1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101

101 939 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 303,23 KB

Nội dung

Theo điều 3, luật phá sản 2004 định nghĩa: “ doanh nghiệp,hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”,n

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2012 trôi qua đánh dấu một năm khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam,

do những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và bộc lộ những yếu kémnội tại Theo thông tin công bố tại cuộc họp chiều ngày 4/1của Bộ Kế hoạchĐầu tư thì trong năm 2012, cả nước có 54,261 doanh nghiệp giải thể, ngừnghoạt động (con số này cao hơn so với năm 2011 là 53,922 doanh nghiệp).Đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc như thế, các doanh nghiệp đều phải

đề cao phương châm “tự cứu mình” bằng cách tự tìm cho mình một hướng điđúng đắn trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong quản lý tài chính Tàichính doanh nghiệp lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định vàbền vững của chính doanh nghiệp

Khi xem xét đánh giá hiệu quả quản lý tài chính, có một yếu tố quan trọngkhông thể không đề cập đến đó là tình hình quản lý công nợ của doanh nghiệp bởi

nó góp phần phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, và đôi khi công tácquản lý công nợ yếu kém chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn doanh nghiệp đến bờvực của sự phá sản Theo điều 3, luật phá sản 2004 định nghĩa: “ doanh nghiệp,hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ

có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”,như vậy cụm từ mà bất kể ôngchủ doanh nghiệp nào cũng lo sợ đó là “ phá sản doanh nghiệp” thường rình rậpcác doanh nghiệp có tình hình tài chính hỗn loạn, không có khả năng thanh toáncác khoản nợ đến hạn.Sự mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn này cóthể do tổng tài sản của doanh nghiệp nhỏ hơn tổng số nợ hoặc cũng có khi mặc dùtổng tài sản vượt quá tổng số nợ nhưng do trình độ công tác quản lý công nợkhông tốt nên không đảm bảo lượng tiền mặt cần thiết để trả nợ đến hạn

Thực trạng thanh toán công nợ là một trong những mối quan tâm hàng đầucủa các nhà đầu tư, người cho vay vốn, người cung ứng, khách hàng… trước

Trang 3

khi họ ra quyết định có nên đầu tư hay tài trợ vốn cho doanh nghiệp haykhông Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn huy động từ bên ngoài,đây là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp Qua đây ta có thểthấy công tác quản lý công nợ góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp, nó thể hiện khả năng và trình độ quản lý tài chính của nhà quảntrị Công nợ luôn là một vấn đề bức xúc khiến các nhà quản trị “ đau đầu”trong việc tìm ra giải pháp hiệu quả để giải quyết.

Sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty Cổ phần xây dựngHUD101,em nhận thấy điểm nổi bật ở tình hình tài chính của công ty là côngtác quản lý công nợ tại công ty vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế cần phảinhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục

Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên và tình hình thực tế tại công ty Cổphần xây dựng HUD101, bằng những kiến thức mà em đã được học ở nhàtrường cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn phó giáo sư- tiến sĩNghiêm Thị Thà và các cô chú phòng Kế toán- Tài chính của công ty, em đãmạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp với đềtài “ Giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty Cổ phần xây dựngHUD101”

- Mục đích của việc nghiên cứu đề tài:

Nội dung của đề tài tập trung nghiên cứu những ưu nhược điểm trong côngtác quản lý công nợ của Công ty Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả của công tác quản lý công nợ giúp Công ty hoạt động có hiệuquả trong thời gian tới hơn

- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: Tình hình công nợ và giải pháp làm tăng hiệu quảquản lý công nợ tại công ty

Trang 4

- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứ sử dụng tổng hợp nhiều phươngpháp như: Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phântích tổng hợp, đánh giá dựa trên các số liệu thực tế thu thập được trong quátrình thực tập tại công ty, các số liệu trong báo cáo tài chính và các thông tin

có được từ việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên phòng Tài chính- kế toánkết hợp với suy luận để làm sáng tỏ đề tài

Nội dung đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về công nợ- quản lý công nợ trong doanh nghiệpChương II: Thực trạng công nợ và quản lý công nợ tại công ty Cổ phần xâydựng HUD101

Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý công nợ tại công ty

Cổ phần xây dựng HUD101

Qua thời gian thực tập tại Công ty, với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ vàlãnh đạo phòng Tài chính – Kế toán và được sự hướng dẫn của cô giáo phógiáo sư- tiến sĩ Nghiêm Thị Thà em đã hoàn thành bài luận văn này Mặc dù

đã cố gắng tìm hiểu và phân tích nhưng do hạn chế về trình độ nhận thứckhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đónggóp để khóa luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn cô giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo, phòng Tàichính – Kế toán của công ty Cổ phần xây dựng HUD101

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Sinh viên: Cao Thị Quyên

Lớp : CQ47/11.01

Trang 5

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NỢ - QUẢN LÝ CÔNG NỢ TRONG

DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về công nợ trong doanh nghiệp

1.1.1 Cơ sở hình thành công nợ trong doanh nghiệp

Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự pháttriển của các thành phần kinh tế cùng với cơ chế tự chủ tài chính đã thực sự tạomôi trường canh tranh cho tất cả các doanh nghiệp Không còn được bao cấp vềtài chính, mỗi chủ thể của nền kinh tế phải tự tìm nguồn vốn ngay từ khi bướcvào hoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài nguồn vốn tự có của chủ doanhnghiệp thì còn một nguồn vốn mà bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn tiếp cậnđược đó là vốn vay từ các ngân hàng Chính vì huy động vốn từ bên ngoài chonên doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho các ngânhàng, các chủ nợ của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó đã được hai bênthỏa thuận

Như vậy, ngay từ khi thành lập doanh nghiệp đã có các khoản công nợphải trả liên quan đến nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp Trong quátrình hoạt động sau này, vốn tiền tệ của các đơn vị sản xuất kinh doanh đượcvận động liên tục qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất và lưu thônghàng hóa Do đó, nếu như mua bán không khớp nhau về không gian, thời gian

và số lượng sẽ nảy sinh nhu cầu vốn tạm thời cần được bổ sung ngay để tiếnhành sản xuất kinh doanh liên tục Rất may là trong xã hội, xét tại một thờiđiểm bất kì nào đó luôn xảy ra hiện tượng có những người có vốn tiền tệ tạmthời nhàn rỗi, có đơn vị lại thiếu vốn, do đó họ có thể cho vay hoặc đi vay để

bổ sung vốn thiếu hụt trong kinh doanh, vốn vay chiếm tỷ trọng đáng kể trongtổng nguồn vốn kinh doanh Các doanh nghiệp có thể vay vốn từ các ngân

Trang 6

hàng, tổ chức tín dụng và các đối tượng khác…Khi đi vay vốn, doanh nghiệpphải đảm bảo vốn vay được hoàn trả đầy đủ đúng kỳ hạn cả gốc và lãi theocam kết Do vậy vốn vay để bổ sung khi thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh làmột trong những nguồn chính hình thành nên công nợ phải trả của doanhnghiệp.

