Tình hình công nợ phải thu của công ty

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101 (Trang 55 - 60)

- Qua gần 5 năm hoạt động Công ty đang là doanh nghiệp hạng II với sản lượng năm 2011 đạt trên 200 tỷ đồng Thông qua việc thi công xây dựng

2.2.1.1 Tình hình công nợ phải thu của công ty

Với đặc thù của công ty xây dựng, sản phẩm là những công trình có giá trị rất lớn, thời gian từ lúc ký hợp đầu nhận thầu đến lúc thanh quyết toán công trình thường lâu nên các khoản nợ phải thu thường chiếm tỷ trọng cao. Vì vậy khi đánh giá tình hình công nợ phải thu của công ty thì việc đầu tiên là phải xem xét đến quy mô, kết cấu các khỏa nợ phải thu.

Bảng 2.7: Quy mô công nợ phải thu của công ty năm 2012

Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ(%) 1. Tổng nguồn vốn 94,638,980,988 82,585,003,48 0 (12,053,977,508) (12.74) 2. Các khoản phải thu 30,561,961,656 45,196,835,037 14,634,873,381 47.89 3. Tỷ lệ giữa tổng giá

trị các khoản phai thu và tổng nguồn vốn

0.32 0.55 0.23 69

Năm 2011 Năm 2012

4. Phải thu của khách

hàng bình quân 41,867,355,900 37,777,617,786 (4,089,738,114) (9.77) 5. Doanh số hàng bán ra 158,782,149,80 2 99,680,961,103 (59,101,188,699) (37.22) 6. Hệ số nợ phải thu 0.26 0.38 0.12 (46.15)

Qua số liệu trong bảng 2.7 ta thấy: mặc dù tổng nguồn vốn cuối năm 2012 giảm so với đầu năm 2012 nhưng quy mô công nợ phải thu cuối năm 2012 tăng đáng kể so với đầu năm 2012, cụ thể: tổng số nợ phải thu đầu năm 2012 là 30,562 triệu đồng, cuối năm là 45,196.8 triệu đồng, tăng 14,634.8 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 47.89%. Để có thể đánh giá được việc tăng quy mô công nợ phải thu này là tốt hay không tốt thì phải tìm hiểu nguyên nhân của sự gia tăng đó. Nếu như công ty đang áp dụng chiến lược mở rộng tín dụng thương mại cho khách hàng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường hoặc là do thời điểm cuối năm, công ty vừa hoàn thành và bàn giao một số công trình nhưng chưa thu được tiền ngay thì việc giá trị khoản phải thu tăng là hoàn toàn hợp lý. Nhưng nếu các khoản phải thu tăng là do công tác thu hồi nợ gặp khó khăn, trong khi các khoản nợ cũ đã đến hạn nhưng không thu hồi được mà các khoản nợ mới lại phát sinh thì việc gia tăng nợ phải thu là rất gây bất lợi cho công ty. Thực tế thì công ty HUD101 đang rơi vào tình trạng nợ phải thu tăng là do công tác thu hồi nợ còn yếu kém, một số điểm còn tồn tại trong công tác thu hồi nợ sẽ được nêu cụ thể ở phần sau.

Do đặc thù của ngành xây dựng là vốn lưu động chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu vốn, nên tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn ở đầu năm và cuối năm lần lượt là 32% và 55% là điều hết sức bình thường, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc chiếm dụng vốn giữa các công ty là xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, tỷ trọng này tăng vào cuối năm chứng tỏ mức vốn bị chiếm dụng của Công ty đang có xu hướng tăng lên, sự tăng lên này sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Do vậy, Công ty cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để cải thiện tình hình này, đặc biệt là phải tìm cách thu hồi các khoản nợ, để các khoản thu này giảm dần trong các năm sau.

