Tỉnh Nghệ An Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành các văn bản để chỉ đạo thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết theo Luật Đất đai 2003 và các Nghị định hư
Trang 1BTNMT
VKHĐĐ&BĐ
BỘ TÀI NGUYấN VÀ MễI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ ĐƯỜNG HOÀNG QUỐC VIỆT - QUẬN CẦU GIẤY - HÀ NỘI
nghiên cứu thực trạng và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện nội dung, phương pháp thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất
chi tiết trên địa bàn xã
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: Ths NGUYỄN THU HẰNG
8033
HÀ NỘI - 2010
Trang 2VIỆN KHOA HỌC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ Đường Hoàng Quốc Việt - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
-*** -
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
CHI TIẾT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
Số đăng ký:
Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Hà Nội, ngày tháng năm 2010
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KHOA HỌC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Ths Nguyễn Thu Hằng
Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Hà Nội, ngày tháng năm 2010
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH THỨC CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TL BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Trang 3Chủ nhiệm đề tài:
Cán bộ thực hiện đề tài
KS Nguyễn Xuân Kiên - Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai
KS Đinh Gia Tuấn - Trung tâm Đánh giá Tài nguyên đất
KS Phạm Thị Huê - Trung tâm Đánh giá Tài nguyên đất
KS Tạ Thị Hà - Viện Khoa học Quản lý đất đai
KS Nguyễn Quốc Phương - Tổng cục Quản lý đất đai
Trang 4MỘT SỐ KÝ HIỆU, VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
STT KÝ HIỆU, VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
Trang 5MỤC LỤC Trang
Chương I: Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 4
1.1.1 Khái niệm của quy hoạch sử dụng đất 4
1.1.2 Các loại hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam 5
1.1.3 Mục đích quy hoạch sử dụng đất 5 1.1.4 Nội dung quy hoạch sử dụng đất 6
1.1.5 Các văn bản pháp lý đối với công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 6
1.2 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất 13
1.2.1 Các bản đồ phục vụ công tác quản lý đất đai 13
1.2.2 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất 13
1.3 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết 16
1.3.1 Khái niệm, mục đích, yêu cầu của bản đồ QHSDĐCT 16
1.3.2 Những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng BĐQHSDĐCT 18
1.3.3 Nội dung, phương pháp lập bản đồ QHSDĐCT theo Luật Đất đai 2003 18
Chương II: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn
Trang 62.3 Thực trạng nội dung, phương pháp lập bản đồ quy hoạch tại các tỉnh điều tra 27 2.3.1 Thực trạng nội dung bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết 27 2.3.2 Phương pháp thành lập bản đồ tại các tỉnh điều tra 30 2.3.3 Đánh giá thực trạng lập bản đồ tại các tỉnh điều tra 33 3.3.4 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nội dung, phương pháp thành lập bản đồ
quy hoạch sử dụng đất chi tiết 36
Chương III: Đề xuất quy trình và hướng dẫn kỹ thuật thành lập bản đồ quy
3.1 Quy trình thành lập bản đồ quy hoạch chi tiết 40
4.4 Những tồn tại chưa thực hiện được 60 Kết luận và kiến nghị 63
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Quy phạm kỹ thuật đo vẽ lập bản đồ giải thửa, Nhà xuất bản nông nghiệp,1995
2 GARAEVXKAIA Bản đồ học, Cục Đo đạc và bản đồ Nhà nước, 1979
3 TS Nguyễn Đức Minh - Tổng cục Địa chính, Quy hoạch đất đai - Cơ sở khoa học để Nhà nước thống nhất quản lý đất đai
9 KS Phạm Tiến Lợi - Tổng cục Địa chính, Nghiên cứu xây dựng bộ bản
đồ mẫu phục vụ công tác quản lý đất đai cấp xã 1995
10 Tổng cục Địa chính, Tài liệu Hội nghị tập huấn công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, 10/1998
11 Hội Bản đồ Việt Nam, Báo cáo khoa học công nghệ về bản đồ học, Hà Nội 1998
12 Hội Bản đồ Việt Nam, Cơ sở công nghệ bản đồ học hiện đại ,1993
13 Tổng cục Địa chính, Những cơ sở lý luận chung về điều vẽ ảnh hàng không và lập bản đồ địa chính 1995
Trang 822
Cao Tiến Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lý, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, 2004
23
Đào Văn Dinh - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nghiên cứu đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất cấp xã phù hợp với Luật Đất đai mới 2003
Trang 9PHỤ LỤC
Trang 10
Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
đã cho thấy số lượng các văn bản được ban hành quy định về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất như sau:
1.1.1 Tại tỉnh Sơn La
Trước khi có Luật đất đai năm 2003, công tác quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đã được UBND Tỉnh và các địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện Ngay từ thời kỳ 1996 - 1997 UBND tỉnh đã có quyết định số 161/QĐ-UB ngày 04/02/1997 yêu cầu các cấp các ngành trong toàn tỉnh lập quy hoạch sử dụng đất Thực hiện theo Luật Đất đai 2003 UBND tỉnh
đã ban hành các văn bản để chỉ đạo thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, cụ thể như sau:
- Quyết định số 143/2003/QĐ-UB ngày 28 tháng 3 năm 2003 về vệc ban hành quy chế lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và quản lý đất đai sau quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt
- Chỉ thị số 05/2006/CT-UB ngày 20/01/2006 của UBND tỉnh Sơn
La về việc triển khai công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã giai đoạn (2006-2010)
- Công văn số 60/STNMT ngày 06/02/2006 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La V/v đôn đốc các huyện, thị xã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã;
- Nghị quyết số 12/2007/NQ-TU ngày 12 tháng 5 năm2007 của Ban
Trang 11Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2010 và đến năm 2020;
- Kế hoạch số 39/KH-STNMT ngày 26/03/2007 của Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Sơn La V/v xây dụng kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã
- Kế hoạch số 447/KH-BCĐ ngày 05 tháng 07 năm 2006 về kế hoạch triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã huyện Mường La giai đoạn 2006 - 2010;
1.1.2 Tỉnh Thái Nguyên
Để triển khai việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết theo Luật Đất đai 2003, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các văn bản để chỉ đạo thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết theo Luật Đất đai 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, cụ thể:
- Quyết định 85/QĐ-UB ngày 15/02/1999 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc yêu cầu các cấp các ngành trong toàn tỉnh lập quy hoạch
sử dụng đất
- Chỉ thị số 31/CT-UB ngày 04/8/2004 của UBND tỉnh Thái Nguyên
về việc tăng cường chỉ đạo công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết theo Luật Đất đai trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên;
- Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2007 về việc triển khai công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Quyết định số 2967/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2007 về việc phê duyệt đơn giá dự toán sản phẩm: lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
1.1.3 Thành phố Hải Phòng