Bên cạnh đó, nguồn vốn chiếm dụng trong thanh toán cũng là một yếu

tố quan trọng hình thành nên công nợ phải thu hoặc công nợ phải trả củadoanh nghiệp Do có một số doanh nghiệp có hàng hóa muốn bán, trong đó lại

có một số doanh nghiệp khác muốn mua nhưng lại không có tiền, khi đódoanh nghiệp với tư cách là người bán muốn tiêu thụ sản phẩm của mình họ

có thể bán chịu hàng hóa cho người mua và hình thành nên công nợ phải thu.Ngược lại, công nợ phải trả được hình thành khi doanh nghiệp đi mua chịuhàng hóa của đơn vị khác hoặc chiếm dụng các khoản nợ ngân sách nhà nướcbằng cách chậm nộp thuế, các khoản nợ lương cán bộ công nhân viên,

Tóm lại, chính các giải pháp huy động vốn, các chính sách tín dụng màdoanh nghiệp áp dụng đã làm nảy sinh công nợ trong doanh nghiệp, buộc cácdoanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốnmột cách hợp lý, theo dõi sát sao tình hình thanh toán công nợ và chi tiết theotừng đối tượng

Vậy công nợ là gì?

Công nợ phản ánh nghĩa vụ thanh toán của khách nợ (con nợ) với chủ

nợ Công nợ trong doanh nghiệp bao gồm: Công nợ phải thu và công nợ phải trả Đây là hai mặt trái ngược của một vấn đề nhưng tồn tại song song và khách quan với nhau, chúng có ảnh hưởng tới công tác tài chính của doanh nghiệp.

Trang 7

1.1.2 Nội dung công nợ

1.1.2.1 Công nợ phải thu

a, Khái niệm “ công nợ phải thu”

Công nợ phải thu là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp đang bị cácđơn vị và các cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phảithu hồi

Các đơn vị ở đây có thể là các doanh nghiệp mà trong quá trình muahàng đã nợ tiền của doanh nghiệp hoặc các đơn vị mà doanh nghiệp đã ứngtrước tiền mua hàng của đơn vị đó

Các cá nhân có thể là cá nhân bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp,

họ chiếm giữ tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp

Toàn bộ phần tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị hoặc các cánhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi ở đây có thể

là tiền, tài sản, các loại hình vật chất có thể quy đổi ra tiền, các khoản thiệt hại

mà các cá nhân hoặc tổ chức gây ra và có trách nhiệm phải bồi thường

b, Nội dung “công nợ phải thu”

 Các khoản công nợ phải thu gồm:

- Các khoản phải thu từ khách hàng

- Trả trước cho người bán

- Các khoản phải thu nội bộ

- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

- Các khoản tiền tạm ứng cho công nhân viên

- Các khoản dùng để cầm cố, đặt cọc, kí cược, kí quỹ

- Các khoản phải thu khác

 Nội dung cụ thể các khoản công nợ phải thu như sau:

Trang 8

- Các khoản phải thu từ khách hàng: Là những khoản cần phải thu do doanhnghiệp bán chịu hàng hóa, thành phẩm hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ chokhách hàng.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, để

có thể đứng vững và giành thị phần lớn trên thị trường, doanh nghiệp khôngchỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác về mẫu mã, chất lượng sảnphẩm, chế độ hậu mãi,… mà còn phải cạnh tranh về các chính sách ưu đãitrong thanh toán tiền hàng đó là trả tiền sau khi mua hàng hay còn gọi là bánchịu, chính từ chính sách bán chịu này đã hình thành nên các khoản phải thu

từ khách hàng của doanh nghiệp

Khả năng tài chính của khách hàng mua chịu ảnh hưởng rất lớn tới mức độchắc chắn thu hồi số tiền nợ phải thu Để tránh rủi ro do khách hàng mất hoặcgiảm khả năng thanh toán, doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác thu hồi công

nợ đối với từng khách hàng, đặc biệt với các khách hàng có số tiền phải thulớn, khách hàng dây dưa nợ,… Doanh nghiệp cần đề ra chính sách tín dụngthương mại phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp, với từng kháchhàng, từng mặt hàng,…

- Trả trước cho người bán (doanh nghiệp áp dụng hình thức trả trước khimua hàng) là việc doanh nghiệp ứng trước tiền hàng cho người cung ứngnhưng chưa nhận được hàng, mục đích nhằm cung cấp tín dụng chongười bán để người bán chuẩn bị hàng

- Các khoản phải thu nội bộ: Là các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên

và cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau trong đó đơn vị cấp trên

là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đơn vị cấp dưới là các đơn vị thànhviên phụ thuộc có tổ chức công tác kế toán riêng Quan hệ tài chính nội

bộ giữa doanh nghiệp độc lập với các thành viên của nó chủ yếu về các

Trang 9

khoản: Cấp phát, điều chuyển vốn, các khoản thu hộ, chi hộ giữa cấp trênvới cấp dưới trực thuộc, nghĩa vụ tài chính giữa cấp dưới với cấp trên

- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Chỉ phát sinh ở những cơ sở sảnxuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phươngpháp khấu trừ Thuế GTGT được khấu trừ là số thuế đầu vào của nhữnghàng hóa, dịch vụ, TSCĐ mà cơ sở kinh doanh mua vào để dùng cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT

- Các khoản tiền tạm ứng cho công nhân viên: Là những khoản tiền hoặcvật tư do doanh nghiệp ứng trước cho cán bộ công nhân viên của doanhnghiệp có trách nhiệm chi tiêu cho những mục đích nhất định thuộc hoạtđộng sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động khác của doanh nghiệp, sau đóphải có trách nhiệm thanh toán tạm ứng với doanh nghiệp

Tạm ứng có thể là các khoản: Chi cho các công việc thuộc về hànhchính quản trị (tiếp khách, mua văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị…), tạmứng tiền tàu xe, phụ cấp lưu trú, tiền công tác phí của công nhân đi công tác,tạm ứng cho người đi mua nguyên vật liệu, hàng hóa, trả tiền vận chuyển, bốcvác nguyên vật liệu…

- Các khoản cầm cố, đặt cọc, kí cược, kí quỹ: Trong kinh doanh sự tintưởng lẫn nhau giữa các bên có quan hệ hợp đồng kinh tế rất quan trọng.Mức độ tín nhiệm cao hay thấp sẽ quyết định các hình thức ràng buộckhác nhau phát sinh trong quá trình vay mượn, ký kết hợp đồng hợp táckinh doanh

+ Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tàisản thuộc sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảmthực hiện nghĩa vụ Tài sản cầm cố có thể là động sản hoặc các giấy tờ có giá(trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu,…)

Trang 10

+ Đặt cọc: Là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kimkhí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giaokết hoặc thực hiện hợp đồng.

