, tổng hợp từ các nghiên cứu của các ngành khác như nhân học, xã hội học, tâm lý học, văn học, ngôn ngữ học, Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như:
Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Đây là phương pháp quan trọng, hỗ trợ cách nhìn hệ thống, giúp quan sát quá trình vận động và biến đổi trong nhận thức về phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Phú Yên từ xưa đến nay
Phương pháp lịch sử: Phương pháp này nhằm giúp bổ sung cách nhìn hệ thống từ lịch đại đến đồng đại để xem xét vấn đề một cách hệ thống và có trình tự
Trang 12Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp này nhằm tổng hợp và phân tích những thông tin, tài liệu, số liệu từ các loại sách, tạp chí chuyên ngành, các bài viết, những nghiên cứu có liên quan trên internet để đưa vào bài nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thực địa, thu thập tài liệu: Phương pháp nghiên cứu giúp cho đề tài có những trải nghiệm thực tế, thu thập tài liệu về tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, đồng thời thu thập thông tin, số liệu để bổ sung cho đề tài hoàn chỉnh hơn
Phương pháp toán học: Thống kê, so sánh, tổng hợp và mô hình hóa sau khi thu thập thông tin về tiềm năng, hiện trạng du lịch sinh thái ở tỉnh Phú Yên Thống
kê, sắp xếp số liệu một cách hợp lý, hệ thống, lôgic Phân tích, so sánh các tiềm năng và hiện trạng ấy với các địa phương khác nhau ở trong và ngoài tỉnh, đặc biệt
là các khu vực đang phát triển loại hình du lịch sinh thái Sau khi có kết quả nghiên cứu công trình trên thì sẽ xây dựng các mô hình để dễ đọc và dễ hiểu cho tất cả mọi người Đồng thời việc nghiên cứu phải kết hợp sử dụng phương pháp quan sát điền
dã thực tế tại điểm đến và phương pháp tổng hợp số liệu
6 Những đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học: Đây là đề tài ít nhiều đã có một số công trình quan tâm nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu tại tỉnh Phú Yên Vì vậy, đề tài ra đời sẽ đóng góp thêm cho ngành du lịch một cái nhìn chung về vùng du lịch mới phát triển
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, nhận định được thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức ảnh hưởng tới quá trình hình thành và mở rộng phát triển du lịch tại tỉnh Phú Yên, đề tài đưa ra những chiến lược, giải pháp và kiến nghị về quá trình mở rộng phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiểu biết của cộng đồng, ban lãnh đạo tỉnh, nhà quản lý, hướng dẫn viên về ý thức, trách nhiệm đối với việc phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên Kết quả nghiên cứu đề tài này có thể làm căn cứ khoa học cho việc khai thác có hiệu quả thế mạnh của tỉnh trong sự phát triển du lịch sinh thái
Trang 13Chương 2, “Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên”, giới thiệu về điều kiện phát triển và thực trạng khai thác du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên
Chương 3, “Định hướng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên”, đề cập đến một số định hướng cũng như tìm ra các giải pháp khả thi nhất
để phát triển du lịch sinh thái tại đây
Trang 14CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI
VÀ TỈNH PHÚ YÊN
1.1 Khái quát về du lịch sinh thái
1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch còn khá mới mẻ so với các loại hình
du lịch khác Du lịch sinh thái có thể được bắt nguồn từ những cuộc dạo ngoài trời với mục đích thư giãn và mong muốn gần gũi với thiên nhiên Bao gồm những người đến các khu tự nhiên hoang dã hay các khu bảo tồn; những người đi cắm trại, ngủ nghỉ trong những lều bạt hay trong nhà của người dân địa phương; những người
đi leo núi, đi bộ xuyên rừng hay đi thuyền trên suối, đều có thể được coi là những khách du lịch sinh thái
Có thể nói du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối rộng lớn, được hiểu theo nhiều cách nhìn khác nhau từ các cá nhân và tổ chức nghiên cứu
Ban đầu, dưới nhận thức của một số người, du lịch sinh thái được hiểu dưới dạng như một loại hình du lịch được hình thành từ việc kết hợp ý nghĩa của hai từ
ghép là “du lịch” và “sinh thái” trước đó vốn đã quen thuộc với nhiều người
Nhưng cũng có nhiều người lại cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái hay khu vực diễn ra các hoạt động du lịch sinh thái Những quan niệm ban đầu này đã dần hình thành nên định nghĩa về du lịch sinh thái về sau
Định nghĩa đầu tiên về du lịch sinh thái là của Hector Ceballos – Lascurain,
ông được xem là nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động thực vật cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong khu vực này” Định nghĩa này đã tổng hợp khá đầy đủ về
Trang 15- 10 -
du lịch sinh thái, nhưng chỉ dừng lại ở sự “trân trọng tự nhiên” mà còn thiếu các
yếu tố khác như phát triển cộng đồng hay phát triển bền vững
Định nghĩa của Hiệp hội du lịch sinh thái Ôxtrâylia: “Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, trong đó bao gồm các nhân tố giáo dục và được quản lí bền vững về mặt sinh thái” theo định nghĩa này thì lại nhấn mạnh hai nhân tố chủ
yếu trong du lịch sinh thái là quản lí bền vững và giáo dục
Các định nghĩa ra đời sau được tổng hợp đầy đủ, nhận định sâu sắc hơn nhưng theo tôi định nghĩa được xem là ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa nhất là của Hiệp hội du
lịch sinh thái quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”
Ở Việt Nam, định nghĩa về du lịch sinh thái đã được đưa vào trong Luật Du lịch