Thực hiện theo Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 1998, năm 2001 và Luật Đất đai 2003; Nghị quyết Quốc hội khoá 9,
Trang 12Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
kỳ họp thứ 10, 11; Chỉ thị 247/TTg ngày 25/4/1995; Chỉ thị 245/TTg ngày 24/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày
01 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ đều khẳng định và yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chỉ đạo việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp mình và các cấp hành chính trực thuộc Thành phố Hải Phòng đã ban hành các văn bản sau:
- Quyết định số 51/QĐ-UB ngày 04/02/1999 yêu cầu các cấp các ngành trong toàn Thành phố lập quy hoạch sử dụng đất
- Chỉ thị số 13/CT-UB ngày 06 tháng 5 năm 1997 của UBND thành phố Hải Phòng yêu cầu các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- Công văn 219 CV/SĐC-NĐ ngày 20 tháng 5 năm 2003 của Sở Địa chính - Nhà đất về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp đến năm 2010 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
1.1.4 Tỉnh Nghệ An
Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành các văn bản
để chỉ đạo thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết theo Luật Đất đai 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
- Chỉ thị số 31/CT-UB ngày 04/8/2004 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tăng cường chỉ đạo công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp theo Luật Đất đai trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An;
- Kế hoạch số 4595/UB-ĐT ngày 6/8/2004 của UBND tỉnh Nghệ An v/v lập và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng các cấp trên địa bàn tỉnh
- Công văn số 4668/UBND-ĐT ngày 3/8/2005 của UBND tỉnh về việc lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã theo quy định của Luật đất đai năm 2003
1.1.5 Tại tỉnh Long An
Trang 13Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
An đã ra Quyết định số 2427-QĐ/UB ngày 3 tháng 4 năm 1996 của UBND tỉnh Long An yêu cầu các cấp các ngành trong toàn tỉnh lập quy hoạch sử dụng đất Dự án quy hoạch sử dụng đất tỉnh Long An thời kỳ 1997 - 2010 được xây dựng từ năm 1996 và đã được Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 563/QĐ-TTg ngày 7/7/1998 Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thực hiện từ năm 1997 và đến 2003 hoàn thành QHSDĐ cho tất cả 14 huyện, thị xã đạt tỷ lệ 100%; Về QHSDĐ cấp xã (188 phường, xã, thị trấn): được tiến hành từ năm 1998 và đến năm 2004 cơ bản hoàn thành Tất cả các dự án QHSDĐ cấp xã đã được UBND các huyện, thị phê duyệt
và đưa vào thực hiện
Sau khi có Luật Đất đai 2003, đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã: Năm 2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường chọn và đầu tư kinh phí triển khai dự án xây dựng mô hình thí điểm quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã theo Luật Đất đai năm 2003 trên địa bàn tỉnh Long An cho 03 xã và một phường đã được UBND huyện, thị phê duyệt
Tại các tỉnh điều tra cho thấy ngoài các quy định của Trung ương thì các địa phương không ban hành các văn bản hướng dẫn thêm về việc lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết Vì vậy có 12/19 (chiếm 63,15%) xã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết chưa đúng theo quy định của Luật Đất đai 2003 vì các hướng dẫn của Trung ương và tỉnh điều tra còn chung chung chưa cụ thể dẫn đến các xã không biết phải lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết như thế nào
1.2 THỰC TRẠNG LẬP BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 1.2.1 Trên địa bàn cả nước
Cả nước có 7.576/11.074 xã đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (đạt 68,41%); 1.507 xã đang tiến hành lập (đạt 13,61%); còn lại 1.991 xã chưa triển khai (chiếm 17,98%) Trong 7.576 xã đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 thì có 4.470 xã lập bản đồ quy hoạch
sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003 (chiếm 59%) trên tổng số xã đã lập bản đồ quy hoạch
Trang 14Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
1.2.2 Công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết tại các tỉnh điều tra
Việc tổng hợp, đánh giá thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết tại các tỉnh điều tra được thực hiện trên cơ sở các thông tin, số liệu điều tra khảo sát thực tế tại 19 xã thuộc 10 huyện của 5 tỉnh, thành phố, gồm có: TP Hải Phòng đại diện cho các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Thái Nguyên, Sơn La đại diện cho các tỉnh miền núi, Nghệ An đại diện cho các tỉnh miền Trung và Long An đại diện cho các tỉnh miền Nam Việc điều tra khảo sát chủ yếu được tiến hành là: chọn mẫu tại mỗi tỉnh, thành phố chọn các đơn vị điều tra là xã đại diện cho các khu vực miền núi, đồng bằng, miền trung và miền nam; các xã được chọn điều tra đều đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết theo Luật Đất đai 2003 và mang tính đại diện cho các loại hình lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết, đáp ứng được mục tiêu đề tài, cụ thể:
- Trên địa bàn tỉnh Sơn La chọn các xã Chiềng Mai, Hát Lót thuộc huyện Mai Sơn đại diện cho các xã lập bản đồ QHSDĐ chi tiết trên nền BĐHTSDĐ có chồng xếp với bản đồ khác và các xã Tường Phong, Tường Thượng thuộc huyện Phù Yên đại diện cho các xã lập bản đồ QHSDĐCT trên bản đồ HTSDĐ
- Trên địa bàn thành phố Hải Phòng chọn các xã Hùng Thắng, Quyết Tiến thuộc huyện Tiên Lãng và các xã Tiên Cường, Tiên Thắng thuộc huyện Vĩnh Bảo là các xã lập bản đồ QHSDĐCT trên bản đồ địa chính
- Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chọn các xã Tân Cương, Lương Sơn thuộc thành phố Thái Nguyên đại diện cho các xã lập bản đồ QHSDĐCT trên nền bản đồ địa hình chồng xếp với BĐĐC và các xã Lâm Vỹ, Kim Phượng thuộc huyện Định Hoá đại diện cho các xã lập bản đồ quy hoạch
sử dụng đất chi tiết trên nên BĐHTSDĐ
- Tại tỉnh Nghệ An chọn các xã Diễn Hồng, Diễn Vạn thuộc huyện Diễn Châu đại diện cho các xã lập bản đồ QHSDĐCT trên nền BĐHTSDĐ
và các xã Châu Hồng, Châu Thành của huyện Quỳ Hợp đại diện cho các xã
Trang 15Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
- Tỉnh Long An chọn các xã Hướng Thọ Phú thuộc Thị xã Tân An và
2 xã Nhật Chánh, Thạnh Đức thuộc huyện Bến Lức là các xã lập BĐQHSDĐCT trên BĐĐC
Các thông tin từ việc điều tra, khảo sát thực trạng lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết các xã trên địa bàn điều tra có 915/1.078 xã lập bản đồ quy quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (đạt 84,88%) Trong 915 xã đã lập bản
đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 thì có 532 xã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003 (chiếm 58,14%) trên tổng số xã đã lập bản đồ quy hoạch
1.2.2.1 Thành phố Hải Phòng
Theo số liệu thống kê năm 2008 TP.Hải Phòng có diện tích tự nhiên
là 1519,38 km2 Toàn thành phố có 15 đơn vị hành chính cấp huyện (7 quận và 8 huyện) và 219 đơn vị hành chính cấp xã (75 phường và 144 xã)
- Đến nay thành phố Hải Phòng có 64/144 xã đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (chiếm 44,44%) tổng số xã trên địa bàn
TP Hải Phòng, cụ thể:
+ Có 61/144 xã lập BĐQHSDĐ theo Luật Đất đai 1993 chiếm 42,36% tổng số xã trong toàn thành phố và chiếm 95,31% so với các xã đã lập BĐQHSDĐ
+ 4/144 xã lập BĐQHSDĐ chi tiết theo Luật Đất đai 2003 (đạt 2,78%) và chiếm 6,25% số xã đã lập BĐQHSDĐ trên địa bàn thành phố