Trong khi doanh số hàng bán ra năm 2012 giảm 59,102 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 37.22% thì khoản phải thu từ khách hàng bình quân năm 2012 cũng giảm so với năm 2011 là 9.77%. Nhưng do tốc độ giảm của doanh số hàng

bán ra nhanh hơn tốc độ giảm của khoản phải thu từ khách hàng bình quân trong năm nên hệ số nợ phải thu năm 2012 tăng 0.12 so với năm 2011, tức là ở năm 2011 cứ một đồng doanh số hàng bán ra thì có 0.26 đồng chưa thu được tiền ngay và cứ một đồng doanh số hàng bán ra ở năm 2012 thì có 0.38 đồng chưa thu được tiền ngay. Cả nợ phải thu bình quân và doanh số hàng bán ra đều giảm, điều này một lần nữa chứng tỏ Công ty không thực hiện việc nới lỏng tín dụng cho khách hàng để nhằm mục đích thu hút khách hàng và tăng doanh thu.

Để có thể làm rõ được nguyên nhân dẫn đến việc các khoản phải thu tăng thì chúng ta cần phải đi sâu vào phân tích chi tiết công nợ phải thu theo từng khoản mục như sau:

Phân tích từng khoản mục ta thấy :

 Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải thu.

Đầu năm 2012 phải thu khách hàng là 30,409,429,477 đồng chiếm 99.50 % trong tổng các khoản phải thu thì đến cuối năm 2012 đạt 45,145,806,094 đồng chiếm 99.89 %. Như vậy trong năm số vốn Công ty bị khách hàng chiếm dụng tăng lên, một số vốn khá lớn đang bị lãng phí, chưa được Công ty khai thác và sử dụng có hiệu quả và làm tăng vốn phải huy động để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân là do cuối năm 2012 Công ty hoàn thành và bàn giao một số công trình như: dự án Vân Canh (giá trị 28.3 tỷ đồng ), dự án Khu ĐTM Lê Thái Tổ Bắc Ninh ( giá trị 14.5 tỷ đồng),… quá trình giải ngân của các công trình chưa được hoàn thành. Như vậy, trong năm Công ty có lượng vốn bị chiếm dụng khá cao, từ đó Công ty bị ứ đọng về vốn, giảm khả năng thanh toán cho công ty và Công ty phải mất chi phí để theo dõi khoản phải thu này.

Sở dĩ xảy ra điều đó là do: Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng là hầu hết các hợp đồng đều do đấu thầu mà có, mà đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay thì để dành được các hợp đồng là rất khó khăn. Vì thế để tạo được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thì, một mặt công ty luôn phải đề ra các chế độ ưu đãi cho chủ thầu, mặt khác công ty phải chấp nhận những yêu cầu của chủ thầu. Trong đó luôn có nhu cầu là thanh toán theo hình thức trả chậm.

Cả hai khoản mục trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng các khoản phải thu nên mặc dù cuối năm 2012 cả hai khoản mục này giảm so với đầu năm nhưng cũng không ảnh hưởng gì lớn đến tổng các khoản phải thu ngắn hạn. Giai đoạn 2011- 2012, thị trường bất động sản đóng băng đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường nguyên vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu xây dựng khó tiêu thụ được, giá nguyên vật liệu xây dựng giảm sút, vì vậy các công ty

xây dựng nói chung và công ty HUD101 nói riêng không phải phụ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng nguyên vật liệu, đây là lý do mà khoản trả trước tiền cho người bán giảm vào năm 2012. Công ty có thể tận dụng được lượng vốn không phải trả trước người bán để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác. Ngoài ra, việc giảm mục trả trước người bán còn cho ta thấy uy tín của Công ty đối với các nhà cung cấp

Nhìn chung năm 2012, tình hình công nợ phải thu của Công ty vẫn còn tồn tại khoản phải thu từ khách hàng khá lớn và có xu hướng tăng lên trong khi doanh thu lại giảm xuống, từ đó dẫn đến không đảm bảo nguồn vốn để triển khai thi công, ảnh hưởng đến hiệu quả công trình. Công ty cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để thu hồi đầy đủ, kịp thời các khoản mục nợ đến hạn và thu hồi các khoản nợ quá hạn càng nhanh càng tốt.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101 (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w