có nội dung như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng hướng tới phát triển bền vững” Định nghĩa trên đã nêu một cách khái quát khá đầy đủ đặc tính của loại
yếu tố “du lịch” và “sinh thái”, cho tới nay nội dung về du lịch sinh thái đã có cách
nhìn tích cực hơn và trở thành loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, thể hiện ở tính giáo dục và diễn giải về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn sinh thái và đem lại lợi ích chung cho cộng đồng địa phương Điều này đã khiến cho
du lịch sinh thái trở thành một loại hình du lịch riêng, hoàn toàn không đồng nghĩa
Trang 16với du lịch thiên nhiên hay du lịch môi trường mặc dù cũng lấy các hệ sinh thái làm đối tượng
1.1.2 Các đặc trƣng cơ bản của du lịch sinh thái
Có thể nói, các loại hình du lịch đều phát triển trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử của những khu vực có tiềm năng, đi kèm với các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ để hình thành các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu khách tham quan Trong quá trình phát triển đã hình thành những đặc trưng riêng chứa trong mỗi loại hình du lịch và du lịch sinh thái cũng vậy
Đặc trưng thứ nhất của du lịch sinh thái là dựa trên sự hấp dẫn về tự nhiên với các đối tượng là những khu vực có các đặc điểm phong phú về tự nhiên, đa dạng
về sinh học và những nét văn hóa bản địa đặc sắc Chính vì vậy, đa phần các hoạt động du lịch sinh thái thường được diễn ra ở khu vực các vườn quốc gia, các khu vực gần gũi với thiên nhiên hay các khu bảo tồn thiên nhiên, nhiều cây xanh
Đặc trưng thứ hai của du lịch sinh thái là sự phát triển các hoạt động du lịch sinh thái luôn bao gồm các yếu tố bảo tồn và quản lý bền vững về sinh thái đi kèm với giáo dục về môi trường Những yếu tố này cũng là một trong những đặc trưng quan trọng của du lịch sinh thái Thêm nữa, khách du lịch sinh thái đích thực là những khách mong muốn được gần gũi, tiếp xúc với môi trường sinh thái vì đơn giản chỉ là muốn được hòa mình với thiên nhiên Vì thế, bên cạnh việc giáo dục môi trường nhằm mục đích nâng cao hiểu biết cho người dân thì nên có những hoạt động giáo dục cho du khách, cộng đồng và chính ngành du lịch nhằm làm thay đổi thái độ của mọi người đối với giá trị bảo tồn và sẽ góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch sinh thái trong những khu bảo tồn thiên nhiên
Đặc trưng thứ ba của du lịch sinh thái là phải đảm bảo cải thiện đời sống, tăng lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi trường của khu vực du lịch sinh thái, đồng thời hỗ trợ sự phát triển đời sống cộng đồng người dân địa phương
Đặc trưng thứ tư của du lịch sinh thái là phải thỏa mãn nhu cầu muốn trải nghiệm cho khách tham quan Phần lớn du khách khi tham gia các hoạt động du lịch sinh thái thường có mong muốn được hòa mình trong môi trường thiên nhiên Qua
Trang 17- 12 -
đó, mức độ đáp ứng nhu cầu cho du khách sẽ thể hiện ở chất lượng của hoạt động
du lịch sinh thái Vì vậy, các dịch vụ du lịch làm hài lòng về mặt trải nghiệm thiên nhiên cho du khách nên được đặt lên hàng đầu
1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái
Với đặc trưng là dựa vào sự hấp dẫn về tự nhiên và hướng tới sự phát triển bền vững, các nguyên tắc của du lịch sinh thái không chỉ dành cho các nhà quy hoạch, các nhà quản lí hay các nhà điều hành mà còn dành cho cả những người hướng dẫn viên và cộng đồng người dân địa phương
Hoạt động du lịch sinh thái cần được tuân theo một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, sử dụng thận trọng những nguồn tài nguyên môi trường, kích thích
sự bảo tồn và giảm thiểu các nguồn tiêu dùng gây rác thải Đi kèm với đó là các hoạt động bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái Vì vậy, mọi hoạt động du lịch sinh thái cần phải được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu những tác động không mong muốn tới môi trường thiên nhiên
Thứ hai, phát triển ở mức độ vừa và nhỏ đồng thời hợp nhất với các ngành kinh tế khác, tạo nên những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phương thông qua việc tạo điều kiện cho người dân tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái cộng đồng nhưng phải có qui hoạch cụ thể của tỉnh và không được phép làm đại trà để bảo vệ môi trường thiên nhiên Phát triển du lịch sinh thái bao gồm việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương, như tuyển một số hướng dẫn viên là người dân địa phương để hướng dẫn du khách tham quan, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho du khách, có các sản phẩm lưu niệm của địa phương cho khách, Từ đó mà cuộc sống của người dân địa phương sẽ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái
Thứ ba, các chiến lược nghiên cứu và phát triển thị trường cần tôn trọng môi trường tự nhiên, không nên làm xói mòn nền văn hoá và xã hội của địa phương Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có
Trang 18một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái
Bên cạnh đó, cũng cần tạo ra khả năng hấp dẫn một lượng lớn khách du lịch Thường xuyên cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về khu vực đến thăm, đảm bảo tính giáo dục môi trường và làm hài lòng du khách
1.1.4 Các yêu cầu của du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái cần dựa trên các yêu cầu sau:
Dựa trên cơ sở các hệ sinh thái điển hình