+ 27/144 xã đang tiến hành lập BĐQHSDĐ (chiếm 18,75%) số xã trên địa bàn thành phố
+ Còn 53 xã chưa lập BĐQHSDĐ chiếm 36,81% số xã trong toàn thành phố
1.2.2.2 Tỉnh Long An
Long An, có diện tích tự nhiên là 449.239,67 ha, bằng 1,43% diện tích
cả nước và bằng 11,78% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
Trang 16Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
nằm về phía Tây Nam tổ quốc Về hành chính Long An có 14 đơn vị hành chính cấp huyện (13 huyện và 01 thị xã) và 190 đơn vị hành chính cấp xã (167 xã và 23 phường, thị trấn)
- Đến nay trên địa bàn tỉnh Long An có 167/167 xã đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đạt 100% tổng số xã trên địa bàn tinh, trong đó có 3 xã lập bản đồ quy hoạch chi tiết theo Luật Đất đai 2003
- Trên địa bàn tỉnh Long An tiến hành điều tra 2 xã thuộc huyện Bến Lức và 1 xã thuộc thị xã Tân An, trong đó:
+ Thị xã Tân An có 6/6 xã đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (đạt 100%) và 1 xã lập theo Luật Đất đai 2003
+ Huyện Bế Lức có 14/14 xã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (đạt 100%) và 2 xã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết
theo Luật Đất đai 2003
+ Huyện Diễn Châu có 38/38 xã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (đạt 100%) trong đó có 28/38 xã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai 2003 (chiếm 73,68%) số xã đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất
+ Huyện Quỳ Hợp có 20/20 xã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến
Trang 17Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
1.2.2.4 Tỉnh Sơn La
- Sơn La có diện tích tự nhiên (DTTN) là 14.125 km2 chiếm 4,27%
tổng diện tích tự nhiên toàn quốc Có 11 đơn vị hành chính cấp huyện (10 huyện và 1 thị xã) và 208 đơn vị hành chính cấp xã (190 xã và 18 thị trấn)
- Đến nay trên địa bàn tỉnh Sơn La có 167/190 xã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đến năm 2010 (chiếm 87,89%) tổng số xã trong toàn tỉnh, trong đó:
+ Có 143/190 xã lập BĐQHSDĐ theo Luật Đất đai 1993 chiếm 75,26% tổng số xã trong toàn tỉnh và chiếm 85,63% so với các xã đã lập BĐQHSDĐ trên địa bàn tỉnh
+ 167/190 xã lập BĐQHSDĐ chi tiết theo Luật Đất đai 2003 (đạt 87,89%) và chiếm 100% số xã lập đã lập BĐQHSDĐ trên địa bàn tỉnh
+ 16/190 xã đang tiến hành lập BĐQHSDĐ (chiếm 8,42%) số xã trên địa bàn tỉnh
+ Còn 7 xã chưa lập BĐQHSDĐ chiếm 3,68% số xã trong toàn tỉnh
1.2.2.5 Tỉnh Thái Nguyên
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên năm 2008 là 354.150,15 ha Toàn tỉnh hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (7 huyện,
1 thị xã và 1 thành phố) và 180 đơn vị hành chính cấp xã (144 xã và 36 phường, thị trấn)
- Đến nay trên địa bàn tỉnh có 144/144 xã đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (đạt 100%), trong đó có 67 xã lập BĐQHSDĐ chi tiết theo Luật Đất đai 2003 chiếm 46,53% tổng số các xã đã lập bản đồ lập quy hoạch đến năm 2010 và chiếm 7,88% so với đơn vị cấp xã trên địa bàn điều tra
- Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tiến hành điều tra 4 xã, trong đó có
2 xã Tân Cương và Lương Sơn thuộc thành phố Thái Nguyên và 2 xã Lâm
Vỹ, Kim Phượng thuộc huyện Định Hóa, trong đó:
Trang 18Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
+ Thành phố Thái Nguyên có 8/8 xã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và đều được lập theo Luật Đất đai 2003
+ Huyện Định Hoá có 23/23 xã đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, trong đó có 10 xã lập theo Luật Đất đai 2003 chiếm 43,47%
số xã đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất
1.3 THỰC TRẠNG NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢN ĐỒ QUY HOẠCH TẠI CÁC TỈNH ĐIỀU TRA
1.3.1 Thực trạng nội dung bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết
Việc lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai 2003 tại 19
xã điều tra trên địa bàn 5 tỉnh thì có 7 xã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên nền bản đồ địa chính (chiếm 36,84%) tổng số xã điều tra; 6 xã được lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất (chiếm 31,51%) và 6 xã lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất chồng xếp với các loại bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ giao đất lâm nghiệp
1.3.1.1 Thực trạng nội dung BĐQHSDĐCT được lập trên bản đồ địa chính
Tại các tỉnh điều tra có 7 xã trên địa bàn 2 tỉnh Long An và TP.Hải Phòng lập BĐQHSDĐCT trên nền bản đồ địa chính, bao gồm:
- Tỉnh Long An: có các xã Hướng Thọ Phú thuộc Thị xã Tân An; Thạnh Tân, Nhật Chánh thuộc huyện Bến Lức
- TP Hải Phòng: có các xã Quyết Tiến, Hùng Thắng thuộc huyện Tiên Lãng; Tiên Thắng và Tiên Cường thuộc huyện Vĩnh Bảo
Nội dung chính trình bầy trên bản đồ QHSDĐCT gồm các yếu tố
sau:
- Khung bản đồ, cơ sở toán học của bản đồ, điểm toạ độ, sơ đồ chia mảnh bản đồ, địa giới hành chính các cấp, ranh giới thửa đất, hệ thống thủy văn, hệ thống giao thông, các ghi chú thuyết minh, thông tin pháp lý của
Trang 19Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
1:200, 1:500, 1:1.000, 1: 2.000, 1:5.000 và 1:10.000" do Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành
- Việc biểu thị các yếu tố nội dung trên bản đồ quy hoạch chi tiết theo Quyết định số 39, 40/2004/QĐ-BTNMT Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và ký hiệu bản đồ hiện trạng và quy hoạch tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Tất cả các thửa đất nhỏ không thể hiện trên bản đồ đều trích vẽ ở tỷ
lệ lớn hơn ở phần ghi chú cuối tờ bản đồ
- Ranh giới thửa đất thể hiện là đường bao khép kín của phần diện tích đất thuộc thửa đất đó và được xác định bằng các cạnh thửa là đường nối giữa các mốc giới tại các đỉnh thửa liền kề; mốc giới trên thực địa được xác định bởi các dấu mốc, cọc mốc;
- Loại đất cơ bản được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết được thể hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2004/TT- BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2004
- Hệ thống giao thông: Thể hiện tất cả các đường quốc lộ, đường tỉnh
lộ, đường giao thông liên huyện, liên xã, diện tích của đường được tính bởi giới hạn của đường nét liền Hệ thống giao thông có độ rộng từ 0,5 mm trên bản đồ trở lên vẽ bằng hai nét theo tỷ lệ; nhỏ hơn 0,5 mm vẽ theo ký hiệu quy định
- Hệ thống thuỷ văn: Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết biểu thị đầy đủ hệ thống sông ngòi, mương máng Ghi tên các hồ, sông ngòi chính Các sông ngòi, kênh, mương có độ rộng lớn hơn hoặc bằng 0,5 mm trên bản đồ biểu thị bằng 2 nét Tất cả các dòng chảy đều có mũi tên theo hướng dòng chảy, lực nét từ 0,15 - 0,2 mm
- Các thửa đất không quy hoạch không tô mầu, các thông tin thửa đất được thể hiện bằng các chữ mầu đen
Trang 20Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
- Ghi chú thuyết minh: Trên bản đồ quy hoạch chi tiết có ghi chú tên các công trình mở rộng, mở mới, lấy vào các loại đất và được thể hiện bằng các chữ mầu đỏ và đều dùng chữ Việt phổ thông
- Các công trình làm mới đều bao quanh bằng các nét mầu đỏ và được đánh số thứ tự mới của thửa đất quy hoạch, diện tích lấy vào những loại đất gì; bên trong của loại đất quy hoạch vẫn thể hiện hiện trạng các thửa đất đã lấy (diện tích thửa đất, số thứ tự thửa, mã loại đất) bằng các mầu đen theo bản đồ hiện trạng
- Các công trình mở rộng không phải dạng tuyến (giao thông, thuỷ lợi) thì phần diện tích mở rộng được bao quanh phần diện tích cần mở rộng