+ Ký cược: Là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuêmột khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong mộtthời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê Số tiền ký cược do bên cho thuêquy định có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản cho thuê

+ Ký quỹ: Là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khíquý, đá quý hoặc vật có giá trị khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngânhàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

- Các khoản phải thu khác, bao gồm:

+ Giá trị tài sản thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý;

+ Các khoản phải thu về bồi thường vật chất;

+ Các khoản cho vay mượn tài sản, tiền bạc có tính tạm thời;

+ Các khoản phải thu về cho thuê TSCĐ, lãi đầu tư tài chính;

1.1.2.2 Công nợ phải trả

a, Khái niệm công nợ phải trả

Công nợ phải trả là số tiền vốn mà doanh nghiệp đi vay, đi chiếm dụngcủa các đơn vị, tổ chức cá nhân và do vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệmhoàn trả

Để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải cómột lượng vốn lớn và nhất là nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp cho sựđầu tư phát triển ngày càng lớn Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải huyđộng cao độ nguồn vốn bên trong, đồng thời phải tìm cách huy động tối đanguồn vốn bên ngoài bằng cách đi vay, hoặc tạm thời chiếm dụng vốn củađơn vị khác Từ đó hình thành nên các khoản công nợ phải trả

Trang 11

b, Nội dung công nợ phải trả

 Các khoản công nợ phải trả gồm:

- Các khoản tiền vay

- Phải trả người bán

- Người mua trả tiền trước

- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

- Các khoản phải trả người lao động

- Chi phí phải trả

- Các khoản phải trả trong nội bộ doanh nghiệp

- Các tài sản nhận cầm cố, đặt cọc, kí quỹ, kí cược

- Các khoản phải trả, phải nộp khác

 Nội dung cụ thể các khoản công nợ phải trả

- Các khoản tiền vay: Các khoản tiền vay ở đây bao gồm các khoản tiền vaycủa ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và cá nhân để bổ sungvốn cho nhu cầu vốn kinh doanh Xét theo thời hạn vay thì các khoản tiền vaygồm vay ngắn hạn và vay dài hạn

+ Vay ngắn hạn: Là những khoản tiền vay có thời hạn thanh toán trongvòng 1 năm hoặc 1 chu kì kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn lưuđộng

+ Vay dài hạn: Là khoản tiền vay có thời hạn thanh toán trên một nămhoặc sau 1 chu kì kinh doanh để đầu tư dài hạn cho việc mua sắm TSCĐ, đầu

tư tài chính dài hạn vào thị trường chứng khoán…

- Phải trả người bán: Là toàn bộ giá trị hàng hóa, nguyên liệu, dịch vụ,…

mà doanh nghiệp mua chịu, đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền hàng

- Người mua trả tiền trước: Là việc doanh nghiệp nhận tiền của kháchhàng nhưng chưa giao hàng

Trang 12

- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, gồm:

+ Thuế giá trị gia tăng: Là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hànghóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.+ Thuế tiêu thụ đặc biệt là sắc thuế đánh vào một số hàng hóa dịch vụ đặcbiệt nằm trong danh mục Nhà nước quy định

+ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩuhoặc nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế tính trên thu nhập chịu thuế củacác doanh nghiệp trong kỳ tính thuế

+ Thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế môn bài,…

- Các khoản phải trả trong nội bộ doanh nghiệp: Là các khoản phải trả giữacác đơn vị cấp trên là đơn vị hoạch toán kinh tế độc lập với các đơn vị cấpdưới, là những đơn vị phụ thuộc hoặc giữa các đơn vị phụ thuộc lẫn nhau màcác đơn vị đều có tổ chức kế toán riêng

- Các tài sản nhận cầm cố, đặt cọc, kí quỹ, kí cược: Là các khoản tiền, tàisản mà doanh nghiệp nắm giữ của đối tác kinh doanh nhằm tạo sự tin tưởnglẫn nhau giữa các bên quan hệ trong hợp đồng kinh tế Mức độ tín nhiệm caohoặc thấp sẽ quyết định các hình thức ràng buộc khác nhau phát sinh trongquá trình vay, mượn, ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Các khoản phải trả, phải nộp khác, bao gồm:

Trang 13

+ Tài sản thừa chờ giải quyết.

+ Kinh phí công đoàn

+ Bảo hiểm xã hội

+ Bảo hiểm y tế…

1.2 Quản lý công nợ trong doanh nghiệp

1.2.1 Sự cần thiết và mục đích của công tác quản lý công nợ

- Sự cần thiết của công tác quản lý công nợ:

Khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp thì công nợ củadoanh nghiệp là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng mà bất kì đối tượng nào cólợi ích liên quan đến doanh nghiệp đều quan tâm Bởi “công nợ” là con daohai lưỡi, nếu không dung hoà được hai mặt nội dung phải thu và phải trả củacông nợ thì doanh nghiệp rất dễ dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán nợđến hạn, thậm chí có thể bị phá sản Thực tế đã chứng minh có không ít doanhnghiệp lâm vào tình trạng phá sản không phải do kinh doanh kém hiệu quả mà

là do công tác quản lý công nợ còn yếu kém

Như chúng ta đã biết quản lý công nợ trong doanh nghiệp luôn là một bàitoán phức tạp, hóc búa đòi hỏi doanh nghiệp phải có những điều chỉnh thíchhợp thì mới có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế cạnh tranh của nền kinh tếthị trường Do đó, câu hỏi đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để quản

lý công nợ một cách tốt nhất, hợp lý nhất mà vẫn duy trì được mức tăngtrưởng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Nhắc đến quản lý công nợ thì đa số mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc làmcách nào để thu hồi đủ các khoản nợ phải thu càng nhanh càng tốt Đó là mộtnhận định sai lầm bởi kế hoạch thu hồi các khoản phải thu không bao giờđược tách riêng với chính sách bán hàng, chiến lược kinh doanh, mục đíchkinh doanh của doanh nghiệp.Bên cạnh đó thì việc quản lý công nợ phải trảcũng quan trọng không kém Trong nhiều trường hợp “công nợ phải trả” tạocho doanh nghiệp một khoản vốn chiếm dụng hợp pháp trong một khoảng

Trang 14

thời gian nhất định Đối với một số doanh nghiệp, người ta đề cao khoản vốntín dụng này và lấy nó làm giải pháp tín dụng tạm thời, chiếm dụng vốn càngnhiều càng tốt trong lúc doanh nghiệp thiếu vốn, tuy nhiên nếu doanh nghiệpquá lạm dụng giải pháp chiếm dụng vốn bất hợp lý thì tình trạng tài chínhkhông những không tiến bộ mà sẽ càng ngày rơi vào ngõ cụt Do vậy, cácdoanh nghiệp phải có chính sách quản lý công nợ thích hợp, từ chỗ theo dõichi tiết công nợ phải thu, phải trả đến việc phân tích công nợ hàng quý, hàngnăm, cuối cùng phải đưa ra quỹ dự phòng công nợ nếu xét thấy cần thiết đểdoanh nghiệp giải toả được những vướng mắc trong việc thanh toán công nợ

và có những quyết định đúng đắn trong việc tự chủ tài chính

- Mục đích của công tác quản lý công nợ phải thu

Doanh nghiệp theo dõi sự hình thành và sự biến động tăng giảm cáckhoản phải thu Từ những con số phát sinh cụ thể, kế toán phân tích tình hìnhthu hồi để thấy mức độ bị chiếm dụng vốn, phân tích khả năng thu hồi công

nợ, hiệu quả công tác thu hồi công nợ Từ đó, doanh nghiệp đưa ra các biệnpháp thu hồi công nợ phù hợp, hạn chế và xử lý các khách hàng cố tình đểdây dưa nợ đọng, chủ động lập dự phòng phải thu khó đòi để tránh nhữngbiến động tài chính lớn khi không thu được nợ, làm ảnh hưởng đến hoạt độngkinh doanh Mặt khác, công nợ phải thu là một bộ phận tài sản của doanhnghiệp bị chiếm dụng Quản lý công nợ phải thu nhằm đảm bảo an toàn chotài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, tăng cường vốn lưu động, gópphần tăng cường thanh toán nợ phải trả