Một trong những yêu cầu tiên quyết để du lịch sinh thái được hình thành và phát triển là phải có các hệ sinh thái điển hình và có tính đa dạng sinh học cao, đi kèm là các yếu tố văn hóa - nhân văn bản địa Điều này đã giải thích lý do tại sao du lịch sinh thái thường được phát triển ở những địa điểm có tính đa dạng sinh học cao như các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia
Yêu cầu giáo dục trong du lịch sinh thái trước hết phải đảm bảo đầy đủ các thông tin trước chuyến đi cho du khách nhằm cung cấp những thông tin khái quát nhất cho khách du lịch và giúp họ phần nào định hình được điểm đến thông qua nhiều hình thức khác nhau như qua báo, đài, tivi, radio, sách báo, internet, các ấn phẩm, qua các công ty lữ hành, các hướng dẫn viên, các tờ rơi, tờ gấp,…
Để giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn viên cần phải am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng Có như vậy, trong quá trình thuyết minh hướng dẫn viên mới có thể nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và nâng cao nhận thức cho du khách
Trang 19- 14 -
Sử dụng lãnh thổ du lịch phù hợp với bảo tồn
Một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, sẽ thu hút ngày càng đông khách du lịch tới thăm Bên cạnh việc có nguồn tài nguyên phong phú thì cần đảm bảo chất lượng du lịch, hạn chế những tác động có hại cho môi trường du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách tham quan Từ đó cho thấy, du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa
Sức chứa du lịch đã được UNWTO định nghĩa như sau: “Sức chứa du lịch là mức độ sử dụng của khách tham quan mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách và để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên”
Ngoài định nghĩa trên thì định nghĩa về sức chứa còn được hiểu dưới bốn khía cạnh khác là vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội
Đứng trên khía cạnh vật lý thì sức chứa ở đây có thể được hiểu là lượng khách thực tế tối đa mà điểm đến du lịch sinh thái có thể tiếp nhận
Đứng trên khía cạnh sinh học thì sức chứa lại được hiểu là những nguy cơ và tác động có thể được gây ra bởi khách du lịch sinh thái, làm ảnh hưởng tới môi trường mà nguyên nhân là do lượng khách vượt quá khả năng tiếp nhận của địa điểm diễn ra hoạt động du lịch sinh thái
Đứng trên góc độ xã hội thì sức chứa được xem là giới hạn về lượng khách tham quan Sự vượt quá ngưỡng nhất định từ các tác động tích cực của hoạt động du lịch làm xuất hiện sự suy thoái về cả văn hóa và xã hội cũng như lối sống của cư dân địa phương
Đứng trên khía cạnh tâm lý thì sức chứa được hiểu là vượt quá giới hạn về số lượng của các nhóm khách tham quan Những tác động này có thể làm ảnh hưởng tới sự hài lòng, sự thích thú hay kinh nghiệm du lịch của các nhóm du khách
Du lịch sinh thái muốn tiếp tục duy trì và phát triển thì cần đạt được mức độ
sử dụng tự nhiên hợp lí thông qua việc sử dụng lãnh thổ du lịch phù hợp với bảo tồn
và tổ chức hoạt động du lịch trong khu vực cho phép
Trang 20Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương
Các hoạt động du lịch sinh thái cần có sự tham gia của cộng đồng địa phương thông qua các biện pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng Qua đó, dân cư địa phương có thể phát huy được vai trò làm chủ của mình trong việc quản lí tài nguyên, giám sát các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ và tham gia trực tiếp vào các hoạt động bổ trợ du lịch như làm hướng dẫn địa phương, cung cấp thực phẩm, địa điểm lưu trú hay các mặt hàng lưu niệm cho du khách
Để thực hiện được mục tiêu này, thì bên cạnh việc quan tâm tới đời sống cộng đồng, sử dụng hiệu quả nguồn lực địa phương thì cần yêu cầu người dân phải cam kết sử dụng sản phẩm địa phương, để không làm mất đi sản phẩm truyền thống Bên cạnh đó, các nhà quản lí và các nhà qui hoạch phải hoạt động sao cho cộng đồng địa phương vẫn phải duy trì các nền kinh tế khác, mà trước đây địa phương đã từng có
1.1.5 Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch bao gồm các điều kiện về tự nhiên, các đối tượng văn hóa
và lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch
Nói đến tài nguyên du lịch sinh thái, ta không thể không nhắc đến các nguồn tài nguyên gắn liền với các yếu tố thiên nhiên
“Tài nguyên du lịch sinh thái là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc các khu du lịch sinh thái; bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các
di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được
sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu về du lịch sinh thái.”
Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm tài nguyên đang được khai thác và tài nguyên có triển vọng sẽ khai thác Khả năng khai thác đó phụ thuộc vào các yếu tố:
- Khả năng tìm kiếm, nghiên cứu, phát hiện, đánh giá các tiềm năng của tài nguyên và đưa các tài nguyên đó vào sử dụng
- Khả năng tiếp cận khai thác các tiềm năng của tài nguyên du lịch sinh thái
Trang 21Tóm lại: Tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú Bên cạnh
một số loại tài nguyên thường được khai thác và phục vụ nhu cầu của khách như các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt có tính đa dạng sinh học cao với nhiều sinh vật đặc hữu, quý hiếm, việc phát triển du lịch sinh thái còn gắn liền với các giá trị văn hóa bản địa Đặc biệt các giá trị này phải có sự hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên như các lễ hội, sinh hoạt truyền thống dân tộc
1.1.6 Các loại tài nguyên du lịch sinh thái cơ bản
Do đặc điểm của địa hình và khí hậu nên tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú Một số loại tài nguyên có khả năng khai thác để phát triển du lịch sinh thái bao gồm:
Các hệ sinh thái tự nhiên cơ bản:
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
Hệ sinh thái biển đảo
Hệ sinh thái vùng cát ven biển
Hệ sinh thái đất ngập nước
Hệ sinh thái san hô
Hệ sinh thái sông hồ
Hệ sinh thái núi cao
Hệ sinh thái nhiệt đới ẩm thường xanh
Các hệ sinh thái này thường tập trung chủ yếu ở các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển hay các vườn quốc gia nên rất thuận lợi cho việc đa dạng các loại hình du lịch sinh thái
Các giá trị văn hóa bản địa gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên bao gồm các kiến thức về canh tác, các đặc điểm sinh hoạt truyền thống của cộng
Trang 22đồng cư dân, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng đồng dân cư bản địa nơi đến,…
1.2 Khái quát về tỉnh Phú Yên
1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Phú Yên là một trong những tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía bắc giáp tỉnh Bình Định
Phú Yên có diện tích tự nhiên là 5.045km2 và diện tích vùng biển trên 6.900km2, đường bờ biển dài 189km Có dân số là 861.993 người (điều tra dân số 1/4/2009) trong đó thành thị 20%, nông thôn 80%, lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số (Nguồn: Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020)
Trong tổng số 30 dân tộc: Kinh, Ê Đê, Chăm, Ba Na, Hoa, Tày, Nùng, Dao, đang sinh sống ở Phú Yên, dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ cao nhất Những cư dân sinh sống lâu đời nhất trên đất Phú Yên là dân tộc Kinh, Chăm, Ê Đê, Ba Na, Hoa
Nhìn chung, tỉnh Phú Yên có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc thông thương kinh tế, có đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua, có sân bay Tuy Hòa, cảng biển Vũng Rô Phú Yên nối liền với vùng Tây Nguyên bằng Quốc lộ
25, tỉnh lộ 645 và hưởng chung nguồn nước sông Ba
Biển Đông có nhiều loài hải sản phong phú, trữ lượng lớn và có thể đánh bắt quanh năm Bờ biển dài 189km từ Cù Mông đến Vũng Rô có nhiều bãi tắm đẹp, xen kẽ rất nhiều đầm, vịnh, vũng, mũi, điển hình là Đầm Cù Mông, Đầm Ô Loan, Vịnh Vũng Rô và Vịnh Xuân Đài đều là những tiềm năng có giá trị phát triển du lịch sinh thái
Vị trí địa lý quan trọng đã tạo nên cơ hội thuận lợi để Phú Yên phát triển ngành du lịch sinh thái: Tỉnh có thể kết nối dễ dàng với khu vực Tây Nguyên bằng đường bộ, đường hàng không và đường sắt trong tương lai, thúc đẩy khả năng giao lưu kinh tế - xã hội cho cả vùng Tây Nguyên và các khu vực khác của đất nước
Mặt khác, ưu thế ngã ba giao lưu phát triển kinh tế - xã hội của Phú Yên còn thể hiện ở khả năng kết nối kinh tế với cả hai đầu Nam - Bắc như vùng kinh tế trọng
Trang 23- 18 -
điểm Miền Trung (Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định), các trung tâm du lịch lớn cả nước (Lâm Đồng, Khánh Hòa) và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, )
Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên
(Nguồn: http://khudothimoi.com )
Trang 24Đất đai, thổ nhƣỡng: Tỉnh Phú Yên có tổng diện tích tự nhiên là 5.045km2, đất đai Phú Yên được hình thành trên mẫu đất phù sa với ba loại đá chính là: Granit, bazan, trầm tích Một số loại đất:
Đất cát biển 13.660 ha chiếm 2,6% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo bờ biển từ Sông Cầu đến Hòa Hiệp và dọc theo sông Đà Rằng, sông Kỳ Lộ Đất nằm ở địa hình bằng phẳng, có nơi lượn sóng, độ cao trung bình từ 2 - 10m
Đất mặn phèn 7.130 ha chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung
ở xã Hòa Tâm, Hòa Hiệp, Hòa Xuân,
Đất phù sa 51.550 ha chiếm 9,8% diện tích tự nhiên Đất này tập trung chủ yếu ở huyện Đông Hòa, Tây Hòa, thành phố Tuy Hòa, rải rác ở huyện Tuy An, Đồng Xuân, Sông Cầu
Đất xám 36.100 ha chiếm 6,9% diện tích tự nhiên Đất này tập trung ở huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh và một phần phía tây thành phố Tuy Hòa
Đất đen 18.050 ha chiếm 3,5% diện tích, phân bố ở phía nam huyện Tuy An,
xã Bình Kiến (thành phố Tuy Hòa), huyện Sông Hinh và Đông Sơn Hòa
Đất đỏ vàng chiếm 65% diện tích tự nhiên
(Nguồn: Viện nghiên cứu Phát triển du lịch)
Địa hình núi: Địa hình có đồng bằng xen kẽ núi Có ba huyện miền núi là:
Huyện Sông Hinh, huyện Sơn Hòa và huyện Đồng Xuân Có năm huyện và một thành phố có diện tích chủ yếu là đồng bằng: Huyện Phú Hòa, huyện Đông Hòa, huyện Tây Hòa và huyện Tuy An và thành phố Tuy Hòa Riêng thị xã Sông Cầu có diện tích đồng bằng và núi xấp xỉ nhau
Phú Yên có ba mặt là núi: Dãy Cù Mông ở Phía Bắc, dãy Vọng Phu - Đèo
Cả ở phía Nam, phía Tây là rìa đông của dãy Trường Sơn Ở giữa sườn đông của dãy Trường Sơn có một dãy núi thấp hơn đâm ngang ra biển tạo nên cao nguyên Vân Hòa, là ranh giới phân chia hai đồng bằng trù phú do sông Ba và sông Kỳ Lộ bồi đắp Diện tích đồng bằng toàn tỉnh là 816km2, trong đó riêng đồng bằng Tuy Hòa đã chiếm 500km2
, đây là đồng bằng màu mỡ nhất do nằm ở hạ lưu sông Ba chảy từ các vùng đồi bazan ở thượng lưu đã mang về lượng phù sa màu mỡ
Trang 25- 20 -
Núi cao nhất là núi Chư Ninh với chiều cao là 1.636m thuộc huyện Sông Hinh Ngoài ra, còn có các hòn núi khác như: Hòn Dù cao 1.470m và hòn Chúa cao 1.310m thuộc huyện Tây Hòa, núi Chư Treng cao 1.238m và núi La Hiên cao 1.318m thuộc huyện Đồng Xuân Các hòn núi khác chỉ cao khoảng 300 - 600m Có một núi không cao nhưng nằm ngay trong nội thị thành phố Tuy Hòa và rất nổi tiếng đó là Núi Nhạn Núi Nhạn nằm ngay bên cạnh sông Đà Rằng, có Tháp Nhạn
cổ kính vốn là một tháp Chàm của người Chămpa xưa
Địa hình đèo: Do nằm ở vị trí có nhiều dãy núi từ dãy Trường Sơn cắt ngang