và lấy vào loại đất gì theo hiện trạng và được tô mầu theo ký hiệu loại đất mới bằng chữ mầu đỏ bên trong vẫn thể hiện loại đất hiện trạng bằng các nét mầu đen
- Các công trình giao thông, thuỷ lợi mở rộng thì được đi bằng nét đứt và các công trình mở mới được đi bằng các nét liền (lực nét được thể hiện phi tỷ lệ trên bản đồ)
- Các công trình quy hoạch được tô mầu theo quy định của tập ký hiệu bản đồ hiện trạng và quy hoạch ban hành năm 2004
1.3.1.2 Thực trạng nội dung BĐQHSDĐ lập trên nền BĐHTSDĐ
Tại các tỉnh điều tra có 6/19 xã lập trên nền BĐHTSDĐ (chiếm 31,58% số xã điều tra) gồm các xã: Diền Hồng, Diễn Vạn của tỉnh Nghệ An; xã Tường Phong, Tường Thượng của tỉnh Sơn La và xã Lâm Vỹ, Kim Phượng, của tỉnh Thái Nguyên
Xét về hình thức trình bày, các nội dung thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết là giống nhau, được chia thành ba nhóm yếu tồ
cơ bản:
- Nhóm các yếu tố địa lý, hành chính chủ yếu gồm: địa hình, các điểm cao khống chế, các địa vật đặc trưng, mạng lưới thuỷ văn, mạng lưới
Trang 21Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
- Các khoanh đất (loại đất) với đường bao (đường ranh) theo mục đích sử dụng của các loại đất được thể hiện theo quy định tại Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004
- Loại đất cơ bản được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết được thể hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2004/TT- BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2004
Việc biểu thị các yếu tố nội dung trên bản đồ quy hoạch của các xã được thực hiện theo Quyết định 40/2004/QĐ-BTNMT trong “Ký hiệu bản
đồ hiện trạng và quy hoạch tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Hệ thống giao thông: Thể hiện tất cả các đường quốc lộ, đường tỉnh
lộ, đường giao thông liên huyện, liên xã, đường mòn, diện tích của đường được tính bởi giới hạn của đường nét liền Hệ thống giao thông có độ rộng
từ 0,5 mm trên bản đồ trở lên vẽ bằng hai nét theo tỷ lệ; nhỏ hơn 0,5 mm
vẽ theo ký hiệu quy định
Hệ thống thuỷ văn: Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất biểu thị đầy
đủ hệ thống sông ngòi, mương máng Ghi tên các hồ, sông ngòi chính Các sông ngòi, kênh, mương có độ rộng lớn hơn hoặc bằng 0,5 mm trên bản đồ biểu thị bằng 2 nét
Các công trình quy hoạch đều bao quanh bằng các nét mầu đỏ, được
tô mầu theo loại đất quy hoạch, mã loại đất được ghi theo mã đất mới bằng
mầu đỏ và theo quy định của tập (ký hiệu bản đồ hiện trạng và quy hoạch ban hành năm 2004)
Các công trình giao thông, thuỷ lợi mở rộng thì được đi bằng nét đứt
và các công trình mở mới được đi bằng các nét liền (lực nét được thể hiện phi tỷ lệ trên bản đồ)
1.3.1.3 Các xã lập BĐQHSDĐCT trên BĐHTSDĐ có chồng xếp với bản đồ khác
Bao gồm 6/19 xã điều tra việc lập BĐQHSDĐ chi tiết được lập trên nền BĐHTSDĐ chồng xếp với bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở và
Trang 22Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
bản đồ giao đất lâm nghiệp được thu về cùng tỷ lệ với bản đồ HTSDĐ (chiếm 31,58% tổng số xã điều tra) gồm các xã: Châu Hồng, Châu Thành của tỉnh Nghệ An; xã Chiềng Mai, Hát Lót của tỉnh Sơn La và 2 xã Tân Cương, Lương Sơn của tỉnh Thái Nguyên
- Về nội dung thể hiện trên BĐQHSDĐ chi tiết của các xã này cũng tương tự như nội dung thể hiện trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất nhưng có bổ sung thêm các thửa đất bên trong các khoach đất
- Các thửa đất thể hiện là đường bao khép kín của phần diện tích đất thuộc thửa đất đó và được xác định bằng các cạnh thửa là đường nối giữa các mốc giới tại các đỉnh thửa liền kề; mốc giới trên thực địa được xác định bởi các dấu mốc, cọc mốc và các thửa đất đều đước đánh số thửa, loại đất và diện tích của thửa đất
- Các thửa đất thể hiện trên bản đồ đều được tô mầu theo các loại đất thể hiện trên bản đồ Trên bản đồ này thì có nhiều thửa đất trùng nhau, nguyên nhân do có nhiều tờ bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở, bản
đồ giao đất lâm nghiệp… các bản đồ nay đều có nhiều mảnh và mỗi mảnh lại được đánh số thứ tự riêng
Các công trình quy hoạch đều bao quanh bằng các nét liền mầu đỏ, được tô mầu theo loại đất quy hoạch, mã loại đất được ghi theo mã đất mới
bằng mầu đỏ và theo quy định của tập (ký hiệu bản đồ hiện trạng và quy hoạch ban hành năm 2004)
Các công trình mở rộng đều bao quanh bằng nét đứt mầu đỏ (lực nét được thể hiện phi tỷ lệ trên bản đồ) được tô mầu theo loại đất quy hoạch
mở rộng, mã loại đất được ghi theo mã đất mới bằng mầu đỏ và theo quy
định của tập (ký hiệu bản đồ hiện trạng và quy hoạch ban hành năm 2004)
1.3.2 Phương pháp lập bản đồ tại các tỉnh điều tra
Tại các xã điều tra trên địa bàn 5 tỉnh cho thấy có các phương pháp lập bản đồ như sau:
- Sử dụng bản đồ địa chính: có 7/19 xã điều tra (chiếm 36,84%),
Trang 23Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
- Sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số: có 6/19 xã điều tra (chiếm 31,51%)
- Sử dụng BĐQH các ngành (nông - lâm nghiệp, giao thông, thủy lợi, công nghiệp )
- Sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và chồng xếp với các loại
bản đồ khác (bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ giao đất lâm nghiệp): có 6/19 xã (chiếm 31,65%)
- Điều tra khảo sát đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa
* Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính dạng số
Tại các tỉnh điều tra có 2 tỉnh Long An và TP Hải Phòng lập BĐQHSDĐCT trên nền bản đồ địa chính dạng số Về trình tự lập BĐQHSDĐCT tại các xã trên địa bàn 2 tỉnh, cụ thể như sau:
- Thu thập bản đồ địa chính dạng số, có các tỷ lệ như sau:
+ Tỷ lệ bản đồ QHSDĐCT của 3 xã trên địa bàn tỉnh Long An là 1:5.000 xây dựng năm 2006 (thể hiện các công trình quy hoạch cho giai đoạn 2006 - 2010) và được lập trên nền bản đồ địa chính xây dựng năm
1997 được cập nhật chỉnh lý năm 2004;
+ Tỷ lệ bản đồ QHSDĐCT của 4 xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng có tỷ lệ 1:1.000 xây dựng năm 2006 (thể hiện các công trình quy hoạch cho giai đoạn 2006 - 2010) và được thành lập trên nền bản đồ địa chính xây dựng năm 1997 và được cập nhật chỉnh lý năm 2004
- Kiểm tra bản đồ địa chính trên máy (tỷ lệ bản đồ, năm xây dựng bản đồ, kiểm tra các mảnh bản đồ xem có phủ kín toàn bộ xã hay không)
Trang 24Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
- Chuyển vẽ các nội dung QHSDĐCT theo phương án chọn lên bản
đồ địa chính dạng giấy Căn cứ vào phương án QHSDĐCT đã được chấp thuận tiến hành xác định các khu vực, các nội dung được thay đổi theo quy hoạch lên trên bản đồ địa chính, chi tiết đến từng thửa đất Thể hiện các nội dung theo phương án quy hoạch như: vị trí, hình dạng, kích thước, diện tích của từng loại đất theo quy hoạch và dùng các ký hiệu (công tua mầu
đỏ cho các phần mở rộng và làm mới) để phân biệt rõ giữa quy hoạch và hiện trạng
- Số hoá bản đồ quy hoạch dạng giấy đã lên các yếu tố quy hoạch
- Chồng xếp các bản đồ quy hoạch xây dựng và bản đồ quy hoạch của huyện dạng số lên trên bản đồ QHSDĐCT
- Biên tập, kiểm tra và in bản đồ
* Phương pháp sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tại các tỉnh điều tra có 6/19 xã lập trên nền BĐHTSDĐ gồm các xã: Diền Hồng, Diễn Vạn của tỉnh Nghệ An; xã Tường Phong, Tường Thượng của tỉnh Sơn La và xã Lâm Vỹ, Kim Phượng, của tỉnh Thái Nguyên lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết bằng phương pháp sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