- Mục đích của công tác quản lý công nợ phải trả

Phân tích tình hình nợ phải trả để thấy được phần tài sản thực tế củadoanh nghiệp, phân tích khả năng thanh toán đánh giá hiệu quả công tác quản

lý quỹ tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán, đánh giá tình hình vốn lưu động,tình hình tài chính của doanh nghiệp khả quan hay yếu kém từ đó, doanhnghiệp có kế hoạch dự đoán nhu cầu tiền mặt nói riêng, vốn lưu động nói

Trang 15

chung, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tăng cường khả năng tự chủtài chính.

Bên cạnh đó, nợ phải trả là một bộ phận nguồn vốn của doanh nghiệpkhi chưa đến hạn trả nợ Các khoản này bổ sung vốn tạm thời phục vụ hoạtđộng kinh doanh nên việc quản lý nợ phải trả còn với mục đích tìm ra thờiđiểm trả nợ có lợi nhất, lập kế hoạch trả nợ hợp lý để tạo được nguồn tài trợngắn hạn và hạn chế thấp nhất chi phí sử dụng nguồn vốn này

Tóm lại, quản lý công nợ chính là việc kiểm soát và duy trì tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái ổn định, vừa duy trì được các khoản mục phải thu ở mức độ hợp lý vừa tận dụng tối đa những lợi thế của nguồn vốn chiếm dụng nhưng phải đảm bảo phù hợp với pháp luật để phát triển.

1.2.2 Nội dung công tác quản lý công nợ

1.2.2.1 Theo dõi tình hình công nợ

a, Đối với các khoản phải thu

- Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu, thường xuyên theo dõi,đôn đốc để thu hồi công nợ đúng hạn

- Có biện pháp phòng ngừa rủi ro như: Yêu cầu đặt cọc, tạm ứng haytrả trước một phần giá trị đơn đặt hàng, lựa chọn khách hàng có uy tín và độtin cậy cao Ngoài ra doanh nghiệp có thể lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi

để phòng khi phát sinh nợ khó đòi doanh nghiệp có khả năng bù đắp được

- Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng mua bán hàng hoá, nếu quáthời hạn thanh toán theo hợp đồng thì doanh nghiệp có quyền thu tiền phạttheo mức lãi suất tương ứng như lãi suất ngân hàng

- Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân để có cách xử lýphù hợp như: Thương lượng để gia hạn nợ, giảm một phần nợ cho khách

Trang 16

hàng, hoặc có biện pháp mạnh như yêu cầu toà án kinh tế giải quyết khi thấycần thiết.

b, Đối với công nợ phải trả

- Chủ động lên kế hoạch trả nợ cho từng khoản nợ

- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán để chủđộng đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn

- Lựa chọn các hình thức thanh toán thích hợp, an toàn và có hiệu quảnhất đối với doanh nghiệp

- Xác định và duy trì một số lượng tiền tệ cần thiết để giúp doanhnghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả

1.2.2.2 Phân tích tình hình công nợ

Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả là quá trình xem xét,

kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu các khoản phải thu, phải trả hiện hànhvới quá khứ Thông qua việc phân tích này, những người ra quyết định có thểđánh giá chính xác thực trạng và tiềm năng của doanh nghiệp từ đó lựa chọncác phương án kinh doanh tối ưu Do đó việc phân tích này có ý nghĩa quantrọng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng

a, Phân tích tình hình thanh toán công nợ

- Phân tích tình hình thanh toán các khoản phải thu

Để phân tích tình hình thanh toán công nợ phải thu, ta dựa vào các chỉ tiêu sau:

• Số vòng luân chuyển các khoản phải thu:

Trang 17

Số vòng luân chuyển các khoản phải thu

=

==

Doanh thu bán hàng tính theo giá thanh toán trong kỳ

Số dư bình quân các khoản phải thu

Kỳ thu tiền trung bình

Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu bán hàng tính theo giá thanh toán bình quân một ngày trong năm

Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả

của việc thu hồi nợ Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu lớn, chứng

tỏ doanh nghiệp đã làm tốt công tác thu hồi nợ, ít bị chiếm dụng vốn Tuy

nhiên, nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá cao sẽ không tốt vì có

thể ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hoá do phương pháp thanh toán của

doanh nghiệp với bạn hàng quá chặt chẽ (chủ yếu thanh toán ngay trong thời

gian ngắn)

• Kỳ thu tiền trung bình:

Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh

nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng Kỳ thu

tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu

và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp Do vậy khi xem xét kỳ thu tiền

trung bình cần xem xét trong mối quan hệ với sự tăng trưởng doanh thu của

doanh nghiệp Khi kì thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp

trong ngành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi

Trang 18

Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn (%)

Ngoài việc tính toán, phân tích các chỉ tiêu trên, ta còn phải so sánhtổng giá trị các khoản phải thu với giá trị từng khoản phải thu: So sánh tổnggiá trị các khoản phải thu và giá trị từng khoản phải thu giữa cuối năm vớiđầu năm để thấy được sự tiến bộ trong việc thu hồi công nợ Ở bước này, cần

đi sâu vào tình hình thực tế để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hìnhcông nợ, ảnh hưởng tới các khoản phải thu và tính hợp lý của nó, từ đó cácdoanh nghiệp có các biện pháp cần thiết nhằm thu nhanh các khoản nợ phải

Trang 19

Số vòng luân chuyển các khoản phải trả (vòng)= Doanh số mua hàng thường niên

Số dư bình quân các khoản phải trả

Kỳ trả tiền trung bình (ngày)

=

Số dư bình quân các khoản phải trả Doanh số mua hàng thường niên bình quân 1 ngày trong năm

thu có hoài nghi và nhắc nhở thúc giục đối với các khoản thanh toán chậm

Do vậy, mục tiêu đặt ra cho công tác quản lý công nợ phải thu là thu đủ, thukịp thời, tiếp đến là thu càng sớm càng tốt với điều kiện không làm ảnh hưởngđến doanh số bán hàng và lợi nhuận của công ty

+ Phân tích tình hình thanh toán các khoản phải trả

Để phân tích tình hình thanh toán công nợ phải trả, ta dựa vào một sốchỉ tiêu sau:

• Số vòng luân chuyển các khoản phải trả

Doanh số mua hàng thường niên được tính theo công thức sau:

Doanh số mua hàng thường niên = GVHB + HTK cuối kỳ - HTK đầu kỳ

Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải trả và hiệu quảcủa việc thanh toán nợ Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải trả lớn,chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít chiếm dụng vốn và cóthể được hưởng chiết khấu thanh toán Tuy nhiên, số vòng luân chuyển cáckhoản phải trả nếu quá cao sẽ không tốt, có thể ảnh hưởng tới kết quả kinhdoanh trong kỳ của doanh nghiệp do phải huy động một nguồn vốn trả nợ

• Kỳ trả tiền trung bình

Trang 20

Khi phân tích cần tính và so sánh kỳ trả tiền trung bình với thời gianmua chịu được người bán quy định cho doanh nghiệp Nếu thời gian quayvòng các khoản phải trả lớn hơn thời gian mua chịu được quy định thì việcthanh toán tiền hàng là chậm trễ và ngược lại, số ngày qui định mua chịu lớnhơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việc thanh toán đạt trước kế hoạch

về thời gian

• Hệ số nợ

Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồnvốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp thì bao nhiêu phầntrăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả

+ Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả được sửdụng không phải trả lãi

Trang 21

Hệ số khả năng thanh toán chung=

Tổng giá trị tài sản

Tổng số nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán hiện thới=

Tổng tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn

Nếu tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả được sửdụng không phải trả lãi > 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụnglớn hơn số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng và ngược lại

b, Phân tích khả năng thanh toán công nợ

Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần tính và so sánhchỉ tiêu sau:

- Hệ số khả năng thanh toán chung

Hệ số khả năng thanh toán chung là chỉ tiêu được dùng để đánh giákhả năng thanh toán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này có vaitrò rất quan trọng trong việc xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp có chỉ số luôn lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp đảmbảo được khả năng thanh toán và ngược lại

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn Vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanhtoán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp Để đánh giá hệ số này cần dựavào hệ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành Cần thấy rằng,

hệ số này ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau có sự khác nhau Một căn

cứ quan trọng để đánh giá là so sánh với hệ số thanh toán ở các thời kỳ trước

đó của doanh nghiệp

Trang 22

Hệ số khả năng thanh toán nhanh=

Tổng tài sản ngắn hạn- Hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời=

Tiền + Các khoản tương đương tiền

Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán lãi vay

=

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)

Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ (I)

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanhnghiệp Nếu hệ số này quá nhỏ thì chứng tỏ vốn của doanh nghiệp còn ứ đọngnhiều ở bộ phận hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể phải đẩy nhanh việc bánhàng hóa sản phẩm để thu tiền mặt, đáp ứng được nhu cầu thanh toán công

nợ Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao lại phản ánh tình hình không tốt vì vốnbằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Ở đây tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển Các khoảntương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoảnđầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3tháng và không gặp rủi ro lớn

- Hệ số thanh toán lãi vay

Trang 23

Mức độ tác động của ĐBTC (DFL)

=

Tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp

và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ Lãi tiềnvay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trảđúng hạn cho các chủ nợ Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sử dụngvốn vay hay nợ vay, một mặt nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn, mặt khác nhằm

hi vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận chủ sở hữu (ROE), nhưng đồng thời cũnglàm tăng thêm rủi ro tài chính cho doanh nghiệp Bởi vì một doanh nghiệpvay nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quáthấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn

Khi doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay nhằm hy vọng gia tăng lợinhuận vốn chủ sở hữu cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tàichính Để đánh giá ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến tỷ suất lợi nhuận vốnchủ sở hữu người ta sử dụng thước đo được gọi là mức độ tác động của đònbẩy tài chính (DFL) và được tính theo công thức sau:

Hoặc

Mức độ tác động của ĐBTC cũng là một trong những thước đo chophép đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp, đó là rủi ro trongviệc thanh toán lãi tiền vay và nợ gốc

- Hệ số thanh toán nợ dài hạn

EBITEBIT- I

Trang 24

Hệ số thanh toán nợ dài hạn=

Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn vay dài hạn

Tổng số nợ dài hạn

Vốn lưu động thường xuyên= Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn

Đối với các khoản nợ dài hạn để biết khả năng thanh toán của doanhnghiệp, khi phân tích cần tính và so sánh các chỉ tiêu “hệ số thanh toán nợ dàihạn”

Hệ số thanh toán nợ dài hạn là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năngthanh toán các khoản nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố địnhmua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo khả năngthanh toán nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định mua sắm bằngnguồn vốn vay dài hạn và ngược lại hệ số này nhỏ hơn 1 càng chứng tỏ khảnăng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp buộc phảidùng nguồn vốn khác để trả nợ dài hạn

- Nguồn vốn lưu động thường xuyên

Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chấtdài hạn để hình thành hay tài trợ cho một phần hoặc thậm chí là toàn bộ tàisản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiêp và được xác định theo công thức sau:

Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanhnghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp đượcđảm bảo vững chắc hơn Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồnvốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu độngthì doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn Do vậy, đòi

Trang 25

hỏi người quản lý doanh nghiệp phải xem xét tình hình thực tế của doanhnghiệp để có quyết định phù hợp trong việc tổ chức vốn.

1.2.2.3 Phòng ngừa rủi ro đối với công nợ

Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Bên cạnh việc theo dõi chi tiết công nợ theo từng đối tượng, để tránhnhững thiệt hại, thất thu do việc các đối tượng phải thu của doanh nghiệp mấtkhả năng thanh toán tiền hàng hay nợ đến hạn, các doanh nghiệp thường phảilập dự phòng các khoản phải thu khó đòi Dự phòng phải thu khó đòi là dựphòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán,

nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không cókhả năng thanh toán Việc trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi phảituân thủ theo thông tư số 228/2009/TT- BTC như sau:

 Điều kiện ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi: một khoản nợ là nợ phảithu khó đòi khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ

về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lýhợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác

Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định nàyphải xử lý như một khoản tổn thất

- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khếước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (cáccông ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào

Trang 26

tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn,đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc

- Chỉ được phép lập dự phòng các khoản phải thu thực sự khó đòi vàphải lập cho từng khoản phải thu khó đòi

- Số dự phòng phải thu khó đòi được lập không quá 20% tổng công nợphải thu và đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ

- Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được lập một lần vào cuối niên độ

kế toán trước khi lập báo cáo kế toán

 Phương pháp lập dự phòng:

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạncủa các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi,kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên Trong đó:

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1năm.+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên

Trang 27

- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đãlâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích,

bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thihành án hoặc đã chết thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồiđược để trích lập dự phòng

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanhnghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết đểlàm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp

Dự phòng các khoản phải trả

- Một khoản dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thoả mãn cácđiều kiện sau:

+ Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa

vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;

+ Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêucầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và

+ Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó

- Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị đượcước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiệntại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc tại ngày kết thúc kỳ kế toán giữaniên độ

- Đối với dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lậpcho từng công trình xây lắp và được lập vào cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ

kế toán giữa niên độ

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công nợ và những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tình hình công nợ