ra biển nên tỉnh Phú Yên có rất nhiều đèo, dốc dọc theo Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1D và Quốc lộ 25
Một số đèo nổi tiếng như:
Đèo Cù Mông: Nằm trên dãy Cù Mông, thuộc thị xã Sông Cầu, dài khoảng 9km là ranh giới giữa Phú Yên và Bình Định với độ cao 245m
Đèo Cả: Dài khoảng 12km nằm trên dãy Đèo Cả, thuộc huyện Đông Hoà ngay dưới Đèo Cả là cảng Vũng Rô Đèo Cả là ranh giới giữa tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa
Đèo Quán Cau: Nằm ngay dưới chân đèo là Đầm Ô Loan nổi tiếng, thuộc Huyện Tuy An
Ngoài ra, còn có một số đèo, dốc như: Thị xã Sông Cầu có đèo Tùy Luật, đèo Nại, dốc Ba Ngoài, dốc Găng, dốc Quýt, dốc Gành Đỏ còn gọi là dốc Xuân Đài Huyện Tuy An có dốc Vườn Xoài còn gọi là dốc Đá Trắng, đèo Tam Giang, đèo Thị, dốc Bà Ền Huyện Đồng Xuân có đèo Cây Cưa, huyện Sông Hinh có đèo Bình Thảo và huyện Phú Hoà có đèo Dinh Ông
Địa hình hang, gộp: Do cấu tạo địa chất, tỉnh Phú Yên cũng có nhiều hang,
gộp ăn sâu vào núi tạo thành những cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, các hang gộp này là nơi đóng quân và trú ẩn của quân và dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
Một số hang, gộp tiêu biểu:
Huyện Tây Hòa có hốc Gạo, hốc Võ, hốc Răm, hốc Hoành, hốc Nhum
Trang 26Thành phố Tuy Hoà có hang Trai Thuỷ hay còn gọi hang Dơi ở núi Chóp
Chài, gộp Đá Bàn
Huyện Tuy An có hốc Bé, hốc Tạ
Thị xã Sông Cầu có hốc Bà Beo, gộp Hoà Lợi
Huyện Đồng Xuân có hốc Bà Chiền
Huyện Sơn Hoà có hang Thuồng Luồng, gộp Hòn Huyệnh, gộp Ma Tửu
Huyện Sông Hinh có hang Cồ
Địa hình sông suối: Sông ngòi phân bổ tương đối đều trên toàn tỉnh và có
một số đặc điểm chung là các sông đều bắt nguồn từ phía đông của dãy Trường
Sơn, chảy trên địa hình đồi, núi ở trung và thượng lưu, đồng bằng nhỏ hẹp ở hạ lưu
rồi đổ ra biển Trừ sông Ba các con sông còn lại đều ngắn và dốc, cửa sông đều có
hướng lệch về hướng Bắc, thường bị bồi lấp và bị ảnh hưởng chế độ thủy triều mặn
Lòng sông không ổn định, hai bên bờ ở nhiều đoạn sông thường xảy ra xói lở Phú
Yên có trên 50 con sông lớn, nhỏ Đặc biệt, hơn cả là ba con sông chính: Sông Kỳ
Lộ, sông Ba và sông Bàn Thạch
Sông Ba: Còn gọi là Eapa ở thượng lưu, ở hạ lưu gọi là sông Đà Rằng, bắt
nguồn từ dãy núi Ngọc Rô tỉnh Kon Tum và đổ ra cửa Đà Diễn thuộc thành phố
Tuy Hòa Đây là con sông lớn nhất miền Trung, diện tích lưu vực 13.220km2, tập
trung ở Gia Lai, Kom Tum, Đăk Lăk, phần diện tích ở Phú Yên có 2.420km2, chiếm
18,3% Chiều dài sông là 360km, phần trong tỉnh Phú Yên dài 90km Sông Ba có
tiềm năng thủy lợi lớn, tổng lượng nước đổ ra biển hàng năm là 9,7 tỷ m3
Sông Kỳ Lộ: Còn gọi là sông La Hiên ở thượng lưu và sông Cái ở hạ lưu,
đây là sông lớn thứ hai trong tỉnh Sông bắt nguồn từ dãy núi cao trên 1000m ở phía
Đông Nam tỉnh Gia Lai và Tây Nam tỉnh Bình Định Diện tích lưu vực 1950km2
, phần trong tỉnh Phú Yên là 1560km2 Chiều dài sông 102km, phần trong tỉnh Phú
Yên là 76km Hàng năm tổng lượng nước đổ ra biển khoảng 1,5m3 Trữ lượng điện
năng khoảng 160MW Trên sông đã có các công trình thủy lợi: Hệ thống đập Tam
Giang, đập Hòn Cao, đập Triêm Đức, đập Cây Vừng, đập Phú Hòa và theo quy
hoạch còn nhiều vị trí khác có thể xây dựng thêm các công trình thủy lợi
Trang 27- 22 -
Sông Bàn Thạch: Còn gọi là sông Bánh Lái ở đoạn phía trên và sông Đà
Nông ở phía gần biển Sông Bàn Thạch cũng là một bộ phận của sông Ba do đường
phân cách nước giữa sông Bàn Thạch và sông Ba không rõ rệt, khó xác định Theo
đường phân cách nước xác định, diện tích sông Bàn Thạch 590km2
, chiều dài sông chính 68km, đứng thứ ba trong tỉnh Gồm ba nhánh hợp thành là suối Đá Đen, sông
Trong và sông Mới Tổng lượng chảy 0,8 tỉ m3, trữ lượng điện năng lý thuyết
khoảng 30,8 MW, chủ yếu là nhánh Đá Đen 7,7 MW Trên sông đã có các công
trình thủy lợi: Trạm bơm Nam Bình, đập Phú Hữu, đập An Sang, hồ Hòn Đinh và
các vị trí quy hoạch khác như: Đập nước Nóng, đập Đá Đen, hồ Mỹ Tâm
(Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch)
Ngoài ra còn có các sông nhỏ hơn:
Huyện Đông Hòa có sông Bàn Thạch còn được gọi là sông Bánh Lái hoặc
sông Đà Nông
Huyện Sông Hinh có sông Hinh, sông Krông Năng Huyện Sơn Hòa có sông Cà Lúi, sông Thá, sông Con, sông Bà Lá
Thị xã Sông Cầu có sông Cầu
Huyện Tây Hòa có sông Con, sông Trong, sông Đồng Bò
Huyện Đồng Xuân có sông Trà Bương, sông Cô
Huyện Phú Hòa có sông Quy Hậu
Hệ thống Sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ với tổng diện tích lưu
vực là 16.400km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỉ m3, đảm bảo đủ nước tưới cho nông
nghiệp, thủy điện và sinh hoạt
Tỉnh có nhiều suối nước khoáng nóng như: Phú Sen, Triêm Đức, Trà Ô, Lạc
Sanh Ngoài ra, còn có nhiều tài nguyên trong lòng đất như: Diatomite khoảng 90
triệu m3, đá hoa cương nhiều màu khoảng 54 triệu m3, vàng sa khoáng khoảng 300
nghìn tấn (Trích nguồn: Theo Cẩm nang xúc tiến thương mại du lịch Phú Yên, số
liệu năm 2006)
Nước các sông có chất lượng tốt, chưa bị ô nhiễm có thể sử dụng cho nhiều
mục đích: Cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt Đây là
Trang 28nguồn nước sạch quý giá nên trong quá trình khai thác sử dụng cần có các biện pháp bảo vệ Về mặt du lịch sinh thái các sông ở Phú Yên cũng có thể khai thác để phục
vụ mục đích du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá, tìm hiểu, mạo hiểm, giải trí, lễ hội,
Địa hình đầm, vịnh: Do có khá nhiều sông, các dãy núi và biển ăn sâu đan
xen lẫn nhau nên Phú Yên có rất nhiều đầm, vũng, vịnh
Một số đầm, vịnh:
Thị xã Sông Cầu có Đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài, Vũng Lắm còn gọi là
Vũng Lấm hoặc Vũng Mắm, Vũng La, Vũng Chao
Huyện Tuy An có Đầm Ô Loan
Huyện Đông Hòa có Vũng Rô khá nổi tiếng Đây cũng là một cảng biển của đường Hồ Chí Minh trên biển trong lịch sử
Địa hình cao nguyên: Tỉnh Phú Yên có ba cao nguyên, nổi tiếng nhất là
Vân Hòa và hai cao nguyên còn lại là An Xuân và Trà Kê
Cao nguyên Vân Hòa là một vùng đất đỏ bazan, nằm ở độ cao 400m trên địa bàn các xã Sơn Xuân, Sơn Long và Sơn Định của huyện Sơn Hòa Nơi đây nổi tiếng với thơm, mít chợ Đồn
Cao nguyên An Xuân thuộc huyện Tuy An, nổi tiếng với trà An Xuân Cao nguyên Trà Kê nằm ở xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa
Có thể nói, từ những dạng địa hình trên khi nhìn vào bản đồ địa lý thì tỉnh Phú Yên tựa như một chiếc quạt khổng lồ lưng tựa vào phía rừng núi đại ngàn mặt hướng ra biển bao la Núi non chiếm phần lớn diện tích, đồng bằng chỉ là một lõm nan nhỏ nhờ phù sa hai con sông Ba và sông Cái bồi đắp, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân và ngành du lịch sinh thái trong tương lai
Đặc điểm khí hậu ở tỉnh Phú Yên
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, vừa chịu ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển nói chung, vừa chịu sự chi phối hoàn lưu khí quyển gió mùa khu vực Tỉnh Phú Yên chịu ảnh hưởng của nhiều luồng không khí đối lưu, nhiệt độ trung bình cao, nắng nhiều, mưa ít và lượng mưa phân bố không đều: Tập trung nhiều nhất ở
Trang 29- 24 -
vùng núi Chư Mu, Đèo Cả với lượng mưa trung bình trên 2.000 mm/năm; ít nhất là thung lũng sông Ba, sông Kỳ Lộ, sông Krông Pa với lượng mưa trung bình 1.200
mm/năm (Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên)
Tỉnh Phú Yên không có mùa đông lạnh, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa lũ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5°C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.600 - 1.700mm
Sự luân chuyển các hướng gió ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu, thời tiết của Phú Yên Các hướng gió chính trong năm theo hai mùa:
Mùa đông: Chịu ảnh hưởng của gió tín phong Đông Bắc với khí hậu nhiệt đới Thái Bình Dương Gió mùa Đông Bắc mạnh có thể ảnh hưởng đến tỉnh Phú Yên theo hai hướng: Hướng Bắc dọc theo sườn Đông dãy Trường Sơn và hướng lệch đông qua đường biển Vùng đồng bằng ven biển gió Bắc có tần suất 50 - 60 , gió Đông Bắc có tần suất dưới 30 , gió Đông Nam thỉnh thoảng xuất hiện vào các tháng mùa Đông với tần suất dưới 20
Mùa hạ: Không khí xích đạo bắt nguồn từ vùng biển Bắc Ấn Độ Dương kết hợp với một phần gió tín phong nam bán cầu vận chuyển lên phía bắc và được gió mùa hạ đem đến tỉnh Phú Yên theo hai luồng:
1 Luồng không khí từ phía Tây và Tây Nam thổi qua các dãy núi ở Hạ Lào
và Campuchia Sau khi để lại mưa ở sườn tây dãy núi Trường Sơn, luồng không khí này mang đến vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Việt Nam) cái nóng gay gắt và thời tiết khô do độ ẩm thấp
2 Luồng không khí xích đạo, bắt đầu từ nam Thái Bình Dương và một phần gió tín phong nam bán cầu thổi tới theo hướng Nam hoặc Đông Nam, luồng không khí này đi qua quãng đường dài trên biển nên độ ẩm cao, đem lại thời tiết mát mẻ hơn vào cuối mùa hạ Cũng như các đặc điểm chung của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh Phú Yên có gió bất, gió biển tuần hoàn quanh năm
Phú Yên có những lợi thế tuyệt vời để phát triển ngành du lịch sinh thái, về
vị trí địa lý cùng với sự đa dạng về địa hình như: Núi, đèo, cao nguyên, hang, gộp,
Trang 30đầm, phá, vịnh, sông, suối, Thích hợp để mở các khu nghỉ dưỡng, resort, nhà
hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí,…
Cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, bờ biển dài 189km với nhiều đầm, vũng, vịnh,
gành đá, bãi cát trắng và một số đảo nhỏ ngoài biển có hệ sinh thái và cảnh quan
đẹp, dân cư còn thưa thớt: Bãi biển Long Thủy, Bãi Xếp, Hòn Chùa, Hòn Yến, Hòn
Lao Mái Nhà, Đầm Ô Loan, Gành Đá Đĩa, Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông ở phía
Bắc; Núi Nhạn - Sông Đà và bãi biển Long Thủy thơ mộng được ví như một viên
ngọc bích, sẽ là điểm đến thiên đường cho nhiều du khách trong nước và quốc tế
Hình 1.2: Biển Long Thủy - An Phú - Tuy Hoà
(Nguồn: http://phuyentourism.gov.vn)
Bãi biển Long Thủy: Thuộc xã An Phú, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa
khoảng 12km về phía Bắc, gần quốc lộ 1A Long Thủy từ lâu được xem là bãi biển
đẹp và nổi tiếng của Phú Yên Bờ biển phẳng, cắt trắng mịn và sạch Bên cạnh bãi
Trang 31Ngược lên hướng Tây của tỉnh là một vùng rừng núi còn hoang sơ và nguyên sinh, khí hậu trong lành có khu bảo tồn thiên nhiên Krông - Trai, khu sinh thái cao nguyên Vân Hòa, lòng hồ thủy điện Sông Hinh, hồ Đồng Tròn, địa đạo Gò Thì Thùng, xuôi về Nam là Núi Đá Bia, Bãi Bàng, Bãi Tiên, Hòn Nưa, ngọn hải đăng Đại Lãnh nơi đón ánh bình minh đầu tiên của Tổ Quốc và cùng nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia
Về khí hậu, tỉnh Phú Yên với hai mùa mưa nắng cũng là một trong những lợi thế của tỉnh để xúc tiến du lịch theo mùa trong năm Khách du lịch sẽ được những trải nghiệm thực tế, được hòa mình vào thiên nhiên bao la rộng lớn Được sống cùng với những người dân chân chất, mộc mạc nhưng đậm nghĩa tình Với những
giọng hát ngọt ngào và sâu lắng: “Hạt gạo Tuy Hòa, hạt nghĩa hạt tình, trên đất quê mình, từng một nắng hai sương Hạt gạo Tuy Hòa, hạt mến, hạt thương, hạt chăm quê hương, hạt mang tới chiến trường,… Thương ai đêm đêm, luôn tay chày giã gạo, mồ hôi ướt áo, mà vẫn hát khúc tình ca Gạo giã xong rồi, còn chia bảy, chia ba” ( trích từ bài hát: Hạt gạo Tuy Hòa), đã làm say lòng người biết bao thế hệ