Về trình tự lập QHSDĐCT tại các xã trên địa bàn 3 tỉnh, cụ thể như sau:
- Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số, dạng giấy có các
tỷ lệ như sau: Tỷ lệ bản đồ của các xã Diền Hồng, Diễn Vạn của tỉnh Nghệ An; xã Tường Phong, Tường Thượng của tỉnh Sơn La và xã Kim Phượng của tỉnh Thái Nguyên là 1:5.000, riêng xã Lâm Vỹ thuộc tỉnh Thái Nguyên
có tỷ lệ 1:10.000; BĐHTSDĐ của các xã được xây dựng năm 2005
- Điều tra, khảo sát thực địa, cập nhật chỉnh lý biến động cho phù hợp với hiện trạng lên trên BĐHTSDĐ dạng giấy bằng các nét mầu đen và chuyển vẽ các nội dung QHSDĐCT theo phương án chọn lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng giấy khi đã cập nhật chỉnh lý biến động đến tháng 8
Trang 25Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
bản đồ hiện trạng sử dụng đất Thể hiện các nội dung theo phương án quy hoạch như: vị trí, hình dạng, kích thước, diện tích của từng loại đất theo quy hoạch và dùng các ký hiệu (công tua mầu đỏ cho các phần mở rộng và làm mới) để phân biệt rõ giữa quy hoạch và hiện trạng
- Số hoá bản đồ dạng giấy đã bổ sung các yếu tố hiện trạng và quy hoạch đã được xác định ngoài thực địa
- Biên tập, kiểm tra và in bản đồ
- Cập nhật, chỉnh lý theo ý kiến đóng góp của các ngành tại các buổi hội thảo, thẩm định
- Hoàn chỉnh, kiểm tra và in bản đồ
- Tỷ lệ BĐQHSDĐ của các xã Diền Hồng, Diễn Vạn của tỉnh Nghệ An; xã Tường Phong, Tường Thượng của tỉnh Sơn La và xã Kim Phượng của tỉnh Thái Nguyên là 1:5.000, riêng xã Lâm Vỹ thuộc tỉnh Thái Nguyên
có tỷ lệ 1:10.000; BĐQHSDĐ của các xã được xây dựng năm 2005 (thể hiện các công trình quy hoạch cho đến năm 2010)
* Phương pháp sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất có chồng xếp với các loại bản đồ khác (bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ giao đất lâm nghiệp)
Tại các tỉnh điều tra có 6/19 xã lập BĐQHSDĐCT trên nền bản đồ
hiện trạng sử dụng đất có chồng xếp với các loại bản đồ khác, gồm các xã:
Châu Hồng, Châu Thành của tỉnh Nghệ An; xã Chiềng Mai, Hát Lót của tỉnh Sơn La và 2 xã Tân Cương, Lương Sơn của tỉnh Thái Nguyên Về trình tự thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết tại các xã, cụ thể như sau:
- Thu thập các bản đồ:
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số, dạng giấy của các xã Chiềng Mai, Hát Lót của tỉnh Sơn La và 2 xã Tân Cương, Lương Sơn của tỉnh Thái Nguyên, xây dựng năm 2005 với tỷ lệ 1/5.000; riêng bản đồ hiện
Trang 26Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
trạng sử dụng đất của 2 xã Châu Hồng, Châu Thành của tỉnh Nghệ An có
đỏ cho các phần mở rộng và làm mới) để phân biệt rõ giữa quy hoạch và hiện trạng
- Số hoá bản đồ dạng giấy đã bổ sung các yếu tố hiện trạng và quy hoạch đã được xác định ngoài thực địa
Trang 27Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
- Cập nhật, chỉnh lý theo ý kiến đóng góp của các ngành tại các buổi hội thảo, thẩm định
- Hoàn chỉnh, kiểm tra và in bản đồ
1.3.3 Đánh giá thực trạng lập bản đồ tại các tỉnh điều tra
Từ năm 2003 đến nay, công tác xây dựng bản đồ QHSDĐCT ở các
xã điều tra đã có những bước tiến Một trong những điểm mới của việc thành lập bản đồ là: chất lượng, số lượng bản đồ QHSDĐCT của các xã đều cao hơn hẳn so với những năm trước đây Bản đồ QHSDĐCT được xây dựng có hệ thống đều được xây dựng theo đúng các yêu cầu kỹ thuật Đặc biệt BĐQHSDĐ chi tiết đến từng thửa đất được xây dựng trên nền bản
đồ địa chính với độ chính xác cao Các yếu tố nội dung thể hiện đầy đủ, rõ ràng, dễ sử dụng, thống nhất về hệ thống ký hiệu, màu sắc, mã số theo hướng dẫn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Tuy nhiên công tác lập bản đồ QHSDĐ từ trước đến nay vẫn còn một
số tồn tại nhất định:
- Do hạn chế về đầu tư trang thiết bị (hầu hết các địa phương còn thiếu hoặc không đồng bộ), máy tính nên khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại để lập bản đồ QHSDĐCT trên diện rộng rất khó khăn
- Nội dung, phương pháp xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất nói chung và việc xây dựng bản đồ QHSDĐCT nói riêng phụ thuộc vào nguồn tài liệu và công nghệ của các địa phương đã làm giảm độ tin cậy của các sản phẩm bản đồ, như:
Trang 28Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
+ Có các loại bản đồ khác nhau, tỷ lệ khác nhau, và không được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên dẫn đến bản đồ bị lạc hậu, chất lượng bản đồ chưa đáp ứng được theo yêu cầu về quản lý đất đai
- Các xã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên bản đồ địa chính: Nhiều khu vực sử dụng đất được thể hiện trong Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chỉ là chỉ tiêu định hướng hoặc chỉ là những định hướng sử dụng đất mà không có vị trí cụ thể và cũng không được thể hiện lên bản đồ QHSDĐ cấp huyện Do vậy, để thể hiện được các công trình, dự án này lên bản đồ địa chính thì phải điều tra thêm ngoài thực địa để xử lý những chồng chéo, những bất hợp lý trước khi tiến hành thể hiện lên bản đồ địa chính Vì vậy, đã xuất hiện sai khác về mặt diện tích giữa chỉ tiêu phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện so với kết quả nhận được sau khi
đã thể hiện lên bản đồ địa chính, cụ thể:
+ Đối với các khu vực sử dụng đất là các công trình hạ tầng kỹ thuật theo dạng tuyến như đường, kênh mương thì khó xác định mở rộng bên nào, một hay cả hai bên, mở rộng bao nhiêu mét mỗi bên đối với công trình
mở rộng Đối với các tuyến mở mới thì khó xác định hướng tuyến chạy như thế nào Nếu sử dụng phương pháp phóng to bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc thu nhỏ bản đồ địa chính cấp xã về cùng một tỷ lệ
để chồng xếp xác định hướng tuyến thì việc thể hiện lên bản đồ địa chính cũng rất khó khăn do không có sự đồng nhất về địa hình, địa vật vì 2 bản
đồ này đựơc xây dựng trên 2 nền khác nhau
+ Một số dự án quy hoạch chưa có thiết kế chi tiết việc thiết kế trên nền bản đồ địa chính chỉ mang tính chất khoanh bao khu quy hoạch chưa đảm bảo được thể hiện chi tiết quy hoạch các loại đất trong khu quy hoạch
+ Đối với các xã lập trên nền bản đồ địa chính dạng giấy: Quá trình chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, biên tập bản đồ phát hiện một số thửa đất trống hoặc thiếu thông tin về loại đất, số thứ tự thửa, diện tích Đặc biệt là ở phần ghép biên giữa các tờ bản đồ địa chính với nhau một số khu vực bị chồng diện tích lên nhau hoặc diện tích không có thông tin
Trang 29Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
+ Các xã có bản đồ địa chính đo ở các thời điểm khác nhau, ở tỷ lệ khác nhau và không được cập nhập thường xuyên nên khó khăn trong cập nhật chỉnh lý biến động
+ Trong quá trình cập nhật, chỉnh lý biến động (chuyển mã loại đất trên bản đồ địa chính từ mã cũ theo Luật Đất đai năm 1993 sang mã loại đất mới theo Luật Đất đai năm 2003) còn khó khăn và mang tính tương đối đối với các mã loại đất như đất vườn tạp, ao, đất mạ, 1 lúa Một số thửa đất trên bản đồ địa chính chỉ ký hiệu là đất xây dựng, đất chuyên dùng khác, đất công cộng không có ghi chú nên khó chuyển đổi sang mã loại đất mới
+ Có nhiều thửa đất bị trùng số hiệu thửa
+ Diện tích pháp lý của thửa đất so với số liệu máy tính trên bản đồ địa chính có sự chênh lệch từ hàng chục m2 đến hàng trăm m2