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý công nợ

Trang 28

Nền kinh tế càng phát triển thì phạm vi, quy mô công nợ trong doanhnghiệp càng mở rộng và việc quản lý công nợ càng khó khăn hơn Tình hìnhcông nợ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố, trong đó

có các nhân tố chủ quan về phía doanh nghiệp và cả các nhân tố khách quan

do môi trường kinh doanh tác động đến Để có thể đưa ra được các biện pháptăng cường quản lý công nợ hợp lý nhất thì cần phải quan tâm nghiên cứu tácđộng của từng nhân tố đến công nợ

Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan đến quản lý công nợ:

Các nhân tố khách quan là các nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát củadoanh nghiệp, có rất nhiều những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến công

nợ, dưới đây chúng ta sẽ xem xét một số những nhân tố như sau:

- Môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh thực sự là một hệthống các nhân tố ảnh hưởng lớn đến tình hình công nợ của doanh nghiệp từ

đó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thuộc nhómnhân tố này bao gồm các nhân tố cụ thể sau:

+ Sự ổn định của nền kinh tế: Nếu nền kinh tế ổn định và tăng trưởngđều đặn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiêu thụ tốt hàng hóa sản phẩm,

mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán các khoản nợ đượctốt hơn Ngược lại khi có sự biến động của nền kinh tế thì tất cả các doanhnghiệp, các tổ chức tín dụng, cá nhân đều bị ảnh hưởng với các mức độ khácnhau tuỳ thuộc vào mối liên hệ với môi trường bên ngoài Thực tế cho thấykhi nền kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng có nhiều biến động thì cácdoanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khả năng thanh toán giảm Do đó các giao dịchbuôn bán thường được diễn ra dưới hình thức trả chậm, công nợ phát sinhnhiều và có thể tạo nên dây truyền nợ giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh

tế, các cá nhân

Trang 29

+ Hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế của nhà nước:

Đây được coi là môi trường pháp lý quan trọng cho hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp, thể hiện chủ trương, đường lối về kinh tế củaquốc gia trong từng thời kỳ nhất định Môi trường pháp lý bình đẳng, thôngthoáng, rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển Khi đóthì các khoản phải thu và phải trả của doanh nghiệp cũng sẽ rơi vào hoàn cảnhnhư trên đó là doanh nghiệp sẽ thu được đầy đủ các khoản nợ và thanh toánđầy đủ các khoản nợ của mình, khi đó doanh nghiệp sẽ làm ăn phát đạt, uy tíncủa doanh nghiệp trên thị trường ngày càng được củng cố Ngược lại nếu hệthống luật pháp còn nhiều bất cập, đường lối chính sách của nhà nước khôngđúng đắn sẽ gây khó khăn thậm chí kìm hãm sự phát triển của các doanhnghiệp và tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng giảm sút hoặc mất khả năng thanh toáncông nợ Hệ thống luật pháp về kinh tế nói chung và hệ thống luật pháp vềngân hàng nói riêng nếu chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp ký kết được các hợpđồng kinh tế an toàn, các khoản nợ sẽ thu hồi được đầy đủ và nhanh chóng.Ngoài ra mức lãi suất trần mà nhà nước quy định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếnchi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, tức là ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng trả nợ của doanh nghiệp

+ Ảnh hưởng của các nhân tố giá cả, lãi suất, thuế đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp

Để đánh giá đúng sự tác động của các nhân tố này thì phải đặt chúngtrong bối cảnh cụ thể là nền kinh tế đang phát triển hay suy thoái Nếu giá cả,lãi suất và thuế đưa ra phù hợp với bối cảnh nền kinh tế thì sẽ thúc đẩy doanhnghiệp phát triển và khi đó các khoản công nợ của doanh nghiệp cũng đượcthanh toán đầy đủ đúng thời hạn Ngược lại thì các khoản thanh toán sẽ khôngđược thanh toán đầy đủ đúng hạn và doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng nợnần chồng chất, các khoản phải thu thì sẽ không thu được

Trang 30

- Môi trường hợp tác, hội nhập kinh tế:

Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, sự phụ thuộc giữa các quốcgia về kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu Để thuận tiện cho quátrình hợp tác và hội nhập thì hệ thống luật pháp trong nước phải chặt chẽ thìmới bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp, còn nếu lỏng lẻo thì rủi ro cho cácdoanh nghiệp sẽ cao

Các doanh nghiệp khi tham gia quan hệ kinh tế quốc tế sẽ chịu ràngbuộc bởi các hiệp định song phương hoặc đa phương, vì vậy cần phải nghiêncứu kỹ các hiệp đinh này trước khi ký hợp đồng để hạn chế được rủi ro chocác doanh nghiệp Trên phạm vi rộng thì sự biến động của nền kinh tế thế giớihay nền kinh tế khu vực cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến nềnkinh tế trong nước từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanhnghiệp

Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan:

Các khoản phải thu và phải trả tồn tại một cách tất yếu trong quá trìnhkinh doanh và quá trình thanh toán của doanh nghiệp, khó có thể có số dư cáckhoản phải thu và phải trả ở mọi thời điểm bằng không bởi mua chịu và bánchịu là việc thường xuyên xảy ra trong kinh doanh, và nó sẽ ảnh hưởng đếnchính sách bán hàng và chính sách thanh toán của doanh nghiệp Vì vậy kiểmsoát các khoản phải thu, phải trả hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính củadoanh nghiệp là vấn đề đặt ra trong quản trị tài chính của doanh nghiệp.Chính vì điều đó mà chúng ta nên xem xét các nhân tố chủ quan ảnh hưởngđến tình hình thanh toán của doanh nghiệp để hạn chế thất thoát và có biệnpháp để nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Số lượng các khoản phải thu và độ lớn của nó thay đổi theo thời gian,phụ thuộc vào tốc độ thu hồi nợ cũ và tạo ra nợ mới, nói cách khác nó phụthuộc vào loại hình doanh nghiệp và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 31

Các yếu tố đó bao gồm:

- Trình độ quản lý doanh nghiệp:

Đây là yếu tố quyết định quan trọng nhất, nếu trình độ quản lý của cácnhà quản trị tài chính tốt biết tổ chức các nhân viên kinh doanh hợp lý, đề rachính sách bán chịu phù hợp, các tiêu chuẩn tín dụng đưa ra có thể thu hútđược khách hàng đồng thời có những biện pháp để thẩm định khách hàngtrước khi áp dụng chính sách bán chịu thì sẽ giảm thiểu được rủi ro trongthanh toán Trình độ quản lý còn thể hiện ở việc biết tổ chức hợp lý công nợ,phân chia công nợ hợp lý từ đó sẽ có biện pháp để thu hồi công nợ, hạn chếđược rủi ro như phân công nợ theo tuổi thọ, theo khả năng thu hồi nợ và đốitượng nợ từ đó doanh nghiệp sẽ biết được khoản nợ nào đã đến hạn, khoản nợnào quá hạn để có biện pháp thu hồi

- Khối lượng sản phẩm hàng hoá bán chịu cho khách hàng:

Để có thể tăng thêm lợi nhuận từ việc mở rộng số lượng các sản phẩmtiêu thụ, doanh nghiệp sẽ khuyến khích người mua bằng cách cấp tín dụngthương mại cho khách hàng Khi đó sẽ làm tăng các khoản nợ phải thu và chiphí liên quan (chi phí quản lý khoản nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phírủi ro) Nếu không quản lý tốt các khoản phải thu này thì doanh nghiệp sẽkhông thu được nợ hoặc sẽ phải chịu chi phí thu hồi nợ cao Doanh nghiệpnên nghiên cứu kỹ trước khi quyết định bán chịu cho khách hàng

- Tính chất thời vụ của sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh:

Đối với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mang tính chất thời vụ thìtrong thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ cao cần cónhững biện pháp để khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nhằm thu hồi vốn nhanh

Do đó quy mô công nợ thường phát sinh lớn vào thời vụ của sản phẩm màdoanh nghiệp kinh doanh

Trang 32

- Chính sách tín dụng của doanh nghiệp: Trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp vừa là người mua đồng thời lại vừa là người bán Làngười mua doanh nghiệp nhận được tín dụng thương mại từ nhà cung cấphình thành nên các khoản phải trả, là người bán doanh nghiệp cấp tín dụngcho khách hàng hình thành nên các khoản phải thu Do đó việc đánh giáchính sách tín dụng thương mại ta cần phải chú ý cân nhắc một số yếu tốsau:

 Tác động của chi phí

 Xác suất không trả tiền

 Tác động của doanh thu

 Chiết khấu thanh toán,

Để tạo được uy tín với đối tác và xây dựng thương hiệu trên thị trường thìdoanh nghiệp cần phải thanh toán các khoản nợ đầy đủ đúng thời hạn, có nhưvậy thì các khoản phải thu của doanh nghiệp cũng sẽ được thu hồi đầy đủ vàđúng hạn, rủi ro trong thanh toán thấp

Đối với mỗi doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện kinh doanh

cụ thể của mình mà tìm ra giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả quản lý công

nợ Nhưng nhìn chung để công tác quản lý công nợ tại các doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh hiện nay đạt hiệu quả cao thì có một số giải pháp chủ yếu sau:

Trang 33

1.3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công nợ phải thu

Vì trong các khoản mục phải thu thì khoản phải thu của khách hàngthường chiếm tỷ trọng rất lớn nên ở đây ta chủ yếu đề cập đến các giải phápnâng cao hiệu quả quản lý khoản phải thu từ khách hàng, cụ thể là:

- Xác định chính sách bán chịu với khách hàng: để đưa ra được chính sáchbán chịu hợp lý thì trước hết cần xem xét, đánh giá các yếu tố chủ yếu ảnhhưởng đến chính sách bán chịu của doanh nghiệp như:

+ Mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và tăng lợinhuận của doanh nghiệp

+ Tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ của một sản phẩm ( thờihạn bán chịu rất ngắn trong các ngành thực phẩm tươi sống và kỳ thu tiềnbình quân rất cao trong các ngành kiến trúc, sản xuất cơ giới và ở nhữngdoanh nghiệp lớn )

+ Tình trạng cạnh tranh: cần xem xét tình hình bán chịu của các đối thủcạnh tranh để có đối sách bán chịu thích hợp và có lợi

+ Tình trạng tài chính của doanh nghiệp: không thể mở rộng việc bánchịu cho khách hàng khi doanh nghiệp đã có nợ phải thu ở mức cao và có sựthiếu hụt lớn vốn bằng tiền trong cân đối thu chi bằng tiền

- Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu: công việc chính yếutrong việc hình thành chính sách tín dụng thương mại cần xác định là bánchịu cho ai Do vậy, để thẩm định độ rủi ro cần có sự phân tích đánh giákhả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, nhất là đối với những kháchhàng tiềm năng Những thông tin giúp quá trình thẩm định được chính xác

có thể bao gồm: báo cáo tài chính của doanh nghiệp là khách hàng, báocáo tín dụng về khả năng thanh toán của khách hàng với các doanh nghiệpkhác hoặc khai thác thông tin từ các ngân hàng

- Xác định điều kiện thanh toán: doanh nghiệp phải quyết định thời hạn bánchịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán Thời hạn thanh toán dài hay ngắn tùy

Trang 34

thuộc vào tính chất lâu bền hay mau hỏng của sản phẩm, tài khoản củakhách hàng, uy tín của khách hàng với doanh nghiệp và đặc điểm kinhdoanh của doanh nghiệp Việc tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán sẽ thúc đẩykhách hàng thanh toán sớm trước hạn và thu hút thêm được khách hàngmới làm tăng doanh thu, giảm chi phí thu hồi nợ nhưng sẽ làm giảm sốtiền thực thu Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc khi xác định tỷ lệ chiếtkhấu.

- Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu

+ Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với kháchhàng

+ Thường xuyên theo dõi và phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian,xác định trọng tâm quản lý nợ phải thu để có biện pháp quản lý chặt chẽ

- Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn vốn

+ Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến

kỳ hạn thanh toán Thực hiện kịp thời các thủ tục thanh toán Nhắc nhở,đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn

+ Thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn

+ Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các khoản

nợ quá hạn Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có biệnpháp thu hồi thích hợp Có thể chia nợ quá hạn thành các giai đoạn để cóbiện pháp thu hồi phù hợp

+ Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn vốn lưuđộng

+ Xem xét khả năng bán nợ phải thu cho công ty mua bán nợ

Trang 35

1.3.3 Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công nợ phải trả

Những khoản nợ phải trả xuất hiện khi Công ty mua chịu sản phẩmdịch vụ Đây là những sản phẩm dịch vụ mà công ty đã nhận được và sẽ phảitrả trong tương lai Quản lý những khoản nợ phải trả này là việc rất quantrọng Việc không trả được nợ sẽ đem đến những vấn đề rất nghiêm trọng chocông việc kinh doanh của công ty, kể cả việc phá sản Vì vậy, cần phải thựchiện một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý công nợ phải trả như sau:

- Phải ghi chép chi tiết về những khoản mua, ngày phải thanh toán, vànguồn tài chính cho việc thanh toán

- Tính chất, phạm vi và thời hạn của các khoản nợ phải trả khác nhau,đồng thời trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,các khoản nợ phải trả luôn biến động Do đó, doanh nghiệp cần phải quản lýmột cách chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả

- Cuối niên độ kế toán trước (hoặc đầu niên độ kế toán hiện hành),doanh nghiệp phải phân loại các khoản nợ phải trả thành nợ ngắn hạn và nợdài hạn, căn cứ vào thời hạn thanh toán của từng khoản nợ phải trả, đảm bảothanh toán đúng thời hạn, chính xác, an toàn và nâng cao uy tín của doanhnghiệp với bạn hàng

- Các khoản nợ phải trả được theo dõi đến các thông tin như chi tiết số

nợ phải trả, số nợ đã trả, số nợ còn phải trả cho từng chủ nợ

Trang 36

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN XÂY DỰNG HUD101 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng HUD101

* Thông tin về công ty Cổ phần xây dựng HUD101

Tên giao dịch quốc tế HUD101construction Joint Stock CompanyChủ tịch hội đồng quản trị Ông Ngô Quang Đạo

Hoàng Mai, Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty Cổ phần Xây dựng HUD101 (gọi tắt là “Công ty”) là công tythành viên của công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 thuộc Tổng công

ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị HUD hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

- Hình thức pháp lý: Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhânphù hợp với pháp luật hiện hành của pháp luật Việt Nam Công ty có con dấuriêng, thực hiện hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

và tự chủ tài chính Công ty được cấp giấy đăng kí kinh doanh số 0103017018

Trang 37

do Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 27/04/2007 Từ khi thành lậpđến nay Công ty đã 2 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vàlần điều chỉnh gần nhất vào ngày 31/03/2010 Qua gần 6 năm hoạt động Công

ty đang là doanh nghiệp hạng II với sản lượng năm 2012 đạt trên 150 tỷ đồng

Niêm yết/Đăng ký giao dịch UPCOM

Cổ phiếu của Công ty hiện chưa được niêm yết trên Sở Giao dịchChứng khoán

Thực hiện theo Công văn số 1044/UBCK-QLPH ngày 04/06/2010 của

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc Lộ trình đăng ký, lưu ký cho các công

ty đại chúng chưa niêm yết Ngày 28/4/2011 cổ phiếu Công ty cổ phần xâydựng HUD101 chính thức giao dịch phiên đầu tiên tại sàn UPCoM với mãchứng khoán là H11

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu

2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh

Xây dựng, lắp đặt các công trình, hạng mục công trình xây dựng: dân dụng,công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông, đường dây và trạm biếnthế điện, công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị, khu công nghiệp

Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước

Sản xuất, mua bán vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, phục vụ công nghệxây dựng; Sản xuất, mua bán các cấu kiện bê tông đúc sẵn

Xây dựng, lắp đặt thiết bị kỹ thuật công trình xây dựng, hệ thống cứu hoả,Trang trí nội ngoại thất các công trình, hạng mục công trình xây dựng;

2.1.2.2 Sản phẩm chủ yếu

Trang 38

Trải qua gần 5 năm hoạt động Công ty cổ phần xây dựng HUD101 đã

và đang thi công nhiều công trình, hạng mục công trình từ cơ sở hạ tầng đếnnhà liền kề, biệt thự, chung cư thấp tầng

Để xây dựng và dần khẳng định được thương hiệu HUD101, Công tykhông chỉ thi công các dự án của Tập đoàn, Công ty HUD1 mà còn đấu thầu

và thi công nhiều dự án bên ngoài có vốn đầu tư lớn như: Dự án thoát nướcthải và vệ sinh thành phố Nha Trang, Dự án khu dân cư Vĩnh Lộc B -TP.HCM, dự án khu biệt thự Hoa Phượng - Hoài Đức v.v…

Trong những năm gần đây, trước tình hình biến động phức tạp của nền kinh

tế, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng gặp không ít khó khăn Đứngtrước tình hình mới, lãnh đạo Công ty đã định hướng phát triển Công ty theohướng từng bước chuyển dịch từ lĩnh vực xây lắp sang lĩnh vực đầu tư thựchiện các dự án kinh doanh nhà có quy mô nhỏ

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý công ty

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty:

Trang 39

Bộ máy của Công ty bao gồm:

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có

quyền dự họp và biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, quyết định mọi vấn đề thuộc

thẩm quyền của Đại hôi đồng cổ đông Hội đồng quản trị có 5 thành viên gồm

1 chủ tịch, 4 thành viên, do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm

Ban kiểm soát: Là cơ quan thay mặt cổ đông giám sát hoạt động của

Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc trong việc chấp hành Điều lệ Công ty, Nghịquyết của Đại hội đồng cổ đông và các quy định của pháp luật Xem xét cácbáo cáo tài chính kiểm soát độc lập Giám sát việc đầu tư vào các công ty con

và hiệu quả thu được từ các khoản đầu tư này Giám sát các giao dịch cầncông khai lợi ích của các nhân viên, thành viên quản lý trong Công ty Bankiểm soát gồm 3 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn

Ban lãnh đạo Công ty gồm: Giám đốc Công ty là người nắm quyền điều

hành cao nhất trong Công ty, đại diện cho Công ty trước pháp luật và có tráchnhiệm chỉ đạo điều hành toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công

ty, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm Giúp việc cho giám đốcCông ty là 2 phó giám đốc gồm phó giám đốc phụ trách máy móc, thiết bị vàphó giám đốc phụ trách xây dựng

Tổ chức các phòng ban của Công ty: Công ty có 4 phòng ban chức năng,

với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, mỗi phòng ban phụ trách những mảngchuyên môn khác nhau tạo nên sự phân công khoa học trong Công ty,

• đồng thời luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa các phòng ban đảm bảo nhiệm vụsản xuất kinh doanh chung toàn Công ty

Trang 40

2.1.4 Đặc điểm sản xuất kinh doanh

2.1.4.1 Quy trình kỹ thuật sản xuất thi công công trình

Hoạt động xây lắp của công ty tuân theo một quy trình nhất định, được thựchiện theo các công việc sau:

- Tổ chức tham gia đấu thầu hoặc nhận thầu trực tiếp từ Công ty HUD1

- Ký hợp đồng giao nhận thầu

- Tổ chức thiết kế công trình

- Tổ chức thi công công trình

- Nghiệm thu công trình

- Bàn giao công trình

- Bảo hành công trình

Cụ thể, ta có quy trình công nghệ sản xuất của Công ty như sau:

Hình 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty

Ngày đăng: 03/11/2014, 18:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: phân loại lao động theo trình độ học vấn - giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101
Bảng 2.1 phân loại lao động theo trình độ học vấn (Trang 42)
Bảng 2.7: Quy mô công nợ phải thu của công ty năm 2012 - giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101
Bảng 2.7 Quy mô công nợ phải thu của công ty năm 2012 (Trang 56)
Bảng 2.12: một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ phải trả của Công ty năm 2011-2012 - giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101
Bảng 2.12 một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ phải trả của Công ty năm 2011-2012 (Trang 69)
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần xây dựng HUD101 năm 2011- 2012 - giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101
Bảng 2.2 Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần xây dựng HUD101 năm 2011- 2012 (Trang 91)
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn của  Công ty cổ phần xây dựng HUD101 năm 2011- 2012 - giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101
Bảng 2.4 Tình hình sử dụng vốn của Công ty cổ phần xây dựng HUD101 năm 2011- 2012 (Trang 92)
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011- 2012 ST - giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101
Bảng 2.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011- 2012 ST (Trang 94)
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty HUD101 năm 2011- 2012 - giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101
Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty HUD101 năm 2011- 2012 (Trang 95)
Bảng 2.8: Bảng chi tiết công nợ phải thu của công ty cổ phần xây dựng HUD101 năm 2012 - giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101
Bảng 2.8 Bảng chi tiết công nợ phải thu của công ty cổ phần xây dựng HUD101 năm 2012 (Trang 97)
Bảng 2.9: Quy mô công nợ phải trả của Công ty năm 2012 - giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101
Bảng 2.9 Quy mô công nợ phải trả của Công ty năm 2012 (Trang 98)
Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty  năm 2012 - giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101
Bảng 2.13 Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty năm 2012 (Trang 99)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w