Nhắc đến Phú Yên là còn nhắc đến mảnh đất sứ “ Nẫu” với những nông dân
đậm nghĩa tình, anh hùng, kiên cường và bất khuất trong chiến tranh Còn trong thời bình những người nông dân ấy rất hăng say lao động và sản xuất làm giàu cho quê hương, Tổ Quốc
1.2.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên
Phú Yên một mảnh đất còn khá mới mẻ với cụm từ du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái Đây là mảnh đất mới cho những ai thích khám phá, tìm kiếm sự khác
Trang 32biệt Đi du lịch đối với nhiều người bây giờ không còn là đều gì quá xa xỉ hay xa vời như trước kia nữa Du lịch là một phần tất yếu trong cuộc sống của con người thời đại trước những căng thẳng, lo toan, ô nhiễm cùng vào đó là áp lực từ cuộc sống mưu sinh hằng ngày khiến cho con người trở nên mệt mỏi và kiệt sức, muốn được nghỉ ngơi thư giãn hoặc tìm quên, trốn tránh thực tại xã hội để tìm cho mình một góc riêng của bản thân, tìm cho mình một nơi yên bình để cho linh hồn được trú ngụ nhưng nếu đến với những điểm du lịch đã quá nổi tiếng như: Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu,… có lẽ là quá ồn ào, tấp nập hay cũng có thể là quá thân quen không còn gì để tìm hiểu và khám phá
Chính vì vậy, mà một vùng đất mới còn sơ khai như Phú Yên sẽ là một điểm đến lý tưởng cho những ai thích khám phá và ưa cái lạ Phú Yên một vẻ đẹp hoang
sơ và quyến rũ sẽ là thiên đường với nhiều du khách khi đến với mảnh đất và con người nơi đây Tuy nhiên cũng không phủ nhận Phú Yên còn quá mới đối với việc phát triển du lịch ngay ở chính cách quản lý, cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân viên chưa chuyên nghiệp thì cũng là một đều bất lợi cho ngành du lịch Nhưng cũng không vì vậy, mà làm mất đi vẻ đẹp vốn có của mảnh đất với nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái mà rất hiếm tỉnh nào có được
Những thiên đường lý tưởng du khách không thể bỏ qua khi đến với Phú Yên:
Vịnh Xuân Đài: Có diện tích mặt nước 130,45km2, được tạo thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa chạy dài ra biển độ 15km tạo thành bán đảo Xuân Thịnh bao bọc lấy Vịnh Xuân Đài và Đầm Cù Mông trông giống hình đầu con kỳ lân Khi đi đường bộ lên đến đỉnh dốc Găng nằm trên quốc lộ 1A, du khách có thể nhìn thấy toàn quang cảnh của vịnh được bao bọc bởi rừng dừa tạo thành hình vòng cung Thiên nhiên nơi đây đã tạo nên một bức tranh sơn thủy hài hòa và thơ mộng
Trong vịnh có nhiều vũng biển và bãi tắm đẹp như: Vũng La, Vũng Sứ, Vũng Chào và nhiều đảo, bán đảo như cù lao Ông Xá, Hòn Nhất Tự Sơn, Mũi Đá Mài, Mũi Tai Mã, Xuân Đài là một trong những vịnh được các chuyên gia đánh giá
là có tiềm năng du lịch lớn nhất nhì miền Trung với cảnh sắc hữu tình, có nhiều đảo, bãi tắm rất đẹp và hoang sơ
Trang 33- 28 -
Hình 1.3: Vịnh Xuân Đài
(Nguồn: http://baophuyen.com.vn/Phu-Yen )
Nơi đây đang được quy hoạch để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng,
du lịch thể thao nước, du lịch sinh thái biển Ngoài ra, Xuân Đài còn nổi tiếng vì có nhiều loại hải sản ngon và quý như: Ghẹ Sông Cầu, tôm hùm, cá mú, sẽ làm say lòng nhiều thi nhân lữ khách
“Xuân Đài bốn mặt núi non sông liền Thắng cảnh nước non để dấu truyền
Thánh đế đền xưa nêu dấu tích Tiên Châu chốn cũ hội phương thuyền
Trang 34Hai sông giáp một triều lên xuống
Ba mặt gành đôi đá ngửa nghiêng
Trùng điệp dương xanh lồng cát trắng Rừng cây nhân tạo giúp thiên nhiên.”
Vịnh Xuân Đài nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử: Vào những năm 1775 –
1801 là cuộc thủy chiến giữa quân Tây Sơn với nhà Nguyễn Trong chiến tranh thế giới thứ II, tàu hải quân của quân đội Nhật Hoàng bị phi cơ Đồng Minh bắn chìm giữa Vịnh Xuân Đài Năm 2011, Vịnh Xuân Đài được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia
Đầm Cù Mông: Là tên một vũng biển nhỏ ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
Còn có tên khác là Vũng Mồi, có diện tích khoảng 26,55km², dài nhưng hẹp, được bao bọc phía ngoài bởi khối núi Cù Mông chạy dài hơn 15km ra biển tạo nên bán đảo Cù Mông với nhiều phong cảnh đẹp mắt
Theo quốc lộ 1A du khách đi từ Bắc vào Nam, qua khỏi đèo Cù Mông là đến Đầm Cù Mông Đầm Cù Mông có mặt nước phẳng lặng, hai bên bờ là những vạt cỏ mềm mại, những đầm đầy hoa dại mang vẻ đẹp tự nhiên Đầm còn là nơi trú ngụ của nhiều loài hải sản quý hiếm như cá ngựa, sò đá, tôm hùm giống Khí hậu tại Đầm Cù Mông mát mẻ, là vùng nuôi tôm hùm thương phẩm lớn nhất của Phú Yên
Du khách khi đến đây sẽ có dịp tìm hiểu về những di chỉ khảo cổ học, những địa danh như: Hòn Nần, Miếu Công Thần, Hòn Hương, Bãi Tràm, Mả Chín Tầng là
di tích lịch sử về phong trào Tây Sơn và thưởng thức những món ăn đặc sản nổi tiếng của Đầm Cù Mông
Trang 35- 30 -
Hình 1.4: Đầm Cù Mông
(Nguồn: http://phuyentourism.gov.vn)
Ghềnh Đá Dĩa: Còn có tên khác là Gành Đá Đĩa, là một danh thắng thiên
nhiên kỳ thú về cảnh quan và độc đáo về địa chất ở Việt Nam, thắng cảnh này nằm tại xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
Dọc bờ biển của đất nước Việt Nam có rất nhiều gành đá, song có lẽ độc đáo
và hấp dẫn vào bậc nhất phải kể đến Ghềnh Đá Dĩa, có chiều rộng 50m và trải dài hơn 200m, là một thắng cảnh thiên tạo hiếm thấy Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột, liền khít nhau, có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn, giống như những cái đĩa xếp chồng lên nhau