- Tại các xã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu của Luật Đất đai 2003
là “bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết được lập trên bản đồ địa chính
và chi tiết đến từng thửa đất” Các phương án quy hoạch sử dụng đất chi
tiết của các xã không thể hiện được đến từng thửa đất mà chỉ thể hiện được đến từng loại đất, một số công trình nhỏ lẻ không thể hiện được trên bản
đồ Việc thể hiện hình dáng các loại đất trên bản đồ hiện trạng mới chỉ là tương đối, chưa sát với thực địa vì ít được cập nhật Số liệu thống kê của
xã và bản đồ chưa thống nhất với nhau
- Các xã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất có chồng xếp với bản đồ địa chính, địa chính cơ sở, bản đồ giao đất lâm nghiệp:
+ Việc thể hiện các công trình quy hoạch trên các xã này có thể hiện được chi tiết đến từng thửa đất theo Luật Đất đai 2003 nhưng chỉ mang tính chất tương đối, vì 2 loại bản đồ khác nhau, tỷ lệ khác nhau đến khi chồng xếp lại có sự do không có sự đồng nhất về địa hình, địa vật, thông tin loại đất trên hai loại bản đồ dẫn đến chất lượng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết chưa đảm bảo theo yêu cầu
Trang 30Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
+ Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết có nhiều thửa đất bị trùng số ví dụ ghép 5 tờ bản đồ địa chính lên trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẽ có 5 thửa đất số 1 trên cùng một tờ bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết
- Còn bất cập trong việc chuẩn bị tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, đặc biệt là chưa có quy phạm, quy trình hướng dẫn thành lập bản đồ QHSDĐ nói chung và chưa có bộ ký hiệu bản đồ QHSDĐCT nói riêng
- Những vấn đề nêu trên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, nội dung thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định của Luật Đất đai 2003 trong việc quản lý đất đai theo quy hoạch chi tiết đến từng thửa đất
1.3.4 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nội dung, phương pháp thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết
1.3.4.1 Giải pháp kỹ thuật
Để lập được bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết theo Luật Đất đai
2003 theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp các thông tin về hiện trạng sử dụng đất và các công trình quy hoạch được nhanh chóng, đầy
đủ, chính xác thì ngay từ các quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, quản lý bản đồ địa chính cần phải cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên, cụ thể là:
- Tăng cường đo vẽ hoàn thành các bản đồ địa chính chính quy phủ trùm: Các loại bản đồ địa chính hiện nay được thành lập qua các giai đoạn khác nhau với các tỷ lệ khác nhau Trong quá trình phát triển kinh tế, tốc
độ phát triển đô thị hóa ngày càng cao, tình hình sử dụng đất và biến động
về các loại đất diễn ra thường xuyên, khả năng cập nhật, chỉnh lý bản đồ và
hồ sơ địa chính phải được bổ sung, cập nhật, chỉnh lý kỹ thuật đủ để đảm bảo, về mặt chi phí và tổ chức thực hiện cũng có đủ điều kiện để thực hiện thì mới đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý đất đai nói chung và việc lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết nói riêng Bộ TN&MT đã và đang chỉ đạo thành lập đo đạc bản đồ địa chính chính quy, lập và chỉnh lý hồ sơ địa
Trang 31Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
quy, việc lập quy hoạch sử dụng đất các xã trong giai đoạn tới 2011 - 2020
sẽ có hiệu quả cao hơn, kinh tế hơn
- Các xã chưa có bản đồ địa chính chính quy dạng số thì tạm thời dùng bản đồ địa chính dạng giấy có trên địa bàn để số hóa, biên tập, biên
vẽ bản đồ nền lập BĐQHSDĐCT
- Các xã có các loại bản đồ địa chính khác nhau, tỷ lệ khác nhau mà mỗi loại đều không phủ trùm toàn bộ ranh giới của xã thì chọn một tỷ lệ bản đồ địa chính được đo vẽ nhiều nhất sau đó thu, phóng các tờ bản đồ địa chính có tỷ lệ khác về cùng tỷ lệ bản đồ được chọn sao cho kín toàn bộ ranh giới xã và phù hợp với địa phương trong công khai quy hoạch
- Xây dựng các hệ thống GIS cho các vùng lãnh thổ trọng yếu: Đối với phạm vi không gian cả nước đã tiến hành đo vẽ thành lập bản đồ cho nhiều khu vực phủ trùm trong cả nước Các hệ thống bản đồ này cần được khai thác sử dụng và xây dựng thành các hệ thống thông tin địa lý (GIS) Đối với các phương pháp quy hoạch hiện đại nói chung và quy hoạch sử dụng đất đai nói riêng GIS là một công nghệ mới, là công cụ hữu hiệu để lập quy hoạch sử dụng đất
- Xây dựng các hệ thống thông tin đất (LIS): Hệ thống thông tin đất rất cần thiết cho việc lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết Trong thời kỳ công nghiệp hóa không thể không lập các quy hoạch sử dụng đất đai chi tiết Vì thế việc từng bước xây dựng các hệ thống thông tin đất đai là định hướng cho lâu dài nhưng là cấp thiết ngay trong giai đoạn từ nay đến năm 2020
- Ứng dụng công nghệ tin học trong lập và quản lý bản đồ QHSDĐCT, cần nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu bản đồ
- Kết hợp các phần mềm hiện có để kiểm tra chuẩn hoá bản đồ trước khi nghiệm thu, tiến tới lấy diện tích đo vẽ trên máy làm diện tích có giá trị pháp lý làm số liệu giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai theo quy hoạch
1.3.4.2 Giải pháp về kinh tế
- Xây dựng cơ chế tài chính phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết trong thời kỳ đổi mới: Bổ sung kinh phí cho công tác cập nhật, chỉnh lý biến động và in bản đồ địa chính
Trang 32Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
- Đầu tư kinh phí trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật, máy móc thiết bị để khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý bản đồ địa chính
và BĐQHSDĐ trên diện rộng
- Cần đầu tư kinh phí để đào tạo đội ngũ cán bộ địa chính xã có kiến thức chuyên môn, trình độ công nghệ để quản lý, sử dụng hệ thống các phần mềm lập, quản lý và khai thác bản đồ dạng số
+ Quy định quyền lợi, trách nhiệm đối với các đối tượng khai thác,
sử dụng các thông tin về quy hoạch
1.3.4.4 Giải pháp hoàn thiện nội dung bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết
- Nội dung thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết được thành lập trên bản đồ địa chính (bản đồ số), ngoài các yếu tố hiện trạng được thể hiện trên bản đồ theo "quy phạm thành lập bản đồ địa chính" còn phải thể hiện được các phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm định hình quy hoạch trong phạm vi địa giới hành chính của xã đến từng thửa đất
- Tỷ lệ bản đồ: Lấy tỷ lệ bản đồ địa chính được đo vẽ nhiều nhất của
xã làm nền để lập bản đồ QHSDĐCT Tỷ lệ bản đồ chọn làm bản đồ nền để lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải đảm bảo, thoả mãn những yêu cầu: + Đáp ứng được yêu cầu phản ánh đầy đủ nội dung và kết quả của công tác QHSDĐ chi tiết trên địa bàn xã
+ Phù hợp với dãy tỷ lệ của bản đồ địa chính, bản đồ nền quốc gia hiện hành và thuận tiện trong việc công khai quy hoạch
Trang 33Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
+ Kích thước của bản đồ phải được thiết kế phù hợp với mục đích QHSDĐCT và phù hợp với quy mô diện tích của xã cần thành lập bản đồ
- Yêu cầu về bản đồ nền cho BĐQHSDĐCT: Dùng bản đồ địa chính
đã được chỉnh lý, bổ sung biến động đến thời điểm lập quy hoạch làm bản
