- Qua gần 5 năm hoạt động Công ty đang là doanh nghiệp hạng II với sản lượng năm 2011 đạt trên 200 tỷ đồng Thông qua việc thi công xây dựng
3.2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công nợ phải trả
Quản lý tốt công nợ phải trả sẽ giúp công ty thực hiện tốt việc thanh toán các khoản nợ phải trả với nhà cung cấp, tránh được nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản. Ngoài ra còn giúp công ty sử dụng được nguồn vốn hiệu quả hơn. Sau đây là một số giải pháp mang tính kiến nghị của em:
- Để có được các khoản vốn đầu tư dài hạn, công ty có thể vay từ cán bộ công nhân viên trong công ty trong thời gian dài với tiền lãi chỉ bằng lãi vay của ngân hàng để từ đó đầu tư mua sắm thêm máy móc, thiết bị hiện đại làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Công ty cũng nên cân nhắc tham gia vào thị trường chứng khoán để tăng thêm kênh huy động vốn mà không lo gia tăng hệ số nợ.
- Công ty cũng có thể nâng hạn mức tín dụng cho các khoản vay ngân hàng bằng cách thế chấp các khoản phải thu.
- Cuối niên độ kế toán trước (hoặc đầu niên độ kế toán hiện hành), doanh nghiệp phải phân loại các khoản nợ phải trả thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, căn cứ vào thời hạn thanh toán của từng khoản nợ phải trả, đảm bảo thanh toán đúng thời hạn, chính xác, an toàn và nâng cao uy tín của doanh nghiệp với bạn hàng.
Công tác quản lý công nợ là một phạn trù rộng. Do vậy để nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này cần phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp. Trên đây chỉ là một số đề xuất của riêng em, hi vọng những ý kiến này sẽ được áp dụng một phần nào đó trong công tác thanh toán và quản lý công nợ của công ty.