Trang 36Theo kết quả nghiên cứu địa chất, đá ở Ghềnh Đá Dĩa là loại đá bazan được hình thành do hoạt động của núi lửa cách đây hàng triệu năm Nham thạch phun ra
từ miệng núi lửa gặp nước biển bất ngờ bị đông cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lực gây nên sự rạn nứt toàn bộ khối nham thạch theo mạch dọc, xiên, ngang khiến những cột đá bị cắt thành nhiều khúc
Ghềnh Đá Dĩa là một tập hợp các trụ đá hình lăng trụ xếp liền nhau, hòn nọ nối hòn kia kề với sóng nước Bãi đá trải rộng san sát nhau chung màu đen huyền
bí Có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng vẹo nhưng vẫn chồng chất tầng tầng trông như chồng bát dĩa nên có tên gọi là Ghềnh Đá Dĩa Nhìn từ xa, Ghềnh Đá trông giống một tổ ong thiên tạo khổng lồ vô cùng kỳ vĩ
Bên cạnh Ghềnh Đá Dĩa có một bãi biển dài khoảng 3km, cát trắng mịn, sạch
và nước biển luôn trong xanh là điều kiện tốt để hình thành một khu nghỉ dưỡng biển Đặc biệt, phong cảnh nơi đây còn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ và môi trường trong xanh thuần khiết
Ghềnh Đá Dĩa không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp huyền bí mà còn gắn liền với một truyền thuyết kho báu biến thành đá Xưa kia, có một người phú ông rất giàu có nhưng chẳng may vợ mất sớm, chưa kịp có với nhau đứa con nào Vốn
là người chung thuỷ, thương vợ nên ông đã không đi thêm bước nữa mà vào chùa tu hành Bao nhiêu của cải vàng bạc châu báu, ông đều đem phân phát cho người dân trong vùng để làm kế sinh nhai Số còn lại ông cất vào kho cạnh bờ biển, với dụng tâm là sau này khi đắc đạo, số của cải ấy sẽ đem ra xây dựng chùa chiền hoặc dâng tặng cho vị vua nào biết yêu thương dân như con Sau thời gian dài tu tập lãnh ngộ được phật pháp, ông theo phật về cõi niết bàn nhưng chưa kịp dùng số của cải kia cho ý định tốt đẹp ban đầu Biết có kho tiền cạnh bờ biển, nhiều kẻ nảy lòng tham đến kho cướp bóc, đốt kho, tuy nhiên tất cả kho báu đã biến thành đá
Trang 37Bãi biển thành phố Tuy Hòa: Ở phía đông thành phố Tuy Hòa, dọc theo
đường Độc Lập, là bãi biển cát trắng rộng 10m và dài hơn 10km Trải dọc theo bãi
Trang 38biển là những cánh rừng phi lao xanh ngút ngàn Vẻ đẹp tự nhiên và môi trường trong sạch tạo nên sự hấp dẫn cho bãi biển Tuy Hòa Hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng gần bãi biển đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách Hằng ngày, có hàng ngàn người đến bãi biển nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tắm biển và thưởng thức nhiều loại đặc sản biển tươi ngon nổi tiếng của Phú Yên
Hình 1.6: Biển Tuy Hòa
(Nguồn: Tác giả)
Biển Tuy Hòa không ồn ào và náo nhiệt mà có một vẻ đẹp tĩnh lặng với dòng nước xanh biếc và bãi cát trắng mịn Du khách sẽ được đắm mình vào dòng nước trong xanh và tận hưởng những hương vị của biển cả với những đặc sản tươi ngon
Trang 39- 34 -
như sò huyết Ô Loan, cua bể Yến, ốc nhảy Sông Cầu, tôm bạc Vũng Rô, cháo hàu Tuy An, có thể nói thiên đường là đây
Tháp Nhạn: Nằm gần quốc lộ 1A, thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Được xây dựng uy nghi, trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh Núi Nhạn,
là một trong số nhiều công trình tháp cổ, mà Vương quốc Chăm Pa hùng mạnh ngày xưa còn lưu lại, trên quần thể kiến trúc thuộc dãy đất miền Trung Tháp là nơi thờ phụng thần linh, có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 11 đầu thế kỷ 12
Hình 1.7: Tháp Nhạn
(Nguồn: Tác giả)
Tháp Nhạn có phong cách kiến trúc như tháp Chăm Pô Nagar ở Nha Trang, xây dựng theo hình thức tầng cao Tháp có hình tứ giác với bốn tầng, càng lên cao
Trang 40càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới Tháp cao gần 23,5m, mỗi cạnh chân tháp dài 10m Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm, đây cũng là một thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Yên
Núi Nhạn được xem là cảnh quan đẹp của thị xã, bên bờ sông Đà Rằng Trên đỉnh Núi Nhạn có ngôi tháp Chăm cổ kính, có tên gọi là Tháp Nhạn Đây là một trong những ngôi tháp, được xếp vào loại lớn của người Chăm, cửa Tháp Nhạn quay về hướng Đông, hướng của mặt trời mọc và cũng được xem là hướng của thần linh Đứng ở Tháp Nhạn có thể nhìn bao quát một vùng non nước Phú Yên với cầu
Đà Rằng, với làng hoa Bình Ngọc, phố thị Tuy Hòa và cả biển Đông Ngày nay, thắng cảnh Núi Nhạn - Sông Đà Rằng được xem là biểu tượng của tỉnh Phú Yên
Ngày 16/11/ 1988, Bộ Văn hóa Thông Tin (nay là Bộ Văn hóa Thể Thao và
Du lịch) quyết định công nhận Tháp Nhạn - Núi Nhạn là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp Quốc gia
Bãi Môn - Mũi Điện: Hai địa danh nằm liền kề nhau, thuộc thôn Đồng Bé, xã
Hòa Tâm, huyện Đông Hòa Mũi Điện còn có tên gọi khác là Mũi Đại Lãnh, Mũi
Kê Gà, Cap Varella
Từ thành phố Tuy Hòa theo tuyến đường Hòa Hiệp - Phước Tân - Bãi Ngà khoảng 24km là đến Bãi Môn - Mũi Điện hoặc đi từ thành phố Tuy Hòa theo quốc
lộ 1A khoảng 25km đến lưng chừng đèo Cả, gặp đường xuống Vũng Rô, đi theo đường nhựa về phía đông khoảng 5km là đến Bãi Môn - Mũi Điện Từ Bãi Môn lội qua một suối nước ngọt đi theo đường núi, vượt lên khoảng 400 bậc cấp, dài 500m
là lên đến trạm Hải Đăng
Bãi Môn được Mũi Nạy ở phía bắc và Mũi Điện ở phía nam che chắn, bờ biển dài hơn 400m, cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhẹ, độ dốc nhỏ và thoải dần ra xa Trong vòng bán kính khoảng 5km đã có ba di tích cấp quốc gia: Bãi Môn
- Mũi Điện, Núi Đá Bia, Vũng Rô và nhiều bãi biển đẹp như Bãi Cốc, Bãi Bàng ở phía bắc, rừng cấm Bắc Đèo Cả Nơi đây có tiềm năng rất lớn phát triển các loại