đồ nền để xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết Độ chính xác của các yếu tố cơ sở địa lý trên bản đồ nền phải đảm bảo theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính hiện hành và bản đồ nền phải được xây dựng đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Bản đồ nền được thành lập theo đơn vị hành chính xã và thống nhất về cơ sở toán học với quy định hiện hành và hệ thống địa giới hành chính theo bộ bản đồ địa giới hành chính “364/CT” đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt
+ Bản đồ nền phải đảm bảo phù hợp về tỷ lệ, thể hiện đầy đủ, chính xác các yếu tố cơ sở địa lý được thể hiện đến từng thửa đất và được thành lập theo các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Các thửa đất hiện trạng được đánh số thửa, diện tích, ký hiệu loại đất (theo tập ký hiệu bản đồ địa chính hiện hành) bằng các nét mầu đen và không tô mầu
- Các công trình quy hoạch được thể hiện bằng các công tua mầu đỏ,
tô mầu các yếu tố quy hoạch sử dụng đất theo loại đất quy hoạch theo từng
tờ bản đồ địa chính và được đánh số thửa mới theo số thửa quy hoạch
- Các công trình quy hoạch trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết được ghi chú thích cụ thể tên công trình bằng mầu đỏ và sử dụng Fonts chữ tiếng Việt: sử dụng bộ phông chữ vnfont.rsc
Căn cứ vào nguồn tư liệu và điều kiện cụ thể của từng địa phương sẽ
áp dụng các phương pháp khác nhau tuỳ theo tài liệu để sử dụng và kỹ thuật để thành lập bản đồ Nhưng để thực hiện được công đoạn lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết cần đưa các dữ liệu bản đồ vào máy tính xử
lý, biến đổi, chọn lọc, biên tập, phân tích và có những phần mềm chuyên dụng Có thể sử dụng các phương pháp sau:
Trang 34Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
- Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính dạng giấy: Bản đồ địa chính dạng giấy cho phép cập nhật chỉnh lý biến động và thiết kế các công trình quy hoạch đáp ứng yêu cầu của Luật Đất đai 2003 Tuy nhiên muốn sử dụng được phải số hóa lại các tờ bản đồ địa chính dạng giấy
- Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính dạng số: Bản đồ địa chính dạng số cho phép cập nhật chỉnh lý biến động và thiết kế các công trình quy hoạch nhanh nhất, rút ngắn được thời gian thành lập bản đồ
Trang 35Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
3.2 HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT THÀNH LẬP BĐQHSDĐ CHI TIẾT
3.2.1 Những quy định chung
Hướng dẫn kỹ thuật này nhằm mục đích đảm bảo sự thống nhất các nội dung, phương pháp thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết và thực hiện bằng phương pháp sử dụng bản đồ địa chính số phục vụ cho các mục đích khai thác sử dụng khác nhau và lưu trữ, cập nhật để quản lý sử dụng lâu dài
Cơ sở dữ liệu thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải được lưu trữ theo mô hình dữ liệu không gian
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết được thành lập trong lập quy hoạch, kế hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết
Khi thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết nên theo hướng dẫn này Khi thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết được phép sử dụng các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật ngành về đo đạc thành lập các loại bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Trong hướng dẫn này các khái niệm dưới đây được hiểu như sau:
Thửa đất quy hoạch: là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác
định trên thực địa hoặc được mô tả trên phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết của xã Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết tất cả các thửa đất quy hoạch đều được xác định vị trí, ranh giới (hình thể) diện tích, loại đất dưới dạng khép kín và được đánh số thứ tự, riêng các loại đất giao thông, thuỷ lợi, sông suối thì diện tích khép kín của thửa đất được xác định bởi các đường chia cắt là đường nối trùng với đường khung trong của tờ bản đồ
Mã thửa đất quy hoạch: được lấy theo mã của các loại đất quy hoạch mới
theo phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt thứ tự thửa đất trên tờ bản đồ được đánh số liên tiếp từ số 1 trở đi theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và số thứ ba là số diện tích của thửa đất
Loại đất quy hoạch: là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất Trên
bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết loại đất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng đất Loại đất thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất được xác định theo mục đích sử dụng đất và được xác định tại thời điểm thành lập bản đồ Các loại đất không thay đổi trong thời kỳ quy hoạch được giữ nguyên theo bản đồ hiện trạng đã được cập nhật chỉnh lý tại thời điểm tiến hành lập quy hoạch Các loại đất thay đổi mục đích sử dụng tròng thời kỳ quy hoạch thì được xác định theo loại đất được quy hoạch
Trang 36Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết loại đất được biểu thị bằng các
ký hiệu theo quy định của bản đồ địa chính kết hợp với bản đồ hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết của một đơn vị hành chính phải biểu thị:
- Toàn bộ các thửa đất thuộc phạm vi quản lý của đơn vị hành chính đó trong đường địa giới hành chính và theo các quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Biểu thị ranh giới các thửa đất, ranh giới các khu vực đã quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đối với khu vực đang có tranh chấp về địa giới hành chính thì trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất phải thể hiện rõ vị trí, ranh
giới của khu vực đó
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải được thành lập trên bản đồ địa chính Cơ sở toán học, độ chính xác, nội dung của bản đồ dùng để thành lập bản
đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết như đối với bản đồ địa chính
Nội dung bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết gồm: các yếu tố nội dung
cơ sở địa lý trên bản đồ, các yếu tố nội dung hiện trạng và các nội dung quy hoạch sử dụng đất Các yếu tố nội dung bản đồ, khung bản đồ, các ghi chú trong
và ngoài khung của bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải biểu thị bằng các
ký hiệu tương ứng trong "Ký hiệu bản đồ địa chính" và “ký hiệu bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
+ Kiểm tra số lượng, chất lượng các tờ bản đồ: Bản đồ dùng để thành lập bản
đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải bảo đảm độ chính xác theo quy định của bản đồ địa chính, phải xác định được thời điểm, phương pháp thành lập và đã
Trang 37Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
nhất so với năm tiến hành lập quy hoạch làm tài liệu gốc để thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết
+ Kiểm tra cơ sở pháp lý của bản đồ địa chính và các loại bản đồ thu thập được
- Thu thập tài liệu có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất chi tiết của xã (các tài liệu, báo cáo, số liệu bản đồ đã thu thập được phải đảm bảo theo quy định và
có tính pháp lý), gồm:
+ Các tài liệu, số liệu liên quan đến biến động sử dụng đất (hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất )
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được phê duyệt
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của các ngành có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn xã đã được phê duyệt
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết
+ Số liệu thống kê, kiểm kê năm tiến hành lập quy hoạch của xã
+ Chỉ tiêu pháp lệnh của cấp trên đối với các chỉ tiêu sử dụng đất
+ Nhu cầu sử dụng đất của các ngành trên địa bàn đến năm định hình quy hoạch
- Thu thập các quy trình, quy phạm, ký hiệu, hướng dẫn thành lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
2 Bản đồ địa chính sau khi kiểm tra tiến hành in các tờ bản đồ địa chính dạng giấy chon tỷ lệ thích hợp trong việc kiểm tra, đối soát chỉnh lý biến động Nếu sử dụng bản đồ cũ (bản giấy) phải được số hoá và được hiệu chỉnh bổ sung các yếu tố nội dung bản đồ theo quy định của bản đồ địa chính
3 Lập kế hoạch chi tiết trong việc chỉnh lý biến động;
Bước 2: Chỉnh lý biến động bản đồ địa chính:
- Đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý lên bản sao bản
+ Rà soát, cập nhật, chỉnh lý nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Trang 38Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
+ Cập nhật, chỉnh lý biến động sử dụng đất lên bản đồ địa chính giấy ngoài thực địa Sử dụng các thông tin, số liệu, bản đồ về diện tích, loại đất, vị trí thửa đất đã được thu hồi, được giao, được cho thuê, được chuyển mục đích sử dụng và kết hợp với cán bộ địa chính và trưởng thôn để khoanh định sơ bộ lên bản đồ địa chính giấy đến từng thửa đất
Trên cơ sở kết quả của công tác xử lý nội nghiệp, tiến hành xác định những nội dung và kế hoạch khảo sát thực địa, điều tra bổ sung
- Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung biến động các yếu tố nội dung
hiện trạng sử dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản sao bản đồ địa chính cơ sở
- Xác minh lại những khu vực đã chỉnh lý trong quá trình xử lý nội nghiệp trên cơ sở đối chiếu thực địa với bản đồ địa chính đã thu thập
- Xác định sự phù hợp về hình thể, loại đất, diện tích của các khu vực dự kiến quy hoạch cho các mục đích sử dụng ngoài thực địa so với bản đồ địa chính
- Xác định mục đích sử dụng của một số thửa đất chưa rõ trong quá trình
xử lý nội nghiệp theo quy định
- Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất trên nền bản đồ địa chính; Hoàn thiện việc chỉnh lý bổ sung
bộ bản đồ địa chính trên giấy và dạng số để phục vụ thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết
- Xây dựng và thuyết minh số liệu gốc dùng cho quy hoạch sử dụng đất
chi tiết
Cách thể hiện các yếu tố nội dung cơ sở địa lý, các yếu tố nội dung chuyên môn phải thống nhất trên toàn lãnh thổ hành chính hoặc khu vực Đặc biệt chú ý đến các yếu tố: Địa hình, thuỷ văn, giao thông và các địa vật quan trọng… Việc tổng hợp, lấy, bỏ các yếu tố nội dung phải đạt được các yêu cầu cơ bản của bản đồ
- Chuyển hệ thống bản đồ địa chính dạng số đã ghép theo ranh giới xã về cùng một tỷ lệ theo yêu cầu thành bản đồ địa chính và ký hiệu loại đất được chỉnh
lý lại theo quy định hiện hành
- Xây dựng cơ sở dữ liệu dạng số
Đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính dạng số tiến hành:
Trang 39Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
+ Tệp tin bản đồ phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng
+ Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ phải thể hiện bằng các ký hiệu dạng cell được thiết kế sẵn trong các tệp *.cell
+ Các đối tượng dạng đường chỉ được vẽ ở dạng LineString, Polyline, Chain hoặc Complex Chain, vẽ liên tục, không đứt đoạn và chỉ được dừng tại các điểm nút giao nhau giữa các đường
+ Những đối tượng dạng vùng (polygon) phải được vẽ ở dạng pattern, shape, complex shape hoặc fill color Những đối tượng dạng vùng phải là các vùng khép kín
+ Các đối tượng trên bản đồ phải thể hiện đúng lớp, màu sắc, lực nét và các thông số kèm theo như quy định tại bảng phân lớp đối tượng Đối với các đối tượng tham gia đóng vùng khoanh đất vẽ nửa theo tỷ lệ (như đường giao thông, địa giới …) thì sao lưu nguyên trạng phần tham gia đóng vùng và chuyển
về lớp riêng để tham gia đóng vùng Mỗi thửa đất phải có một mã sử dụng đất, diện tích thửa đất, số hiệu thửa đất, các thửa đất nhỏ không thể hiện được trên bản đồ phải có ghi chú các thửa đất nhỏ ở phần cuối của tờ bản đồ Để thống nhất dữ liệu bản đồ số khi sử dụng phần mềm MicroStation phải sử dụng các tệp chuẩn sau:
+ Seedfile: Là tệp chuẩn ở hệ tọa độ VN2000, cơ sở toán học phù hợp với đơn vị hành chính xây dựng bản đồ, theo quy định tại Quy định về thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất
+ Fonts chữ tiếng Việt: dùng bộ phông chữ vnfont.rsc
+ Thư viện các ký hiệu độc lập cho các dãy tỷ lệ tương ứng: qh1-5.cell; qh10-25.cell
+ Thư viện các ký hiệu hình tuyến theo dãy tỷ lệ tương ứng: qh1-5.rsc; qh10-25.rsc
+ Bảng màu: ht_qh.tbl
Các tệp này được tạo sẵn trong thư viện “HT_QH” sử dụng cho xây dựng bản đồ dạng số
+ Hướng dẫn sử dụng các file trong thư mục “HT_QH” cho bản đồ số
Chạy tệp Datdai*.bat (* là c,d,e tùy vào phần mềm MicroStation được cài
trên ổ C, D, E) trong thư mục “HT_QH” bằng cách nháy đúp chuột trái vào tệp
tin hoặc đưa con trỏ, đánh dấu tệp tin và nhấn Enter, các tệp chuẩn (seedfile,
Trang 40Báo cáo chuyên đề: Thực trạng lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn nghiên cứu
bảng màu, thư viện Cell, LineStyle, Font tiếng Việt) sẽ tự động copy vào các thư mục quy định của MicroStation
Bản đồ ở tỷ lệ nào thì có những tệp chuẩn tương ứng cho tỷ lệ đó để xác định môi trường số hóa nhằm tránh nhầm lẫn về cách sử dụng các ký hiệu, cách đặt các ghi chú, đúng lớp quy định
Khi số hóa, biên tập bản quy hoạch sử dụng đất của tỷ lệ nào cần chọn Workspace tương ứng trên hộp thoại MicroStation Manager
Khi số hoá, biên tập các đối tượng theo yêu cầu trong môi trường đồ họa MicroStation chọn đối tượng theo nhóm bằng cách chọn FC Select Feature trong thanh công cụ MSFC sẽ xuất hiện cửa sổ lệnh Feature Collection
Tại cửa sổ Feature Collection chọn nhóm đối tượng bên phần nhóm đối tượng (Category Name) chọn đối tượng cần số hóa hoặc biên tập tại phần Feature Code, Feature Name, khi đó tuỳ vào kiểu đối tượng mà phần mềm xác định các thuộc tính một cách tự động
- Đối với các xã đã có bản đồ địa chính dạng số: Nếu ở định dạng khác
thì chuyển về định dạng *.Dgn của phần mềm Microstation Biên tập lại bản đồ
địa chính tại phần mềm Microstation
- Tiến hành cập nhật, chỉnh lý biến động sử dụng đất vào bản đồ địa chính số
Sử dụng phần mềm Micrstation để tiến hành cập nhật, chỉnh lý các biến động sử dụng đất vào bản đồ địa chính số trên từng thửa đất bằng phần mềm MicroStation Đối với từng loại biến động thì cách thức thực hiện cụ thể như sau:
+ Trường hợp biến động nhập hoặc tách thửa đất riêng lẻ, cục bộ (nhập, tách thửa đất của từng hộ gia đình, cá nhân trong quá trình chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất): Thông tin chính được sử dụng là bản trích đo hoặc trích lục khu đất thực hiện việc tách hoặc nhập thửa ở tỷ lệ 1/500 trên đó có các thông tin về kích thước, hình dạng, loại đất, diện tích của các thửa đất được tách hoặc nhập và số hiệu thửa mới của thửa đất được tách hoặc nhập Căn cứ thông tin về kích thước, hình dạng của thửa đất để vẽ thành thửa đất mới lên bản
đồ địa chính số
+ Trường hợp biến động lớn liên quan đến nhiều thửa đất (chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất): Sử dụng các thông tin về diện tích, loại đất, vị trí thửa đất đã được thu hồi, được giao, được cho thuê, được chuyển mục đích sử dụng để khoanh vẽ lên bản đồ địa chính số